Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_khoi_8_hoc_k.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI HUYỆN BÌNH LỤC NĂM HỌC 2017-2018 Môn: ĐỊA LÝ 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau : Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010 Đơn vị: tỉ đồng Năm 2000 2010 Nông – lâm- ngư nghiệp 108356 407647 Công nghiệp- xây dựng 162220 824904 Dịch vụ 171070 925277 a. Tính cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010. b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010 . c. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn trên. Câu 2: (5,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. b. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện như thế nào qua các thành phần địa hình, sông ngòi nước ta ? Câu 3: (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình tháng 1 (º C) bình tháng 7(º C) bình năm(º C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc và Nam. b. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
- Câu 4: (3,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học. Hãy phân tích lát cắt địa hình A- B theo các yêu cầu sau: a. Tính chiều dài thực tế của lát cắt A- B. b. Xác định hướng của lát cắt. c. Phân tích đặc điểm cơ bản của địa hình dọc theo lát cắt A- B. (Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài). Hết
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN BÌNH LỤC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018 Môn: ĐỊA LÝ 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu Ý Nội dung Điểm a Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010 Năm 2000 2010 Nông- lâm- ngư nghiệp 24,5 18,9 Công nghiệp- xây dựng 36,7 38,2 1,5 Dịch vụ 38,8 42,9 b Vẽ biểu đồ tròn: - Chọn đúng biểu đồ, vẽ đúng tỉ lệ. - Đầy đủ chú thích và tên biểu đồ. 2,0 Lưu ý: - Vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Thiếu tên biểu đồ, chú thích trừ 0,25 điểm mỗi ý 1 - Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học và chính xác 5,0 c Nhận xét: điểm - Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu GDP phân theo khu vực 0,25 kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến rõ nét: + Tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp giảm rõ rệt (dẫn chứng) 0,25 + Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng tăng (dẫn chứng) 0,25 + Tỉ trọng dịch vụ tăng (dẫn chứng) 0,25 Giải thích: - Do công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta đạt được nhiều 0,25 thành tựu. - Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, 0,25 hiện đại hóa. a Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: - Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm 0,25 - Việt Nam là một nước ven biển(tính chất bản đảo) 0,25 - Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi 0,25 - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp. 0,25
- 2 Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành 5,5 phần địa hình, sông ngòi: điểm * Địa hình: b - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: 0,5 + Trên các sườn núi dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình 0,5 bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá + Ở vùng núi đá vôi hình thành các dạng địa hình Cac- xtơ, 0,5 các hang động, thung lũng khô, suối cạn - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: 0,5 + Rìa Đông Nam của đồng bằng sông Hồng và Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục 0,5 mét đến hàng trăm mét. => Quá trình xâm thực- bồi tụ là quá trình chính trong sự hình 0,5 thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. * Sông ngòi: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc (dẫn chứng). 0,5 - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (dẫn chứng). 0,5 - Chế độ nước theo mùa (dẫn chứng). 0,5 a Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc và Nam: * Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình năm nước ta cao tăng dần từ Bắc vào 0,5 Nam (dẫn chứng) - Nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm có sự chênh lệch 0,5 rõ rệt theo chiều hướng tăng dần từ Bắc và Nam: Lạng Sơn 13,30C, TP. Hồ Chí Minh 25,80C, chênh lệch nhiệt độ là 12,50 C . - Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy 0,5 3 Nhơn cao hơn TP Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc 6,0 vào Nam là rất ít (Lạng Sơn và TP Hồ Chí Minh chênh lệch điểm nhiệt độ là 0,10 C ), trung bình đều trên 250C. - Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). 0,5 * Nguyên nhân: - Càng vào Nam, càng gần Xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc chiếu của tia sáng 0,5 mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn. - Tháng 1 chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa 0,5
- Đông Bắc nên nhiệt độ hạ thấp: Lạng Sơn 13,30C, Hà Nội 16,40C, Huế 19,70C. - Tháng 7 không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không 0,5 còn rõ rệt. Ở TP.Hồ Chí Minh nhiệt độ thàng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn. b Thuận lợi và khó khăn do khí hậu trong sản xuất nông nghiệp: - Thuận lợi: + Nguồn nhiệt ẩm đồi dào tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi 0,25 sinh trưởng và phát triển quanh năm, xen canh, đa canh, tăng vụ. + Khí hậu phân hóa đa đạng có thể phát triển được cây trồng 0,25 cận nhiệt và ôn đới. - Khó khăn: + Khí hậu nóng, ẩm dễ phát sinh sâu bệnh. 0,25 + Khí hậu còn nhiều thiên tai: bão lũ, hạn hán, sương muối, 0,25 sương giá, gió Tây khô nóng, Những biện pháp phòng chống lũ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: - Đồng bằng sông Hồng : 0,25 + Đê lớn được đắp dọc theo sông c + Xả lũ theo sông nhánh ra vịnh Bắc Bộ hay cho vào các ô 0,25 trũng đã chuẩn bị hoặc bơm nước từ đồng ruộng ra sông - Đồng bằng sông Cửu Long : + Chỉ đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ 0,25 + Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây Nam 0,25 + Sống chung với lũ như làm nhà nổi , làng nổi 0,25 + Xây dựng làng mạc ở các vùng đất cao hạn chế tác động của 0,25 lũ. a Chiều dài thực tế của lát cắt A- B: Dựa vào tỉ lệ ngang của lát cắt tính được chiều dài thực tế của 0,5 lát cắt là 330km chạy từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình. 4 b Lát cắt chạy theo hướng tây bắc – đông nam. 0,5 3,0 c Đặc điểm địa hình của lát cắt A- B: điểm - Lát cắt chạy qua các dạng địa hình chính là núi, vùng đồi 1,0 chuyển tiếp và đồng bằng . - Lát cắt qua Sơn nguyên Đồng Văn, núi PuThaCa, núi PhiaYa, núi Phia Boóc, cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung Bắc Sơn. 0,5 - Lát cắt cắt qua các sông: Sông Gâm, sông Năng, sông Cầu,
- sông Thương, sông Lục Nam, sông Kinh Thầy và cửa sông Thái Bình. 0,5 Lưu ý: Điểm toàn bài bằng điểm các câu cộng lại không làm tròn