Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2018-2019

docx 32 trang nhatle22 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2018-2019

  1. PHÒNG GD& ĐT BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gia phát đề) I.ĐỌC- HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Sau tất cả mọi vui buồn chết sống Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống Đang trồng gieo trên khắp nước non ta Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp Người ở giữa cây, cây ở bên người. Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời Cho ta đọc những lời yêu mặt đất. (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương) Câu 1. (0.5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. (1.0 đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3. (0.5 đ) Chỉ ra hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4. (1.0 đ) Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả không? Vì sao? “ Người ở giữa cây, cây ở bên người” II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ cây xanh. Câu 2 (5.0 điểm). M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. HẾT 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm Phần I ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5 - Đoạn thơ thể hiện niềm tri ân của tác giả đối với cây. Trong 1,0 cảm nhận của nhà thơ, cây luôn hiện diện trong cuộc sống, 2 có vai trò quan trọng và có mối liên hệ gắn bó khăng khít với con người. -Hai phép tu từ: điệp từ, nhân hóa (ngoài ra thí sinh có thể 0,5 3 chọn: liệt kê, tiểu đối) -Thí sinh nêu ý kiến riêng của bản thân. Thí sinh có thể đồng 1,0 4 tình hoặc không đồng tình với quan điểm của tác giả, nhưng câu trả lời không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Phần II TẠO LẬP VĂN BẢN 7,0 1 a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn 0,25 giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc trồng cây và bảo vệ cây xanh 1,0 c. HS triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn 0,25 chứng. Có thể phát triển đoạn văn theo một số ý sau: - Trong cuộc sống mối quan hệ của con người và cây xanh 0,25 luôn gắn bó. Con người được bao bọc, bảo vệ bởi cây cối và cây cối luôn song hành, gắn bó với con người. 0,25 -Trong lịch sử dân tộc, cây cối đã cùng với con người đánh giặc, bảo vệ đất nước. 0,25 - Trong cuộc sống, cây đem lại bóng mát, bầu không khí trong lành, che chở cho con người khỏi thiên tai, lũ lụt, hạn 0,25 hán - Con người cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc 0,25 cây. Đó cũng là cách để con người bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy 0,25 đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài: Triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận. 0,25 2
  3. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích và chứng 4,0 minh ý kiến của M.Go-rơ-ki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; kết hợp 0,5 chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách 1.0 đối với cuộc sống của con người hôm nay. - Trích dẫn câu nói của M.Go-rơ-ki. * Thân bài: - Giải thích: Sách là gì? + Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của 1,5 con người về mọi phương diện. + Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện. + Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc - Chứng minh vai trò của sách trong đời sống: 0,5 + Sách cung cấp tri thức về khoa học và kĩ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lí, (dẫn chứng). + Sách đưa ra khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới (dẫn chứng). + Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, 0,5 ước mơ, (dẫn chứng). - Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách: + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo 0,25 sách những nội dung tốt. + Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong 0,25 thực tế. * Kết bài: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách. - Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. *Lưu ý khi chấm bài: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 3
  4. TRƯỜNG THCS MỤC TIÊU - MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2018 - 2019 TIẾT (PPCT): 135, 136 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về những kiến thức văn bản văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong học kì II. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, trả lời câu hỏi tự luận, kĩ năng đặt câu, viết đoạn và viết bài hoàn chỉnh. - Biết liên hệ các vấn đề đã học với các tình huống thực tiễn để giải quyết những vấn đề đời sống. 3. Thái độ: - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. II. MA TRẬN ĐỀ: CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng T Nội số câu/ T dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tác giả - I.1 1 tác phẩm (0.5đ) câu/0.5 đ 2 Nội dung I.2,3 II.1.b 2 câu, 1 - nghệ (1đ) (1.5đ) ý/2.5đ thuật 3 Nhận I.4 II.1.a 1 câu, diện – (0.5đ) (0.5đ) 1ý/1đ phân tích kiến thức Tiếng Việt 4 Liên hệ II.1.c 1 ý/1đ thực tế (1đ) 5 Viết bài II.2 1 văn (5đ) câu/5đ Tổng 1.5đ 2.5đ 6đ 6 câu/ 10đ 4
