Đề kiểm tra cuối năm môn Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 13 trang Hải Lăng 17/05/2024 2101
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_toan_lop_3_canh_dieu_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM LỚP 3- NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ A TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Số học Số câu 2 1 2 1 1 7 Câu số 1,2 6 1 3 4 Số 2đ 1đ 1 đ 2đ 1đ 7 đ điểm 2 Đại lượng Số câu 2 2 Câu số 3;4 Số 1 đ 1 đ điểm 3 Yếu tố Số câu 1 1 2 hình học Câu số 5 2 Số 1 đ 1đ 2 đ điểm Tổng số câu Tổng số điểm 3 đ 3 đ 3 đ 1 đ 10đ
  2. Trường Tiểu học KIỂM TRA CUỐI NĂM-NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên học sinh: MÔN: TOÁN- LỚP 3 Đề A Ngày kiểm tra: Lớp: Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm: CHỮ KÍ CHỮ KÍ Nhận xét của giáo viên GT1: GK1: GT2: GK2: I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Học sinh thực hiện theo yêu cầu đề bài. Câu 1/ Điền số thích hợp vào chô chấm: (1điểm)M1 a. Số liền trước của số 24 990 là . b. Số gồm “Bốn nghìn, không trăm, năm đơn vị” viết là : Câu 2/ Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống sau mỗi ý: (1điểm)M1 a. 6 vạn được viết là: 60000 b.15000 × 2 : 2 = 15000 Câu 3/ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (0,5 điểm)M1 Những tháng có 30 ngày là tháng: a. Tháng 2, 4, 6, 9, 11 b. Tháng 1,3,5,7,8,10,12 c. Tháng 4, 6, 9, 11 d. Tháng 4,6,8,10. Câu 4/ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (0,5điểm)M1 1 của 300 m là : 5 a. 600 dm b. 600 m c. 60 m d. Cả a, c đúng Câu 5/ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng (1điểm) M2 Trong hình dưới đây a. I là trung điểm của đoạn thẳng BC. c. I là trung điểm của đoạn thẳng IK b. I là điểm ở giữa của đoạn thằng BC. d. Cả a ; b đúng Câu 6/ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (1điểm)M2 Hiệu của số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số là : a. 99 999 b.98 998 c. 8 8888 d.89 999 II/ TỰ LUẬN: (5 điểm)
  3. Bài 1/Đặt tính rồi tính: (1điểm)M2 92 685 – 5 326 64 292 : 6 Bài 2/ Hình chữ nhật có diện tích 108cm2, chiều rộng 9cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó ? (1 điểm) M2 Bài 3/ Có 24m vải may được 8 bộ quần áo. Hỏi có 1026 m vải thì may được bao nhiêu bộ quần áo? (2điểm)M3 Bài 4/ Tìm 풙 (1điểm)M4 × (3865 - 3859) : 4 = 6753 ./.
  4. ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC . Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2021 – 2022 - MÔN: TOÁN - LỚP 3-ĐỀ A I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1/(1điểm) ( Mỗi kết quả đúng đạt 0,5đ) a. Số liền trước của số 24 990 là 24 989 b. Số gồm “Bốn nghìn, không trăm, năm đơn vị” viết là : 4005 Câu 2/ (1 điểm) ( Mỗi kết quả đúng đạt 0,5đ) a. 6 vạn được viết là: 60000 Đ b. 15000 × 2 : 2 = 15000 Đ Câu 3/ (0,5 điểm) c. Tháng 4, 6, 9, 11 Câu 4/ (0,5 điểm) d. Cả a, c đúng Câu 5/ (1điểm) d. Cả a, b đúng Câu 6/ (1điểm) d. 89 999 II/ TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Bài 1/ (1điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi bài được 0,5 điểm 92 685 – 5 326 = 87359 64294 : 6 = 10715 dư 4 Bài 2/ Một hình chữ nhật có diện tích 108cm2, chiều rộng 9cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó ? (M2) Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là 0,25điểm 108: 9 = 12 (cm) 0,25điểm Chu vi hình chữ nhật là: 0,25điểm (12 + 9) × 2 = 42 cm 0,25điểm Đáp số: 42 cm Bài 3/ (2điểm) Lưu ý: Sai lời giải không tính điểm phép tính ; sai đơn vị trừ 0,25 điểm Tóm tắt 24 m vải : 8 bộ quần áo 1026 m vải : bộ quần áo? 0,25đ Bài giải Một bộ quần áo may hết số mét vải là: 0,25đ 24 : 8 = 3 (m) 0,5đ Có 1026 m vải may được số bộ quần áo là: 0,25đ 1026 : 3 = 342 (bộ) 0,5đ Đáp số: 342 bộ quần áo 0,25đ Bài 4/(1điểm) (Không tính điểm từng phần) × (3865 - 3859) : 4 = 6753 × 6 : 4 = 6753 × 6 = 6753 × 4 × 6 = 27012 = 27012 : 6 = 4502
