Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm họ 2020-2021

pdf 33 trang nhatle22 16924
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm họ 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho_2020_2021.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm họ 2020-2021

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian 120 phút Câu 1 (8 điểm) Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau: “Gió may thổi bờ tre xao xác Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay” (Trích Sang thu – Anh Thơ) Câu 2 (12 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Đó là sự hòa hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 1
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 I. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp các kĩ năng để làm một bài văn cảm thụ. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, phát hiện được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. I. Yêu cầu cụ thể: 8,0 điểm 1. Về hình thức trình bày: 1,0 điểm - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Về nội dung trình bày: 6,0 điểm Hs có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: Cảm nhận được bức tranh mùa thu đẹp, yên ả, thanh bình. 3,0 điểm - Mùa thu bắt đầu với gió heo may - Những biến chuyển của thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu được cảm nhận qua các hình ảnh: bờ tre buồn, ao bèo tàn lụi, hoa mướp rụng, chuồn chuồn nhớ nắng Nghệ thuật nhân hóa: bờ tre buồn, chuồn chuồn ngẩn ngơ 2,0 điểm - Sử dụng nhiều từ láy: xao xác, rải rác, ngẩn ngơ - Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc Qua đó, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tình yêu thiên nhiên 1,0 điểm và nỗi buồn man mác của nhà thơ 3.Sáng tạo 1,0 điểm - Có cách diễn đạt hay, sáng tạo, giàu cảm xúc - Có những phát hiện, liên tưởng mới mẻ, phù hợp Câu 2 A. Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết một bài văn nghị luận chứng minh có bố cục đầy đủ; luận điểm rõ ràng; luận cứ xác thực; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy. - Trình bày sạch đẹp, có tư chất văn chương. B. Yêu cầu cụ thể: 12,0 điểm I. Về nội dung: Hs xác định đúng vấn đề và phạm vi nghị luận, có 2
  3. thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề nghị luận: Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Đó là sự hòa hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ. 2. Thân bài 1,0 điểm a,Giải thích: -Tâm hồn nghệ sĩ: tâm hồn con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên - Cốt cách chiến sĩ: Lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. - - - > Hai bài thơ cho thấy sự hòa hợp, thống nhất giữa tâm hồn người nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ trong con người Bác. b, Chứng minh 3,5 điểm Luận điểm 1: vẻ đẹp tâm hồn người nghệ sĩ. - Bài Cảnh khuya + Là những rung cảm về âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại, so sánh tiếng suối – tiếng hát + Đêm trăng rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo. Điệp ngữ “lồng” tạo bức tranh đẹp - Bài Rằm tháng giêng: Vầng trăng vằng vặc soi tỏ khắp không gian Điệp ngữ ‘xuân” làm nổi bật cảnh đêm trăng Việt Bắc (Hs lấy dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm) === > Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, là sự rung cảm tinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ 3,5 điểm - Thể hiện ở lòng yêu nước của Bác: + Là sự băn khoăn, trăn trở cho vận mệnh đất nước,(Điệp ngữ chưa ngủ ) + Hình ảnh người chiến sĩ luận bàn việc quân - Thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung + Cả hai bài thơ đều ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến 3
  4. chống thục dân Pháp - Thời kì cách mạng đầy khó khăn, gian khổ nhưng vượt lên hoàn cảnh đó, Người vẫn hướng lòng mình, rung động trước dêm trăng đẹp + Niềm lạc quan thể hiện ở hình ảnh con thuyền phơi phới trên dòng sông chở đầy ánh trăng. Đó là hình ảnh ẩn dụ thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. === > Hình ảnh người chiến sĩ đã trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên c,Đánh giá: 1,0 điểm - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; ngôn ngữ giản dị, hàm súc, hình ảnh thơ gần gũi mà giàu ý nghĩa - Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. 3. Kết bài 0,5 điểm - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. - Nêu cảm nghĩ của bản thân II. Về hình thức trình bày 1,0 điểm - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ 3 phần Mở bài – Thân bài – Kết bài - Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, lời văn trong sáng, chính xác. III. Sáng tạo 1,0 điểm - Có cách diễn đạt hay, sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc. - Có những phát hiện mới mẻ, thể hiện được năng lực cảm thụ văn chương Lưu ý - Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện. - Điểm cho trên phương diện toàn bài.Trân trọng sự sáng tạo của học sinh Hết 4
