Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018

doc 3 trang nhatle22 3510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_hoc_ki_i_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCD KHỐI 9 - NĂM HỌC: 2017-2018 I/ LÝ THUYẾT: 1/ Bài: Bảo vệ hòa bình: + Thế nào là hòa bình ? - Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; - Mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người; - Hạnh phúc và khát vọng của toàn nhân loại. + Thế nào là bảo vệ hòa bình ? Bảo vệ hòa bình: - Là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; - Là giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia bằng thương lượng, đàm phán. + Vì sao phải bảo vệ hòa bình ? Vì: - Xung đột vũ trang, chiến tranh vẫn còn xảy ra nhiều nơi trên thế giới; - Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại, HB sẽ mang lại cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, ấm no. - Chiến tranh sẽ gây ra mất mát , đau thương, đói nghèo, bệnh tật, li tán HS tìm hiểu thêm các hoạt động tham gia bảo vệ hòa bình của Việt nam 2/ Bài: Tình hữu nghị + Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. + Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc? Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp : - Tạo cơ hội và điệu kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. + Trách nhiệm của công dân-học sinh: - Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài. - Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống. 3/ Bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc + Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được: - Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. - Truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, chống ngoại xâm; - Truyền thống nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo;
  2. - Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật + Ý nghĩa - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc (TTTĐ) là vô cùng quý giá; - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân; - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Hs tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4/ Bài 4: Năng động, sáng tạo: + Thế nào là năng động sáng tạo? - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới. - Người năng động, sáng tạo luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí những tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt hiệu quả cao. + Vì sao phải năng động sáng tạo? Vì năng động sáng tạo - Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. - Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích nhanh chóng và tốt đẹp. - Làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. + Tính năng động sáng tạo bắt nguồn từ đâu? Muốn sáng tạo con người cần phải làm gì và có những đức tính nào ? - Năng động sáng tạo bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống, niềm đam mê trong công việc - Để năng động sáng tạo phải có những đức tính : Cần cù, chịu khó, nhẫn nại, kiên trì, mạnh dạn . + Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về phẩm chất năng động sáng tạo. - Cái khó ló cái khôn - Siêng làm thì có, siêng học thì hay. - Học một biết mười - Non cao cũng có đường rèo - Miệng nói tay là - Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. II/ Bài tập: Xem lại các bài tập liên quan đến nội dung: Tự chủ bản thân, Tôn trọng người khác, Bảo vệ hòa bình. Các vấn đề khi sử dụng mạng xã hội (Facebook; Zalo ): - Về ngôn ngữ giao tiếp trên mạng xã hội: + Văn hóa giao tiếp (Không dùng lời lẽ thô tục, chửi bậy, xúc phạm người khác hoặc chia sẻ những bài viết xúc phạm người khác ) + Chú ý việc sử dụng từ ngữ khi giao tiếp (Không làm méo mó tiếng Việt bằng những từ ngữ viết tắt, lai tiếng nước ngoài, - Về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội: + Giải quyết vấn đề khi gặp mâu thuẫn trên mạng. + Giải quyết vấn đề khi bị khiêu khích, đe dọa, bôi nhọ. + Về việc lạm dụng, sử dụng quá mức mạng xã hội,
  3. + Giải quyết vấn đề khi bị vu khống, “ném đá”, BÀI TẬP GỢI Ý: Bài 1: Bạn Nguyễn Thanh Hùng, (17 tuổi), học sinh lớp 11 một trường Trung học Phổ thông tại Sài Gòn cho biết cậu không thể sống thiếu facebook. Hùng nói: “Mỗi ngày ít nhất em phải vào mạng 4 lần. Đó là vào buổi sáng , trưa đi học về, đầu giờ chiều và ban đêm khi sắp đi ngủ”. Thói quen trên cũng là của nhiều người dùng mạng xã hội hiện nay. Không có tài khoản trên một mạng xã hội sẽ bị coi là lạc hậu, chậm tiến. a/ Em có suy nghĩ như thế nào về thói quen của bạn Hùng và nhiều người dùng mạng xã hội hiện nay. b/ Quan điểm của em khi dùng mạng xã hội như thế nào? Bài 2: Theo quan sát, người dùng mạng xã hội có những tính cách rất mâu thuẫn, trái khoáy. Rất dễ mủi lòng song cũng rất dễ nóng giận, tiêu cực. Người ta khóc với một câu chuyện cảm động, cười cùng một câu nói hài hước nhưng cũng sẵn sàng “ném đá” trước một lỗi lầm của nhân vật ấy. Viết lời ca ngợi tình cảm gia đình, mối quan hệ xã hội chan hòa tình thương, nhưng có thể ngay sau đó dùng lời lẽ vô văn hóa, thô tục với người đáng bậc cha mẹ, ông bà mình. Mới đây có thể kể đến việc cô cựu người mẫu sẵn sàng chửi mắng, xúc phạm nghệ sỹ lớn vì cho rằng bị xúc phạm Thậm chí một xung đột nhỏ nhặt trên mạng cũng khiến xảy ra án mạng ngoài đời thực rất đau lòng, là có thật, thỉnh thoảng xảy ra. a/ Em có suy nghĩ như thế nào về nhận định trên. b/ Theo em sử dụng mạng xã hội như thế nào là phù hợp? Bài 3: Mạng xã hội đã tạo nên những “anh hùng bàn phím” thiếu văn hóa facebook, thiếu nhân văn Hẳn chúng ta vẫn còn bàng hoàng về cô gái 13 tuổi ở Khánh Hòa câu like trên facebook rằng nếu được 1.000 like sẽ châm lửa đốt trường. Không ngờ số like nhanh chóng vượt mức 1.000 và cô đã đốt trường trước sự hô hào, cổ vũ của bạn bè. a/ Hiện tượng trên gọi là gì ? Quan điểm của em về hiện tượng này b/ Theo em sử dụng mạng xã hội như thế nào là đúng. Bài 4: Cã ý kiÕn cho r»ng ngoµi truyÒn thèng ®¸nh giÆc ra d©n téc ta cã truyÒn thèng g× ®¸ng tù hµo ®©u. v¶ l¹i trong thêi ®¹i më cöa vµ héi nhËp hiÖn nay, truyÒn thèng d©n téc kh«ng cßn quan träng n÷a . Em cã ®ång ý víi ý kiÕn ®ã kh«ng? V× sao? Bài 5: Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi cho đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, ròi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy , khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành với ý kiến đó không ? Vì sao? Bài 6: Giải thích câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Câu ca dao trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc.Một trong những truyền thống trên đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là truyền thống nào? Em hãy kể thêm 4 di sản văn hóa thế giới khác của Việt Nam mà em biết? ( Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Lễ Hội Gióng, Hát Xoan ,Thánh địa Mỹ Sơn, Vinh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Động Phong Nha- Kẻ Bàng, Hoàng Thành Thăng Long