Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 6 trang hoanvuK 07/01/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 607 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Điểm khác biệt của giai đoạn sau trong phong trào Cần vương chống Pháp so với giai đoạn đầu là gì? A. Chủ động thương lượng với Pháp. B. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung Kì. C. Không còn sự lãnh đạo của triều đình. D. Chỉ có vài cuộc khởi nghĩa nhỏ. Câu 2: Đâu là điểm mới của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)? A. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh bắt đầu bùng nổ. B. Tất cả các nước đều sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình. C. Tất cả các cuộc đấu tranh chống xâm lược đều giành thắng lợi. D. Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập. Câu 3: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước A. Đức, Italia, Nhật Bản. B. Italia, Hunggari, Áo. C. Mĩ, Liên Xô, Anh. D. Đức, Liên Xô, Anh. Câu 4: Ai là người đã chỉ huy quân triều đình giữ thành Hà Nội khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai? A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Diệu. D. Tôn Thất Thuyết. Câu 5: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le bằng chiến thắng A. Xta-lin-grat. B. Lê- nin- grat. C. Mát-xcơ-va. D. vòng cung Cuốc-xcơ. Câu 6: Một trong những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) là A. trật tự thế giới hai cực Ianta từng bước xói mòn và sụp đổ. B. chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới. C. chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. D. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Nội dung nào sau đây diễn ra trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)? A. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Xô và Mĩ kết thúc. B. Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới. C. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và ngày càng phát triển. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. Câu 8: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX? A. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp. B. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp. C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình. D. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi. Câu 9: Ngay sau thất bại trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm A. Bắc Kì lần thứ nhất. B. thành Hà Nội. C. Kinh thành Huế. D. Gia Định. Câu 10: Trận đánh nào của quân ta gây được tiếng vang lớn khi Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, tướng giặc Gác-ni-ê tử trận? A. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất. B. Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà. C. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. D. Nhân dân Nam Định chống Pháp quyết liệt. Câu 11: Nội dung nào không đúng khi nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp. B. Phong trào đấu tranh trải qua hai giai đoạn phát triển.
  2. C. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. D. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương. Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu quân Pháp chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết. D. Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Câu 13: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là A. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. D. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. Câu 14: Quốc gia nào ở Đông Nam Á thành lập Đảng Cộng sản sớm nhất? A. Việt Nam. B. Philippin. C. Inđônêxia. D. Xiêm. Câu 15: Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có ý nghĩa gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức. C. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh. D. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) chấm dứt? A. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật. C. Liên Xô đánh bại quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. D. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 17: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược A. chiến tranh du kích. B. đánh lâu dài. C. đánh chắc, tiến chắc. D. chiến tranh chớp nhoáng. Câu 18: Ai là người giương cao ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” chống Pháp xâm lược? A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực. C. Đội Cấn. D. Trương Định. Câu 19: Ý nào phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896)? A. Có nhiều trận đánh nổi tiếng. B. Lãnh đạo tài giỏi. C. Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo. D. Quy mô lan rộng khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì. Câu 20: Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch A. “đánh chắc, tiến chắc”. B. “chinh phục từng địa phương”. C. “đánh lâu dài”. D. “chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 21: Cuộc khởi nghĩa nào của Lào trong những năm 1918 - 1939 lan rộng đến vùng Tây Bắc Việt Nam? A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. B. Khởi nghĩa của Ong Kẹo. C. Khởi nghĩa của Com-ma-dam. D. Khởi nghĩa của Chậu-pa-chay. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): So sánh những điểm khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế theo các tiêu chí sau: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế Cần vương Mục đích Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Lực lượng tham gia Câu 2 (1 điểm): Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh chống Pháp ở giai đoạn sau? HẾT
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 608 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ khi Đức đánh chiếm A. Liên Xô. B. Tiệp Khắc. C. Ba Lan. D. Pháp. Câu 2: Nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với những năm đầu thế kỉ XX là A. có sự liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản. B. phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước đã giành thắng lợi. C. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến. D. phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt. Câu 3: Ý nào sau đây là một trong những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. C. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh. D. Trật tự thế giới 2 cực I-an-ta sụp đổ. Câu 4: Ý nghĩa chiến thắng Mat-xcơ-va của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức. B. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. C. Italia rút khỏi cuộc chiến tranh. D. Phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 5: Nội dung nào không đúng khi nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ? A. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương. B. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. C. Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp. D. Phong trào đấu tranh trải qua hai giai đoạn phát triển. Câu 6: Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Giải quyết vụ Đuy-puy. B. Điều tra tình hình. C. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874. D. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862. Câu 7: Vì sao nhân dân vùng Yên Thế - Bắc Giang nổi dậy chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Hưởng ứng chiếu Cần vương. B. Chính sách đồng hoá của thực dân Pháp. C. Chính sách “kinh tế chỉ huy” của thực dân Pháp. D. Do chính sách cướp bóc và bình định của Pháp. Câu 8: Quốc gia nào ở Đông Nam Á thành lập Đảng Cộng sản sớm nhất? A. Việt Nam. B. Philippin. C. Inđônêxia. D. Xiêm. Câu 9: Tác động của chiến thắng Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Đức kí Hiệp ước đầu hàng không điều kiện. B. Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công. C. mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. D. mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
  4. Câu 10: Thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm Gia Định sau khi thất bại trong âm mưu đánh chiếm A. Kinh thành Huế. B. thành Hà Nội. C. Bắc Kì lần thứ nhất. D. Đà Nẵng. Câu 11: Ngày 15-8-1945 là mốc đánh dấu sự kiện lịch sử nào sau đây? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Liên Xô tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc. Câu 12: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là A. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. B. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. C. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 13: Ai là người đã chỉ huy quân triều đình giữ thành Hà Nội khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 14: Ý nào dưới đây là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)? A. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. B. Chủ nghĩa phát xít hình thành và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. C. Chủ nghĩa đế quốc hoàn thành việc phân chia thuộc địa trên thế giới. D. Tình trạng đối đầu và cục diện Chiến tranh lạnh diễn ra. Câu 15: Cuộc tấn công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế thất bại là do A. liên quân Pháp - Tây Ban Nha quá mạnh. B. thiếu tính bất ngờ. C. thiếu sự chuẩn bị chu đáo. D. kế hoạch bị bại lộ. Câu 16: Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch A. “chinh phục từng địa phương”. B. “đánh lâu dài”. C. “chinh phục từng gói nhỏ”. D. “đánh chắc, tiến chắc”. Câu 17: Điểm khác biệt của giai đoạn đầu trong phong trào Cần vương so với giai đoạn sau là gì? A. Đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình. B. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung Kì. C. Chỉ còn vài cuộc khởi nghĩa nhỏ. D. Chủ động thương lượng với Pháp. Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu Pháp hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An. B. Pháp đánh chiếm thành Gia Định. C. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết. Câu 19: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) được kí kết, triều đình thừa nhận các tỉnh nào dưới đây thuộc Pháp? A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. C. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà. D. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. Câu 20: Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, giai cấp vô sản Đông Nam Á A. hoàn toàn đấu tranh tự giác. B. hoàn toàn đấu tranh tự phát.
  5. C. chưa thành lập được chính đảng. D. bắt đầu trưởng thành. Câu 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về phe nào? A. Liên minh. B. Hiệp ước. C. Đồng minh. D. Phát xít. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): So sánh những điểm khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế theo các tiêu chí sau: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế Cần vương Mục đích Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Lực lượng tham gia Câu 2 (1 điểm): Từ sự thất bại của phong trào chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, bài học kinh nghiệm rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì? HẾT ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 607 608 1 C C 2 D D 3 A B 4 C D 5 C C 6 B C 7 B D 8 D C 9 D B 10 A D 11 A B 12 B D 13 C A 14 C A 15 D C 16 D C 17 D A 18 D D 19 C C 20 D D 21 D C II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) MÃ ĐỀ 601, 603, 605, 607 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 So sánh những điểm khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Mỗi ý 2 điểm và khởi nghĩa Yên Thế. đúng:
  6. Các cuộc khởi nghĩa trong 0,25 Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế phong trào Cần vương điểm Chống lại chính sách bình định của Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi Mục đích Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình phục lại chế độ phong kiến Lãnh đạo Nông dân Văn thân, sĩ phu Địa bàn hoạt Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và Các tỉnh Trung và Bắc Kì động một số tỉnh Bắc Kì Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông Lực lượng Nông dân dân tham gia Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX để lại những bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh chống Pháp ở giai đoạn sau - Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo - Tập hợp lực lượng, sử dụng phương pháp đấu tranh Mỗi ý Câu 2 - Cần có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa đúng: 1 điểm - Chủ động và linh hoạt trong chiến thuật 0,25 điểm * Hướng dẫn cách tính điểm: - Học sinh làm bài đủ ý như đáp án thì cho điểm tối đa. - Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đúng thì vẫn cho điểm tối đa. GV vận dụng đáp án linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của đề kiểm tra cuối kì. MÃ ĐỀ 602, 604, 606, 608 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM So sánh những điểm khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế. Các cuộc khởi nghĩa trong Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế phong trào Cần vương Câu 1 Chống lại chính sách bình định của Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi Mỗi ý Mục đích 2 điểm Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình phục lại chế độ phong kiến đúng: Lãnh đạo Nông dân Văn thân, sĩ phu 0,25 Địa bàn hoạt Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và điểm Các tỉnh Trung và Bắc Kì động một số tỉnh Bắc Kì Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông Lực lượng Nông dân dân tham gia Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học kinh nghiệm rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau - Phải có lực lượng cách mạng tiên tiến lãnh đạo Mỗi ý Câu 2 - Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc . đúng: 1 điểm - Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị - Chủ động và linh hoạt trong chiến thuật 0,25 * Hướng dẫn cách tính điểm: điểm - Học sinh làm bài đủ ý như đáp án thì cho điểm tối đa. - Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đúng thì vẫn cho điểm tối đa. GV vận dụng đáp án linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của đề kiểm tra cuối kì.