Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 7 - Học kì 2

docx 3 trang nhatle22 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 7 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_khoi_7_hoc_ki_2.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 7 - Học kì 2

  1. Đề cương Sinh 7 Học kì II Câu 1: Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. - Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mổi ngón có bao sừng bao bọc. - Thú móng guốc di chuyển nhanh, chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng. -Thú móng guốc chia làm ba bộ: +Bộ guốc chẵn: gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại (lợn, bò, hươu) +Bộ guốc lẻ: gồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác 3 ngón) +Bộ voi: gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, có ngà, da dày, thiếu lông, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại Câu 2: Hãy nêu các hình thức di chuyển của động vật . Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau như: đi, chạy, bò, nhảy phụ thuộc vào môi trường sống của chúng. Có loài có 1 hình thức di chuyễn, có loài có 2, 3 hình thức di chuyễn. VD: Vịt trời: Bơi, bay, đi, chạy. Cá chép: Bơi trong nước. Câu 3: Hãy nêu khái niệm động vật quí hiếm, có các cách phân hạng động vật quí hiếm nào? Động Vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt như sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp và là động vật đang có số lượng trong tự nhiên giảm sút. Có các cấp độ phân hạng + Số lượng cá thể giảm 80% xếp vào rất nguy cấp ( CR ). + Số lượng cá thể giảm 50% xếp vào nguy cấp ( EN ). + Số lượng cá thể giảm 20% xếp vào sẽ nguy cấp ( VU ). + Động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào ít nguy cấp ( LR ). Câu 4:Nêu Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học. Ví dụ. Có các biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch. + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: Nuôi kiến vàng trên cây ăn quả ( xoài, cam ) + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại VD:Sử dụng ong mắt đỏ đẻ trừng lên trứng sâu xám. - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. - Gây vô sinh diệt ĐV gây hại.
  2. VD: Để diệt ruồi vàng gây dồi các loại quả người ta dùng bả mồi bẩy ruồi đực. Ruồi cái không đẻ được. Câu 5: Nêu sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn của thằn lằn so với ếch. Bò sát Lưỡng cư Tim 3 ngăn có thêm vách hụt, máu đi nuôi Tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể máu pha. cơ thể ít pha hơn. Câu 6: Nêu ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh. - Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. - Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên. Câu 7 Nêu sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính - Không có sự kết hợp giữa giao tử - Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái đực và giao tử cái, con sinh ra từ 1 thông qua thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử phát triển phần cơ thể mẹ. thành cơ thể mới - Nguyên phân - Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. - Các thế hệ con mang đặc điểm di - Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả truyền giống nhau giống cơ thể mẹ. bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới. - Ít đa dạng về mặt di truyền - Có sự đa dạng di truyền. Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều sống ổn định. kiện sống thay đổi Câu 8: Nêu ý nghĩa sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển của động vật. Trong quá trình tiến hóa, sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (bồ câu, châu chấu) thích nghi với điều kiện sống của chúng. Ở từng cơ quan vận động, các động tác cũng dần dần linh hoạt, đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo ). Câu 9: Nêu vai trò của một số thiên địch đối với nông nghiệp. - Góp phần rất lớn trong việc hạn chế sự phát triển của dịch hại trong tự nhiên, giữ thế cân bằng trong hệ sinh thái. - Không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm kinh phí trong sản xuất, không gây hiện tượng quen thuốc. - Không ảnh hưỡng sấu đến sức khỏe con người. Vd: Nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả.
  3. Nuôi cá trong ruộng lúa Nuôi vịt trong ruộng lúa. Câu 10: Nêu vai trò của lưỡng trong nông nghiệp. - Có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về đêm, bổ sung cho hoạt động của chim ban ngày - Tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi) - Có giá trị thực phẩm (ếch đồng) - Làm thuốc chữa bệnh như suy dinh dưỡng, kinh giật - Làm vật thí nghiệm (ếch đồng) Câu 11: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? Vì chim và lưỡng cư đều ăn sâu bọ, chim kiếm ăn vào ban ngày còn lưỡng cư kiếm ăn vào ban đêm nên việc tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi Câu 12: Hãy kể các hình thức sinh sản của động vật và sự phân biệt các hình thức đó. - Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính: Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. + Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi). + Sinh sản hữu tính: Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Câu 13: Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật - Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh tù một gốc chung. - Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn thì số loài của nhánh đó càng lớn. - Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần nhau hơn. Vd: Giáp xác gần với hình nhên hơn so với cá. Câu 14: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính. Tùy theo mức độ tiến hóa mà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện: Thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóa trứng và con. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đảm bảo cho sinh vật đạt hiệu quả sinh học cao: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.