Đề khảo sát môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Hồng Phương

doc 3 trang nhatle22 4110
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019_2020_truong_ti.doc

Nội dung text: Đề khảo sát môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Hồng Phương

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT HẾT TUẦN 9 – NĂM 2019 TRƯỜNG T.H HỒNG PHƯƠNG Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Thời gian: 35 phút PHẦN I. Trắc nghiệm. Đọc đoạn văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Kì diệu rừng xanh Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí. Theo Nguyễn Phan Hách 1. Những cây nấm rừng to bằng gì? (0,5 đ) A. Một lâu đài. B. Người khổng lồ. C. Cái ấm tích. D. Cái cung điện. 2. Rừng rào rào chuyển động vì đâu? (0,5 đ) A. Vì hoạt động của các con vật. B. Vì người đi lại. C. Vì hoạt động của những người tí hon. D. Vì có gió to. 3. Cụm từ “giang sơn vàng rợi” gợi cho em suy nghĩ gì? (0,5 đ) A. Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. B. Có sự phối hợp của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn. C. Màu vàng ngời sáng, rực rỡ rất đẹp mắt. D. Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra. 4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (0,5 đ) A. lúp xúp, sặc sỡ, đỉnh đầu, rào rào, gọn ghẽ. B. lúp xúp, sặc sỡ, chồn sóc, rào rào, gọn ghẽ. C. lúp xúp, sặc sỡ, khổng lồ, rào rào, gọn ghẽ. D. lúp xúp, sặc sỡ, xanh xanh, rào rào, gọn ghẽ. 5. Từ “ăn” trong câu: “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non” mang nghĩa gì? (0,5đ) A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển. C. Nghĩa bóng. D. Nghĩa đen. 6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” (trong câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)? (0,5đ) A. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót. B. Gọi, la, hét, mắng, nhại. C. Gọi, la, hét, hót, gào. PHẦN II. Tự luận 1. Điền từ trái nghĩa với mỗi từ in đậm để hoàn chỉnh các câu tực ngữ, thành ngữ sau. (1đ)
  2. - Trước lạ sau - Giấu đầu hở - Thức khuya dậy - Áo khéo vá hơn lành may 2. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, chăm chỉ (1 đ) 3. Đặt câu có từ “vạt” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ) 4. Xác định thành phần câu và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu sau: (1 đ) Trong rừng, đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. 5. Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp (cánh đồng lúa, con đường làng, dòng sông, đêm trăng ). Em hãy 1 đoạn văn từ 12-15 câu tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất. (3đ)
  3. ĐÁP ÁN PHẦN I. Trắc nghiệm. (3đ) Đọc đoạn văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1. (0,5 đ) C. Cái ấm tích. 2. (0,5 đ) B. Vì người đi lại. 3. (0,5 đ) B. Có sự phối hợp của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn. 4. (0,5 đ) D. lúp xúp, sặc sỡ, xanh xanh, rào rào, gọn ghẽ. 5. (0,5đ) A. Nghĩa gốc. 6. (0,5đ) C. Gọi, la, hét, hót, gào. PHẦN II. Tự luận (7đ) 1. Điền từ trái nghĩa với mỗi từ in đậm để hoàn chỉnh các câu tực ngữ, thành ngữ sau. (1đ) - Trước lạ sau quen - Giấu đầu hở đuôi - Thức khuya dậy sớm. - Áo rách khéo vá hơn lành vụng may 2. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, chăm chỉ (1đ) Mỗi từ đúng 0,25đ * Từ đồng nghĩa: Thật thà - trung thực (thẳng thắn, thật, ) Chăm chỉ - siêng năng (cần cù, chụi khó, chăm . * Từ trái nghĩa: Thật thà - dối trá (gian, gian dối, ) Chăm chỉ - lười (lười nhác, lười biếng .) 3. Đặt câu có từ “vạt” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ) VD: - Chú em cầm dao vạt nhọn cây tre. - Vạt áo bay thướt tha. 4. Xác định thành phần câu và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu sau: 1đ Trong rừng, đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. TN CN VN - Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu. 5. Câu mở đoạn: 0,25 đ Nội dung chính 2,5đ: Tả đúng theo yêu cầu của đề bài. Câu văn dùng từ chính xác, có hình ảnh, có cảm xúc, không sai ngữ pháp, chữ viết không mắc lỗi chính tả, rõ ràng, sạch sẽ. (2,5 điểm) Câu kết luận: 0,25 điểm. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: (3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5)