Đề cương Ôn thi môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Minh

doc 5 trang nhatle22 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Minh

  1. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Trường THPT Thống Nhất Hạ Long Quảng Ninh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8 - HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2019-2020 Phần I: Lý thuyết - Tính chất vật lí H2, O2, H2O ? - Tính chất hoá học của H2, O2, H2O ? - Điều chế H2 , O2 trong phòng thí nghiệm ? - Một số khái niệm: phản ứng thế, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Khái niệm và phân loại và gọi tên các oxit. Phần II: Bài tập áp dụng I/ Luyện phương trình hóa học VD: Bài tập: Hoàn thành PTHH: dạng chuỗi hoặc điền khuyết: to a) ?  K2MnO4 + MnO2 + O2  to 2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2  to b) 2KClO3  2KCl + ?  to 2KClO3  2KCl + 3 O2  c) Zn + ?  ZnCl2 + H2  Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2  Phân loại các pưhh: a,b/ Pư phân hủy c/ Pư thế Áp dụng: (bài 6,7/101, 2/117, 4/119 sgk ; 24.4; 37.13; sbt) 1. Hoàn thành các sơ đồ và phản ứng hoá học sau: a/ Na + H2O > ? + ? b/ KMnO4 > ? + ? + ? c/ ? + H2O > H2SO3 d/ Al + ? > ? + H2 đ/ CaO + H2O > ? e/ CuO + ? > ? + Cu f/ ? + H2O > H2SO4 g/ Zn + ? > ? + H2 h/ Fe + ? → FeSO4 + H2 k/ Fe3O4 + ? → Fe + H2O i/ KClO3 → ? + ? j/ P2O5 + H2O → ? l/ K2O + H2O→ ? m/ Al+ ? → AlCl 3 + H2 o/ CO2 + H2O→ ? p/ Fe + Cl 2 → FeCl3 s/ H2 + Fe2O3 → ? + H2O u/ ? + O2 → K2O II/ Gọi tên và phân loại các oxit VD: Bài tập : Phân loại và gọi tên gọi của MgO, P2O5, SO2, SO3 , K2O, Fe2O3, Na2O, CO2? Oxit axit Oxit bazơ SO3: Lưu huỳnh tri oxit Fe2O3: Sắt (III) oxit SO2: Lưu huỳnh đi oxit MgO: Magie oxit P2O5: Đi photpho penta oxit K2O: Kali oxit CO2: Cacbon đi oxit Na2O: Natri oxit Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 1/5
  2. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Áp dụng: bài 4,5/91 sgk III. Tính toán theo PTHH: 1/ Dạng 1: Biết khối lượng (hoặc thể tích) một chất trong PTHH, tính khối lượng (thể tích) chất còn lại (toán không có chất dư). Áp dụng: bài 4, 6 /94; 4/109; 4/117; 3/125 sgk 2/ Dạng 2: Biết khối lượng (hoặc thể tích) 2 chất tham gia trong PTHH, tính khối lượng (thể tích) chất còn lại (toán phải xác định chất pư hết, chất còn dư.) VD: Bài tập : Cho 10,8 gam Al tác dụng hết với d d HCl. Hãy cho biết: a) Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc b) Tính khối lượng muối tạo thành c) Nếu dùng thể tích H2 trên để khử 16 gam CuO thì sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam ? Tính khối lượng Cu sinh ra. HD: a) n Al = 10,8 : 27 = 0,4 mol PTHH: 2Al + 6 HCl > 2AlCl3 + 3H2 Theo PTHH: 2 mol Al pư tạo 3 mol H2 0,4 mol Al > x mol -> n H2 = x = 0,4 x 3 : 2 = 0,6 mol -> V H2 = n x 22,4 = 0,6 x 22,4 = 13,44 (l) b) Theo PTHH: 2 mol Al pư tạo 2 mol AlCl3 0,4 mol Al > y mol n AlCl3 =y = n Al = 0,4 (mol) -> m AlCl3 = n x M = 0,4 x 133,5 = 53,4 (g) * Dạng toán cho đồng thời số mol của 2 chất tham gia phản ứng ta phải xác định xem chất nào phản ứng hết, chất nào dư. Tính lượng chất tạo thành theo lượng chất phản ứng hết. c/ n CuO = 16: 80 = 0,2 (mol) ; n H2 = 0,6 mol PTHH: H2 + CuO > Cu + H2O Cách 1: Lập tỉ lệ và so sánh tỉ lệ mol giữa 2 chất tham gia để xác định chất hết, chất dư nH 2bàira 0,6 nCuObàira 0,2 > nH 2theoPT 1 nCuOtheoPT 1 => Vậy H2 dư và CuO phản ứng hết, tính lượng Cu theo CuO Theo PTHH: 1 mol CuO pư 1 mol H2 tạo ra 1 mol Cu Vậy: 0,2 mol > x= 0,2 mol > y = 0,2 mol Sau phản ứng thu được: m Cu = n x M = 0,2 x 64 = 12,8 g n H2 dư = 0,6 – 0,2 = 0,4 mol => m H2 dư = 0,4 x 2 = 0,8 g Cách 2: n CuO = 16: 80 = 0,2 (mol) ; n H2 = 0,6 mol PTHH: H2 + CuO > Cu + H2O Tỉ lệ PT: 1 mol 1 mol 1 mol Trước pư: 0,6 mol 0,2 mol 0 mol PƯ: 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol Sau pư: 0,4 mol 0 0,2 mol Vậy sau pư: n H2 dư: 0,4 mol => m H2 = 0,8 g n Cu = 0,2 mol => m Cu = 12,8 g Áp dụng: bài: 4/84; 6/109; 5/117sgk Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2/5
  3. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 8 CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ I/ TÍNH CHẤT CỦA OXI: 1/ Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt. 2/ Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. t0 t0 Ví dụ: S(r) +O2(k)  SO2(k) 4P(r) +5O2(k)  2P2O5(r) t0 t0 3Fe(r) +2O2(k)  Fe3O4(r) CH4(k) + 2O2(k)  CO2(k) + 2H2O II/ OXIT: 1.Định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi Vd: K2O, Fe2O3, SO3, CO2 . 2.Công thức dạng chung của oxit MxOy - M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hóa trị n) - Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y 3. Phân loại: Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ Vd: Oxit axit: CO2, SO3, P2O5 . Oxit bazơ: K2O,CaO, ZnO 4. Cách gọi tên oxit : a. Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại(kèm theo hóa trị) + oxit. VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit b. Oxit axit Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3/5
  4. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 VD: N2O5: đinitơ pentaoxit SiO2: silic đioxit III/ ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY: 1/ Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: - Nhiệt phân những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ra oxi (KMnO4, KClO3 ) - Cách thu: + Đẩy không khí + Đẩy nước. t0 t0 PTPƯ: 2KClO3  2KCl+3O2  2KMnO4  K2MnO4 +MnO2 +O2  2/ Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: dùng nước hoặc không khí. - Cách điều chế: + Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi sẽ thu được khí nitơ ở -1960C sau đó là khí oxi ở -1830C điên phân . + Điện phân nước 2H2O  2H2 +O2 3/ Phản ứng phân hủy: là phản ứng hoá học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. t0 t0 Vd: 2Fe(OH)3  Fe2O3 +3H2O 2KNO3  2KNO2 +O2  - Nhận ra khí O2 bằng tàn đóm đỏ, O2 làm tàn đóm đỏ bùng cháy. IV/ KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY: Thành phần của không khí: không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78 % khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các chất khí khác ( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm ) CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC I/ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO : 1/ Tính chất vật lý: Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, tan rất ít trong nước, nhẹ nhất trong các khí 2/ Tính chất hóa học: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. t0 t0 VD: a/ 2H2 +O2  2H2O b/ H2(k) +CuO(r)  Cu(r) +H2O(h) II/ ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ: 1/ Trong phòng thí nghiệm: Khí H2 được điều chế bằng cách cho axit ( HCl hoặc H 2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm) PTHH: Zn+2HCl H2 +ZnCl2 - Thu khí H2 bằng cách đẩy nước hay đầy không khí. - Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy, H2 cháy với ngọn lửa màu xanh 2/ Trong công nghiệp: diên phân . - Điện phân nước: 2H2O  2H2  +O2  t0 - Khử oxi của H2O trong khí than: H2O+C  CO  +H2  3/Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố khác trong hợp chất VD: Fe +H2SO4 FeSO4+H2 III/ NƯỚC: 1/ Thành phần hóa học của nước: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. - Chúng hóa hợp: + Theo tỉ lệ về thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi + Theo tỉ lệ về khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi 2/ Tính chất của nước: a/ Tính chất vật lý: Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, d =1g/ml, hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí b/ Tính chất hóa học: * Tác dụng với kim loại: Nước tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường ( như Na, K, Ca, ) tạo thành bazơ và hiđro. Vd: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2  * Tác dụng với 1 số oxit bazơ - Nước tác dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh. VD:CaO + H2O Ca(OH)2 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4/5
  5. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 */ Tác dụng với 1 số oxit axit: - Nước tác dụng với 1 số oxit axit tạo thành axit. Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ. VD: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 5/5