Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 2 trang hoanvuK 07/01/2023 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_12_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: VẬT LÝ – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 204 (Đề thi có 02 trang) Câu 1: Ở trạng thái nghỉ, một hạt nhân có khối lượng m0. Khi chuyển động với tốc độ v, hạt nhân đó có khối lượng m. Với c là tốc độ ánh sáng trong chân không thì hệ thức nào dưới đây đúng? 2 m0 m0 A. m = m0c . B. m = . C. m = m0. D. m = . v v2 1 - 1 - c c2 Câu 2: Bộ phận nào dưới đây có trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản? A. Mạch tách sóng.B. Mạch phát sóng điện từ cao tần. C. Mạch biến điệu. D. Micrô. Câu 3: Sử dụng tia hồng ngoại để sấy khô các vỏ xe ôtô sau khi sơn là dựa vào tính chất nào của tia hồng ngoại? A. Biến điệu được như sóng điện từ cao tần. B. Tác dụng nhiệt mạnh. C. Gây ra một số phản ứng hóa học. D. Khúc xạ được như ánh sáng. Câu 4: Một chùm sáng phức tạp bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khi truyền qua lăng kính được gọi là hiện tượng A. nhiễu xạ ánh sáng.B. tổng hợp ánh sáng đơn sắc. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. Câu 5: Trong nguyên tử hiđrô, khi êlectrôn chuyển từ quỹ đạo P có mức năng lượng EP về quỹ đạo L có mức năng lượng EL thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng A. EP + EL. B. EP. C. EL. D. EP – EL. Câu 6: Với h là hằng số Plăng, năng lượng của mỗi phôtôn trong chùm sáng đơn sắc có tần số f là A. f/h. B. hf2. C. hf. D. h/f. Câu 7: Nguồn phát ra quang phổ liên tục là A. các chất khí có áp suất thấp khi bị kích thích. B. các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn khi bị kích thích. C. các chất rắn hoặc khí có áp suất thấp khi bị kích thích. D. các chất lỏng hoặc khí có áp suất thấp khi bị kích thích. Câu 8: Trong mạch dao động LC lí tưởng, tần số góc của dao động điện từ là 1 1 1 A. . B. 2π LC. C. . D. . LC LC 2π LC Câu 9: Trong chân không, sóng điện từ truyền đi với tốc độ xấp xỉ bằng A. 3.108 km/s. B. 3.108 cm/s. C. 3.108 dm/s. D. 3.108 m/s. 7 Câu 10: Hạt nhân 3 Li có số prôtôn là A. 3. B. 10. C. 4. D. 7. Câu 11: Tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện A. điện trường đều. B. điện trường cảm ứng. C. điện trường xoáy. D. từ trường đều. Câu 12: Thực hiện thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là D. Nếu khoảng cách giữa hai vân sáng liền kề là i thì hệ thức nào dưới đây đúng? iD aD 2ai ai A. λ = . B. λ = . C. λ = . D. λ = . a i D D Câu 13: Chất nào dưới đây là chất quang dẫn? A. Fe. B. Cu. C. Si. D. Al. Câu 14: Tia tử ngoại không có công dụng nào dưới đây? A. Nghiên cứu cấu trúc vật rắn. B. Dò tìm các vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. C. Tiệt trùng các dụng cụ phẩu thuật. D. Tiệt trùng thực phẩm trước khi đóng gói. Câu 15: Tính chất nổi bật nhất của tia X là A. làm phát quang một số chất. B. tác dụng nhiệt mạnh. C. làm đen kính ảnh. D. tính đâm xuyên mạnh. Câu 16: Một mạch LC lí tưởng có C = 150 pF và L = 12 mH thì dao động điện từ của mạch có chu kì xấp xỉ bằng A. 8,4.10-3 s. B. 8,4.10-6 s. C. 2,7.10-4 s. D. 2,66. 102 s. 27 Câu 17: Hạt nhân 13 Al có số nơtron là A. 14. B. 13. C. 40. D. 27. Câu 18: Thực hiện thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc có màu vàng thì vân sáng trung tâm có màu A. lục. B. vàng. C. đỏ. D. tím.