  5. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2018 – 2019 TIẾT: 135 - 136 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/4/2017 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước những đáp án đúng: Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng xuất xứ của văn bản “Quê hương” – Tế Hanh? A. Trích trong tập “Từ ấy” B. Trích trong tập “Mấy vần thơ” C. Trích trong tập “Hoa niên” D. Trích trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” Câu 2. Những dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh? A. Tình yêu thiên nhiên B. Nỗi khổ vật chất và tinh thần C. Phong thái ung dung, tự tại D. Khao khát tự do mãnh liệt Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc? A. Cách lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc. B. Tư liệu phong phú, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm C. Giọng văn mạnh mẽ, đanh thép, châm biếm, mỉa mai. D. Lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Câu 4. Câu văn “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.” (Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn) thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (3 điểm): a. Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong câu thơ được in đậm sau: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. (Trích “Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan) b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Trích “Quê hương” – Tế Hanh) c. Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước (trình bày thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu) Câu 2 (5 điểm): Hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 5
  6. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT (ĐỀ SỐ 2) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm Câu Đáp án 1 C 2 A, C, D 3 A, B, C 4 A II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. - Cách sắp xếp trật tự từ: Sử dụng đảo ngữ, vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ (0.25 điểm) - Tác dụng: nhấn mạnh cuộc sống sinh hoạt ở Đèo Ngang, có nhưng rất thưa thớt. Qua đó kín đáo bộc lộ nỗi buồn của tác giả. (0.25 điểm) b. - Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa. (0.5 điểm) - Tác dụng: + Câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, cánh buồm trở nên có hình, có hồn (0,25 điểm). + Nhấn mạnh cánh buồm không chỉ là dấu hiệu nhận biết con thuyền mà còn là biểu tượng cho làng chài thân thương, ẩn chứa trong đó biết bao hi vọng của họ về những chuyến ra khơi bình yên. Hơn nữa, cánh buồm là quê hương theo bước chân những người đi biển, nâng đỡ, động viên họ mạnh mẽ, vững tin trong hành trình lao động. (0.5 điểm) + Tài quan sát tinh tế và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. (0,25 điểm) c. Học sinh có thể diễn đạt, sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày bằng 1 đoạn văn 5 – 7 câu mạch lạc, trôi chảy (0.25 điểm) - Nêu được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với tương lai đất nước. + Phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình (0.25 điểm) + Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc (0.25 điểm) + Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần (0.25 điểm) Câu 2 (5 điểm): a. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội - Viết đúng nội dung đề yêu cầu: trang phục của các bạn học sinh không phù hợp với văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát. b. Yêu cầu cụ thể: *. Mở bài: Giới thiệu tầm quan trọng và ý nghĩa của trang phục đối với nền văn hóa của mỗi quốc gia nói chung và thể hiện tính cách của mỗi người nói riêng, đặc biệt với các bạn học sinh. *. Thân bài: 6
  7. - Trang phục là gì? Trang phục là những vật dụng che chắn, sưởi ấm cho cơ thể bao gồm: quần áo, dày dép, mũ nón Trang phục thể hiện tính cách con người, vốn hiểu biết và rộng ra là bản sắc văn hóa dân tộc. - Từ ý nghĩa của trang phục nên ta suy ra được ý nghĩa của trang phục trong thực tế nhà trường và ngoài xã hội: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, truyền thống văn hóa dân tộc. + Nêu ra các dẫn chứng: Gần đây cách ăn mặc của các bạn thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy là "sành điệu", "văn minh" (dẫn chứng). - Tác hại: + Mất thời gian. + Ảnh hưởng đến học tập. + Tốn kém tiền bạc. + Có thái độ khinh thường những người không đua theo mốt -> quan hệ bạn bè bị ảnh hưởng. - Lời khuyên và biện pháp. *. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này. * BIỂU ĐIỂM. - Phần mở bài và kết bài: (1 điểm) + Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu: 0.5 điểm + Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu, cách viết có sự sáng tạo: 1 điểm. - Phần thân bài: (4 điểm) + Điểm 4: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, cảm nhận sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách viết sáng tạo. + Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, bàn luận làm rõ được vấn đề, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, nêu và phân tích được dẫn chứng nhưng đôi chỗ chưa sâu sắc. + Điểm 2: Đạt khoảng ½ yêu cầu trên, bàn luận làm rõ được một số nội dung chính nhưng chưa chi tiết, còn mắc nhiều lỗi. + Điểm 1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ những yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu; diễn đạt vụng về, lúng túng; chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài; sai quá nhiều lỗi các loại. + Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên mức độ làm bài của học sinh để cho các thang điểm còn lại. 100 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019) 80 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7 (2014-2019) 120 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8 (2012-2019) 220 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2012-2020); 60 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2019-2020) (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 * Duyệt đề: Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề 7
  8. PHÒNG GD & ĐT HOÀI ĐỨC BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường THCD: Năm học 2018 – 2019 Họ và tên: MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Lớp: Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của thầy cô giáo Bằng số Bằng chữ ĐỀ BÀI Câu 1: (2,5 điểm) Trong bài thơ Nhớ rùng của Thế Lữ có câu thơ sau: “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!” 1. Xét theo mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu nào? 2. Em hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? 3. Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của nhân vật nào? Đó là tâm trạng gì? Câu 2: (2,5 điểm). Đọc đoạn văn sau: “Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp làm một tuyển, gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù. Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.” 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? ”Ta” và “các ngươi” nói trong đoạn văn là ai? 2. Dựa vào văn bản đã học, em hãy cho biết “lời dạy bảo của ta” bao gồm những điều gì? 3. Ghi lại một câu phủ định có trong đoạn văn? Câu 3: (5 điểm). Qua hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường” em hãy chững minh rằng: Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, có bản lĩnh cách mạng phi thường. 8
  9. PHÒNG GD & ĐT HOÀI ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2018 – 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Câu Phần Nội dung Điểm 1 1 - Câu thơ thuộc kiểu câu cảm thán (có dấu hiệu về hình thức 0,5 điểm và chức năng của câu cảm thán) 2 - Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài. 1,0 điểm (Chép chính xác cho điểm tối đa; thiếu 1 từ hoặc sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm; thiếu từ 2 từ hoặc 2 lỗi chính tả trở lên trừ 0,5 điểm). 3 - Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của nhân vật con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú. 0,25 điểm - Đó là tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, giả dối; nỗi nhớ rừng và nuối tiếc quá khứ oanh liệt; 0,75 điểm niềm khao khát tự do mãnh liệt muốn trở về rừng của con hổ . 2 1 - Đoạn văn trên trích từ văn bản Hịch tướng sĩ. 0,25 điểm - “Ta” là Trần Quốc Tuấn còn “các ngươi” là các tướng sĩ dưới quyền của ông 0, 25 điểm. 2 Lời dạy bảo tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn trong bài: - Phải có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, với chủ tướng . 0,5 điểm - Không được có thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc, mất cảnh giác trước kẻ thù 0,5 điểm - Nêu cao tinh thần cảnh giác; học tập “Binh thư yếu lược”; huấn luyện quân sĩ để quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm 0,5 điểm lược, giữ vững chủ quyền độc lập của đất nước. 3 Học sinh chỉ ra được câu phủ định: Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu 0,5 điểm. hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc 3 I. Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Chứng minh tình yêu . thiên nhiên và bản lĩnh cách mạng của Bác Hồ trong hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”. 2. Thân bài: Chứng minh vấn đề: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý: - Hai bài thơ tứ tuyệt giản dị, đề tài viết về trăng và việc đi đường quen thuộc, từ ngữ gần gũi dễ hiểu, giọng điệu tự nhiên, chân thành nhưng hàm chứa nội dung, ý nghĩa lớn: Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, bản lĩnh nghị lực của người chiến sĩ cách mạng. - Bài “Ngắm trăng”: 9
  10. + Tình yêu thiên nhiên: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt ở trong tù và thân tù, Người xốn xang, bối rối trước vẻ đẹp của đêm trăng, Người hướng ra ngoài cửa sổ để ngắm vầng trăng sáng. Điều này thể hiện tư chất của người nghệ sĩ với tình cảm yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết . + Bản lĩnh cách mạng: Bác thể hiện phong thái ung dung, tự tại, vượt lên trên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù đề thể hiện mối giao hòa với vầng trăng. Đây là cuộc vượt ngục về tinh thần, là một biểu hiện của tinh thần thép trong con người Bác. - Bài “Đi đường”: + Bản lĩnh cách mạng: Vượt lên trên hoàn cảnh gian khó của quãng đường đèo núi khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác; tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách + Tình yêu thiên nhiên: Vui sướng, hạnh phúc khi trên đỉnh cao nhất được thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên 3. Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp thi sĩ – chiến sĩ của Bác Hồ. - Bài học bản thân: thể hiện tình cảm yêu quý kính trọng, biết ơn, học tập vẻ đẹp của Bác. II. Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo đúng yêu cầu một bài văn nghị luận chứng minh. - Có đủ bố cục ba phần, trình bay sạch đẹp, diễn đạt tốt, không sai ngữ pháp, chính tả; văn viết phải có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác phù hợp với yêu cầu của đề bài . III. Biểu điểm: - Mức 4 -> 5 điểm: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc, có thể còn vài lỗi nhỏ. - Mức 3 -> dưới 4 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu nêu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt còn một vài chỗ chưa thật tốt. - Mức 2 -> dưới 3 điểm: Đạt được quá nửa các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả; bài viết còn thiếu một số ý. - Mức 1 -> dưới 2 điểm: Xác định đúng thể loại và vấn đề nhưng mắc nhiều lỗi, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả ; hoặc viết quá ngắn, quá sơ sài. - Mức 0 điểm: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. 10
  11. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng I. Đọc hiểu - Chỉ đúng cá Hiểu được nội kiểu câu được sử dung của đoạn dụng trong đoạn trích trích. - Biết được các lượt lời trong đoạn trích Số câu 2 1 4 Số điểm 4 1 5 Tỉ lệ % 20% 10% 50% II. Tập làm văn Viết bài văn Viết bài văn theo nghị luận về yêu cầu Bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh. Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu 2 1 1 5 Tổng số điểm 4 1 5 10 Tỉ lệ % 40% 10% 50% 100% 11
