Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 601 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Người lãnh đạo quan quân triều đình nhà Nguyễn chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Tá Viêm. C. Hoàng Diệu. D. Lưu Vĩnh Phúc. Câu 2: Liên minh phát xít hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX gồm những nước nào? A. Đức, Italia, Anh. B. Đức, Anh, Pháp. C. Đức, Nhật, Pháp. D. Đức, Italia, Nhật. Câu 3: Vào năm 1940, quan hệ Mĩ - Nhật trở nên căng thẳng khi A. Nhật mở rộng xâm lược Đông Bắc Trung Quốc. B. Nhật kéo quân vào Đông Dương. C. Nhật tấn công hạm đội của Mĩ ở Trân Châu cảng. D. Nhật chuẩn bị xâm lược Phi-lip-pin. Câu 4: Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước nào sau đây? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Hácmăng. C. Hiệp ước Patơnốt. D. Hiệp ước Giáp Tuất. Câu 5: Trước hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước Anh, Pháp đã thực hiện chính sách A. kiên quyết chống lại chủ nghĩa phát xít. B. nhượng bộ phát xít. C. hợp tác với Liên Xô để chống phát xít. D. đầu hàng phát xít. Câu 6: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Yên Bái. B. Khởi nghĩa Hương Khê. C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Thái Nguyên. Câu 7: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia A. tự do trong Liên bang Đông Dương. B. dân chủ, có chủ quyền. C. độc lập, có chủ quyền. D. độc lập trong Liên bang Đông Dương. Câu 8: Thực dân Pháp đã chớp cơ hội gì để đem quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Triều Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh. B. Tổng đốc Hà Nội mời Đuy-puy thương thuyết. C. Triều Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp. D. Triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy”. Câu 9: Vào giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách A. cải cách, mở cửa. B. tự do tôn giáo. C. bế quan tỏa cảng. D. cải cách văn hóa. Câu 10: Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước nào sau đây? A. Hiệp ước Hácmăng. B. Hiệp ước Patơnốt. C. Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Hiệp ước Giáp Tuất. Câu 11: Sự kiện đánh dấu kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Nhật kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945). B. Liên Xô tuyên chiến và tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. C. Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Na-ga-xa-ki của Nhật. D. Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện (9-5-1945). Câu 12: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858) đã
- A. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. B. buộc Pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An. C. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. D. buộc Pháp phải lập tức thực hiện ngay kế hoạch tấn công ra Bắc Kì. Câu 13: Trước hành động xâm lược của liên minh phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, Mĩ có thái độ như thế nào? A. Trung lập, không can thiệp những sự kiện bên ngoài châu Mĩ. B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, Anh, Pháp để cùng chống phát xít. C. Đoàn kết với tất cả các nước châu Mĩ để cùng chống phát xít. D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần phải tiêu diệt. Câu 14: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi A. phái chủ chiến phản công quân Pháp tại Huế thất bại. B. khởi nghĩa Yên Thế hoàn toàn thất bại. C. Triều Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất. D. khởi nghĩa Hương Khê hoàn toàn tan rã. Câu 15: Chiến thắng của quân và dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) làm cho thực dân Pháp A. phản ứng dè dặt. B. hoang mang, lo sợ. C. vô cùng căm phẫn. D. kêu gọi trả thù. Câu 16: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng trước sự xâm lược của thực dân Pháp? A. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882). B. Quân Pháp tấn công Thuận An (1883). C. Triều đình kí Hiệp ước Patơnốt (1884). D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873). Câu 17: Chiến thắng nào sau đây của Hồng quân Liên Xô đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức? A. Chiến thắng tại Béc-lin ( 4-1945). B. Chiến thắng Mát-xcơ-va (12-1941). C. Chiến thắng Xta-lin-grát ( 2-1943). D. Chiến thắng tại Cuốc-xcơ ( 8-1943). Câu 18: Điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) là về A. phương pháp đấu tranh. B. thành phần lãnh đạo. C. lực lượng chủ yếu. D. kết quả đấu tranh. Câu 19: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương (1885-1896)? A. Phe chủ hòa trong triều Nguyễn muốn đưa Hàm Nghi lên ngôi vua. B. Triều Nguyễn muốn duy trì hai bản Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp phát triển. D. Nhân dân Bắc Kì phản đối lệnh bãi binh của triều đình nhà Nguyễn. Câu 20: Nước nào sau đây không đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Anh. B. Liên xô. C. Ấn Độ. D. Mĩ. Câu 21: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do A. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến. B. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến. C. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản. D. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm). Nêu chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX. Câu 2 (1 điểm). So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. HẾT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC I. Phần trắc nghiệm: 1 C 6 B 11 A 16 C 21 A 2 D 7 C 12 C 17 B 3 B 8 D 13 A 18 B 4 B 9 C 14 A 19 C 5 B 10 D 15 B 20 C II. Phần tự luận (Mã đề: 601,603,605,607) Câu Nội dung Điểm 1 Nêu chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX. 2.0 - Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với cách thức tổ 0.5 chức, huy động lực lượng khác trước. - Hoạt động: + 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân, với mục tiêu chống Pháp, giành độc 0.5 lập, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Lúc đầu, Hội chủ trương cầu viện Nhật Bản nhưng đã nhanh chóng chuyển sang “cầu học”, tổ chức phong trào Đông du. + 1908, theo thỏa thuận với Pháp, chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam 0.5 yêu nước. Phong trào Đông du tan rã. + Ảnh hưởng cách mạng Tân Hợi, năm 1912, tại Quảng châu, Phan Bội Châu thành 0.5 lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm đánh Pháp, khôi phục nền độc lập, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. 2 So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội 1.0 Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. - Giống nhau: + Xuất phát từ tinh thần yêu nước. 0.25 + Vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản. 0.25 - Khác nhau: Phan Bội Châu chủ trương giành độc lập dân tộc bằng phương pháp bạo 0.5 động ; Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt trong khi chấm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 602 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước nào sau đây? A. Hiệp ước Hácmăng. B. Hiệp ước Nhâm Tuất. C. Hiệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Patơnốt. Câu 2: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia A. phong kiến độc lập, có chủ quyền. B. thuộc địa, nửa phong kiến.
