Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 MÔN: SINH HỌC 8 Nội dung ôn tập: I. Trắc nghiệm: Ôn tập các chương: khái quát cơ thể người, Vận động, Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. II. Tự luận: Câu 1: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. Câu 2: Hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ? Câu 3: Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch. Câu 4: Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu. Câu 5: Tại sao người bị bệnh gan không ăn mỡ động vật? Câu 6: Giải thích tại sao vừa ăn vừa nói lại bị sặc ? Câu 7. Giải thích tại sao thức ăn được tiêu hóa ở ruột non là chủ yếu. Câu 8: Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân hủy. Câu 9: Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì ? BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG Năm học: 2018 - 2019 ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: * Thành phần cấu tạo của máu. - Huyết tương (chiếm 55%): lỏng trong suốt, màu vàng - Tế bào máu (chiếm 45%): gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. + Hồng cầu: Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân. + Bạch cầu: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân (có 5 loại: BC ưa kiềm, BC ưa axit, BC trung tính, BC limpho, BC mono) + Tiểu cầu: Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. - Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2. * Chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Huyết tương: + Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dể dàng trong hệ mạch. + Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất cần thiết (hoocmon, kháng thể, muối khoáng, ), chất thải của tế bào. - Hồng cầu: + Vận chuyển khí oxi và khí cacbonic (nhờ có Hb – hemoglobin – huyết sắc tố) Câu 2: * Hệ tuần hoàn gồm : - Tim: + Có 4 ngăn: ( TNP, TTP, TNT, TTT) + Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi. - Hệ mạch: + Động mạch. + Tĩnh mạch. + Mao mạch. - Tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. * Hệ bạch huyết gồm: Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. - Phân hệ lớn: + Mao mạch bạch huyết + Hạch bạch huyết + Mạch bạch huyết + Ống bạch huyết - Phân hệ nhỏ: + Mao mạch bạch huyết + Hạch bạch huyết + Mạch bạch huyết + Ống bạch huyết Câu 3: - Tránh các tác nhân gây hại. - Tạo cuộc sống tinh thần thoải mải, vui vẻ. - Tập TDTT đều đặn, thường xuyên, vừa sức, - Xoa bóp ngoài da. Câu 4: Hô hấp thường. Hô hấp sâu. - Diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức. - Là một hoạt động có ý thức.
  3. - Nhịp thở và hít nông hơn hô hấp sâu. - Nhịp thở và hít sâu hơn hô hấp thường - Số cơ tham gia vào hoạt động hô hấp ít - Số cơ tham gia vào hoạt động hô hấp hơn( chỉ có sự tham gia của 3 cơ: cơ nâng nhiều hơn( ngoài 3 cơ tham gia trong hô sườn, cơ giữa sườn ngoài và cơ hoành) hấp thường còn có sự tham gia của cơ ức đòn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ sườn) - Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn. - Lưu lượng khí được trao đổi nhiều hơn. Câu 5: - Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. Câu 6 : - Vì: dưới họng con người có 2 đường ống song song đó là: khí quản và thực quản. Khi nuốt thức ăn, nắp thanh quản sẽ đóng kín lỗ khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi vừa ăn vừa nói chuyện làm nắp thanh quản phản ứng không kịp, lúc này thức ăn có thể rơi vào đường khí quản khiến chúng ta bị sặc. Câu 7: - Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hoá các loại thức ăn. - Tại đây các loại thức ăn được tiêu hoá các loại thức ăn : Pr, G, Li, Axit Nucleic đến sản phẩm cuối cùng mà cơ thể hấp thu được. Câu 8: - Nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Câu 9: - Hô hấp ngoài: + Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi) + Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. - Hô hấp trong + Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý