Đề kiểm tra chất lượng môn Sinh học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đức Thắng

docx 3 trang nhatle22 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Sinh học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Sinh học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đức Thắng

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA TRƯỜNG THCS ĐỨC THẮNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất: Câu 1: Tuyến nội tiết lớn nhất là: A. Tuyến giáp. B. Tuyến tụy. C. Tuyến cận giáp. D. Tuyến sinh dục. Câu 2: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào? A. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong. B. Vành tai, tai giữa, tai trong. C. Tai ngoài, tai giữa, tai trong. D. Vành tai, ống tai, màng nhĩ. Câu 3: Khi trời quá lạnh, da có phản ứng: A. Mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều B. Mao mạch dưới da dãn C. Mao mạch dưới da co. D. Mao mạch dưới da co, cơ chân long co. Câu 4: Tuyến yên không tiết hoocmon nào dưới đây A. FSH. B. LH. C. ACTH. D. Insullin. Câu 5: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh về tật viễn thị A. Do cầu mắt dài B. Do thể thủy tinh phồng C. Do thể thủy tinh không phồng được D. Do thể thủy tinh quá phồng Câu 6: Nếu cơ thể tiết ít insullin hoặc không tiết insullin thì dẫn tới bệnh gì? A. Tiểu đường. B. Béo phì. C. Đau đầu. D. Sốt cao. Câu 7: Mắt được cấu tạo gồm mấy lớp? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 8: Bạn A bình thường nhìn gần thì rõ, càng xa càng mờ. Hỏi bạn A bị tật hay bệnh liên quan đến mắt nào? A. Viễn thị B. Loạn thị C. Cận thị D. Viêm kết mạc Câu 9: Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam? A. Bìu. B. Buồng trứng. C. Dương vật. D. Bóng đái. Câu 10: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào? A. Phản xạ không điều kiện. B. Phản xạ có điều kiện. C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện. Câu 11: Sau khi trứng rụng, nó có thể sống sót trong tử cung bao lâu? A. 2-3 ngày B. 1 tuần C. 1 tháng D. Cho tới khi gặp được tinh trùng Câu 12: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên? A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. B. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. 1
  2. C. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ. D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc. Câu 13: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở cho A. Tư duy trừu tượng. B. Tư duy bằng khái niệm. C. Khả năng khái quát hóa. D. Tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm. Câu 14: Nơi sản xuất tinh trùng là A. Tinh hoàn. B. Bìu. C. Mào tinh. D. Túi tinh. Câu 15: Phản xạ không điều kiện là A. Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy. B. Phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. C. Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. D. Phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được. Câu 16: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì? A. Dịch nhầy. B. Hoocmon. C. Mồ hôi. D. FSH. Câu 17: Thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ đâu A. Sự thẩm thấu qua da B. Qua miệng C. Niêm mạc tử cung D. Qua nhau thai Câu 18: Sự thụ thai xảy ra ở đâu? A. Âm đạo B. Buồng trứng C. Tử cung D. Ống dẫn trứng Câu 19: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết? A. Tuyến mồ hôi. B. Tuyến yên. C. Tuyến giáp. D. Tuyến ức Câu 20: Kinh nguyệt xảy ra ở lứa tuổi nào? A. Từ tuổi dậy thì trở đi B. Từ tuổi mãn kinh trở đi C. Từ trước tuổi dậy thì và sau thời kì mãn kinh D. Từ tuổi dậy thì đến trước thời kì mãn kinh II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) 1. (3,0 điểm): a. Nêu cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác? b.Tật cận thị là gì?Để phòng tránh tật cận thị, người học sinh cần làm gì? 2. (2,0 điểm): a. Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy? b. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu I ốt và bệnh Bazodo? Hết 2
  3. PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 PHẦN I . TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 6 A 11 A 16 B 2 C 7 C 12 B 17 D 3 D 8 C 13 A 18 C D 9 B 14 A 19 A 5 C 10 B 15 B 20 D PHẦN II . TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm a Cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác gồm : 0,5 - Tế bào thụ cảm thị giác ( tế bào nón và tế bào que trong màng lưới) 0,25 - Dây thần kinh thị giác ( dây số II) - Vùng thị giác ở thùy chẩm. 0,25 1 - Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 0,5 - Để phòng tránh tật cận thị HS cần: + Giữ đúng khoảng cách học đường. 0,5 + Không xem TV, điện thoại, máy tính ở cự ly quá gần. 0,5 + Không đọc sách nơi thiếu ánh sáng. 0,25 + Khi bị cận phải đeo kính mặt lõm ( kính cận). 0,25 a Cấu tạo của dây thần kinh tủy: Có 31 đôi dây thần kinh tủy. 0,25 - Mỗi đôi dây thần kinh tủy được nối với tủy sống nhờ 2 rễ: 0,5 + Rễ trước ( rễ vận động): gồm các bó sợi vận động. + Rễ sau ( rễ cảm giác): gồm các bó sợi cảm giác. - Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tủy. 0,25 b Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu I ốt và bệnh bazodo: Bệnh bướu cổ do thiếu iốt Bệnh Ba zơ đô -Khi thiếu i ốt, chất trô xin không -Do tuyến giáp hoạt động mạnh, 2 0,5 được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết tiết nhiều hoóc môn đến trao đổi nhiều hoóc môn tuyến giáp chất gây phì đại tuyến(bướu cổ) -Nhịp tim tăng, hồi hộp, căng 0,25 -Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm thẳng, mất ngủ, sút cân. -Do tuyến hoạt động mạnh nên lớn trí tuệ kém phát triển. 0,25 gây bướu cổ, mắt lồi. * Lưu ý: Có nhiều cách làm khác nhau, nếu học sinh làm đúng vẫn cho điểm tối đa theo từng phần. Hết 3