Đề kiểm tra định kì môn Hóa học Lớp 8 - Chương 4 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

docx 3 trang nhatle22 3110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Hóa học Lớp 8 - Chương 4 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_hoa_hoc_lop_8_chuong_4_de_so_1_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Hóa học Lớp 8 - Chương 4 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – ĐÀ LẠT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ – HỆ SỐ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Hóa học – Khối lớp 8 – Chương IV Năm học 2017 – 2018 Mã đề 001 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 03 trang Đề bài gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Phần A: Trắc nghiệm (6.0 điểm) gồm 30 câu – mỗi câu đúng 0.2 điểm. Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Oxi là chất khí tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. B. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. C. Khí oxi tác dụng được dễ dàng với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim) và hợp chất ở nhiệt độ bất kì. D. Khí oxi tác dụng được dễ dàng với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim) và hợp chất ở nhiệt độ xác định. Câu 2: Đổ đầy nước vào hộp các-tông (hộp đựng nước uống Vinamilk) kín, đun hộp đó trên bếp lửa, hộp các-tông không cháy mà nước lại sôi. Xét các phát biểu: 1. Ở nhiệt độ 100oC, nước trong hộp các-tông sẽ sôi. 2. Nhiệt độ luôn luôn thay đổi trong thời gian nước trong hộp các-tông sôi. 3. Vỏ của hộp các-tông không cháy trên bếp lửa khi trong hộp các-tông có đầy nước. 4. Vỏ của hộp các-tông sẽ cháy trên bếp lửa khi trong hộp các-tông không có nước. 5. Vỏ của hộp các-tông sẽ cháy ở nhiệt độ dưới 100oC khi trong hộp các-tông hết nước. Số phát biểu đúng là: A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 3: Người ta dùng đèn xì oxi-axetilen để hàn và cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Thể tích khí oxi (ở 0oC, 1atm) cần thiết để đốt cháy 1 mol khí axetilen là: A. 56 lít.B. 70 lít.C. 65 lít.D. 07 lít. Câu 4: Đốt cháy chất hữu cơ X cần 6,72 lít khí O 2 (ở đktc). Sản phẩm cháy gồm 0,2 mol khí CO 2 và 5,4 gam hơi nước H2O. Công thức phân tử của X là: A. C2H6.B. C 2H6O.C. C 2H4.D. C 2H4O2. t Câu 5: Cho phản ứng: C + O2  CO2. Phản ứng trên là: A. Phản ứng hóa hợp.B. Phản ứng tỏa nhiệt.C. Phản ứng oxi hóa – khử.D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Dẫn V (lít) khí oxi vừa đủ qua crom (II) hiđroxit có lẫn nước, sau phản ứng thu được 3,09 gam crom (III) hiđroxit. Giá trị V là: A. 168 ml.B. 0,168 lít.C. 0,093 lít.D. 93 ml. Câu 7: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm từ các chất KMnO 4 (thuốc tím), KClO3 (kali clorat), NaNO3 (natri nitrat), H2O2 (hiđro peoxit) (số mol mỗi chất bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ: A. KMnO4.B. KClO 3.C. NaNO 3.D. H 2O2. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí: A. 21% khí nitơ ; 78% khí oxi ; 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm). B. 21% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm) ; 78% khí nitơ ; 1% khí oxi. C. 21% khí oxi ; 78% khí nitơ ; 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm). D. 21% khí oxi ; 78% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm) ; 1% khí nitơ. Câu 9: Mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit ___ ; tương ứng với axit ___. Từ thích hợp điền vào “___” là: A. bazơ ; pemanganic.B. axit ; manganic.C. bazơ ; manganic.D. axit ; pemanganic. Câu 10: Trong bài thực hành thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí, có 4 học sinh A, B, C, D đã lắp ráp dụng cụ thí nghiệm như hình sau. Xét các phát biểu: ABCD Trang 1/3 – Mã đề thi 001
  2. 1. Học sinh A lắp ráp đúng, học sinh B lắp ráp sai. 2. Học sinh C lắp ráp sai, học sinh D lắp ráp đúng. 3. Chất 1 có thể là KMnO4 hay KNO3. 4. Chất 2 có thể là khí oxi. 5. Chất 3 có thể là nước. Số phát biểu chưa đúng là: A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 11: Dãy oxit nào sau đây có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước ở 293K? A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3.B. SO 3, Na2O, CaO, P2O5.C. ZnO, CO 2, SiO2, PbO.D. SO 2, Al2O3, HgO, K2O. Câu 12: Phản ứng phân hủy là: to to a) 2KClO3  2KCl + 3O2. b) 2Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O. to to c) 2Fe + 3Cl2  2FeCl3. d) C + 2MgO  2Mg + CO2. A. a, b.B. b, d.C. a, c.D. c, d. Câu 13: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là: A. Zn.B. Mg.C. Ca.D. Ba. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm CO và H 2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CO và H2 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 12,5% và 87,5%.B. 65% và 35%.C. 35% và 65%.D. 87,5% và 12,5%. Câu 15: Oxit nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? A. CO2.B. CO. C. SO 2.D. SnO 2. Câu 16: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp muối KCl và KClO 3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn nặng 152 gam. Thành phần phần trăm (%) theo khối lượng của KClO3 và KCl trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 62,18 và 37,82.B. 37,82 và 62,18.C. 43,95 và 56,05.D. 56,05 và 43,95. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong bình đựng khí oxi. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 21,8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết 13,8 gam hỗn hợp trên là: A. 82 lít.B. 28 lít.C. 24 lít.D. 42 lít. Câu 18: Oxi hóa hoàn toàn 8,4 gam một kim loại X chưa rõ hóa trị thu được 11,6 gam một oxit B. X là kim loại nào? A. Cu.B. Na.C. Zn.D. Fe. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam một kim loại M thu được 4,7 gam một oxit A. Bazơ tương ứng của M nhận giá trị phân tử khối nào sau đây? A. 40.B. 74.C. 56.D. 171. Câu 20: Oxi không phản ứng trực tiếp với: A. Crom. B. Flo. C. Cacbon.D. Lưu huỳnh. Câu 21: Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất, nó chiếm ___% khối lượng vỏ Trái Đất. Số điền vào “___” là: A. 52,5.B. 20,0.C. 49,4.D. 53,5. Câu 22: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,40 gam cacbon trong 4,80 gam oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam CO2? A. 6,60 gam.B. 6,50 gam.C. 6,40 gam.D. 6,30 gam. Câu 23: Oxi có khả năng kết hợp với chất nào sau đây trong máu để có thể đi nuôi cơ thể người và động vật? A. Axit clohiđric.B. Axit đêoxiribôzơ.C. Saccarozơ.D. Hemoglobin. Câu 24: Cho 5 (gam) photpho vào bình có dung tích 2,8 lít chứa không khí (ở đktc), rồi đốt cháy hoàn toàn lượng photpho trên thu được m (gam) điphotpho pentaoxit. Hiệu suất của phản ứng đạt 80%. Giá trị m là: A. 1,136 gam.B. 11,36 gam.C. 113,6 gam.D. 0,1136 gam. Câu 25: Cho không khí tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ. Thể tích không khí ban đầu là: A. 200 cm3.B. 400 cm 3.C. 300 cm 3.D. 500 cm 3. Câu 26: Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một loại quặng sắt (thành phần chính là sắt (III) oxit). Khi phân tích một mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8 gam sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt (III) oxit là: A. 6 gam.B. 8 gam.C. 4 gam.D. 3 gam. Câu 27: Dãy gồm các chất thuộc loại oxit bazơ là: A. FeO, CaO, CO2, NO2.B. CaO, Al 2O3, MgO, FeO.C. CaO, NO 2, P2O5, MgO.D. CuO, Mn 2O3, CO2, SO3. Câu 28: M là kim loại tạo ra hai muối MCl x ; MCly và hai oxit MO0,5x ; M2Oy. Tỉ lệ về khối lượng của Cl trong hai muối là 1 : 1,172 ; của O trong hai oxit là 1 : 1,35. Nguyên tử khối của M là: Trang 2/3 – Mã đề thi 001
  3. A. 58,93.B. 58,71.C. 54,64.D. 55,85. Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng: CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O → CuSO4 + FeSO4 + H2SO4. Sau khi cân bằng (hệ số nguyên, tối giản), tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng là: A. 8.B. 9.C. 10.D. 11. Câu 30: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R (hóa trị II) cần dùng một lượng oxi bằng 25% lượng kim loại đó. R là: A. Fe.B. Pb.C. Ba.D. Cu. Phần B: Tự luận (4.0 điểm) gồm 5 câu. Câu 1: (0.75 điểm) 1. Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước rồi đốt cháy, úp bình không đáy lên đĩa, sau đó đậy nắp bình (như hình vẽ). a) Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích. Viết phương trình hóa học. b) Cho giấy quì tím vào nước trong bình, giấy quì tím có đổi màu không? Tại sao? 2. Trong các chất CuSO 4, KClO3, CaCO3, KMnO4, H2O, K2SO4, HgO, những chất nào được dùng để điều chế khí oxi? Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 2: (0.75 điểm) 1. Bình đựng gaz dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 12,5 kg butan (C 4H10) ở trạng thái lỏng, do được nén dưới áp suất cao. a) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng nhiên liệu có trong bình gaz (biết oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí, phản ứng cháy của butan cho CO2 và H2O). b) Thể tích CO2 sinh ra là bao nhiêu? Để không khí trong phòng được thoáng ta cần phải làm gì? Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1atm). 2. Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 7,84 lít oxi (ở đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: a) Chất nào còn dư? Còn dư bao nhiêu gam? b) Tính khối lượng các chất tạo thành. Câu 3: (0.75 điểm) 1. Oxi trong không khí là đơn chất hay hợp chất? Vì sao cá sống được trong nước? Các lĩnh vực hoạt động nào của con người cần bình nén oxi để hô hấp? 2. Củi, than cháy được trong không khí. Nhà bạn X có củi, than được xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Vậy tại sao củi, than đó lại không cháy? Muốn dập tắt củi, than thì phải làm thế nào? 3. Để dập tắt các đám cháy, người ta thường dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy không? Câu 4: (0.75 điểm) 1. Viết công thức phân tử, gọi tên 4 oxit axit, 4 oxit bazơ. 2. Lập công thức các bazơ ứng với các oxit sau, gọi tên các bazơ đó: CuO, Fe2O3, Na2O, BaO, Ag2O. Câu 5: (1.0 điểm) 1. Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. a) Chất nào cho nhiều thể tích khí O2 hơn? Vì sao? b) Viết phương trình hóa học và giải thích. c) Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào lợi hơn? Biết rằng giá của KMnO 4 là 35000 đồng/kg ; giá của KClO3 là 80000 đồng/kg. Biết rằng các khí được đo ở cùng một điều kiện nhiệt độ T và áp suất p. 2. Đốt cháy hoàn toàn a (lít) khí hiđrocacbon có công thức phân tử dạng C xHy, thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,2 gam nước. Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon trên. Biết nó có tỉ khối so với heli bằng 11. Biết các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hết Trang 3/3 – Mã đề thi 001