  12. UBND HUYỆN THUẬN CHÂU CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHỔNG LẬP Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu:(3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Bước lên sàn điếm, Lý trưởng quăng tạch cuốn sổ xuống sàn, giơ tay chỉ vào mặt mấy tên đàn em: - Hiệu không thổi, để làm sỏ bố chúng bay à? Một hồi còi tu tu đồng thời nổi lên, hiệu sừng sen với hiệu ốc theo đúng hiệu ốc cố theo đúng mệnh của "nhất lý chi trưởng". Ðập hai bàn chân vào nhau, rũ cho sạch bụi, rồi co chân lên ngồi vào chiếu, Lý trưởng vớ luôn lấy chiếu điếu cầy và sai tuần phủ lấy đóm, thổi lửa. Mấy anh thợ cày của những điền chủ đã nộp đủ thuế, bạo dạn tiến đến trước mặt ông Lý: - Thưa ông, trưa lắm rồi! Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cầy! - Thong thả! Hãy đứng đấy! Cầy đã nóng bằng thuế của nhà nước à? Vừa nói, Lý trưởng vừa giặt mồi thuốc vào điếu, hút luôn một sạp ba điếu. khói thuốc theo hai lỗ mũi tuôn ra như hai ngà voi. Lý trưởng dõng dạc. - Trương tuần, anh bảo nó mở cổng ra. Nhà nào đủ thuế thì cho trâu bò ra đồng. Còn nhà nào thiếu thì bắt trâu bò điệu cả về đình cho tôi, để tôi liệu cho chúng nó! ” (Ngô Tất Tố, Tắt Đèn ) Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra các kiểu câu được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (2 điểm) Trong cuộc thoại trên, có mấy nhân vật và mỗi nhân vật có mấy lượt lời. Câu 3. (1 điểm) Từ cuộc thoại trên, em hiểu gì về nội dung của đoạn trích. II. Tập làm văn: (5 điểm) Câu 4: Em hãy viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Gíáo viên ra đề: Trần Thị Anh 12
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Trong đoạn trích có 4 kiểu câu được sử dụng đó là: 2 Đọc - Câu nghi vấn: hiểu + Hiệu không thổi, để làm sỏ bố chúng bay à? +Cầy đã nóng bằng thuế của nhà nước à? - Câu cảm thán: Thưa ông, trưa lắm rồi! - Câu cầu khiến: + Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cầy! +Thong thả! Hãy đứng đấy! - Câu trần thuật: 1 + Bước lên sàn điếm, Lý trưởng quăng tạch cuốn sổ xuống sàn, giơ tay chỉ vào mặt mấy tên đàn em + Ðập hai bàn chân vào nhau, rũ cho sạch bụi, rồi co chân lên ngồi vào chiếu, Lý trưởng vớ luôn lấy chiếu điếu cầy và sai tuần phủ lấy đóm, thổi lửa. + Mấy anh thợ cày của những điền chủ đã nộp đủ thuế, bạo dạn tiến đến trước mặt ông Lý + Vừa nói, Lý trưởng vừa giặt mồi thuốc vào điếu, hút luôn một sạp ba điếu. khói thuốc theo hai lỗ mũi tuôn ra như hai ngà voi. Lý trưởng dõng dạc Trong cuộc thoại trên có: 3 nhân vật (có 2 nhân vật có lời thoại) 2 2 - Lý trưởng: Có 3 lượt lời - Thợ cày: Có 1 lượt lời Trong đoạn trích trên là cuộc thoại giữa Lý trưởng với thợ cày. Thợ 1 3 cày xin được mở cổng làng cho trâu đi cày, nhưng ông Lý chưa cho vì còn nhiều người chưa nộp thuế. II. * Yêu cầu về kĩ năng: Tập - Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để viết được bài văn làm hoàn chỉnh với bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Sắp sếp bố văn cục hợp lí giữa các phần, các đoạn văn. Đ/bảo phương thức nghị luận sd các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cẩm trong bài viết. Chữ viết rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi chính tả. - Diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ chọc lọc, các biện pháp tu từ hợp lí. biết diễn tả cảm xúc phù hợp; viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn chân thực, tự nhiên. Sử dụng đúng các dấu câu, các kiểu câu. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của mình nhưng trong bài làm cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau: *Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường 0,5 ở học sinh. * Thân bài: Bạo lực học đường là gì? 0,5 - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. 13
  14. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường: - Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, 0,5 làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. - Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. - Dẫn chứng: Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường: - Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp 1 đ - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. - Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng ) - Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. - Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để. Tác hại của bạo lực học đường - Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. 1 - Người gây ra bạo lực: + Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính. + Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho XH. + Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Làm gì để khắc phục bạo lực học đường. - Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: - Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy 0,5 kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. - Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. *Kết bài: Khẳng định vấn đề: - Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con 1 người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm. - Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp - Liên hệ thực tế nhà trường. 14
  15. Họ và tên: KIỂM TRA VĂN 8 HỌC KÌ I Lớp 8 Thời gian: 90 phút Điểm Lời cô phê Đề bài I. Đọc hiểu:(3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Bước lên sàn điếm, Lý trưởng quăng tạch cuốn sổ xuống sàn, giơ tay chỉ vào mặt mấy tên đàn em: - Hiệu không thổi, để làm sỏ bố chúng bay à? Một hồi còi tu tu đồng thời nổi lên, hiệu sừng sen với hiệu ốc theo đúng hiệu ốc cố theo đúng mệnh của "nhất lý chi trưởng". Ðập hai bàn chân vào nhau, rũ cho sạch bụi, rồi co chân lên ngồi vào chiếu, Lý trưởng vớ luôn lấy chiếu điếu cầy và sai tuần phủ lấy đóm, thổi lửa. Mấy anh thợ cày của những điền chủ đã nộp đủ thuế, bạo dạn tiến đến trước mặt ông Lý: - Thưa ông, trưa lắm rồi! Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cầy! - Thong thả! Hãy đứng đấy! Cầy đã nóng bằng thuế của nhà nước à? Vừa nói, Lý trưởng vừa giặt mồi thuốc vào điếu, hút luôn một sạp ba điếu. khói thuốc theo hai lỗ mũi tuôn ra như hai ngà voi. Lý trưởng dõng dạc. - Trương tuần, anh bảo nó mở cổng ra. Nhà nào đủ thuế thì cho trâu bò ra đồng. Còn nhà nào thiếu thì bắt trâu bò điệu cả về đình cho tôi, để tôi liệu cho chúng nó! ” (Ngô Tất Tố, Tắt Đèn ) Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra các kiểu câu được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (2 điểm) Trong cuộc thoại trên, có mấy nhân vật và mỗi nhân vật có mấy lượt lời. Câu 3. (1 điểm) Từ cuộc thoại trên, em hiểu gì về nội dung của đoạn trích. II. Tập làm văn: (5 điểm) Câu 4: Em hãy viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. BÀI LÀM 15
  16. PHÒNG GD VÀ ĐT CHIÊM HÓA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT BT THCS PHÚC SƠN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 Câu 1: (3 điểm) a. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. (1 điểm) b. Phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ này. (2 điểm) Câu 2: (2 điểm) Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay quy nạp? "Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy ". (Hồ Chí Minh) Câu 3: (5 điểm) Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên. 16
  17. PHÒNG GD VÀ ĐT CHIÊM HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDT BT THCS PHÚC SƠN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 Câu Nội dung cần đạt Điểm a. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. 1 Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 1 - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (3 điểm) b. Phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ này. - Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm lay tỉnh và 0,5 khêu gợi nỗi nhớ trào lên trong lòng mãnh thú: “nào đâu những”, “đâu những ngày”, “đâu những bình minh”, “đâu những chiều”, - Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm: nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say 0,5 mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ. - Cái hay của câu thơ gắn liền với nhạc và họa. Tái hiện lên bức tranh tứ bình mà nhân vật trung tâm là chúa sơn lâm: mơ mộng, trầm ngâm, chiêm nghiệm, tung hoành 0,5 - Sự kết hợp giữa câu cảm thán với câu hỏi tu từ thể hiện tiếng than của một “hùm thiêng sa cơ”, của một kẻ phi thường thất thế, một tiếng thở dài của lớp người khao khát tự do: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” 0,5 2 - Câu văn chứa luận điểm, đó là câu: "Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào 1 (2 điểm) tốt chừng ấy" - Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp 1 * Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm. 0,5 * Thân bài: a/ Thuyết minh về tác giả, tác phẩm - Thuyết minh về tác giả: 1 + Tố Hữu (1920 - 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Là người giác ngộ lí tưởng Đảng từ rất sớm (khi đang học ở trường Quốc học). Tháng 4 - 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa phủ Huế. + Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của cuộc cách mạng và kháng chiến. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). 17
  18. - Thuyết minh về tác phẩm: 1 + Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả mới bị bắt giam, là bài thơ thể hiện đề tài về lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. + Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát giản dị, thiết tha, nhịp nhàng, 3 có khả năng khơi gợi cảm xúc cao. (5 điểm) b/ Chứng minh nội dung vấn đề * Tình yêu cuộc sống: - Ở trong lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được những âm thanh của 0,25 cuộc sống qua tiếng tu hú kêu. - Âm thanh ấy đã mở ra cả một không gian mùa hè trong tâm tưởng: 0,5 rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, không gian khoáng đãng. - Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống, mặc dù bị giam cầm 0,25 trong ngục tù. * Niềm khao khát tự do: Chứng minh, lập luận bằng những luận cứ thể hiện được tâm trạng của tác giả trong hoàn cảnh ngục tù: - Bức tranh mùa hè đầy sức sống được gợi lên bằng âm thanh của tiếng 0,5 tu hú kêu đã làm trỗi dậy niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng. - Càng khao khát tự do, người tù càng cảm thấy ngột ngạt, bức bối, 0,5 uất hận khi tiếng chim tu hú ngoài kia cứ dồn dập, tha thiết. Tiếng gọi của tự do, của tình yêu quê hương đất nước, của đồng chí, đồng đội cứ liên tiếp dai dẳng. * Kết bài: Cảm nhận của em về tác phẩm. 0,5 18
  19. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÓC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN: NGỮ VĂN Năm học: 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 01 trang giấy) Câu 1:(2.0điểm) a. Chép chính xác bản dịch thơ bài “Đi đường” trong SGK Ngữ văn 8 tập 2. b. Bài thơ mang ý nghĩa giáo dục gì về con đường đời của mỗi người? Câu 2: (2. 0điểm) Xác định các kiểu câu theo mục đích nói trong đoạn văn sau: (1)Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi và xốc nách tôi lên xe. (2)Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3)Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4)Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (Trích: Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) Câu 3:(6.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ(Ngô Tất Tố), Lão Hạc(Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Chú ý: Câu 1- a. (1.0đ); b.(1.0 đ) Câu 2- (2.0 đ) Câu 3- (6.0 đ) 19