- C. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài. D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu 3: Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước nào sau đây? A. Hiệp ước Hácmăng. B. Hiệp ước Patơnốt. C. Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Hiệp ước Giáp Tuất. Câu 4: Liên minh phát xít hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX được gọi là A. Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô. B. phe Đồng minh. C. Hiệp ước Véc-xai – Oa-sinh-tơn. D. phe Hiệp ước. Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ với sự kiện mở đầu là A. Nhật xâm lược Trung Quốc. B. Đức tấn công Pháp. C. Đức tấn công Liên Xô. D. Đức tấn công Ba Lan. Câu 6: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ tuyên chiến với phe phát xít sau khi Nhật A. kéo quân vào Đông Dương. B. chuẩn bị xâm lược Phi-lip-pin. C. mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. D. tấn công hạm đội của Mĩ ở Trân Châu cảng. Câu 7: Người lãnh đạo quan quân triều đình nhà Nguyễn chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) của quân Pháp là A. Lưu Vĩnh Phúc. B. Hoàng Diệu. C. Hoàng Tá Viêm. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 8: Trước hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, Liên Xô có chủ trương A. liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. B. kêu gọi các nước tư bản thành lập Đồng minh chống phát xít. C. ủng hộ các nước phát xít phát động chiến tranh. D. đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Câu 9: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873, thực dân Pháp đã A. gây sức ép buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước. B. tăng cường viện trợ quân sự cho Trung Kì. C. phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình. D. xây dựng lực lượng quân đội ở Trung Kì. Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Yên Bái. C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Thái Nguyên. Câu 11: Vào giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách A. cấm đạo. B. tự do tôn giáo. C. cải cách văn hóa. D. cải cách. Câu 12: Từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) chủ yếu là do A. bị nhân dân Pháp và nhân dân Tây Ban Nha phản đối. B. quân ít, thiếu viện binh, địa hình không thuận lợi. C. quân Pháp và Tây Ban Nha không quen khí hậu Việt Nam. D. vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta. Câu 13: Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của liên minh phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách A. ngăn chặn các nước phát xít phát động chiến tranh. B. liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. C. không can thiệp những sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. D. liên minh với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. Câu 14: Chiến thắng nào trong tháng 2-1943 của quân Đồng minh đã tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Chiến thắng Mát-xcơ-va (Liên Xô). B. Chiến thắng Xta-lin-grát (Liên Xô). C. Chiến thắng trên đảo Xi-xi-li-a (I-ta-li-a). D. Chiến thắng En A-la-men (Ai Cập). Câu 15: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi A. Triều Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất. B. khởi nghĩa Hương Khê hoàn toàn tan rã. C. thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam. D. khởi nghĩa Yên Thế hoàn toàn thất bại.
- Câu 16: Chiến thắng của quân và dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) làm cho thực dân Pháp A. vô cùng căm phẫn. B. kêu gọi trả thù. C. tìm cách thương lượng. D. phản ứng dè dặt. Câu 17: Thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết. B. chiếm được cửa biển Thuận An (1883). C. chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất (1873). D. chiếm thành Hà Nội lần thứ hai (1882). Câu 18: Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn có động thái như thế nào? A. Phát động toàn dân kháng chiến đến những ngày cuối cùng. B. Từ phản ứng quyết liệt chuyển dần sang đầu hàng. C. Nhu nhược, đầu hàng ngay từ khi thực dân Pháp tấn công. D. Chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu cho nhân dân. Câu 19: Một trong những điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) là A. có sự đan xen giữa đánh và hòa hoãn tạm thời. B. dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ. C. thu hút đông đảo nhân dân tham gia. D. vận dụng linh hoạt lối đánh du kích. Câu 20: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896)? A. Thực dân Pháp đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. B. Thực dân Pháp đã xây dựng xong hệ thống giao thông ở Việt Nam. C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. D. Khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản được du nhập và thắng thế. Câu 21: Nước nào sau đây không đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Mĩ. B. Trung Quốc. C. Anh. D. Liên xô. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm). Nêu chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. Câu 2 (1 điểm). So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC I. Phần trắc nghiệm: 1 B 6 D 11 A 16 C 21 B 2 A 7 D 12 D 17 A 3 D 8 A 13 C 18 B 4 A 9 C 14 B 19 A 5 D 10 A 15 C 20 C II. Phần tự luận (Mã đề: 602,604,606,608) Câu Nội dung Điểm 1 Nêu chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. 2.0 - Chủ trương: 0.5
- Câu Nội dung Điểm + Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, dân quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại, vận động nhân dân “tự lực khai hóa” 0.5 + Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. - Hoạt động: 0,5 + Hình thức: mở trường, diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp 0.5 + Cuộc vận động trở thành phong trào chống thuế 1908 ở Trung Kì. Phong trào bị Pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt. 2 So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu 1.0 và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. - Giống nhau: + Xuất phát từ tinh thần yêu nước. 0.25 + Vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản. 0.25 - Khác nhau: Phan Bội Châu chủ trương giành độc lập dân tộc bằng phương pháp bạo 0.5 động ; Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt trong khi chấm.