Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đông Lô

doc 8 trang nhatle22 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đông Lô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đông Lô

  1. TRƯỜNG THCS ĐÔNG LỖ ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 150 phút Ngày khảo sát: 17/3/2018 Câu 1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì? Tại sao nước tiểu được hình thành liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định? Câu 2 a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất? Câu 3 Khi vận động nhiều , một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau : - Nhịp thở nhanh hơn . - Ra mồ hôi nhiều và khát nước. - Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc . Hãy giải thích các hiện tượng trên ? Câu 4 1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân? 2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B) Câu 5 Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? Câu 6 a/ Em hiểu như thế nào về chứng xơ vữa động mạch? b/ Khi đội kèn của xã tập luyện, cu Tít mang mơ ra ăn thì bị bố mắng vì đội kèn không thể tập được. Điều đó có đúng không? Vì sao. C©u 7 a. Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại D: Động mạch lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung hệ E. Mao mạch mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu F: Tĩnh mạch diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao? b. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác thuộc lớp thú? C©u 8 . Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao? C©u 9. Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước. a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn? b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm? c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao?
  2. d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người? C©u 10 a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi 1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức 2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên. .HẾT
  3. ĐÁP ÁN Câu 7. (2 điểm) Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 D: Động mạch đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung E. Mao mạch F: Tĩnh mạch hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao? Phần Nội dung trình bày Điểm - Đồ thị A: Huyết áp - HuyÕt ¸p hao hôt suèt chiÒu dµi hÖ m¹ch nghÜa lµ gi¶m dÇn tõ ĐM MM TM. - Đồ thị B: Đường kính chung - §êng kÝnh c¸c MM lµ hÑp nhÊt, nhng sè lîng MM rÊt nhiÒu ph©n nh¸nh ®Õn tËn c¸c tÕ bµo v× thÕ ®êng kÝnh chung cña MM lµ lín nh©t. - Đồ thị C: Vận tốc máu - VËn tèc m¸u gi¶m dÇn tõ ĐM MM, sau ®ã l¹i t¨ng dÇn trong TM. Câu 6. (2 điểm) a/ Em hiểu như thế nào về chứng xơ vữa động mạch? b/ Khi đội kèn của xã tập luyện, cu Tít mang mơ ra ăn thì bị bố mắng vì đội kèn không thể tập được. Điều đó có đúng không? Vì sao. a/ Chứng xơ vữa động mạch: - Nguyên nhân: do chế độ ăn uống nhiều cholesterol, ít vận động 0.25 cơ bắp - Biểu hiện của bệnh: Nếu xơ vữ động mạch não có thể gây đột 0.25 quỵ; xơ vữa động mạch vành sẽ gây đau tim. Ngoài ra, còn có thể gây xuất huyết dạ dày, xuất huyết não . . . - Cơ chế gây bệnh: cholesterol ngấm vào thành mạch kèm theo 6 0.5 sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước , xơ cứng và vữa ra. - Tác hại: động mạch xơ vữa kéo theo sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ vỡ và hình thành cục máu đông gây 0.5 tắc mạch, hoặc gây nên các tai biến như đau tim, đột quỵ, xuất huyết các nọi quan . . . cuối cùng có thể gây chết. b/ Đúng vì cu Tít mang mơ ra ăn thì những người trong đội kèn 0.5 nhìn thấy sẽ tiết nhiều nước bọt theo phản xạ có điều kiện nên không thổi kèn được Câu 5. (2 điểm). Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? * Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? - TĐC ở cấp độ cơ thể là trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp và bài
  4. tiết với môi trờng ngoài, có thể lấy . thải . 0,5đ - TĐC ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong máu cung cấp tế bào, thải mỡ máu 0,5đ * Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? - TĐC ở cơ thể cung cấp dinh dưỡng, O2 tế bào, nhận từ tế bào các 0,5đ sản phẩm bài tiết, CO2 thải ra môi trường. - TĐC ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ quan 0,5đ Câu 8 ( 2 điểm) Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao? - Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn 0,5đ dịch với bệnh lao. Đó là miễn dịch nhân tạo thụ động Vì: khi tiêm là đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn lao nhưng đã được làm yếu không có khả năng 0,5đ gây hại. Nó kích thích cho tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể ,kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễm dịch với bệnh lao . - Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn 0,5đ dịch với bệnh sởi .Đó là loại miễn dịch tập nhiễm. Vì: vi khuẩn gây bệnh sởi khi vào cơ thể đã tiết ra độc tố . Độc tố là kháng nguyên kích thích tế 0,5đ bào bạch cầu sản xuất kháng thể chống lại. Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể đó có sẵn trong máu giúp cơ thể miển dịch với bệnh sởi. Câu 3 (2,0 điểm). Khi vận động nhiều , một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau : - Nhịp thở nhanh hơn . - Ra mồ hôi nhiều và khát nước. - Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc . Hãy giải thích các hiện tượng trên ? - Do vận động nhiều , cơ thể cần nhiều năng lượng nên tăng cường sự chuyển hóa tăng nhu cầu O2 và thải CO2 Tăng nhịp thở gây thở nhanh - Vận động nhiều , cơ co liên tục , sinh nhiều nhiệt tiết mồ hôi để tỏa bớt nhiệt , làm cơ thể mất nước nhiều dẫn đến khát nước
