Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019

docx 4 trang nhatle22 3730
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_khoi_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 : VẬT LÍ 8 :2018-2019 1) Thế nào là chuyển động cơ học? Nêu các dạng chuyển động cơ học. - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc). - Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong. 2) Khi nào một vật được coi là đứng yên? Cho thí dụ, chỉ rõ vật làm mốc. - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác (vật mốc). - Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Hành khách đứng yên so với ôtô (vật mốc là ôtô) 3) Tại sao chuyển động, đứng yên có tính chât tương đối. Cho thí dụ chứng tỏ chuyển động , đứng yên có tính chất có tính chất tương đối. - Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Do đó, chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối. - Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Người lái xe chuyển động so với cây bên đường, nhưng đứng yên so với hành khách. 4) Vận tốc là gì? Độ lớn của vật tốc cho biết điều gì và được xác định như thế nào? - Quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc. - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. s 2) Viết công thức tính vận tốc.- Công thức tính vận tốc : v Trong đó v : Vận tốc (m/s, km/h) t s : Quãng đường đi được (m, km) t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h) 5) Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đại lượng nào? Nêu đơn vị của vận tốc. - Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn vị của vận tốc thường là là m/s và km/h. 6) Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết điều gì? - Vận tốc của một ô tô là 36km/h cho biết mỗi giờ ôtô đi được 36km. 7) Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? - Chuyển động đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian 8) Tại sao lực là một đại lượng vectơ? - Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều nên lực là một đại lượng vectơ. 9) Nêu cách biểu diễn lực vectơ lực. Kí hiệu vectơ lực. - Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên trong đó: + Gốc mũi tên là điểm đặt của lực. + Phương, chiều của mũi tên trùng với phương, chiều của lực.
  2. + Độ dài của mũi tên biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 10) Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi: a) Vật đang đứng yên? b) Vật đang chuyển động? - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có độ lớn bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng: a) Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên b) Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. 11) Trình bày lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh là lực ma sát trượt. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng là lực ma sát lăn. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Ví dụ: Khi ta kéo hoặc đẩy chiếc bàn nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn có lực ma sát nghỉ. 12) Chất lỏng gây áp suất như thế nào? Viết công thức tính áp suất của chất lỏng. - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d . h Trong đó : p là áp suất chất lỏng (N/m2 hoặc Pa ). d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N /m3 ). h là chiều cao của cột chất lỏng ( m ) 13) Trình bày lực đẩy Ác-si-mét? Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. - Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-mét. - Công thức : FA = d . V Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét (N) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lòng bị vật chiếm chỗ (m 3) (hay chính là phần thể tích của vật chìm trong chất lỏng) 2) Nêu 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. - Nâng một vật ở dưới nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật trong không khí;
  3. - Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, thả tay ra quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước. 1) Nêu điều kiện để nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si- mét (FA) thì: + Vật chìm xuống khi: P > FA. + Vật nổi lên khi : P < FA . + Vật lơ lửng khi : P = FA Bài tập : Câu 1: Một ô tô chạy quãng đường dài 14,4km mất 30 phút. Lực kéo trung bình của động cơ là 110N. Tính: a. Vận tốc của ô tô ra m/s. b. Công của động cơ ô tô thực hiện được. s 14400 GiẢI : a. Vận tốc của ô tô ra m/s là: v 8(m/ s) t 1800 b. Công của động cơ ô tô:A = F.s = 110.14400 = 1584000 (J) Câu 2. Một ô tô chuyển động trên quãng đường thứ nhất dài 720km với vận tốc 60km/h và đi tiếp quãng đường thứ hai dài 150km trong thời gian 3 giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường. Câu 3. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m 3. Hãy tính: a. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b. Để có áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 2163000 N/m 2 thì tàu phải lặn sâu thêm bao nhiêu so với lúc trước. Câu4. Một vật hình trụ có thể tích V được thả vào một chậu nước thấy vật đó bị chìm 1/3 thể tích; 2/3 thể 3 tích còn lại của vật nổi trên mặt nước. Cho biết Dnước= 1.000kg/m Tính khối lượng riêng của chất làm vật? Biết rằng điều kiện để vật nổi là P = F A ( Trong đó: P là trọng lượng của vật; FA là độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét) Câu 5 .Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 20s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường xuống dốc, quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. Câu 6.Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 20s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường xuống dốc, quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. HD :Câu 2.Tóm tắt: s1= 720 km; s2= 150 km; v1 = 60 km/h;t2= 3 h Hỏi: t1=? VTB= ? s1 720 Thời gian ô tô đi quãng đường đầu: t1= = = 12 (h) v1 60 s1 s2 720 150 Vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường là: vTB = = = 58 (km/h) t1 t2 12 3 3 Câu 3:Tóm tắt: h1= 180m; d= 10300 N/m Hỏi: a. p1=?; b. h?
  4. 2 HD :a. Áp suất chất lỏng tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m: p1 = d.h1 = 10300 . 180 = 1854000 (N/m ) p2 2163000 b. Độ sâu của vật so với mặt thoáng lúc này là: h2= = = 210 (m) d 10300 Vậy tàu đã lặn sâu them: h = h2 – h1 = 210 – 180 = 30 (m) Câu 4 : Gọi D’ là khối lượng riêng của chất làm vật. Do đó trọng lượng của vật: P = 10. D’. V V Lực đẩy Ac-si-met: FA= 10. D. 3 ’ V Khi vật nổi ta có : P = FA → 10. D . V = 10. D. 3 D 1000 Suy ra : D’ = = ≈ 333,3 (kg/m3) ; Đ.s: 333,3 (kg/m3) 3 3 Tóm tắt: s1= 120m, t1= 30s, s2= 60m, t2= 20s vtb1= ? vtb2= ? vtb= ? s1 120 Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường xuống dốc là: vtb1= 4 (m/s) t1 30 s2 60 Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường bằng là: vtb2= 3 (m/s) t2 20 s1 s2 120 60 Vận tốc trung bình của xe trên cả 2 quãng đường là: vtb= 3,6 (m/s) t1 t2 30 20 Tóm tắt:(0,5đ) 3 P= 3,9N; P1= 3,4N; dn=10000N/m a, FA= ?b;. Vc = ?;c, dv= ? a. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng vào quả cầu khi nhúng chìm trong nước là: FA = P- P1 = 3,9 - 3,4 = 0,5 (N) FA 0,5 3 b. Từ FA = dn.Vn Vn = = 0,00005 (m ) dn 10000 Khi quả cầu nhúng chìm trong nước thì thể tích phần nước bị quả cầu chiếm chỗ bằng thể tích của quả cầu nên ta có: 3 Vc = Vn = 0,00005 (m ) P 3, 9 3 c. Trọng lượng riêng của quả cầu là: dv = = 78000(N/m ) V c 0 , 0 0 0 0 5