Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 4 trang hoanvuK 07/01/2023 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 308 (Đề gồm có 02 trang) Cho biết nguyên tử khối: O= 16; Mg= 24; Mn= 55; Zn= 65, S= 32, Ba= 137. I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1: Trong khí quyển, khi hàm lượng chất X tăng cao sẽ gây mưa axit. Chất X có thể là A. O2. B. O3. C. SO2. D. H2. Câu 2: Trong công nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. C. điện phân nóng chảy NaCl. D. dùng F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen có dạng A. ns2 np3. B. ns2 np6. C. ns2 np5. D. ns2 np4. Câu 4: Dung dịch H2S không màu, khi tiếp xúc với oxi không khí sẽ A. chuyển sang màu nâu đỏ. B. xuất hiện kết tủa màu đen. C. bị vẩn đục màu vàng. D. chuyển sang màu xanh nhạt. Câu 5: H2SO4 đặc, nguội không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Natri hiđroxit. B. Đồng (II) oxit. C. Kẽm. D. Sắt. Câu 6: Khi đun nóng iốt rắn trong cốc thì hiện tượng quan sát được là A. iốt rắn hóa lỏng, sau đó thành hơi màu tím. B. iốt rắn chuyển sang hơi màu tím. C. iốt rắn chuyển sang chất lỏng màu nâu đen. D. xuất hiện khói màu trắng. Câu 7: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl? A. Zn. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 8: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, lưu huỳnh thuộc nhóm A. IIIA. B. IVA. C. VIIA. D. VIA. Câu 9: Brom không phản ứng được với chất nào sau đây? A. H2. B. H2O. C. Na. D. NaCl. Câu 10: Công thức hóa học của hiđrosunfua là A. SO3. B. H2S. C. H2SO3. D. SO2. Câu 11: Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với bột sắt tạo thành A. FeS. B. Fe2O3. C. Fe2S3. D. FeS2. Câu 12: Đơn chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? A. I2. B. Cl2. C. F2. D. Br2. Câu 13: Lưu huỳnh thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây? to to A. S + 2Na  Na2S. B. 3S + 2Al  Al2S3. to C. S + H2  H2S. D. S + 3F2 → SF6. Câu 14: Lưu huỳnh không được dùng để A. khử chua đất trồng. B. sản xuất axit sunfuric. C. lưu hóa cao su. D. sản xuất chất tẩy trắng bột giấy. Câu 15: Cho thí nghiệm như hình vẽ bên. Phản ứng nào xảy ra trong bình cầu? A. 2SO2 + O2 → 2SO3. B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O. C. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr. D. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Câu 16: Khí SO2 thể hiện tính khử khi phản ứng với A. Ca(OH)2. B. nước brom. C. NaOH. D. H2S.
  2. Câu 17: Cho 4 lọ X, Y, Z, T, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: AgNO3, NaCl, HI, Na2CO3. Biết rằng dung dịch trong lọ X phản ứng với dung dịch trong lọ Y tạo ra chất khí và phản ứng với dung dịch trong lọ T tạo kết tủa vàng. Lọ X chứa dung dịch A. HI. B. NaCl. C. AgNO3. D. Na2CO3. Câu 18: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. BaCl2, Na2CO3, FeS. B. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. C. FeCl3, MgO, Pt. D. Cu(OH)2, Na2SO4, FeO. Câu 19: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một muối? A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 20: Ðặc điểm nào dưới đây không chung cho các nguyên tố nhóm halogen? A. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron. B. Nguyên tử đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. C. Thể hiện số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất. D. Thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với hiđro. Câu 21: Cho 43,50 gam MnO2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư, thu được V lít khí clo (đktc). Giá trị của V là A. 5,60. B. 11,20. C. 2,24. D. 3,36. II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính thể tích khí SO 2 thu được (ở đktc) khi cho 6,5 gam kim loại Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư. (Giả sử khí sinh ra tan trong dung dịch không đáng kể và SO2 là sản phẩm khử duy nhất). b. (1,0 điểm) Cho từ từ đến dư dung dịch H 2SO4 vào 200 ml dung dịch Ba(NO3)2 a M. Sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa tạo thành theo số mol H 2SO4 được cho vào như dưới đây. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Xác định giá trị của m (ghi trên sơ đồ) và a. Câu 2 (1,0 điểm). a. (0,5 điểm) Cho các dung dịch loãng và chất lỏng chứa trong các bình riêng biệt sau: HCl, Na2SO4, H2SO4, nước cất. - Giải thích vì sao qua một lượt thử với quỳ tím, vẫn chưa thể nhận biết được lọ chứa dung dịch HCl. - Sau lượt thử với quỳ tím, nếu tiếp tục dùng đèn cồn, quẹt gas, ống nghiệm, hãy trình bày cách tiến hành để phân biệt được bình chứa nước cất. b. (0,5 điểm) Muối ăn (NaCl) tập trung phần lớn ở biển mà không tập trung nhiều ở sông, suối. Vì sao? HẾT Học sinh được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
  3. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 C 4 C 7 D 10 B 13 D 16 B 19 C 2 A 5 D 8 D 11 A 14 A 17 A 20 C 3 C 6 B 9 D 12 D 15 B 18 A 21 B II. PHẦN TỰ LUẬN MÃ ĐỀ 308 Nội dung Điểm Câu 1. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) khi cho 6,5 gam kim loại Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. (Giả sử khí sinh ra tan trong dung dịch không đáng kể và SO 2 là sản phẩm khử duy nhất). b. (1,0 điểm) Cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào 200 ml dung dịch Ba(NO3)2 a M. Sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa tạo thành theo số mol H2SO4 được cho vào như dưới đây. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Xác định giá trị của m (ghi trên sơ đồ) và a. a. Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O. 0,25 Số mol Zn: 0,1 mol. 0,25 Số mol SO2: 0,1 mol. 0,25 Thể tích SO2 (đktc): 2,24 lít. 0,25 (Học sinh không cân bằng vẫn nhận 0,25đ cho phương trình nhưng không cho điểm phần tính ra SO2. Học sinh làm cách khác nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa). b. Pt: Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3. 0,25 Tại thời điểm cho vào 0,03 mol H2SO4, số mol BaSO4 tạo thành là 0,03 mol. Giá trị m: 0,03*233 = 6,99. 0,25 Số mol Ba(NO3)2: 0,03 mol. 0,25 Giá trị của a: 0,03/0,2= 0,15. 0,25 Câu 2 (1,0 điểm). a. (0,5 điểm) Cho các dung dịch loãng và chất lỏng chứa trong các bình riêng biệt sau: HCl, Na2SO4, H2SO4, nước cất. - Giải thích vì sao qua một lượt thử với quỳ tím, vẫn chưa thể nhận biết được lọ chứa dung dịch HCl. - Sau lượt thử với quỳ tím, nếu tiếp tục dùng đèn cồn, quẹt gas, ống nghiệm, hãy trình bày cách tiến hành để phân biệt được bình chứa nước cất. b. (0,5 điểm) Muối ăn (NaCl) tập trung phần lớn ở biển mà không tập trung nhiều ở sông, suối. Vì sao? a. Vì cả hai dung dịch HCl và H2SO4 đều làm cho quỳ tím hóa đỏ. 0,25 Sau lượt thử với quỳ tím, có 2 mẫu thử không sủi bọt khí là Na2SO4 và nước cất. 0,25 Dùng đèn cồn, quẹt gas và ống nghiệm để cô cạn, trường hợp không để lại cặn trắng là nước cất, để lại cặn trắng là Na2SO4.
  4. b. Vì muối ăn tan tốt nên theo nước bị rửa trôi từ đất liền ra sông, suối rồi (qua thời 0,5 gian) tập trung ở biển. (Quá trình đảo ngược rất hiếm khi xảy ra do muối ăn không bay hơi để quay về đất liền, nước biển ít khi chảy ngược về lại sông, suối, ). Học sinh trình bày được phần chữ đứng mà không trình bày được phần in nghiêng vẫn đạt điểm tối đa ở ý này.