Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018

docx 5 trang nhatle22 4750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018

  1. PHÒNG GD&ĐT KIM KỲ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH BẢNG GIỎI Năm học: 2017 - 2018 (Đề thi gồm 1 trang) ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu I. (2.5 điểm). 1. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các loại mô chính trong cơ thể người? 2. Cung phản xạ gồm những thành phần chính nào chức năng từng thành phần đó? 3. Khi kích thích vào tế bào cơ cơ co có phải là phản xạ không, vì sao? Câu II. (3 điểm). 1. Xương có đặc tính cơ bản gì? Giải thích vì sao xương có đặc tính cơ bản đó? 2. Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ so với động vật Câu III. (3 điểm). 1. Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiểm (vi khuẩn, vi rut ) bằng những cơ chế nào? 2. Trong một gia đình người bố có nhóm máu O, mẹ có nhóm máu A người con chưa xác định được chính xác nhóm máu, nhưng vì một tình huống khẩn cấp có thể chọn máu của bố hay mẹ để truyền cho người con? Giải thích vì sao? 3. Vẽ sơ đồ truyền máu? Nêu nguyên tắc truyền Câu IV. (2.5 điểm). 1. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Các giai đoạn này liên quan với nhau như thế nào? Những tác nhân nào đã gây hại cho hệ hô hấp? Cần có biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tranh các tác nhân gây hại như thế nào 2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu V. (3.5 điểm). 1. Quá trình ngắn gọn biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa (khoang miệng, dạ dày, ruột non)? 2. Khái niệm đồng hóa – dị hóa ? Giữa đồng hóa và dị hóa vừa có mối quan hệ đối lập vừa thống nhất với nhau, theo em sự đối lập đó được thể hiện như thế nào ? Câu VI. (2.5 điểm). 1. Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 2. Các thói quen sống khoa học nào cần thực để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? Câu VII. (3 điểm). 1. Tại sao gọi là “Hệ thần kinh sinh dưỡng, và hệ thần kinh vận động”? Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động, em hãy lấy ví dụ chứng minh điều đó? 2. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu Iot với bệnh Bazơđô về nguyên nhân và hậu quả? The end 1
  2. PHÒNG GD&ĐT KIM BẢNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC - LỚP 8 Năm học: 2017 - 2018 Câu I. (2.5 điểm). Nội dung Điểm 1. Cơ thể có 4 loại mô chính là: +Mô biểu bì: các tế bào xếp sát nhau -> có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết. 0.25 +Mô liên kết: các tế bào nằm rải rác trong nền -> có chức năng nâng đỡ, đệm, vận chuyển, liên kết các cơ quan . 0.25 +Mô cơ gồm các tế bào hình sợi dài xếp thành lớp thành bó -> có chức năng co dãn. 0.25 +Mô thần kinh :gồm tế bào thần kinh (Nơron) và các tế bào thần kinh đệm tạo nên hệ thần kinh =>có chức năng tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa 0.25 các cơ quan để thích ứng với môi trường . 2. Cung phản xạ gồm 5 thành phần_ chức năng - Cơ quan thụ cảm: Thu nhận kích thích. - Nơ ron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm TWTK. - Trung ương thần kinh: Tiếp nhận kích thích từ cơ quan thụ cảm truyền về xử lý thông tin và phát lệnh phản ứng. - Nơ ron ly tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ TWTK cơ quan phản ứng. 1.0/5 - Cơ quan phản ứng: Phản ứng lại các kích thích nhận được 3. Khi kích thích vào tế bào cơ -> cơ co có phải là phản xạ không, vì sao? Cơ co trong tường hợp trên không phải là phản xạ. Vì không đầy đủ các yếu tố của 1 phản xạ mà chỉ là sự cảm ứng của các sợi thần kinh và của tế bào cơ đối với kích 0.5 thích mà thôi) Câu II. (3 điểm). Nội dung Điểm 1. Xương có đặc tính cơ bản gì? Giải thích vì sao xương có đặc tính cơ bản đó? - Xương có 2 đặc tính cơ bản là mềm dẻo và rắn chắc vì trong xương có hai thành phần chính lá chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (chất khoáng chủ yếu là Canxi). - Sự kết hợp giữa hai chất này tạo nên tính mềm dẻo và rắn chắc của xương. Nếu các 1.0 chất này tách riêng thì xương không có được hai đặc tính trên. 0.5 2. Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với động vật Thể hiện sự phân hóa các cơ chi trên và chi dưới, sư phân hóa và phát triển cơ mặt và cơ lưỡi - Cơ chi trên : phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp 0.5 tay cử động linh hoạt, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp tinh vi. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách. 0.5 - Cơ chi dưới : cơ chân lớn khoẻ chủ yếu là cơ gập duỗi -> vận động, di chuyển, tạo thế cân bằng trong dáng đứng thẳng. 0.25 - Cơ mặt : phân hóa thành các nhóm cơ biểu lộ tình cảm (cơ nét mặt) - Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm tiếng nói của con người. 0.25 2
  3. Câu III. (3 điểm). Nội dung Điểm 1. Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiểm bằng những cơ chế - Cơ chế thực bào. - Cơ chế bảo vệ của tế bào lim phô B. 1 - Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bàolim pho T. 2. 0.5 - Chọn máu của bố. - Vì bố có nhóm máu O là máu chuyên cho: trong máu O không chứa kháng nguyên 0.5 trên hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu. 3. Vẽ đúng tất cả các chiều mũi tên trong sơ đồ mới cho điểm 0.5 - Nguyên tắc truyền máu: + Làm xét nghiệm lựa chọn nhóm máu phù hợp 0.5 + Không truyền những máu có chưa mầm bệnh + Truyền từ từ Câu IV. (2.5 điểm). Nội dung Điểm - Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở – Trao đổi khí ở phổi – Trao đổi khí ở tế bào 0.5 - Sự liên quan với nhau giữa các giai đoạn: + Sự thở (sự thông khí ở phổi), tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở phổi và ở 0.25 tế bào + Sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và sự 0.25 thở - Các tác nhân gây hại hệ hô hấp: Bụi, các chất khí độc (CO,NOx,SOX ), vi sinh vật 0.5 gây bệnh. - Biện pháp : 0.5 +Xây dựng môi trường xanh sạch +Không hút thuốc , hạn chế sử dụng thiết bị có thải khí độc +Đeo khẩu trang khi lao động nơi có bụi 2. Tại sao khi dừng chạy Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì: Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO 2. Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu 0.5 hô hấp hoạt động mạnh đẻ thải loại bớt CO 2 ra khỏi cơ thể. Khi nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường Câu V. (3.5 điểm). Nội dung Điểm 1. Quá trình ngắn gọn biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa: * Ở khoang miệng : - Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , nhai , nghiền , đảo trộn , thấm đều nước bọt 0.5 - Tiêu hóa hóa học : một phần tinh bột chín enzimAmilaza đường đôi (mantose) 0.25 3
  4. * Ở dạ dày : - Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa, co bóp, đảo trộn, thấm đều dịch vị 0.5 - Tiêu hóa hóa học : Protein (chuỗi dài) enzimPepsin Protein(chuỗingắn) 0.25 * Ở ruột non : - Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , lớp cơ co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa , đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột , muối mật phân nhỏ Lipit tạo nhũ 0.5 tương hóa - Tiêu hóa hóa học : nhờ tác dụng (của các enzim có trong) dịch tụy , dịch mật , dịch 0.5 ruột -> tất cả các loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà cơ thể có thể hấp thụ + Tinh bột + đường đôi  Đường đơn + Protein  Axit amin (nhờ en zim : pepsin, Tripsin) + Lipit  Axit béo và Glixêrin (nhờ enzim lipaza) + Axit Nuclêic  Nucleotit (nhờ enzim đặc biệt) (ở ruột non không yêu cầu kể tên chính xác các loại enzim chỉ cần nói được sự biến đổi chất nhờ enzim ) 2. Khái niệm đồng hóa – dị hóa ? Giữa đồng hóa và dị hóa vừa có mối quan hệ đối lập vừa thống nhất với nhau, theo em sự đối lập đó được thể hiện như thế nào? - Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng 0.25 của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các chất đã tổng hợp được . - Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải 0.25 phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào . - Đồng hoá và dị hoá đối lập với nhau thể hiện: + Đồng hoá tổng hợp các chất, dị hóa phân giải các chất 0.25 + Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hóa giải phóng năng lượng 0.25 Câu VI. (2.5 điểm). Nội dung Điểm 1. Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào ?Vì sao có sự khác nhau đó * Thành phần nước tiểu đầu khác máu: - Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và các protein có kích thước lớn. 0.25 - Máu có các tế bào máu và protein có kích thước lớn. 0.25 * Giải thích sự khác nhau: - Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận 0.25 - Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diển ra do sự chênh lệch áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc 0.25 -Màng lọc và vách mao mạch vơí kích thước lỗ lọc là 30-40 Ả -Nên các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ 0.25 lọc 0.25 2. Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu - Khẩu phần ăn uống hợp lí 1.0 - Đi tiểu đúng lúc. Câu VII. (3 điểm). 4
  5. Nội dung Điểm 1. Tại sao gọi là “Hệ thần kinh sinh dưỡng, và hệ thần kinh vận động”? Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động, em hãy lấy ví dụ chứng minh điều đó? + Gọi là HTK vận động vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ vân và tạo ra sự chuyển động cho cơ thể. Là hoạt động có ý thức. 0.5 + Gọi là HTK sinh dưỡng vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng 0.5 và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thức +Ví dụ: Cung phản xạ vận động: Khi bị châm kim tay có phản xạ co lại rất nhanh 0.25 Cung phản xạ sinh dưỡng: Khi chạy về một thời gian sau tim mới đập bình thường 0.25 lại. 2. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu Iot với bệnh Bazơđô về nguyên nhân và hậu quả? Bệnh bướu cổ Bệnh Bazơ đô - Do thiếu iốt trong khẩu phần - Tuyến giáp hoạt động mạnh, ăn, tirôxin không tiết ra được, tiết nhiều tirôxin làm tăng quá 1.0 Nguyên tuyến yên tiết hooc môn thúc trình TĐC, tăng tiêu dùng O nhân 2 đẩy tuyến giáp phải hoạt động mạnh. Tuyến nở to, gây bướu cổ. Nhịp tim tăng hồi hộp, căn Hậu thẳng, mất ngủ, sút cân, bướu 0.5 quả cần bổ sung iot vào thành cổ, mắt lồi phần thức ăn hạn chế thức ăn có iot 5