  5. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2020- 2021 Thời gian làm bài: 150 phút. I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Phần kết văn bản Ca Huế Trên Sông Hương ( Ngữ văn 7, tập 2), tác giả Hà Ánh Minh viết: “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt, du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như: nam ai,nam bình, quả phụ, nam xuân,tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc âm hưởng điệu Bắc, phong cách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền gái lịch. Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng Chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại”. Câu 1: (1 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: “Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng Chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc”. Câu 3: (2 điểm) Em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên? Câu 4: (1,5 điểm) Những làn điệu dân ca như: Dân ca Quan Họ, hát xoan, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo em, Vì sao các làn điệu dân ca ấy lại được tôn vinh? II. Tập làm văn: Câu 1: (4 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của nụ cười được gợi ra từ câu chuyện sau đây: Khi người ta gửi đi một nụ cười. Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh mơ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi sau bữa trưa anh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên về món tiền to quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua vé số. Và trúng số. Ngày hôm sau, chị đi nhận giải và cho người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối, anh ta trở về căn phòng tối tăm của mình. Trên đường về anh ta thấy một chú chó con đang rét run lập cập, anh mang nó về để sưởi ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến lần. Đêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa sóng siết. Chú chó sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà vậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi 1 căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người. Tất cả là nhờ một nụ cười. (Nguồn internet) Câu 2: (10 điểm) Lời nhắn nhủ của người cha gửi cho En- ri-cô trong văn bản Mẹ tôi (Ét- môn-đô đơ A-mi- xi) và tình anh em của Thành và thủy dành cho nhau trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh hoài). Em hãy phát biểu cảm nghĩ về tình cảm gia đình. 5
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2020- 2021 Câu Nội dung cần đạt Điểm Phần I Đọc hiểu văn bản 6,0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 1,0 Câu 2 Biện pháp tu từ ẩn dụ: trong khoang thuyền vấn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Đây 0,5 là một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - Tác dụng: Khiến lời văn trở nên sinh động, giàu sức gợi, làm nổi bật không gian ca Huế trên sông Hương, con thuyền với lời ca tiếng nhạc được như không 1,0 dứt, vẫn đắm say lòng người như bỏ quên thời gian “đêm đã về khuya” thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả. Câu 3 Học sinh cảm nhận được: 2,0 - Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc anh lịch tao nhã. - Mỗi làn điệu ca Huế gợi cho người nghe cảm xúc riêng, tâm trạng riêng. - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, Thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người. - Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những bẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu - Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó. Học sinh trả lời được 4 ý: 2 điểm Học sinh trả lời được 3 ý: 1,5 điểm Học sinh trả lời được 2 ý: 1 điểm Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm Câu 4 Học sinh có thể lý giải bằng các ý sau: 1,5 - Các làn điệu dân ca mang điệu hồn dân tộc, lay động lòng người, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống vì khiến tâm hồn con người thêm phong phú, lắng đọng, thanh thoát giữa bộn bề cuộc sống. - Mang giá trị văn hóa truyền thống. - Thể hiện sự trân trọng, mong muốn giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Phần 2 Tập làm văn 14,0 Câu 1 * Kỹ năng: - Hình thức: Đảm bảo thể thức của đoạn văn 0,5 - Xác định đúng vấn đề nghị luận, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả. 0,5 * Nội dung: - Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. - Tóm tắt lại được nội dung câu chuyện 0,25 - Giải thích: tiếng cười là trạng thái cảm xúc vui mừng, sảng khoái của con 0,25 người trước đời sống và trong mối quan hệ giữa con người với nhau. 0,25 - Ý nghĩa của tiếng cười trong câu chuyện: + Nụ cười mang lại nhiều cảm xúc khác nhau: niềm vui, phấn chấn, may mắn, sẻ chia, cứu giúp, no ấm và thành công, sáng tạo. + Nụ cười có sức mạnh kỳ diệu mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người: 0,5 tiếng cười tạo niềm vui nhân đôi, giúp con người thắt chặt tình cảm và động viên khích lệ. 0,5 6
