Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 3610
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2019 – 2020 MÔN: SINH HỌC 8 A. Nội dung ôn tập: I. Trắc nghiệm: Ôn nội dung kiến thức các chương: Vận động, Tuần hoàn, Hô hấp và Tiêu hóa II. Tự luận: Câu 1: Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và tế bào limphô T ? Câu 2: Sự khác biệt về cấu tạo và chức năng của các loại mạch máu? Câu 3: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim? Câu 4: Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì? Câu 5: Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Câu 6: Bằng kiến thích sinh học hãy giải thích: - Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? - Câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”? - Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? - Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? B. Gợi ý trả lời: II. Tự luận: Câu 1: Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Câu 2: Bài 17: Tim và mạch máu Câu 3: Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. Câu 4: Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Câu 5: Bài 21: Hoạt động hô hấp Câu 6: Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học: 2019 – 2020 NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: Sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và tế bào limphô T: - Khi tế bào limphô B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể, rồi các kháng thể gây kết dính các kháng nguyên. - Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nhận diện và tiếp xúc chúng, tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy. Câu 2: Sự khác biệt về cấu tạo và chức năng của các loại mạch máu Cấu tạo Chức năng -Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết - Phù hợp với chức năng dẫn máu từ Động và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch. tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp mạch - Lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch. lực lớn. -Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên - Phù hợp với chức năng dẫn máu từ Tĩnh kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động khắp các tế bào của cơ thể về tim với mạch mạch. vận tốc và áp lực nhỏ - Lòng rộng hơn của động mạch. - Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. - Phù hợp với chức năng tỏa rộng tới - Nhỏ và phân nhiều nhánh. Mao từng tế bào của các mô, tạo điều kiện - Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu mạch cho sự trao đổi chất giữa máu với các bì. tế bào đạt hiệu quả cao do máu chảy rất - Lòng hẹp chậm. Câu 3: huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim là vì ngoài huyết áp còn có: - Co bóp của các cơ quanh thành mạch. - Sức hút của lồng ngực khi hít vào. - Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. - Van một chiều. Câu 4: Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó - Cấu tạo hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí( mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi. - Chức năng: + Đường dẫn khí: dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. + Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. Câu 5: Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu:
  3. - Sự thở ( sự thông khí ở phổi): Thông qua hoạt động hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho không khí trong phổi luôn được đổi mới. - Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu Câu 6: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt: Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” - Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. - Khi nuốt thì ta không thở: Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được. - Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đậy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh