Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thuận An
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thuận An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_hoc_ki_i_nam.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thuận An
- SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ KIỂM TRA I TIẾT. HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THPT THUẬN AN MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. TRẮC NGHIỆM 7 ĐIỂM Câu 1: Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép gọi là A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật.D. áp dụng pháp luật. Câu 2: Ông H xây nhà, để vật liệu ngổn ngang trên hè phố nên đã bị Thanh tra Giao thông xử phạt. Hành vi của ông H là vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. kỷ luật. D. hành chính. Câu 3: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự A. của một cộng đồng người. B. của mọi cá nhân. C. bắt buộc mọi công dân. D. bắt buộc chung. Câu 4: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng A. trong sản xuất. B. về điều kiện kinh doanh. C. trong kinh tế. D. trong việc hưởng quyền. Câu 5: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước A. xử lý nghiêm minh. B. ngăn chặn, xử lý. C. xử lý thật nặng. D. xử lý nghiêm khắc. Câu 6: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ. C. quyền và trách nhiệm. D. thực hiện pháp luật. Câu 7: Vi phạm pháp luật là hành vi A. trái đạo đức xã hội. B. trái thuần phong mĩ tục. C. trái pháp luật. D. trái nội quy của tập thể. Câu 8: Pháp luật là phương tiện để công dân A. công dân phát triển toàn diện. B. sống trong tự do dân chủ. C. quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. D. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 9: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Quyền lực,bắt buộc chung. C. Tính cưỡng chế. D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 10: Pháp luật bắt nguồn từ các mối quan hệ A. kinh tế. B. xã hội. C. chính trị. D. đạo đức. Câu 11: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. quản lý công dân. B. bảo vệ các công dân. Trang 1/3 - Mã đề thi 357
- C. bảo vệ các giai cấp. D. quản lý xã hội. Câu 12: Trên cơ sở quy định của pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong thành phố Huế đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố. B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm. C. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. D. Là công cụ quản lí đô thị hữu hiệu. Câu 13: Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Giữa pháp luật với gia đình. B. Giữa đạo đức với xã hội. C. Giữa pháp luật với đạo đức. D. Giữa gia đình với đạo đức. Câu 14: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Y ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường T đến trường H. Quyết định của Giám đốc là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 15: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là A. Nhà nước. B. Chính phủ. C. cơ quan nhà nước. D. Quốc hội. Câu 16: Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Quyền lực,bắt buộc chung. D. Tính cưỡng chế. Câu 17: Cảnh sát xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng trước pháp luật. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng khi tham gia giao thông. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 18: Hai công ty X và Y đều kê khai không đúng và đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với hai công ty X và Y là biểu hiện bình đẳng A. về trách nhiệm pháp lí. B. về kê khai thuế. C. về quyền và nghĩa vụ. D. về nghĩa vụ nộp thuế. Câu 19: Việc cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, làm những gì pháp luật quy định phải làm gọi là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 20: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có ., không thể tồn tại và phát triển được. A. sức mạnh, quyền lực B. dân chủ, hạnh phúc C. trật tự, ổn định D. hòa bình, dân chủ Câu 21: Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. A. đạo đức B. văn hoá C. khoa học D. giáo dục Câu 22: “ Luật Giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ” là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính nhân dân. C. Quyền lực,bắt buộc chung. D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 23: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc A. thực hiện công tác xã hội. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện công việc chung. D. thỏa mãn nhu cầu riêng. Trang 2/3 - Mã đề thi 357
- Câu 24: Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp, làm thất thu lớn cho nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa án đã xử phạt và nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò A. là công cụ phát triển kinh tế- xã hội. B. là phương tiện để nhà nước thu thuế của người vi phạm. C. là công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm. D. là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Câu 25: Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì A. Pháp luật là ý chí của một giai cấp nhất định. B. pháp luật là những quy định mang tính bắt buộc. C. pháp luật khi ban hành bắt buộc phải thực hiện. D. pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Câu 26: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và trách nhiệm. B. thực hiện pháp luật. C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 27: Thực hiện pháp luật là hành vi A. dân chủ trong xã hội. B. tự nguyện của mọi người. C. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. D. thiện chí của cá nhân, tổ chức. Câu 28: Pháp luật nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của A. nhân dân lao động. B. giai cấp công nhân. C. giai cấp cầm quyền D. giai cấp vô sản. II. TỰ LUẬN 3 ĐIỂM Anh H 22 tuổi vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại di động nên đâm vào xe máy của chị L làm chị L bị ngã trầy xước nhẹ, xe máy của chị L bị hư hỏng nhiều chỗ. 1. Hỏi hành vi của H thuộc loại vi phạm pháp luật nào? H phải chịu trách nhiệm pháp lí gì? ( 1 điểm) 2. Phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật của anh H? Hậu quả mà anh H phải gánh chịu trong trường hợp trên là gì? ( 2 điểm) HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 357