Đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019

doc 6 trang nhatle22 3890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_hoc_ki_i_na.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- KỲ I – NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN GDCD- KHỐI 10 Phần Trắc nghiệm: ( 12 câu, mỗi câu đúng: 0,25 điểm) Lựa chon phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học? A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai Câu 3. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 4. Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng? A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối. B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối. C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối. Câu 5. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Bảng đen và phấn trắng B. Thước dài và thước ngắn C. Mặt thiện và ác trong con người. D. Cây cao và cây thấp. Câu 6. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là A. Quy luật tồn tại của sinh vật B. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập Câu 7. “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học? A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định. B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi. C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa. D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.
  2. Câu 8. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh. C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”. Câu 9.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học? A. thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp, C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau. D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường. Câu 10. Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng ? A. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” B. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng C. Trong lớp đã có sự phân công lao động vệ sinh, mỗi người một việc. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả. D. Quan niệm của các thầy bói trong câu truyện dân gian “Thầy bói xem voi”. Câu 11. Trong các câu sau, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình ? A. Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu trông nhà rồi mới sinh ông B. Tiến lên phía trước là quay trở lại điểm ban đầu C. Đố ai quét sạch lá rừng. Để ta khuyên gió gió đừng rung cây. D. Theo quan niệm của Isaac Newton, Thượng đế ban cho vũ trụ “cái hích ban đầu” để nó làm việc và chỉ sau đó các thiên thể mới bị cuốn vào guồng chuyển động vĩnh cửu. Câu 12. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Điều hòa mẫu thuẫn. Phần Tự luận ( Mỗi câu đúng: 3,5 điểm) Câu 1: Vận dụng quan điểm về sự phát triển, em hãy phân tích cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân ta giai đoạn 1930- 1945? Câu 3: Sau khi học xong bài: : Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng,”, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Đáp án phần Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ. án
  3. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- KỲ I – NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN GDCD- KHỐI 12 Lựa chon phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật. B. Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình. C. Theo dõi mọi hành vi của người khác. D. Yêu cầu mọi người sống trung thực. Câu 2. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải A. có trách nhiệm bồi thường. B. ghi vào lí lịch cá nhân. C. chịu trách nhiệm pháp lí. D. bị quản chế hành chính. Câu 3. Buộc các chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật là mục đích của việc áp dụng A. trách nhiệm pháp lí. B. nghĩa vụ đạo đức. C. bổn phận cá nhân. D. quy tắc xã hội. Câu 4. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. quản thúc. Câu 5. Cơ sở kinh doanh karaoke X chưa đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy nên trong quá trình sửa chữa, tia lửa từ máy hàn bắn ra đã gây hỏa hoạn làm 5 người thương vong. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Chủ cơ sở karaoke X. B. Thợ hàn và chủ cơ sở karaoke X. C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy. D. Các đoàn thanh tra liên ngành. Câu 6. Khi xử lí những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X và bà A đã lớn tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Nghĩa vụ đạo đức. C. Tuân thủ quy chế. D. Bổn phận công dân.Câu 7: Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra: A. Các điều kiện đầy đủ về vật chất B.Các điều kiện đầy đủ về tinh thần C.Các điều kiện vật chất, tinh thần D.Các điều kiện kinh tế chính trị Câu 8:Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để công dân sử dụng A. Các quyền của mình C. Các trách nhiệm của mình B. Các lợi ích của mình D. Các nhu cầu của mình Câu 9: Đáp án nào dưới đây là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý A. Chồng có quyền đánh vợ B.Bố mẹ được quyền bắt con nghỉ học C.Thầy giáo được phạt học sinh D.Công dân An và Bảo vượt đèn đỏ , bị CSGT xử phạt như nhau. Câu 10: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. C.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 11: Công dân A không buôn bán tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Không tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật Câu 12: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
  4. Câu 13: ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 14: Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý? A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi B. Người từ 12 tuổi trở lên chưa đủ 16 tuổi C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi D. Người dưới 18 tuổi Câu 15: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm: A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm C. Trạng thái và thái độ của chủ thể D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng. . Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C.Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 16: Biểu hiện nào sau đây là nội dung của hình thức tuân thủ pháp luật ? A. Công dân thực hiện các quyền B. Công dân thực hiện các nghĩa vụ C. Công dân không làm điều mà pháp luật cấm D. Công dân không vi phạm pháp luật Câu 17: Trong các hình thức thực hiện pháp luật dưới đây hình thức nào mà chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình ? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C.Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 18: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của Vi phạm Dân sự ? A. Đánh người gây thương tích B. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông C. Cướp giật tài sản D. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê Câu 19: Xác định đúng hành vi nào thuộc vi phạm hình sự? A. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. B. Xâm phạm gia cư bất hợp pháp. C. Tổ chức đua xe trái phép. D. Trốn tiết, bỏ học không có lí do. Câu 20: Bình năm nay 17 tuổi, là học sinh lớp 12 nên bố mẹ quyết định mua xe máy cho Bình (xe có dung tích xi lanh 50cm3). Một hôm, khi đi xe đến trường, cảnh sát giao thông đã giữ Bình lại để kiểm tra giấy tờ, Bình có giấy đăng kí xe nhưng không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong trường hợp này, Bình phải chịu một trong các hình phạt nào sau đây? A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Tịch thu giấy đăng kí xe. D. Thu xe. Câu 21: Phương lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy và không cứu giúp người bị nạn. Hành vi này của Phương là hành vi vi phạm A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính. Câu 22: Mai học lớp 12 (17 tuổi), Dân học lớp 10 (15 tuổi), tan học buổi chiều 2 bạn điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bạn dừng xe và xử lí vi phạm. Bạn Mai bị phạt tiền với mức 100.000 đồng. Bạn Dân không bị phạt tiền mà chỉ cảnh cáo bằng văn bản. Tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một hành vi vi phạm như nhau mà cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau? A. Vì Dân còn nhỏ, mới học lớp 10, nên hình phạt nhẹ hơn. B. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể. C. Do việc xử phạt của cảnh sát giao thông không công bằng, thiên vị. D. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức pháp luật của mỗi người. Câu 23. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, có nghĩa là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật Câu 24: Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây ? A. Quan hệ hôn nhân - gia đình. B. Quan hệ kinh tế. C. Quan hệ về tình yêu nam - nữ. D. Quan hệ lao động. Câu 25. G đánh V gây thương tích 12%. Theo em G phải chịu trách nhiệm gì? A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỉ luật Câu 26. Ông M bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở ông M hùng hổ gây rối trật tự công cộng. Hành vi của ông M phải chịu trách nhiệm nào? A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỉ luật Câu 27: Vi phạm hành chính là hành vi A. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước C. Xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự
  5. Câu 28: Nam công dân từ đủ 18 đến hết 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 29: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong: A. Hiến pháp và luật B. Hiến pháp và pháp lệnh C. Lệnh và luật D. Luật và pháp lệnh Câu 30:Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Thi hành pháp luật .D. Áp dụng pháp luật. Câu 31: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi xe máy trên đường . trong trường hợp này chị C đã : A.Không sử dụng pháp luật B.Không áp dụng pháp luật C.Không thi hành pháp luật D.Không tuân thủ pháp luật Câu32: Công dân thực hiện các nghĩa vụ của mình là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C.Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 33: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của Vi phạm Hình sự ? A. Đánh người gây thương tích. B. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Nghỉ việc không xin phép. D. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê Câu 34: Trong các hình thức thực hiện pháp luật dưới đây, hình thức nào có chủ thể thực hiện khác với các hình thức khác? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C.Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 35: Trong các hình thức thực hiện pháp luật dưới đây hình thức nào mà chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình ? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C.Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 36: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm hành chính? A. Vượt đèn đỏ B. Đánh mất xe của người khác C.Thường xuyên đi làm muộn D. Làm hàng giả với số lượng lớn Câu 37: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên .C.Từ đủ 16 tuổi trở lên.D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 38: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. Các quy tắc quản lý nhà nước. B.Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. Tất cả các phương án trên. Câu 39: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là: A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B.Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ 18 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 40: Đáp án nào dưới đây là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý B. Chồng có quyền đánh vợ B.Bố mẹ được quyền bắt con nghỉ học C.Thầy giáo được phạt học sinh D.Công dân An và Bảo vượt đèn đỏ , bị CSGT xử phạt như nhau. ĐÁP ÁN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án