Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học Lớp 8 - Chương 2: Phản ứng hóa học

docx 2 trang nhatle22 4490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học Lớp 8 - Chương 2: Phản ứng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_hoa_hoc_lop_8_chuong_2_phan_ung_hoa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học Lớp 8 - Chương 2: Phản ứng hóa học

  1. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC MÔN : HÓA HỌC – LỚP 8 Phần I: Trắc nghiệm khách quan. ( 4 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất Cho các hiện tượng: 1. Hòa tan muối ăn vào nước được nước muối. 2. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy. 3.Thanh đồng được kéo thành sợi nhỏ để làm dây điện. 4. Thuỷ tinh được đun nóng chảy ở nhiệt độ cao rồi thổi thành bóng đèn, lọ hoa, cốc 5. Cho 1 mẫu đá vôi vào giấm ăn thấy có bọt khí thoát ra. TL: Câu 1: Hiện tượng vật lí là A. 1, 3 và 4 B. 1 và 2 C. 2 và 3 D. 2 và 5 Câu 2: Hiện tượng hóa học là A. 1, 3 và 4 B. 1 và 2 C. 2 và 3 D. 2 và 5 Câu 3: Phát biểu đúng là A. Làm muối từ nước biển là sự biến đổi hóa học. B. Thức ăn bị ôi thiu là sự biến đổi vật lí. C. Nung đá vôi là sự biến đổi hóa học. D. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi là sự biến đổi hóa học. Câu 4: Cho quá trình sau: Đường kính ò () ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ nước đường ô ạ () ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ đường kính () ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯đường nóng chảy ⎯⎯ than Giai đo ạn có sự biến đổi hóa học là A. I B. II C. III D. IV Câu 5: Phát biểu sai là A. Trong 1 PƯHH, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia. B. Trong 1 PƯHH, số phân tử của các chất được bảo toàn. C. Trong 1 PƯHH, số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. D. Trong 1 PƯHH có n chất nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. Câu 6: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + khí oxi → khí sunfurơ. Nếu đã có 48g lưu huỳnh cháy và thu được 96g khí sunfurơ thì khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là A. 40g B. 44g C. 48g D. 52g Câu 7: Thủy ngân oxit bị phân huỷ theo sơ đồ sau: Thuỷ ngân oxit → Thuỷ ngân + Oxi. Khi phân huỷ Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2 2,17g thuỷ ngân oxit thu được 0,16g oxi. Khối lượng thuỷ ngân thu được trong thí nghiệm này là A. 2g B. 2,01g C. 2,02g D. 2,05g Câu 8: Một cốc đựng dung dịch axit clohidric và 1 viên kẽm được đặt ở đĩa cân A. Trên đĩa cân B đặt các quả cân sao cho kim cân ở vị trí cân bằng. Bỏ viên kẽm vào cốc axit. Biết rằng có phản ứng: Kẽm + axit clohidric → Kẽm clorua + khí hidro. Vị trí của kim cân là A. Kim cân lệch về phía đĩa cân A. B. Kim cân lệch về phía đĩa cân B. C. Kim cân ở vị trí thăng bằng. D. Kim cân không xác định. Câu 9: Khí Nitơ và khí Hidro tác dụng với nhau tạo ra Amoniac (NH3). PTHH viết đúng là A. N + 3H → NH3 B. N2 + H2 → NH3 C. N2 + H2 →2NH3 D. N2 + 3H2 → 2NH3 Câu 10: PTHH cho biết chính xác A. Số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia phản ứng. B. Tỉ lệ số phân tử (nguyên tử) của các chất trong phản ứng. C. Khối lượng của các chất phản ứng. D. Nguyên tố nào tạo ra chất. Câu 11: Phản ứng giữa Fe2O3 và CO được biểu diễn như sau: xFe2O3 + yCO → 2Fe + 3CO2. Các giá trị của x và y cho phương trình cân bằng là A. x = 1; y = 1 B. x = 2 ; y = 1 C. x = 1 ; y = 3 D. x = 3 ; y = 1 Câu 12: Cho PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng: số phân tử oxi: số phân tử CuO là A. 1:2:1 B. 2:1:1 C. 2:1:2 D. 2:2:1 Câu 13: Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do A. Các nguyên tử tác dụng với nhau. B. Các nguyên tố tác dụng với nhau. C. Liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi. D. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. Câu 14: Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. B. Số nguyên tử trong mỗi chất. C. Số phân tử của mỗi chất. D. Số nguyên tố tạo ra chất. Câu 15: Có phát biểu: “Trong PƯHH chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn (2)’’. Trong đó A. (1) đúng, (2) sai. B. cả 2 ý trên đều đúng và ý (1) giải thích cho ý (2). C. (1)
  2. sai, (2) đúng. D. cả 2 ý trên đều đúng và ý (2) giải thích cho ý (1). Câu 16: Phương trình hóa học dùng để A. Biểu diễn PƯHH bằng chữ. B. Biểu diễn ngắn gọn PƯHH bằng công thức hoá học. C. Biểu diễn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ. D. Biểu diễn sự biến đổi của các nguyên tử trong phân tử. Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3 Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 17. Lập PTHH của các phản ứng sau, cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong mỗi phản ứng a. Mg + HCl → MgCl2 + H2 b. Fe2O3 + CO → Fe + CO2 c. Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 d. Al + Cl2 → AlCl3 Câu 18. Cho 8,4g bột sắt cháy hết trong 3,2g khí oxi (đktc) tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4). a. Viết PTHH của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng. b. Tính khối lượng oxit sắt từ tạo thành. Câu 19 . Nếu để một thanh sắt ngoài trời thì sau một thời gian khối lượng thanh sắt sẽ nhỏ hơn, lớn hơn hay bằng khối lượng ban đầu? Hãy giải thích. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm khách quan. (4 điểm) Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A D C D B C B B D B C C D A B B Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (3 điểm) a. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 0,5đ Số nguyên tử Mg : số phân tử HCl : số phân tử MgCl2 : số phân tử H2 = 1:2:1:1 0,25 b. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 0,5đ Số phân tử Fe2O3 : số phân tử CO : số nguyên tử Fe : số phân tử CO2 = 1:3:2:3 0,25 c. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 0,5đ Số nguyên tử Al : số phân tử H2SO4 : số phân tử Al2(SO4)3 : số phân tử H2 = 2:3:1:3 0,25 d. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3. Số nguyên tử Al : số nguyên tử Cl2 : số phân tử AlCl3 = 2:3:2 0,5đ 0,25 Câu 2 (2 điểm) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 S ố nguyên tử Fe : số nguyên tử O2 : số phân tử Fe3O4 = 3:2:1 Áp dụng ĐLBTKL ta có: m Fe + m O2 = m Fe3O4 = 8,4 + 3,2 =11, 6 gam 0,5đ 0,5đ 1 đ Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 4 Câu 3 (1,0 điểm) - Thanh sắt sẽ tăng khối lượng vì có phải ứng với oxi trong không khí. 1đ