  20. TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Chép chính xác bài thơ “ Đi đường ”: 1.0 đ (2.0 đ) - Chép đúng mỗi câu thơ được 0,25 điểm. - Sai hai lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Điểm trừ lỗi chính tả không quá 0,5 điểm. b. Triết lí của bài thơ: - Bài thơ gợi ra chân lí đường đời: +Vượt qua gian lao chồng chất sẽ đến đến được thắng lợi vẻ vang. 0.5đ + Cần phải kiên trì, nhẫn nại, biết vượt mọi khó khăn thử thách để đạt 0.5đ được thành công trong cuộc sống. Câu 2 Xác định đúng các kiểu câu theo mục đích nói: (2.0đ) - Câu trần thuật: câu 1, câu 3 1.0 đ - Câu phủ định: câu 2 0.5 đ - Câu nghi vấn: câu 4 0.5đ Câu 3 *Yêu cầu kĩ năng: 2.0 đ (6.0 đ) - Bài văn có bố cục ba phần đầy đủ, các luận điểm được triển khai rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Viết đúng thể loại văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với tự sự, miêu tả và phát biểu cảm xúc, suy nghĩ để làm phong phú thêm cho bài làm. - Bài văn biết sử dụng linh hoạt các phép liên kết câu, đoạn. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu kiến thức: 4.0 đ 1. Mở bài: Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 2.Thân bài: a. Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:(2,0đ) * Chị Dậu Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm bị đánh, bị bắt. Chị phải bán cả đứa con gái đầu lòng để có tiền cứu chồng (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng) *Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng). b. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: 20
  21. * Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể: - Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. (học sinh lí giải và dẫn chứng). - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng. (học sinh phân tích và nêu dẫn chứng). * Lão Hạc:Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân lương thiện, nhân hậu - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng). 3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Lão hạc và Chị Dậu là những người nông dân có những phẩm chất tốt đẹp. Dù nghèo khổ, khó khăn nhưng vẫn luôn giữ gìn phẩm chất cuả người Việt Nam. * THANG ĐIỂM - Điểm 5-6: Bài làm đủ bố cục 3 phần, đạt khá tốt các yêu cầu trên, nắm chắc nội kiến thức. Bài viết có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sai lỗi chính tả không đáng kể. - Điểm 3- 4: Đảm bảo được các ý chính song cách diễn đạt đôi chỗ chưa chặt chẽ, thiếu linh hoạt. Bài viết còn mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 2- 3: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên ở mức trung bình. Các phần khác có thể còn sơ lược nhưng các ý phải rõ ràng và đầy đủ. - Điểm 1- 2: Bài viết có nội dung sơ sài, hoặc chỉ làm được một ý trong phần thân bài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt, trình bày cẩu thả. - Điểm 0.5- 1: Bài viết chỉ như kể tóm tắt hai văn bản hoặc chỉ viết được phần mở bài (kết bài), chưa phát triển được các ý trong phần thân bài. - Điểm 0: Học sinh không viết được gì. 21
  22. PHÒNG GD - ĐT KHOÁI CHÂU §Ò kiÓm tra chÊt lƯîng häc k× Ii TRƯỜNG THCS TÂN CHÂU N¨m häc 2018 - 2019 - - - - - - - - - - - - - - - - M«n: Ngữ Văn – Líp 8. §Ò chÝnh thøc Thêi gian: 90 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - I. TRẮC NGHIỆM(2 điểm) Chọn nội dung đáp án đúng nhất và chép vào bài làm. Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú ” là sáng tác của tác giả nào? A. Thế Lữ B. Hồ Chí Minh C Vũ Đình Liên D. Tố Hữu Câu 2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”(Quê hương – Tế Hanh) A. Nhân hóa- Ẩn dụ B. Ẩn dụ- So sánh C.Hoán dụ- So sánh D. So sánh- Nói quá Câu 3. Bài thơ nào nói về nỗi nhớ tiếc quá khứ vàng son oanh liệt và khao khát tự do? A. Nhớ rừng B. Khi con tu hú C. Quê hương D. Tức cảnh Pác Bó Câu 4. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” là? A. Yêu nước, đánh kẻ bạo ngược. B. Diệt trừ các thế lực tàn bạo, ngang ngược ngoài xã hội. C. Yên dân, trừ kẻ bạo ngược. D. Làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn. Câu 5. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ nào? A. Tự do B.Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn D. Thất ngôn bát cú Câu 6."Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy." là kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 7. Trong văn nghị luận, yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì? A. Giúp cho việc trình bày các luận điểm luận cứ chặt chẽ hơn,gợi tình cảm cảm xúc. B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn C. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu. D. Giúp cho bài văn nghị luận mạch lạc hơn. Câu 8. Những phương thức biểu đạt được Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong “Thuế máu”? A. Nghị luận + Tự sự + Biểu cảm C. Nghị luận + Tự sự + Miêu tả B. Nghị luận + Miêu tả + Biểu cảm D. Nghị luận + Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm II. TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 1.(2điểm) Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành đoạn thơ 4 câu? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? c. Đoạn thơ có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì? d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì? Câu 2. (1điểm) Phát hiện lỗi diễn đạt cho các câu văn sau và chữa lại các lỗi đó. a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn,ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác. b. Trong bóng đá nói chung và thể thao nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. Câu 3.(5 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học vẹt, học tủ của học sinh? Hết 22
