Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 3 trang nhatle22 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_20.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Năm học: 2017- 2018 MÔN : SINH HỌC 7 I. Hệ thống bài học: - Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn. - Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu. - Bài 49+ 50: Đa dạng của lớp thú(TT) - Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học. II. Câu hỏi cụ thể: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Câu 2: Phân biệt điểm khác nhau của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hóa của chim bồ câu với thằn lằn. Câu 3: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít. Câu 4: a.Tại sao trong chăn nuôi, người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ? b. Giải thích vì sao thỏ rừng di chuyển với vận tốc nhanh hơn một số loài thú ăn thịt như cáo xám, chó săn Thế nhưng trong một số trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát. Câu 6: Tại sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau? Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý.
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI. Năm học: 2017- 2018 MÔN : SINH HỌC 7 Câu 1: * Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Đặc điểm cấu tạo ngoài ý nghĩa thích nghi Da khô có vây sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo Có cổ dài điều kiện bắt mồi dễ dàng Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không Mắt có mí cử động, có nước mắt bị khô Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm đầu thanh vào màng nhĩ Thân dài đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển Bàn chân có 5 ngón có vuốt Tham gia sự di chuyển trên cạn Câu 2: Các cơ Thằn lằn Chim bồ câu quan Tuần Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha hoàn nên máu còn pha trộn. trộn. Hô hấp Hô hấp bằng phổi có nhiều vách Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút ngăn làm tăng diện tích trao đổi đẩy của hệ thống ống khí. khí. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân. Tiêu Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận - Có sự biến đổi của ống tiêu hóa( mỏ hóa nhưng tốc độ tiêu hóa thấp. sừng, không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ). Tố độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay. Câu 3: Ở những môi trường có khí hậu quá khắc nhiệt, quá lạnh như ở môi trường đới lạnh hoặc quá khô và nóng như hoang mạc đới nóng động vật có độ đa dạng thấp vì ở nơ đó chỉ tồn tại những loài thích nghi được với những điều kiện khắc nghiệt. Câu 4: a. Người ta không làm chuồng thỏ bằng tre, gỗ vì: - Thỏ là động vật gặm nhấm. - Khi không có đủ thức ăn thỏ có thể gặm chuồng bằng tre, gỗ để răng không bị dài ra vì vậy sẽ làm hỏng chuồng.
  3. b. Thỏ rừng di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt, song thỏ không dai sức nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, nên thỏ rừng sẽ là con mồi cho thú ăn thịt. Câu 5: - Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn : + Da khô, vảy sừng khô, cổ dài, chi yếu có móng vuốt. + Màng nhĩ nằm trong hốc tai, Phổi có nhiều vách ngăn. +Tim có vách hụt ngăn tâm thất (Trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha. + Động vật biến nhiệt. + Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai, giàu noãn hoàng. Câu 6: Trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau vì: các loài sống ở các môi trường sống khác nhau (trên cạn, chui luồn trong đất, leo cây, ở nước ); thời gian kiếm ăn khác nhau (ngày hoặc đêm); tận dụng được nhiều nguồn thức ăn Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý.