Đề kiểm tra 45 phút môn Địa Lý Lớp 11 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phú

doc 4 trang nhatle22 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Địa Lý Lớp 11 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_dia_ly_lop_11_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Địa Lý Lớp 11 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phú

  1. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 11 TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ Năm: 2017 -2018 Mã đề thi 001 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Lớp: 11A I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong sự phát triển của Liên Xô trước đây không được thể hiện ở A. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. B. Nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới. C. chiếm tỉ trọng phần lớn trong cơ cấu giá trị kinh tế Liên Xô D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm. Câu 2. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, so với toàn Liên Xô, tỉ trọng các ngành công nghiệp của Liên bang Nga chiếm trên 80% là A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. B. dầu mỏ, khí tự nhiên, điện. C. khí tự nhiên, điện, thép. D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ-giấy và xenlulô. Câu 3. Nhận định đúng nhất về thành tựu sau năm 2000 của nền kinh tế Liên bang Nga là A. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài. B. kinh tế Liên bang Nga đã vượt qua khủng , đang trong thế ổn định và đi lên. C. Liên bang Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8). D. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Câu 4. Cho bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga qua các năm (%) Năm 1990 1995 1997 1998 1999 2000 2003 2004 2005 % -3,6 -4,1 0,9 -4,9 5,4 10,0 7,3 7,2 6,4 Nhận xét không đúng về tình hình tăng trưởng GDP của Liên bang Nga thời kỳ 1990-2005 là A. giai đoạn 1990-1998 liên tục tăng trưởng âm. B. giai đoạn 1999-2005 liên tục tăng trưởng ở mức cao. C. GDP tụt giảm mạnh nhất vào năm 1998. D. GDP tăng trưởng cao nhất vào năm 2000. Câu 5. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của nước Nga đạt A. 8% B. 9% C. 10% D. 11% Câu 6. Trong thời kỳ 1990-1998 chỉ có một năm duy nhất nền kinh tế nước Nga đạt giá trị tăng trưởng
  2. dương và tăng 0,9% là A. năm 1995. B. năm 1996. C. năm 1997. D. năm 1998. Câu 7. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi mhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là A. công nghiệp khai thác dầu khí. B. công nghiệp khai thác than. C. công nghiệp điện lực. D. công nghiệp luyện kim. Câu 8. Trong thời kỳ 1995-2005, ngành công nghiệp của nước Nga không tăng liên tục và còn biến động là A. dầu mỏ. B. than. C. điện. D. giấy. Câu 9. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp chế tạo máy. C. công nghiệp quân sự. D. công nghiệp chế biến thực phẩm. Câu 10. Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga là A. cây ăn quả và rau . B. sản phẩm cây công nghiệp. C. sản phẩm chăn nuôi. D. lương thực. Câu 11. Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở A. phần lãnh thổ phía Tây. B. vùng núi U-ran. C. phần lãnh thổ phía Đông. D. Đồng bằng Tây Xi bía. Câu 12. Đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế vùng Đông Xia bia của nước Nga thuộc về loại hình vận tải A. đường ôtô. B. đường sông. C. đường sắt. D. đường biển. Câu 13. Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của Liên bang Nga là A. Liên bang Nga có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình. B. vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia thuộc về hệ thống vận tải đường ôtô. C. thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm. D. gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng. Câu 14. Vùng kinh tế quan trọng tập trung nhiều ngành công nghiệp và cung cấp lương thực, thực phẩm lớn của Liên bang Nga là A. Vùng Trung ương. B. Vùng Trung tâm đất đen. C. Vùng Uran. D. Vùng Viễn Đông. Câu 15. Kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt vào năm 2005 đạt A. 1,1 tỉ USD. B. 1,2 tỉ USD. C. 1,3 tỉ USD. D. 1,4 tỉ USD.
  3. Câu 16. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là A. 338 nghìn km2. B. 378 nghìn km2. C. 387 nghìn km2. D. 738 nghìn km2. Câu 17. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là A. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư. C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư. D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. Câu 18. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ không dẫn đến hệ quả là A. Thiếu nguồn lao động trong tương lai. B. Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng. C. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm. D. thừa lao động trong tương lai. Câu 19. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. C. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. D. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. Câu 20. Sau chiến tranh thế giới tứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm A. 1950 B. 1951 C. 1952 D. 1953 Câu 21. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất vào giai đoạn A. 1950 - 1954. B. 1955 - 1959. C. 1960 - 1964. D. 1965 - 1973. Câu 22. Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó là ngành A. Công nghiệp chế tạo. B. Công nghiệp sản xuất điện tử, C. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi. Câu 23. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là A. Ô tô. B. Tàu biển. C. Xe gắn máy. D. Sản phẩm tin học. Câu 24. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 25% sản lượng của thế giới và xuất khẩu 45% số sản phẩm là ra là A. Tàu biển. B. Ô tô. C. Rô bốt (người máy). D. Sản phẩm tin học. Câu 25. Sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 60% sản lượng của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng làm ra đó là A. Tàu biển. B. Ô tô. C. Xe gắn máy. D. Sản phẩm tin học.
  4. Câu 26. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được duy trì và phát triển là ngành A. công nghiệp dệt. B. công nghiệp chế tạo máy. C. công nghiệp sản xuất điện tử. D. công nghiệp đóng tàu biển. Câu 27. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là A. thương mại cà du lịch. B. thương mại và tài chính. C. tài chính và du lịch. d. tài chính và giao thông vận tải. Câu 28. Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng A. thứ hai thế giới. B. thứ ba thế giới. C. thứ tư thế giới. D. thứ năm thế giới II/ TỰ LUẬN Cho bảng số liệu sau : GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990-2010 Đơn vị: tỉ USD Năm 1990 2000 2005 2010 XUẤT KHẨU 319,3 514,6 654,4 833,7 NHẬP KHẨU 291,1 446,1 590,0 768,0 1/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản giai đoan 1990-2010. 2/ Nhận xét