  5. - Cười đùa trong khi uống nước , sụn thanh thiệt nâng lên , khí quản mở làm nước chui vào khí quản nên gây sặc nước . Câu 1 (2,0) Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì? Tại sao nước tiểu được hình thành liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định? Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận: - Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra 0,5 lực đẩy nước và các chất hũa tan cú kớch thước nhỏ qua lỗ lộc (30 - 40 A0) trên vách mao mạch và nang cầu thận, các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không 0,5 qua lỗ lọc. Kết quả tạo thành nước tiểu đầu trong nang cầu thận. - Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết ( các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- ) ; quá trình bài tiết tiếp cỏc chất độc và các chất không cần thiết khác ( Axit uric, 0,25 5 creatin, các chất thuốc, ion H+, K+ ). Kết quả tạo nên 0,25 nước tiểu chính thức > Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ dồn xướng bóng đái, theo ống đái ra ngoài Thực chất sự tạo thành nước tiểu là sự lọc máu 0,25 Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định: 0,25 Có sự khác nhau đó là do: - Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục - Nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200 ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vùng bóng đái mở ra phối hợp với sự co của cơ bụng giúp thải nước tiểu ra Câu 9 (2,0 điểm). Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước. a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn? b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm? c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao? d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người? + Hô hấp 0,25
  6. tăng 0,25 a + Tiết mồ 0,25 9 hôi + Lượng nước tiểu giảm 0,25 + Cơ thể chống nóng bằng bài tiết mồ hôi, thoát hơi nước qua hô hấp để thoát nhiệt nên cơ thể mất nhiều nước vì vậy chóng khát . b + Ăn mặn làm cho lượng muối trong cơ thể tăng dần dẫn đến nhu cầu uống nước nhiều đề loại bớt muối ra khỏi cơ 0,25 thể 0,25 + Lượng nước tiểu sẽ tăng + Huyết áp 0,25 c cao + Ăn mặn làm nồng độ Na+ trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch 0,25 máu hút nước tăng huyết áp→gây bệnh huyết áp cao d + Hình thành (thành lập) và ức chế phản xạ có điều 0,25 kiện 0,25 + Ý nghĩa: Cơ sở hình thành thói quen, tập quán tốt và nếp sống có văn hóa Câu 10. a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi 1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức 2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường 1. Bệnh nhân có nhóm máu B. Vì huyết thanh của bệnh nhân không làm ngưng kết máu của người nữ chứng tỏ nhóm máu B hồng cầu chỉ có kháng nguyên B, huyết tương không có kháng thể ß, chỉ có kháng thể α. 2. Kí hiệu V: Thể tích khí Gọi V lưu thông là X ml => V khí hít vào bình thường là 7X ml a. V khí thở ra gắng sức = V hít vào sâu - V dung tích sống. V (thở ra gắng sức) = 5200 - 3800 = 1400 (ml) b. V hít vào thường = V lưu thông + V thở ra thường (1) V thở ra thường = V thở ra sâu + V dự trữ = 1400 + 1600 = 3000 ml Thay vào (1) ta có: 7X = X + 3000 = > 6 X = 3000 ml X = 500 ml V khí hít vào thường là: 7 x 500 = 3500 ml V (thở ra gắng sức) = 1400 ml V (hit vào thường) = 3500 ml
  7. b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên. - Số chu kì tim trong một phút: + Lượng máu mà tâm thất trái co và đẩy đi trong một phút là: 7560 : (24. 60) = 5,25 lít. + Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25. 1000) : 70 = 75 (lần) + Vậy số chu kì tim trong một phút là : 75 lần. - Thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kỳ tim: + Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là : (60 : 75) = 0,8 (s). + Thời gian của pha dãn chung là : (0,8 : 2) = 0,4 (s) + Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây thời gian pha thất co là 3x . + Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 x = 0,1 (s). + Vậy trong một chu kì co dãn của tim: Thời gian của pha nhĩ co là 0,1s; pha thất co là 0,1 . 3 = 0,3s. (HD: HS có thể trình bày theo cách khác, nếu hợp lý và cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 4 (2.0 điểm): 1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân? 2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B) - Vẽ sơ đồ truyền máu A Â O AB O B AB B - Các biện pháp đảm bảo an toàn khi truyền máu + Phải đảm bảo nguyên tắc truyền máu xem hồng cầu người cho có bị huyết tương người nhận gây ngưng kết hay không + Phải xét nghiệm máu của người nhận và người cho trước khi truyền máu để xác định nhóm máu rồi từ đó lựa chọn nhóm máu thích hợp tránh hiện tượng ngưng máu gây tử vong + Phải xét nghiệm máu để kiểm tra máu người cho xem có nhiễm HIV/AIDS hoặc có chứa các mầm bệnh nguy hiểm không - Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba(nhóm máu B) Huyết tương bệnh nhân có kháng thể ß (1) - Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam(nhóm máu A) Huyết tương bệnh nhân không có kháng thể α (2)
  8. - Từ (1) và (2) Bệnh nhân có nhóm máu A Câu 2 (2 điểm): a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống: - Thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. a - Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. - Chức năng của tiểu não: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. b - Giải thích: Người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi là vì rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xi náp giữa các tế bào liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng. c - Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất vì tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể