Đề kiểm tra chất lượng cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Thu Mai 06/03/2023 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn hãy cho đi những gì người khác thực sự cần để giá trị của sự giúp đỡ ấy được phát huy ở mức cao nhất. Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá. Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần. Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. Một đứa trẻ con nhà giàu ngày nào cũng được ăn đủ các thứ đồ ăn ngon, đủ loại kẹo bánh đắt tiền chắc chắn sẽ không cảm thấy vui sướng khi bạn cho nó một gói kẹo bạn mua ở một cửa hàng bình dân. Nhưng cũng vẫn gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảnh khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn. (Trích Không gục ngã, Bích Lan, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2021, tr.284-285) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn: Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá. Câu 3. Chỉ ra kiểu câu xét theo mục đích nói của các câu sau: (1) Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần. (2) Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. Câu 4. Em hiểu như thế nào về tấm lòng thơm thảo được nói đến trong đoạn trích? Câu 5. Nội dung cơ bản của đoạn trích trên là gì? Câu 6. Qua đoạn trích, em rút ra bài học gì về sự cho đi? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu) II. Làm văn (5.0 điểm) Chứng minh rằng bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ. Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục, 2020, tr. 28) . Hết Họ và tên học sinh: SBD:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II BẮC GIANG MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2021 -2022 Hướng dẫn này gồm 02 trang Phần Câu Yêu cầu Điể m Đọc hiểu 5.0 - HS xác định được phương thức nghị luận. 0.5 1 - HS không làm hoặc làm sai. 0.0 - HS chỉ ra được đúng công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu 0.5 2 văn: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. - HS làm sai hoặc không làm 0.0 - HS xác định đúng các kiểu câu (mỗi câu đúng 0.5 điểm) 1.0 + (1) Câu trần thuật. 3 +(2) Câu cầu khiến. - HS không làm hoặc làm sai. 0.0 - HS nêu được cách hiểu phù hợp về cụm từ tấm lòng thơm thảo: chỉ con người 1.0 4 tốt bụng, nhân ái, có tâm hồn rộng mở, sẵn sàng chia sẻ, cho đi. I - HS không làm hoặc là sai. 0.0 - HS xác định được nội dung cơ bản của đoạn trích: Giá trị của việc cho và nhận 1.0 trong cuộc sống. 5 - HS xác định đúng nhưng chưa đầy đủ 0.5 - HS không làm hoặc xác định không phù hợp 0.0 - Học sinh rút ra được bài học phù hợp và lí giải thuyết phục; trình bày bằng 1.0 một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu). 6 - Câu trả lời của HS đáp ứng được yêu cầu về nội dung (0.75 đ) - Câu trả lời đáp ứng yêu cầu về hình thức, dung lượng (0.25đ) Làm văn 5.0 Chứng minh rằng bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung ung tự tại của Bác Hồ. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở 0.5 bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện rõ tinh thần lạc 0.5 quan, phong thái ung ung tự tại của Bác Hồ. II c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách nhưng 3.0 về cơ bản cần đáp ứng được những yêu cầu sau : * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần chứng minh. 0.5 * Tập trung làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ 2.0 trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, thiếu thốn ở Pác Bó.
  3. - Dù chỉ là ở trong hang đá, thức ăn đạm bạc, thiếu thốn chỉ có cháo bẹ, rau măng, nơi làm việc chỉ là bàn đá chông chênh nhưng Bác vẫn vui vì được sống giữa núi rừng, hòa mình với thiên nhiên, vẫn ung dung, lạc quan. - Dù cuộc sống khó khăn nhưng Bác vẫn luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, vẫn thấy cuộc đời cách mạng thật là sang. Người sống giữa rừng suối không phải để ở ẩn mà để dịch sử Đảng, làm cách mạng. Đó chính là vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. - Nghệ thuật thể hiện: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, vừa cổ điển vừa hiện đại; lời thơ bình dị pha giọng đùa vui hóm hỉnh; tứ thơ độc đáo, bất ngờ * Đánh giá chung 0.5 Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian khổ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; có suy nghĩ riêng sâu sắc về bài thơ. 0.5 e.Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.5 Tổng điểm 10.0 Lưu ý khi chấm bài: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.