Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 7 - Chương 1 - Đề số 14

docx 4 trang nhatle22 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 7 - Chương 1 - Đề số 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_7_chuong_1_de_so_14.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 7 - Chương 1 - Đề số 14

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 ĐỀ SỐ 14 I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật? (0,25 đ) A. Vì vật được chiếu sáng B. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta C. Vì giữa vật và mắt không có khoảng tối D. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng. A. Mặt Trăng B. Mặt trời C. Đèn pin được bật sáng D. Ngọn nến đang cháy Câu 3.Đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất là: A. đường thẳng hoặc đường cong B. đường cong bất kì C. đường thẳng D. đường gấp khúc Câu 4.Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống. Chùm sáng song song gồm các tia sáng trên đường truyền của chúng A. không hướng vào nhau B. không giao nhau C. giao nhau D. Loe rộng ra Câu 5. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Mặt Trời,Trái Đất và Mặt Trăng là A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng. B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng. C. Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất . D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời. Câu 6. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng 800. Tìm giá trị góc tới: A. 600 B. 300 C. 1200 D. 400 Câu 7.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: A. lớn hơn vật. B. bằng vật. C. nhỏ hơn vật. D. gấp đôi vật. Câu 8. Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một vật sáng S đặt trước gương phẳng ? A. Chỉ khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta. B. Chỉ khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng. C. Chỉ khi S’ là nguồn sáng. D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng. Câu 9. Em cao 140cm đứng cách tủ đứng 80cm. Hỏi: ảnh của em trong gương cao bao nhiêu? Khoảng cách từ em đến ảnh của em bằng bao nhiêu? A. 80cm và 140cm B. 140cm và 80cm C.140cm và 160cm D. 160cm và 140cm Câu 10. Đặt một vật gần gương cầu lõm thì ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất sau : A. Là ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Là ảnh ảo lớn hơn vật. C. Là ảnh thật lớn hơn vật. D. Là ảnh ảo lớn bằng vật. Câu 11. Giải thích vì sao trên ô tô, để quan sát được các những vật ở phía sau mình thì người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi: A. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. Vì gương cầu lồi cho ảnh rõ hơn gương phẳng C. Vì gương cầu lồi cho ảnh cùng chiều với vật nên dễ nhận biết các vật D. Vì ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. Câu 12. Cùng một vật lần lượt đặt trước gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, gần gương và cách gương cùng một khoảng, gương nào tạođược ảnh nhỏ nhất: A. Gương cầu lõm B. Gương phẳng C. Gương cầu lồi D. Không gương nào Phần II Tự luận(7 đ) Câu1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
  2. Câu2. . Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ). M . B a) Vẽ ảnh A’B’của AB tạo bởi gương phẳng? b) Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm A tới gương rồi phản xạ qua điểm M. A Câu3. Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì của bóng bàn tay lại nhòe? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 14 Phần 1( 3 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B A C B C D B D C B A C Phần 2 (7 điểm): Câu1. (2 điểm) -Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới ( 1 đ) - Góc phản xạ bằng góc tới (1 đ) Câu2. (4 điểm) a) -Vẽ ảnh A’B’ của AB đúng (3 đ) Trong đó: +Vẽ ảnh A’ của A đúng (1 đ) +Vẽ ảnh B’ của B đúng (1 đ) +Nối A’ với B’ đúng (1 đ) b) Vẽ đúng tia sáng xuất phát từ điểm A tới gương rồi phản xạ qua điểm M (1 đ) Câu3. Đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp, do đó vùng bóng nửa tối sau bàn tay không đáng kể, phần lớn là vùng bóng tối, nên bóng bàn tay rõ nét. (0,5đ) Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.(0,5đ)
  3. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 ĐỀ SỐ 15 N Câu 1.Hãy xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc S I R phản xạ và pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng i i' được biểu diễn bởi hình 1? I N' Hình 1 Câu 2: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình 2). Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng và cho biết góc tạo bởi giữa ảnh và mặt gương. Câu 3. Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ? Câu 4.Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sinh sống và đề ra 3 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đó?
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 15 Câu 1.2,5 điểm: Vẽ lại đúng hình vẽ N 0,5 điểm S I R Dựa vào hình vẽ ta thấy: i i' - Tia tới SI, - Tia phản xạ IR, I 0,4 điểm - Pháp tuyến IN; 0,4 điểm - Góc tới = i, N' 0,4 điểm - Góc phản xạ = i’. 0,4 điểm Câu 2: 2,5 điểm A 1,5 điểm - Vẽ đúng ảnh A'B' của AB qua gương B 600 I B' 1 điểm A' - Nêu được góc hợp bởi giữa ảnh A'B' và mặt Hình 2 gương là 600 Câu 3: 2,5 điểm - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây. 1 điểm - Những vật phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề mặt nhãn. 1 điểm - Ví dụ: Tường gạch, tấm kim loại 0,5 điểm Câu 4: 2,5 điểm - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ô tô chạy hàng ngày ở ngoài đường: 1 điểm - Do đó các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: 1. Treo biển cấm bóp còi. 0,5 điểm 2. Trồng cây xanh để phân tán đường truyền. 3. Xây tường chắn, làm tường nhà, trần nhà bằng xốp, phủ dạ, đóng 1 điểm cửa