  7. + Nụ cười người giúp ta sống lạc quan yêu đời + Dẫn chứng - Thông điệp: 0,25 + Câu chuyện là một thông điệp quý giúp chúng ta nhìn nhận khía cạnh khác 0,25 nhau của tiếng cười đó là sức mạnh kỳ diệu của nó. + Tiếng cười chỉ phát huy sức mạnh khi xuất phát từ tình cảm chân thành và 0,25 phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh. Người thiếu tinh thần lạc quan, nhìn đời bằng cái bi quan sẽ không thấy hết sự kỳ diệu của tiếng cười. 0,25 + Nhắc nhở mọi người hãy sống lạc quan, yêu đời đem niềm vui chia sẻ tiếng cười cho mọi người xung quanh. Cách cho điểm: - Từ 3 đến 4 điểm: hiểu vấn đề, lập luận chặt chẽ, thuyết phục bằng lí lẽ và 0,25 dẫn chứng, diễn đạt có giọng điệu. - Từ 2 đến 2,75 điểm: hiểu vấn đề biết lập luận nhưng độ thuyết phục chưa cao, còn mắc một số về lỗi về diễn đạt, chính tả - Từ 1 đến 1,75 điểm: hiểu vấn đề nhưng chưa biết lập luận, thiếu nhiều dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Từ 0,25 đến 0,75 điểm: có ý hiểu vấn đề nhưng bài viết còn sơ sài, không có dẫn chứng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt lỗi chính tả - Điểm 0: không làm bài. Câu 2 1. Về kỹ năng: 1,0 - Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả. - Vận dụng linh hoạt kỹ năng làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học và đời sống - Bài văn có cảm xúc, trình bày trong sáng, lôi cuốn và có sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt. 2. Về kiến thức: a. Mở bài: 0,5 Giới thiệu những cảm xúc, tình cảm về tình cảm gia đình qua việc đọc các văn bản mẹ tôi ( Ét- môn-đô đơ A-mi-xi), cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài). b. Thân bài: Học sinh bộc lộ những cảm xúc, tình cảm về tình cảm gia đình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hướng đến các cảm xúc sau: Niềm hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, anh em: 4,5 - Tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con; con tình cảm trách nhiệm và sự dạy bảo ân cần của cha. (Chú ý các chi tiết biểu hiện những tình cảm trên trong văn bản Mẹ tôi): + Kỉ niệm về mẹ: Một lần En- ri-cô bị ốm. lúc đó mẹ đã thức suốt đêm, quần quại, khóc vì lo sợ sẽ mất con. + Lời khẳng định của bố: Người mẹ ấy còn sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau khổ, có thể đi ăn xin, thậm chí hi sinh tính mạng vì con. + Tình huống giả định: nỗi buồn thấm nhất trong cuộc đời này là mất mẹ. + Vì yêu thương con nên bố đã nghiêm khắc, dày công rèn rũa, giáo dục con với mong muốn con nên người, sống có đạo đức. + Chỉ một lỗi nhỏ của En- ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo khiến người bố vô cùng đau đớn và tức giận + Bằng tình yêu thương, sự quan tâm của mình đối với con, trong lời tâm sự, 7
  8. người bố đã nghiêm khắc chỉ rõ lỗi lầm của con. + Yêu thương con, người bố giáo dục con đầy nghiêm khắc nhưng cũng rất tế nhị. - Cảm xúc trước sự quan tâm, yêu thương, nhường nhịn của hai anh em. (Chú ý những chi tiết thể hiện tình cảm của Thành và Thủy dành cho nhau qua văn bản cuộc chia tay của những con búp bê) + Tình cảm anh em của hai đứa trẻ trong đêm trước ngày chia tay. + Không chỉ vậy tình cảm anh em còn được thể hiện qua kỷ niệm đầy cảm động giữa hai anh em lúc gia đình còn yên ấm. + Tình cảm anh anh em càng được bộc lộ rõ nét hơn qua sự việc chia đồ chơi, chia búp bê vô cùng xúc động. +Tình anh em còn được thể hiện qua nỗi lòng của Thành khi chứng kiến cuộc chia tay đầy đau đớn của em ở lớp học + Lời dặn dò của Thủy trước lúc lên xe và Thành “mếu máo đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo bóng em” đã làm cho người đọc không sao cầm nổi nước mắt. => Tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được bộc lộ rõ nét hơn trong hoàn cảnh đặc biệt. * Bộc lộ niềm thương cảm cho cảnh chia ly anh em phải xa cách ( như Thành và Thủy trong cuộc chia tay của những con búp bê) + Thành, Thủy đau đớn khi mẹ yêu cầu chia đồ chơi + Nỗi đau đớn của hai anh em khi chia tay 2,0 * Liên hệ mở rộng: + Thật đáng xấu hổ cho những ai chà đạp lên những tình cảm thiêng liêng đó đó. 1,5 + Biết ơn, trân trọng, nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã dành cho mình. + Tổ ấm gia đình là quý giá và quan trọng, mọi người hãy cố gắng giữ gìn, bảo vệ,không nên vì bất cứ lý do nào mà làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. c. Kết bài: Khẳng định cảm xúcvề những tình cảm gia đình gợi lên từ hai văn bản. Liên hệ bản thân. Cách cho điểm: - Từ 8 đến 10 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, kiến thức phong phú, hành 0,5 văn trong sáng, lưu loát, văn phong giàu cảm xúc, bài viết có sáng tạo. - Từ 6 đến 7,75 điểm: đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên nhưng một số ý còn chưa sâu sắc, còn một số sai sót về diễn đạt. - Từ 4 đến 5,75 điểm: đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên nhưng một số ý sơ sài, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. - Từ 2 đến 3,75 điểm: đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề văn, văn nghèo cảm xúc, mắc nhiều lỗi về diễn đạt chính tả. - Từ 0,25 đến dưới 1,75: không hiểu đề hoặc bài viết có ý nhưng sơ lược chưa làm nổi bật vấn đề, mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt. Điểm 0: Không làm bài. 8