  2. Câu 19: Thực hiện thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là D. Vân sáng bậc 3 cách vân sáng trung tâm một đoạn λD λD λD λD A. 3 . B. 2 . C. 2,5 . D. 3,5 . a a a a Câu 20: Nếu tăng bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào một tấm kim loại lên 2 lần thì công thoát của tấm kim loại đó A. tăng 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Câu 21: Cầu vồng bảy sắc được giải thích bằng hiện tượng A. quang điện trong. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng trắng. D. tán sắc ánh sáng trắng. Câu 22: Sóng điện từ có bước sóng 45 m thuộc loại sóng A. dài. B. cực ngắn. C. trung. D. ngắn. Câu 23: Một tấm kim loại có công thoát 6,625.10-19J thì có giới hạn quang điện là A. 0,03 μm. B. 0,3 μm. C. 0,6 μm. D. 0,03 mm. Câu 24: Trong nguyên tử hiđrô, r 0 là bán kính Bo. Khi êlectrôn đang chuyển động trên quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo là A. 3r0.B. 9r 0. C. 16r0. D. 4r0. Câu 25: Thực hiện thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Hai khe hẹp cách nhau 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 1,2 m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 5 ở khác phía so với vân sáng trung tâm cách nhau A. 1,08 mm. B. 3,06 mm. C. 1,62 mm. D. 2,7 mm. Câu 26: Trong nguyên tử hiđrô, khi êlectrôn chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi êlectrôn chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo M thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Khi êlectrôn chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ3. Hệ thức nào dưới đây đúng? 1 1 1 1 1 1 A. = - . B. λ1 = λ2 + λ3. C. = + . D. λ3 = λ1 + λ2. λ1 λ2 λ3 λ1 λ2 λ3 Câu 27: Thực hiện thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,65 μm. Hai khe hẹp cách nhau 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 1,2 m. Trên màn quan sát, xét 5 vân tối liền kề, khoảng cách giữa 2 vân tối ngoài cùng là A. 0,39 mm. B. 1,56 mm. C. 1,95 mm. D. 0,78 mm. Câu 28: Một mạch LC lí tưởng có C = 5 nF và L = 0,2 mH. Biết điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 6 V. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 4 V thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn xấp xỉ là A. 0,03 A. B. 0,01 A. C. 0,02 A. D. 0,04 A. Câu 29: Tích điện cho một tụ điện có điện dung C đến khi điện tích trên một bản đạt cực đại Q 0 (Q0 > 0 và được tính bằng đơn vị Cu-lông) rồi nối tụ với một cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L thay đổi được để tạo thành mạch dao động LC lí tưởng. Điều chỉnh L = L 1 thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 20 mA. Điều chỉnh L = L2 thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 25 mA. Điều chỉnh L = 3L 1 + 4L2 thì chu kì dao động điện từ của mạch là T (tính bằng giây). T xấp xỉ bằng A. 160,0Q0. B. 740,8Q0. C. 0,74Q0. D. 0,16Q0. Câu 30: Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng bằng nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ (380nm < λ < 760nm). Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát 1 m. Trên màn quan sát, hai điểm A và B là hai vị trí hai vân sáng đối xứng với nhau qua vân sáng trung tâm, C cũng là vị trí vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với các vân giao thoa; AB = 6,6 mm và BC = 4,4 mm. Số vân sáng trong khoảng giữa hai điểm A, B (không kể các vân sáng tại A và B) là A. 13. B. 15. C. 11. D. 9. ĐÁP ÁN 1 D 6 C 11 C 16 B 21 D 26 C 2 A 7 B 12 D 17 A 22 D 27 B 3 B 8 A 13 C 18 B 23 B 28 C 4 D 9 D 14 A 19 A 24 B 29 B 5 D 10 A 15 D 20 D 25 D 30 C