  5. HẾT./. Ma trận câu hỏi kiểm tra Tiếng Việt đọc – hiểu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 2 1 1 6 Đọc Câu số 1,2 3,4 6 5 1 hiểu Điểm văn bản 1 đ 1 đ 1đ 1đ 4 đ Kiến Số câu 1 1 1 3 thức Câu số 7 8 9 2 Tiếng Điểm 0, 5 0,5 1đ 2 đ Việt đ đ Tổng số câu 2 2 1 1 2 1 9 Tổng số điểm 1đ 1,5 đ 1,5 đ 2 đ 6 đ 3. Đọc thành tiếng 4 đ Tổng số điểm 10 đ
  6. Trường Tiểu học KIỂM TRA CUỐI NĂM -NĂM HỌC 2021 -2022 Họ và tên học sinh: MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 3-ĐỀ A Ngày kiểm tra: 24/5/ 2022 Lớp: Thời gian: 30 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm: GT1: GK1: Nhận xét của giáo viên ĐTT: ĐH: GT2: GK2: A/ ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Đọc thầm bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ 1. Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói: - Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn hơn cho già không? - Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ? - Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. 3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên: - Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo: - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. - Thế nào già cũng đến Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu. 4. Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo: - Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé! Bà cụ cười móm mém: - Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi! Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995 Câu 1: Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? (0,5 điểm)M1 a. Vào lúc nhà bác học Ê – đi – xơn chế ra đèn điện mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số người đó. b. Vào lúc nhà bác học Ê – đi – xơn chế ra xe điện mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số người đó. c. Vào lúc bà cụ được mời đi xe điện. d. Cả a, b đều đúng.
  7. Câu 2: Nhà bác học Ê- đi- xơn là người nước nào? (0,5 điểm) M1 a. Người Đức c. Người Pháp b. Người Anh d. Người Mĩ Câu 3: Bà cụ muốn một chiếc xe như thế nào? (0,5 điểm) M2 a. Chạy thật nhanh mà lại êm b. Xe ngựa chở khách chạy thật êm. c. Không cần ngựa kéo mà lại thật êm. d. Xe chỉ dành riêng chở người già. Câu 4: Vì sao cụ không muốn chiếc xe bằng ngựa kéo ? (0,5 điểm)M2 a. Vì đi xe ngựa kéo rất đắt tiền. b. Vì bà cụ đã già, nếu đi xe ngựa kéo sẽ rất xóc và bà cụ sẽ bị ốm. c. Vì bà cụ không thích ngựa. d. Vì đi xe ngựa rất bất tiện. Câu 5 : Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ? (1 điểm)M3 ( Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm) Câu 6 : Qua bài tập đọc trên, bản thân em học tập được những gì từ nhà bác học Ê-đi- xơn ? (1 điểm)M4 ( Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm) Câu 7: Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ sự vật? (0,5 điểm)M2 a. Mái nhà, ngọn núi, dòng sông, cây gạo. b. Mái nhà, cấy lúa, dòng sông, cây gạo. c. Mái nhà, ngọn núi, dòng sông, chèo thuyền. d. Cả ý a, b, c sai. Câu 8: Câu nào sau đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)M3 a. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. b. Cây gạo là cây cho nhiều trái. c. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. d. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến lung linh. Câu 9: Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái bàn học của em.(1điểm) M4
  8. HẾT./.
  9. ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - NĂM HỌC 2021- 2022- LỚP 3 MÔN: TIẾNG VIỆT (viết) - Ngày 24/5/2022-ĐỀ A Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề I .CHÍNH TẢ: Nghe – viết: (4 điểm) Trần Bình Trọng Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” Giặc tức giận, giết ông. Khi ấy, ông mới 26 tuổi. Sách Tiếng Việt 3, tập hai, trang 11. II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết. HẾT./.