  9. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn Ngữ Văn lớp 7 - NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh trường THCS đại trà) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: A! cuộc sống thật là đáng sống Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người Chỉ là một. Nên cũng là vô số. (Một nhành xuân – Tố Hữu). Câu 2: (6,0 điểm) Câu 2:(6,0 điểm) Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Bằng một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 dòng) em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về câu nói trên qua một trong số bài ca dao được học trong Ngữ văn 7. Câu 3: (10,0 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn người nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 9
  10. PHÒNG GD&ĐT BÌNH LỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI HUYỆN Môn NGỮ VĂN 7 Năm học: 2020 - 2021 (Thời gian làm bài 120 phút) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hãy sống mỗi ngày như bông hoa hướng dương Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là hướng dương. Hoa hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mình hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của làn gió và sự dịu dàng của mây; mặc cho những tia nắng chói chang nóng rát chiếu vào hoa vẫn vàng tươi và tràn đầy sức sống. Hoa hướng dương được tượng trưng cho sự tích cực, vươn lên luôn hướng ra ánh sáng. Chính vì thế mà hoa hướng dương luôn mang màu vàng ấm áp thắp sáng những nơi tối tăm cho cuộc sống thêm tươi mới và đầy sức sống. Hãy luôn nhìn vào điểm tích cực của cuộc sống, giống như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chứ không phải những đám mây đen. Trong cuộc sống rồi ai cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn, mệt mỏi nhưng bạn hãy nhớ rằng có khó khăn, nghịch cảnh luôn luôn tồn tại trong cuộc sống này để thử thách bản lĩnh, nghị lực và ý chí của mỗi chúng ta. Nên hãy luôn hướng về những điều tốt đẹp như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời nhé! (Nguồn Internet) Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2(1,0 điểm): Hãy luôn nhìn vào điểm tích cực của cuộc sống, giống như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chứ không phải những đám mây đen. Câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu ấy? Câu 3(1,5 điểm): Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn văn thứ nhất của ngữ liệu trên. Câu 4 (1,0 điểm): Qua hình ảnh hoa hướng dương, tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì? II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1(6,0 điểm): “Sống là cho đâu phải nhận riêng mình”. Em hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của mình về lẽ sống cao đẹp ấy. Câu 2(10,0 điểm): “Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó ” Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Giám thị số 01 Giám thị số 02 10
  11. PHÒNG GD VÀ ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7 THÀNH PHỐ CHÍ LINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) Câu 1(4.0 điểm). Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Từ lời ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi người. Câu 2 (6,0 điểm). Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng: Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp) Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Hết 11
  12. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HUYỆN CHƯƠNG MĨ HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ng ĐỀ CHÍNH THỨC ữ văn Đề thi gồm 01 trang Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao chép đề) ĐỀ BÀI Câu 1 (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Những bức tranh là cuộc sống, với muôn vàn sắc màu, cung bậc vui buồn. Tôi khám phá ra một điều rằng, không gì thể hiện một cách biểu trưng mọi khía cạnh đa dạng của cuộc sống con người bằng màu sắc. Khi bắt đầu phác cọ, chắc hẳn bạn đã thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật do bạn tạo nên. Thế giới này sẽ thay đổi khi bạn cầm lấy cọ vẽ.” (Theo Thất Hà, Những sắc màu cuộc sống, nguồn Internet) Theo tác giả, “Những bức tranh là cuộc sống, với muôn vàn sắc màu”. Từ đoạn văn trên và bằng những cảm nhận cuộc sống, em hãy viết đoạn văn biểu cảm khoảng 10 câu với chủ đề: Sắc màu tôi yêu! Câu 2 (14 điểm) Trong văn bản “Lòng yêu nước” (SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam), Nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”. Ta cũng bắt gặp suy tư đó trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gọi về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật cháu bên bà nơi quê nhà thân thuộc. Và tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sấu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn ý chí của người cháu. Bằng hiểu biết về bài thơ “Tiếng gà trưa”, em hãy làm sáng tỏ nội dung trên./. ) Hết - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 12
