Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 9 - Chương 1 - Đề số 4

docx 3 trang nhatle22 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 9 - Chương 1 - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_hoa_hoc_lop_9_chuong_1_de_so_4.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 9 - Chương 1 - Đề số 4

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 ĐỀ SỐ 4 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau. Câu1: Dãy chất nào sau đây có cả oxit và axit, A. KMnO4; H2SO4; KCl B. CuO; HNO3; P2O5 C. CuSO4; MnO2; H2S D. CuCl2; H2SO4; KOH Câu 2: Các chất nào sau đây phản ứng được với nước ở điều kiện thường: A. P2O5; HCl; CaO B. NaCl; KOH; FeO C. BaO; K2O; CuO D. CaO; Na2O; SO3 Câu 3: Cặp chất nào sau đây không tác dụng với nhau A. NaOH và H2SO4 B. CaO và HCl C. H2SO4 và Na2SO3 D. CuO và NaOH Câu 4: Dãy chất nào sau đây có thể tác dụng được với dung dịch axit HCl: A. Fe2O3; Cu; Mg(OH)2 B. Fe(OH)3; SO3; MnO2 C. CuO; Fe; Al(OH)3 D. P2O5; KOH; Fe Câu 5: Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ: A. Dung dịch HCl B. SiO2 C. Dung dịch NaOH D. Các đáp án A và B Câu 6: Chất nào có thể dùng để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat A. NaCl B. BaCl2 C. BaCO3 D. Cả B và C Câu 7:Trộn dung dịch chứa 0,25mol H 2SO4 với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thì dung dịch thu được có tính chất như thế nào ? A. Làm quỳ tím hoá xanh. C. Làm Quỳ tím hoá đỏ B. Không Làm quỳ tím đổi màu D. Cả A, B, C đều sai. Câu 8: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với axit và tác dụng được với dung dịch kiềm: A. Nhôm Oxit B. Sắt(II) Oxit C. NitơđiOxit D. Lưu huỳnh điOxit II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 9: Viết các phương trình phản ứng hoàn thành chuỗi biến hóa sau? 1 2 3 4 Ba  BaO  Ba(OH)2  BaSO3  BaCl2 Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam một hỗn hợp gồm Magie và Magie oxit bằng dung dịch axit HCl 4M thì thu được 4,48 lít khí Hiđro (đo ở đktc). a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của Magie và Magie oxit trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính thể tích axit HCl tham gia phản ứng. Câu 11: Một hỗn hợp gồm Na2O và CuO. Hãy nêu phương pháp để tách riêng CuO ra khỏi hỗn hợp đó. Viết PTHH xảy ra (nếu có)
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần trắc nghiệm: (4 điểm), mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B D D C A B C A Phần tự luận 6 điểm Câu 9: (2 điểm), mỗi phương trình đúng cho 0, 5 điểm. t0 (1) 2Ba + O2  2BaO (2) BaO + H2O Ba(OH)2 (3) Ba(OH)2 + SO2 BaSO3 + H2O (4) BaSO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + SO2 Câu10: (2 điểm) a. PTHH: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) 0.25 đ 0.2mol 0.4mol 0.2mol MgO + 2HCl MgCl2 + H2O (2) 0,25đ 0.1mol 0.2mol n H2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) 0.25đ b. mMg = 0,2 .24 = 4,8 (g) 0.25đ mMgO = 8,8 – 4.8 = 4 (g) 0.25đ nMgO = 4 : 40 = 0.1 (mol) 0.25đ Từ (1) Và (2) ta có c n HCl = 0.4 + 0.2 = 0.6 (mol) 0.25đ VHCl = 0.6 : 4 = 0,15 (lit) 0.25đ Câu 11: (2 điểm) Cho vào hỗn hợp một lượng nước dư. 0,5 điểm Na2O tan trong nước, phần không tan là CuO. Đem lọc sẽ thu được CuO 0,5 điểm PTHH: Na2O + H2O 2 NaOH 0,5 điểm