Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phong Sơn

docx 4 trang nhatle22 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phong Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2015_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phong Sơn

  1. TRƯỜNG THCS PHONG SƠN BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT HKI NĂM HỌC 2015-2016 Họ và tên: Môn: Vật Lí 8 Lớp : Thời gian: 45 phút Đề 1 Câu 1. (2 điểm) Một vật chuyển động khi nào và đứng yên khi nào? Câu 2. (2 điểm) Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga. Lấy nhà ga làm mốc thì hành khách chuyển động hay đứng yên và lấy toa tàu làm mốc thì hành khách đang đứng yên hay chuyển động? Câu 3. (2 điểm) a/ Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? b/ Hãy biểu diễn véc tơ trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N). Câu 4. (1 điểm) Hai lực cân bằng là gì? Cho ví dụ cụ thể. Câu 5. (1 điểm) Cho một ví dụ về ma sát trượt và một ví dụ về ma sát lăn. Câu 6. (2 điểm) Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất thời gian 120 phút. Cho biết quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng là 108 km. Tính vận tốc của ô tô theo đơn vị km/h. Đề 2 Câu 1 (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ thế nào khi:
  2. a) Vật đang đứng yên? b) Vật đang chuyển động? Câu 2 (1,0 điểm) Vì sao khi tra cán búa, cán dao người ta phải đập mạnh đầu cán vào đe? Câu 3. (2 điểm) a/ Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? b/ Hãy biểu diễn véc tơ trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N). Câu 4. (2 điểm) Một vật chuyển động khi nào và đứng yên khi nào? Câu 5. (1 điểm) Cho một ví dụ về ma sát trượt và một ví dụ về ma sát lăn. Câu 6 (2 điểm) Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2m/s; đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,5h. a. Tính thời gian để người đó đi hết đoạn đường đầu? b. Tính vận tốc trung bình của người đi bộ trên cả quãng đường? Đáp án đề kiểm tra 1 tiết HKI môn Vật lý lớp 8 trường Phong Sơn Đề 1: Câu 1 (2 điểm) Khi ví trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. (1 điểm) Khi ví trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. (1 điểm)
  3. Câu 2 (2 điểm) Hành khách đang chuyển động so với nhà ga. (1 điểm) Hành khách đang đứng yên so với toa tàu. (1 điểm) Câu 3 (2 điểm) a/ Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương, vừa có chiều, nên lực là một đại lượng véc tơ. (1 điểm) b/ Vẽ đúng cách, biểu diễn lực được (1 điểm) Câu 4 (1 điểm) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều và có cùng độ lớn. 1 điểm Câu 5 (1 điểm) Cho ví dụ đúng 1 điểm Câu 6 (2 điểm) Ta có 120 phút = 2 h (0,5 điểm) Áp dụng công thức v = S/t = 108/2 = 54 km/h (1 điểm) Vậy vận tốc của ô tô là 54 km/h (0,5 điểm) Đề 2: Câu 1 (2 điểm) Nêu đúng khái niệm hai lực cân bằng (1 điểm) Dưới tác dụng của các lực cân bằng thì: Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. (0,5 điểm) Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (0,5 điểm) Câu 2 (1 điểm) Giải thích được: 4 ý mỗi ý cho (0,25 điểm) Ban đầu búa và cán đang chuyển động đi xuống. (0,25 điểm)
  4. Khi gặp đe cán búa dừng lại đột ngột. (0,25 điểm) Búa tiếp tục chuyển động đi xuống vì do có quán tính. (0,25 điểm) Búa đi sâu vào trong cán làm cán và búa chắc hơn. (0,25 điểm) Câu 3 (2 điểm) a/ Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương, vừa có chiều, nên lực là một đại lượng véc tơ. (1 điểm) b/ Vẽ đúng cách, biểu diễn lực được (1 điểm) Câu 4 (2 điểm) Khi ví trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. (1 điểm) Khi ví trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. (1 điểm) Câu 5: Cho ví dụ đúng (1 điểm) Câu 6 (2 điểm) Tóm tắt, đổi đơn vị đúng: (0,25 điểm) v1=2m/s; s1=3km =3000m s2=1,9km= 1900(m); t2=0,5h = 1800(s) t1=?; vtb=? a) Tính thời gian quãng đường đầu: t1 = s1/v1 = 3000/2 = 1500(s) (0,25 điểm) b) Nêu công thức tính vtb = s/t = (s1 + s2 )/(t1 + t2) (0,25 điểm) (Thay số) = (3000+1900)/(1500+1800) =1,48 (m/s) (0,25 điểm