  13. UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN KÌ THI OLYMPIC CÁC MÔN VĂN HÓA PHÒNG GD&ĐT LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN Môn: Văn - lớp 7 Đề chính thức Ngày thi: 26/04/2021 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1.(4,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: "Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng " ("Người đi tìm hình của nước" - Chế Lan Viên) a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b) Cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 2.(4,0 điểm) Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”, em hãy viết đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng làm rõ cuộc đời chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Câu 3.(12,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Hết 13
  14. PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI KÌ THI HỌC SINH GIỎI 6,7,8 NĂM HỌC 2020-2021 Họ và tên HS: MÔN: NGỮ VĂN 7 SBD: Thời gian: 120 phút (không kể giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Ánh Minh viết: “Nghe gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại ” Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn trích bằng một bài văn ngắn. Câu 2 (6,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp một tâm hồn con người” Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6(2010-2021)=180k 200 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2021)=230k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2021)=220k 210 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2021)=240k file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Hết . 14
  15. PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) Câu 1.(8.0 điểm) Đọc kĩ những câu thơ sau và trả lời câu hỏi: ”Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già. Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dưới cát vùi song dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.” (Trích “Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945-1985 NXB Giáo Dục, 1985, trang 218) 1. Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần trích trên. 2. Xác định nội dung và phương thức biểu đạt của hai khổ thơ đó. Dùng phương thức em đã xác định để viết một đoạn văn(khoảng 8 câu) về Tiếng Việt thân yêu Câu 2.(12,0 điểm) Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, ông Hoài Thanh nhận định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rông rãi đến trăm nghìn lần.” 1. Em chỉ ra một cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong câu văn được trích. 2. Tại sao nói văn chương “luyện những tình cảm sẵn có”? Qua văn bản “Bạn đến chơi nhà” của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ nội dung đó. ___Hết___ Học sinh không sử dụng tài liệu. Giảm thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: 15
  16. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC THÁNG 4 TPHCM CẤP THCS THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Thời gian: chiếc lá đấy thôi Từ xanh thắm đến vàng phơi lối về Thời gian là một ngọn tre Từ măng non đến ngày khoe chạm trời Thời gian là một nụ cười Nở ra từ tiếng khóc hồi bi bô Từng giây từng phút từng giờ Trôi qua có nghĩa đừng mơ ngược về Hiểu rồi, cháu thấy dễ ghê: Thời gian trốn giữa bốn bề không gian. (Trích Thời gian trốn ở đâu?, Nguyễn Thái Dương, NXB Kim Đồng, 2015) Viết một đoạn văn (hoặc nhiều đoạn văn) khoảng 200 chữ trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về đoạn thơ trên. Câu 2 (12 điểm) Ibrahim đi học. Cô giáo giao cho cả lớp bài tập về nhà như sau: “Bạn nào trong lớp mình cũng có điểm khác biệt, và các em nên lấy làm tự hào vì điều đó. Các em đều đặc biệt và độc nhất vô nhị theo cách riêng của mình. Tối nay, mỗi em hãy liệt kê ra năm điều khiến em là chính mình chứ không phải ai khác nhé!” Khi về nhà, Ibrahim lên phòng và soi mình trong gương để xem có tìm được điểm gì khiến em trở nên đặc biệt không. Lúc mẹ vào phòng, em hỏi mẹ: “Điều gì khiến con là chính con chứ không phải ai khác ạ?”. (Vì sao màu da mọi người lại khác nhau?, T.S Emma Wađington + T.S Christopher McCurry, NXB Kim Đồng, 2019) Hãy kể tiếp câu chuyện trên theo suy nghĩ của riêng em. (Lưu ý: Học sinh có thể vận dụng phối hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận để làm câu 2) Hết . 16
  17. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI HƯNG HÀ Cấp huyện, cấp THCS, năm học 2020-2021 Môn kiểm tra: Ngữ văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề kiểm tra gồm 01 trang) PHẦN I.ĐỌC- HIỂU(8,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: “Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi ” (Trích “Xuân về”- Nguyễn Bính) Câu 1.(0,5 điểm). Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm).Tìm và nêu tác dụng biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất. Câu 4. (2,0 điểm). Nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt? Câu 5. (4,0 điểm). Viết một đoạn văn (12-15 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. file word đề-đáp án Zalo 0946095198 PHẦN II: TẬP LÀM VĂN(12,0 điểm) “Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả”. (Theo SGK Ngữ Văn 7- tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 104) Bằng những cảm nhận về bức tranh Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Họ và tên thí sinh: số báo danh: Giám thị 1: Giám thị 2: 17