  23. PHÒNG GD - ĐT KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TÂN CHÂU kiÓm tra chÊt l­îng häc k× II - - - - - - - - - - - - - - - - N¨m häc 2018 - 2019 §Ò chÝnh thøc M«n: Ngữ Văn – Líp 8 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) – Đúng mỗi ý được 0,25điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 D A A C C B B D II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) a) Chép đúng các câu thơ tiếp (0.5 đ) Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tu hú củaTố Hữu (0.25 đ) c) Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: (0.5 đ) Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc d) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải (0,75đ) Câu 2 (1điểm) Chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các vế câu. a. Lỗi:nhà thơ lớn –bài văn tuyệt tác(hiểu nhầm nghĩa của từ) Thay: từ bài văn -> bài thơ hoặc nhà thơ -> nhà văn Câu được sửa:Tố Hữu là một nhà thơ lớn,ông đã để lại hàng trăm bài thơ tuyệt tác.(0,5đ) b. Lỗi: bóng đá nghĩa hẹp hơn từ thể thao. Thay: thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Câu được sửa:Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công (0,5đ) Câu 3:(5 điểm)Yêu cầu về nội dung: a, Mở bài: (0,5 điểm) -Giới thiệu về vấn đề học tủ, học vẹt hiện nay của học sinh. b, Thân bài:(4 điểm) *Giải thích -Học tủ: cách học tập trung vào một số bài,một số mảng kiến thức để phục vụ cho bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt: ghi nhớ một cách máy móc,học thuộc lòng nhưng không hiểu nội dung bản chất kiến thức *Biểu hiện: - Học sinh thương tập trung cách học thuộc lòng theo bài mẫu,không hiểu nội dung kiến thức một cách hệ thống toàn diện,lệ thuộc hoàn toàn vào tài liệu, sách vở - Từ học tủ, học vẹt sẽ xảy ra hiện tượng học đối phó 23
  24. * Nguyên nhân -Do người học chưa xác định được mục tiêu động cơ học tập đúng đắn. -Do người học thiếu phương pháp học tập, học một cách thụ động coi kết quả học tập chỉ là điểm số trong bài thi -Do áp lực học tập, bệnh thành tích của một só phụ huynh, nhà trường -Ý thức học sinh lười biếng, chểnh mảng mải chơi ->Khi thi cử phải học vẹt, học tủ. *Tác hại - Kết quả học tập kém,quan niệm sai lầm về học tập. - Người học thiếu kiến thức kĩ năng để làm việc. - Hao tổn tiền bạc,thời gian * Giải pháp - Mọi học sinh cần xác định mục đích học đúng đắn(tự trang bị kiến thức thường xuyên ) - Xây dựng phương pháp học tập chuẩn:học đi đôi với hành. c. Kết bài:(0,5đ) Khẳng định lối học thật sự để biết,để làm. Loại trừ, phê phán lối học vẹt, học tủ. 24
  25. PGD QUẬN HÀ ĐÔNG BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC Môn: Ngữ văn 8 Họ và tên: . Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 8A Thời gian: 90 phút PHẦN I: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. ( ) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người (Trích Ngữ Văn 8 – tập II) Câu 1 (0,5điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Câu 3 (1 điểm): Câu “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo đều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói nào? Câu 4 (0,5 điểm): Xác định một câu phủ định có trong đoạn văn trên? PHẦN II: (7 điểm) Câu 1(1 điểm): Mục đích viết văn bản tường trình là gì? Câu 2 (6 điểm): Hãy nói "không" với ma túy. (Gợi ý: Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng một mặt giấy) để nêu rõ tác hại của ma túy mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.) 25
  26. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Phần I Câu 1 - Văn bản “Bàn luận về phép học” của tác giả Nguyễn Thiếp. 0,5 đ Câu 2 - Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên: Nêu mục đích chân chính của 1 đ việc học và các phép học. Câu 3 - Kiểu câu trần thuật. 0,5 đ - Thực hiện hành động nói đề nghị. 0,5 đ Câu 4 - Câu “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, 0,5 đ không biết rõ đạo”. Phần II Câu 1 Mục đích viết văn bản tường trình: 1 đ Để trình bày rõ sự việc xảy ra có liên quan đến mình (người viết tường trình) hoặc bị thiệt hại, hoặc có chịu một mức độ trách nhiệm, để đề nghị Câu 2 người có thẩm quyền xem xét và giải quyết. * Nội dung: Yêu cầu học sinh biết viết được bài văn nghị luận. Biết 6 đ đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn để tăng tính thuyết phục. Mở bài: Nêu được vấn đề thực tế hiện nay: Ngày nay xã hội ngày càng tốt đẹp, cuộc sống con người càng phát triển hơn, những điều đó không đồng nghĩa với tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Thân bài: - Lí giải được ma tuý là gì? Chỉ những chất gây nghiện. - Tại sao ma tuý lại có tác hại khôn lường? Ma túy nguy hiểm vì nó gây sự lệ thuộc cả thể chất và tâm lý. - Hậu quả của ma tuý gây ra: + Tiều tụy,không có sức khoẻ. + Từ ma tuý dẫn tới AIDS. + Huỷ hại công danh sự nghiệp con người: Làm việc kém, không tập trung vào công việc. + Làm huỷ hoại về kinh tế. + Huỷ hoại về tinh thần. => Xã hội không phát triển do nhiều người nghiện ma tuý, ma tuý là hiểm hoạ về xã hội và gia đình. - Nêu được hành động phải làm gì để chống tệ nạn tiêm chích ma tuý: + Tự bảo vệ mình tránh xa ma tuý và tệ nạn xã hội. + Tuyên truyền mọi người biết về tác hại của ma tuý. + Giúp đỡ người bị nghiện cãi tạo được nghiện ma tuý. + Chung tay đẩy lùi ma tuý. Kết bài: Học sinh khẳng định được ma tuý nguy hiểm nên tránh xa nó, nói không với ma tuý để đem lại bình yên cho mọi nhà. 26
  27. * Hình thức: - Đúng thể loại văn nghị luận chứng minh. - Bố cục rõ ràng. - Lập luận chặt chẽ. - Chữ viết rõ, không sai lỗi chính tả, lỗi câu. Biểu điểm: - Điểm 5 - 6: Đạt các yêu cầu trên. - Điểm 3 - 4: Đủ yêu cầu về nội dung, còn sai 2 - 3 lỗi chính tả, 1 – 2 lỗi câu. - Điểm 2 – 3: Đủ yêu cầu về nội dung, bố cục song còn sơ sài, sai 4 – 5 lỗi chính tả, 3 - 4 lỗi câu. - Điểm 0 - 1: Nội dung quá sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi câu. 27
  28. TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2018 - 2019 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (5đ): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trích “Ngữ văn 8”- Tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? (1đ) b. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? (0,5đ) c. Tác phẩm có đoạn văn trên thuộc thể loại nào? Hãy so sánh thể loại đó với thể loại chiếu (1,5đ) d. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó? (2đ) Câu 2(5đ): Tập làm văn: Ca dao có câu: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Em hiểu thế nào về lời dạy của ông cha ta qua bài ca dao trên. 28