  10. ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC . Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM - NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3-ĐỀ A I/PHẦN ĐỌC: 1/ Đọc hiểu : (6 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) a. Vào lúc nhà bác học Ê – đi – xơn chế ra đèn điện mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số người đó. Câu 2: (0,5 điểm) d. Người Mĩ Câu 3: (0,5 điểm) c. Không cần ngựa kéo và thật êm. Câu 4: (0,5 điểm) b. Vì bà cụ đã già, nếu đi xe ngựa kéo sẽ rất xóc và bà cụ sẽ bị ốm. Câu 5: (1 điểm) Trả lời được từ 3 ý được 1 điểm; 2 ý được 0,5 điểm. Khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn./Nhờ khoa học nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả hơn, sản phẩm làm ra nhiều hơn, nhanh hơn. /Cách chữa bệnh nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người thêm khỏe mạnh, sống lâu Câu 6: (1 điểm) Bản thân em học được từ nhà bác học Ê-đi-xơn về tính sáng tạo, tinh thần ham học hỏi, miệt mài nghiên cứu, giữ lời hứa Câu 7: (0,5 điểm) a. Mái nhà, ngọn núi, dòng sông, cây gạo. Câu 8: (0,5 điểm) b. Cây gạo là cây cho nhiều trái. Câu 9:(1điểm)Học sinh đặt được câu đúng yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. Ví dụ: Da mặt bác bàn sáng bóng./Bác bàn âm thầm theo dõi em học tập. II/PHẦN VIẾT: 10 điểm 1/ Chính tả: (4 điểm) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu(1đ) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ (1đ) - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi: (1 điểm) Sai 6 lỗi: trừ 0,25 đ Sai 7 lỗi: trừ 0,5 đ Sai 8 lỗi: trừ 0,75 đ Sai 9 lỗi: trừ 1đ (tức yêu cầu này không có điểm) -Trình bày đúng quy định, viết đẹp ( 1đ) 2/ Tập làm văn: 6 điểm a. Nội dung ( đủ ý theo yêu cầu): 3 điểm - Giới thiệu được vị anh hùng dân tộc đó là ai ( tóm tắt tiểu sử của nhân vật) (0,5điểm) - Kể cụ thể những công lao to lớn của vị anh hùng đó đối với dân tộc, với đất nước (1,5điểm) - Kể được những tình cảm, sự tri ân của nhân dân của bản thân đối với vị anh hùng đó ( 1điểm). b. Kĩ năng: 3 điểm: - Diễn đạt câu rõ ý, đoạn văn có sự liên kết, mạch lạc.1,5đ - Chữ viết đều nét, đúng kiểu chữ, sạch sẽ,: 0,5đ + Dùng từ, đặt câu: - Dùng từ hợp lí, sử dụng đúng dấu câu. 0,5đ
  11. + Sáng tạo: - Dùng được một số từ ngữ, ý làm nổi bật đặc điểm, khí phách,công lao của vị anh hùng đó. 0,5đ Hết
  12. ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG - LỚP 3 NĂM HỌC 2021-2022 Ngày 24/ 5 /2022- ĐỀ A Hai giám khảo thu toàn bộ bài đọc thầm, chuẩn bị phiếu thăm ghi rõ tên bài, đoạn đọc, số trang vào phiếu, gọi từng học sinh theo số thứ tự, cho học sinh đứng giữa lớp sau đó, giám khảo cho học sinh chọn một bài tập đọc, đọc một đoạn ngắn kết hợp trả lời 1 câu hỏi. Tránh trường hợp 2 HS được kiểm tra liên tiếp một đoạn giống nhau 2/ Đọc thành tiếng: 4điểm( Đọc thành tiếng 3 điểm trả lời 1 câu hỏi 1 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ ( không sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng 1 câu hỏi về nội dung bài đọc: 1 điểm -Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng tùy mức độ để ghi 0,25-0,5đ; trả lời sai hoặc không trả lời được không ghi điểm. Bài 1: Người đi săn và con vượn (SGK TV3 tập 2, trang 113) - Đọc đoạn “ từ đầu đến bắn trúng vượn mẹ” 1/ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?( Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số .) - Đọc đoạn 2 từ “ Một hôm đứng im chờ kết quả” 2/ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ đã nói lên điều gì ? (Vượn mẹ căm giận bác thợ săn đã giết hại nó khi nó đang cần sống để chăm sóc con. ) Bài 2: Cóc kiện Trời - Đọc đoạn: (Từ đầu hai bên) Câu 1: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? ( Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.) - Đọc đoạn: Từ ( Sắp đặt xong Cọp vồ) Câu 2: Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ? (Cóc có gan lớn, dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời). Bài 3: Hai Bà Trưng ( SGK TV3 tập 2, trang 4, 5.) - Đọc đoạn: (Từ : Bấy giờ Thi Sách) Câu 1:Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? (Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.) - Đọc đoạn: (Từ : Thuở xưa xâm lược) Câu 2:Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ? ( Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân. Bài 4: Ở lại với chiến khu (SGK TV3, tập 2, trang 13 ) và trả lời câu hỏi sau - Đọc đoạn: (Từ: Trước ý kiến anh nờ) Câu 1: Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? (Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.) - Đọc đoạn: (Từ : Mừng nói như van lơn Ban chỉ huy) Câu 2: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? (Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.)
  13. Bài 5. Nhà ảo thuật. Sách Tiếng Việt 3. Tập 2 (Trang 40, 41) Đọc ( Tình cờ trong lúc ra ga . Làm phiền người khác) Câu 1: Hai chị em gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? (Tình cờ gặp chú Lý ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.) - Đọc ( Mẹ mời chú Lý uống trà . Thỏ trắng mắt hồng) trả lời: Câu 2: Theo em, chị em Xô –phi đã được xem ảo thuật chưa? (Chị em Xô –phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.)