  18. UBND HUYỆN KỲ SƠN ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC (Không tính thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và mẹ làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy sém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường hay không? Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh mì của cha và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học Sau đó, tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được lời của cha nói với mẹ: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên cha và hỏi có phải thực sự cha thích bánh mì cháy không? Cha khoác tay qua vai tôi và nói: - Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. Rồi ông nói tiếp: - Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Chỉ ra một phương thức biểu đạt có mặt trong đoạn văn. Câu 2. Theo người cha: “Chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững” là gì? Câu 3. Xác định từ láy trong các từ sau: vất vả, sai sót, lành mạnh, hoàn hảo. Câu 4. Đoạn văn trên gửi gắm chúng ta điều gì? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (16,0 điểm). Câu 1 (6,0 điểm): Qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”, em hãy viết bài văn ngắn nói về tình yêu thương. Câu 2 (10,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ tái hiện lại bức tranh thiên nhiên con người nơi Đèo Ngang mà đó còn là bức tranh tâm trạng đầy khắc khoải da diết của một con người tha phương nơi đất khách. Từ bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 18
  19. PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN THI: ĐỀ CHÍNH THỨC NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 12/4/2021 Thời gian làm bài 150 phút. Câu 1 (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. b. Tìm các từ láy có trong lời bài hát trên. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. d. Thông điệp tác giả gửi tới người đọc qua đoạn thơ. Câu 2 (6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Câu 3 (10.0 điểm) Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh: Giám thị 1 (Kí, ghi rõ họ tên) Giám thị 2 (Kí, ghi rõ họ tên) 19
  20. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NAM TRỰC NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 120 phút (Đề gồm 01 trang) Phần 1: Đọc hiểu văn bản (4 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: “Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không có ước mơ sẽ trôi dạt lững lè cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển, ” (Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh niên) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Câu văn nào thể hiện nội dung chính của đoạn văn? Câu 3: (1,5 điểm) Xác định biện pháp thu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: “Ước mơ giống như bánh lái của con tàu”. Câu 4: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả: “người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”? Phần 2: Tập làm văn (16 điểm) Câu 1: (6 điểm) Viết đoạn văn 12 – 15 câu nói về ước mơ của em. Câu 2: (10 điểm) Có ý kiến nhận xét rằng: “Cả hai thiên tùy bút Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương và Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, sâu nặng”. Qua hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 20
  21. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC - NĂM HỌC 2020 - 2021 NGHI XUÂN Môn thi: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (8 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Hôm ở chiến trường về Bố cho em chiến võng Võng xanh màu lá cây Dập dình như cánh sóng Em nằm trên chiếc võng Êm như tay bố nâng Đung đưa chiếc võng kể Chuyện đêm bố vượt rừng Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố Trăng treo ngoài cửa sổ Có phải trăng Trường Sơn Võng mang hơi ấm bố Ru đời em lớn khôn. (Chiếc võng của bố - Phan Thế Cải - Nguồn: Internet) 1. Cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ 2,3. 2. Từ những suy ngẫm được gợi ra trong bài thơ và bằng trải nghiệm thực tế, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 15 - 20 dòng với nhan đề: “Hơi ấm tình bố”. Câu 2: (12 điểm) “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” (M.Gorki). Hãy phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học có ý nghĩa với em như thế Hết 21