  29. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề 1 Câu Nội dung Điểm 1 a. Văn bản “Hịch tướng sĩ” 0,5 Tác giả: Trần Quốc Tuấn 0,5 b. Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống 0,5 quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ 2 năm 1285. c. * Thể loại: Hịch 0,5 * So sánh với thể loại chiếu: - Giống: cùng là một loại văn ban bố công khai, cùng là thể văn nghị luận, 0,5 kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén; có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. - Khác nhau về mục đích, chức năng: Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh 0,5 còn hịch là để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là khích lệ tinh thần, tình cảm. d. - Biện pháp tu từ: Nói quá, liệt kê 0,5 - Tác dụng: + Nhấn mạnh lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng yêu nước tha thiết của tác 0,5 giả. + Tăng thêm chất trữ tình thể hiện rõ lòng nhiệt tình và tâm huyết của Trần 0,5 Quốc Tuấn trước vận mệnh quốc gia. + Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 0,5 2 Yêu cầu: * Thể loại: Nghị luận xã hội * Nội dung: (4 điểm) A. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ răn dạy chúng ta về những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, đặc biệt là tình phụ tử, mẫu tử - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Công cha ” đã nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuỗi dưỡng của cha mẹ và trách nhiệm bổn phận của con cái đối với cha mẹ. B. Thân bài * Giải thích câu ca dao 0,5 - Công cha, nghĩa mẹ: Công lao, ơn nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái - Núi Thái Sơn, nước trong nguồn: những sự vật, hiện tượng thiên nhiên không thể cân đo đong đếm được hết. - So sánh công cha, nghĩa mẹ với hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn răn dạy con cháu: công lao nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, tình cảm ơn nghĩa của cha mẹ dành cho con là vô cùng to lớn, không thể cân đo đong đếm nổi. * Tại sao lại nói như vậy? 29
  30. Vì công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được 0,5 + Công sinh thành, nuôi dưỡng + Công giáo dục, dạy dỗ nên người 0,5 + Sẵn sàng dang tay bảo vệ chúng ta khỏi bất kì những mối nguy hiểm 0,5 nào, đỡ ta dậy khi ta vấp ngã, chấp nhận tha thứ cho mọi sai lầm mà ta mắc phải. * Bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ + Nghe lời, học hành chăm chỉ 0,5 + Chăm sóc, phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ - Lên án những người con bất hiếu, có hành động đối xử không tốt với cha mẹ, thậm chí có người còn đánh đuổi, chửi rủa cha mẹ khi họ già yếu, 0,5 đưa vào viện dưỡng lão để không phải chăm sóc . C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Công lao của bậc sinh thành là vô 0,5 cùng to lớn. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần sống thật tốt, thật có ích để báo đáp công ơn cha mẹ, làm tròn chữ hiếu. * Hình thức: (1 điểm) - Bố cục: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 - Trình bày các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau. 0,25 - Diễn đạt: Dùng từ, viết từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp. 0,25 30
  31. UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS CHIỀNG KHOANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 8 – Năm học 2019-2020 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I, ĐỀ KIỂM TRA: I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết của lão thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1, NXB Giáo dục 2015) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2: (0,75 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Câu 3: (0,75 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn bản trên? Câu 4: (1 điểm) Nêu suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc? II. Làm văn: (7,0 điểm) Câu 1: (7,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. HẾT 31
  32. II, HƯỚNG DẪN CHẤM: 1. YÊU CẦU CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Tổng toàn bài thi 10 điểm, lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn điểm. 2. YÊU CẦU CỤ THỂ: Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả. 0,5 2 - Biện pháp tu từ trong câu: liệt kê. 0,5 - Tác dụng: giúp câu văn diễn tả cụ thể, toàn diện về cái chết của Lão 0.25 Hạc. 3 Nội dung của văn bản: Cái chết của lão Hạc và Suy nghĩ của ông giáo 0,75 về cái chết của lão Hạc. 4 Suy nghĩ của em: Cái chết của lão Hạc thật đau đớn, dữ dội. 0,25 Cái chết đó thể hiện số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. 0,5 Cái chết của lão nói lên tình phụ tử sâu nặng và khí tiết cao đẹp của người nông dân. 0,25 II Tập làm văn 7,0 1 Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chị Dậu trong đoạn 7,0 trích Tức nước vỡ bờ trích tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật Chị Dậu Thân bài: Triển khai các nội dung nghị luận về nhân vật chị Dậu: nhận xét đánh giá những phẩm chất đáng quí của chị Dậu. Kết bài: Nêu được giá trị của câu chuyện từ nhân vật Chị Dậu. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài 0,25 Hình tượng chị Dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ của Nam Cao. c. Nêu cảm nhận đảm bảo những yếu tố sau: - Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương 1,75 - chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương. Đề từ đó ta thấy 2,0 trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng. - Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng. Ngô Tất Tố 1,5 đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh" - Nghệ thuật miêu tả hành động, miêu tả nội tâm nhân vật; NT xây dựng 0,5 nhân vật điển hình. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Cách kể hay, lạ, hấp dẫn. GV RA ĐỀ PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU 32