  22. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7 THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2020-2021 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm): Em đã được học bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 10 câu) với câu mở đầu là: “Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi lên một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng.” Câu 2: (4,0 điểm): Sau đây là câu kết trong văn bản Cổng trường mở ra: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. (Lý Lan - Ngữ Văn 7, Tập I, trang 7 – NXBGD Việt Nam năm 2013) Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Câu 3: (12 điểm): Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. –––––––––– Hết––––––––––– Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2 22
  23. PHÒNG GD&ĐT QUỐC OAI ĐỀ OLYMPIC NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2020- 2021 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) Họ và tên: SBD: PHẦN I (8 điểm) Một giai điệu trong lời hát giàu sức gợi: “Trưa nay qua đường phố quen, gặp những tiếng ve đầu tiên” (Kỉ niệm thành phố tuổi thơ - Hồng Đăng) Hãy ghi cảm xúc của em khi nghe âm thanh “tiếng ve đầu tiên” bằng một bài văn ngắn khoảng một trang giấy kiểm tra. PHẦN II (12 điểm) Trong văn bản “Lòng yêu nước”, nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Từ việc hiểu nội dung phát biểu trên và qua các văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam), Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn của nhận định trên. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên, chữ kí của cán bộ coi 01 Họ và tên, chữ kí của cán bộ coi 02 23
  24. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KSCL HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THANH CHƯƠNG NĂM HỌC 2020- 2021 Môn thi: Ngữ Văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: Quê hương là một tiếng ve, Lời ru của mẹ trưa hè à ơi, Dòng sông con nước đầy vơi, Quê hương là một góc trời tuổi thơ. ( ) Quê hương là cánh đồng vàng, Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều. Quê hương là dáng mẹ yêu, Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Quê hương, Nguyễn Đình Huân) Câu 1 (1.0 điểm) Phần trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc làm nổi bật nội dung, cảm xúc của đoạn thơ? Câu 4 (1,0 điểm) Đoạn thơ đã gửi đến cho em bức thông điệp gì? II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Từ đoạn thơ trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời của con người. Câu 2 (10,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài. Hết Họ và tên thí sinh SBD Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 24
  25. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH GIỎI THANH MIỆN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 120’ Câu 1. (4đ). Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Từ lời ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn về ý nghĩa cuả tình mẹ trong cuộc đời mỗi người. Câu 2. (6đ). Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng: Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp). Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. \ 25
  26. PHÒNG GD&ĐT THIỆU HÓA ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN Ngày giao lưu: 15/4/2021 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ông ra vườn nhặt nắng Tha thẩn một buổi chiều Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu. (Ra vườn nhặt nắng - Nguyễn Thế Hoàng Linh) Câu 1. (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2. (1.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Ra vườn nhặt nắng” của bài thơ? Câu 3. (2.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ? Câu 4. (2.0 điểm): Em có suy nghĩ gì về hình ảnh: “Ông không còn trí nhớ / Ông chỉ còn tình yêu”. II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. (4,0 điểm): Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo” , và những chương trình truyền hình: “Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương”, đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống”. Câu 2. (10 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ: “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan” (Ngữ văn 7- Tập 1). Họ tên học sinh: . Họ tên, chữ ký giám thị: . . 26
  27. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020-2021 Số báo danh Môn thi: Ngữ văn 7 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/4/2021 (Đề thi gồm 02 trang) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Có bão tháng bảy Của sông Kinh Thầy Có mưa tháng ba Có hương sen thơm Giọt mồ hôi sa Trong hồ nước đầy Những trưa tháng sáu Có lời mẹ hát Nước như ai nấu Ngọt bùi đắng cay Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy (Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta) Câu 1(1,0điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2(1 điểm): Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định những giá trị gì của hạt gạo làng ta? Câu 3(2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4(2 điểm): Đoạn thơ gợi cho em những bài học gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Câu 2(10,0 điểm): Nhận xét về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ___Hết___ Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . 27
  28. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TIỀN GIANG TRUNG HỌC CƠ SỞ, NĂM HỌC 2020- 2021 Môn: NGỮ VĂN ) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 26/02/2021 (Đề thi gồm 01 trang, gồm 02 câu) Câu 1: (08,0 điểm) Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến sau: “Để giàu sang, con người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả đời.”. (Vũ Khiêu- Bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội) Câu 2: (12,0 điểm) Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. (Dẫn theo Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.60) Bằng những hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: 28
  29. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 6, 7, 8 NĂM HỌC: 2020- 2021 Môn: Ngữ văn 7 (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: I. Phần đọc hiểu Câu 1. (6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. d. Em hiểu gì về nội dung của đoạn thơ? II. Phần làm văn Câu 1. (4,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2. (10.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Hết 29
  30. PHÒNG GDĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN Năm học 2020- 2021 Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (6 điểm) Như nhà văn Vũ Bằng nhận xét: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” Và mùa xuân cũng là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ. Thi sĩ Hàn Mặc Tử có viết khổ thơ sau: Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang (Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử) a. Biện pháp tu từ nào được thể hiện qua nhan đề “Mùa xuân chín”. Nêu tác dụng của phép tu từ ấy? (1 điểm) b. Viết đoạn văn (từ 8- 10 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. (5 điểm) Câu 2 (4 điểm) Cho đoạn văn bản sau: “ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra.” a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? (1 điểm) b. Em hiểu gì về những lời nói của người mẹ? (3 điểm) Câu 3 (10 điểm) “Sông núi nước Nam” là một bài thơ được coi như Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ này. Hết (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: .Số báo danh 30
  31. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1: (2.0 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Trích bài thơ Quê hương - Đỗ Trung Quân) Câu 2: (3.0 điểm) Đọc câu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào " (Theo Quà tặng cuộc sống) Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện trên. Câu 3: (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca là tiếng nói của trái tim”. Qua hai tác phẩm Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 31
  32. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7 CẤP CỤM Năm học 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn 7 Đề chính thức Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một du khách nhìn thấy một bà cụ đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà rất lo lắng. Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão: - “Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt qua suối không?” Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích. Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh”. Nói đoạn, cậu ấy lấy một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho người du khách tốt bụng. Vị khách không ngừng nói lời cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cả ơn anh” (Theo “Bài học cuộc sống”) Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1 điểm): Tại sao du khách lại có chút hối tiếc sau khi giúp đỡ bà lão? Câu 3 (2 điểm): Trong câu chuyện có rất nhiều cách ứng xử của các nhân vật, hãy chỉ ra các cách ứng xử đó? Em có suy nghĩ gì về các cách ứng xử này? Câu 4 (2 điểm): Thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến mọi người là gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm) Câu 1 (4 điểm): Sau đây là câu kết trong văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, Tập I): “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Câu 2 (10 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của vườn tược làng quê mà còn thể hiện một cách chân thật, cảm động tình bạn thiêng liêng cao cả”. Từ việc cảm nhận bài thơ Bạn đến chơi nhà, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ tên thí sinh: SBD Giám thị không giải thích gì thêm 32
  33. ĐỀ THI HSG CỤM TRƯỜNG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữvăn 7 (120 phút) Phần I. Đọc – hiểu: (4 điểm) MẸ VÀ QUẢ Nguyễn Khoa Điềm “ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?” 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1đ) 2. Nêu nội dung của đoạn thơ.(1đ) 3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó?(2đ) Phần II. Làm văn(16 điểm). Câu 1: (6.0 điểm) Đọc mẩu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào " (Quà tặng cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 2: (10 điểm). Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 33