Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 6 trang nhatle22 5062
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2017 - 2018 A. KIẾN THỨC: I. PHẦN VĂN HỌC: 1. Giới hạn văn bản: - Bài học đường đời đầu tiên - Đêm nay Bác không ngủ, - Lượm, - Cô Tô, - Cây tre Việt Nam 2. Yêu cầu: Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Giới hạn kiến thức: a) Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. b) Câu: Các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là, chữa lỗi về chủ ngữ hoặc vị ngữ. 2. Yêu cầu: Lập bảng theo mẫu sau: STT Tên Khái niệm Phân loại (nếu có) Tác dụng Ví dụ III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1. Dạng bài: Ôn văn miêu tả (tả cảnh, tả người), miêu tả sáng tạo. 2. Một số đề tham khảo Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em yêu quý. Đề 2: Em hãy tả một người thân trong gia đình em. Đề 3: Em hãy tả một danh lam thắng cảnh mà em thích. Đề 4: Từ văn bản “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè. * Yêu cầu: HS lập dàn ý chi tiết và viết thành bài văn hoàn chỉnh. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ: Bài 1: a, Em hãy chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Lượm”. b, Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ này? c, Việc lặp lại hai khổ thơ trong bài thơ ”Lượm” có ý nghĩa gì? d, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và nêu tác dụng. Bài 2:: Cho câu thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn” (Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ) a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ? c, Em hãy viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu cảm nhận của mình về hình ảnh Bác Hồ trong khổ thơ trên.
  2. Bài 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo. a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. d, Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Bài 4: Cho đoạn văn sau: “ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!” (Trích: “ Cây tre Việt Nam” của Thép Mới) a, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên. c, Viết một vài câu văn nêu cảm nhận về hình ảnh tre trong đoạn văn trên. Bài 5: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng: a, Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài. b, Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. c, Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! Bài 6: Cho đoạn văn sau: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. a, Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào, của ai? b, Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là gì? c, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? d, Em hãy đặt một câu nêu nội dung chính của đoạn văn trên và phân tích các thành phần câu trong câu đó. Bài 7: Đặt câu: a, Đặt 5 câu trần thuật đơn nói về nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản “Lượm” hoặc “Đêm nay Bác không ngủ”. b, Đặt 5 câu trân thuật đơn có từ “là” nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, Cô Tô hoặc “Cây tre Việt Nam”. BGH duyệt Tổ, nhóm chuyên môn TM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phan Thị Lương
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2017 - 2018 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. PHẦN TẬP LÀM VĂN Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em yêu quý. Gợi ý: a, Mở bài:Giới thiệu về người bạn định tả. b, Thân bài: -Tả chi tiết chân dung của người đó (tuổi tác, nghề nghệp, trang phục, hình dáng ). - Tả hoạt động, tính tình, sở thích, sở trường của bạn. - Kỉ niệm sâu sắc giữa em với người đó. c, Kết bài: Tình cảm của em với người bạn đó. Đề 2: Em hãy tả một người thân trong gia đình em. Gợi ý: a, Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát người được tả. b, Thân bài: HS có thể lựa chọn phương pháp tả phù hợp tùy theo đối tượng được tả. - Miểu tả ngoại hình, khuôn mặt, mái tóc, mũi, nước da - Cử chỉ, hành động, lời nói - Tình cảm của người được miêu tả đối với mọi người trong gia đình và những người xung quanh - Kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân đó. c, Kết bài: Nêu tình cảm của bản thân với người được miêu tả. Đề 3: Em hãy tả một danh lam thắng cảnh mà em thích. Gợi ý: a, Mở bài: Giới thiệu thắng cảnh mà em yêu thích : Cảnh gì ? Ở đâu ? Em đến vào dịp nào? b, Thân bài : - Tả bao quát - Tả chi tiết : + Nhà cửa, cây cối, đường sá, sông hồ, biển, + Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị, + Sinh hoạt của con người trong cảnh. - Kỉ niệm của em với cảnh c, Cảm nghĩ chung về cảnh (yêu mến, giữ gìn, ) Đề 4: Từ văn bản “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè. Gợi ý: a, Mở bài: Giới thiệu chung về khu vườn nhà em b, Thân bài : - Tả bao quát khu vườn - Tả chi tiết : + Cảnh vật trong khu vườn (các loài cây, các loài hoa ) + Hoạt động của loài ong, bướm, chim
  4. - Tình cảm của em với khu vườn c, Cảm nghĩ chung về cảnh (yêu mến, giữ gìn, ) II. DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ Bài 1: Gợi ý: a, HS học thuộc bài thơ, tự trình bày. b, - Tên tác giả: Tố Hữu - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp c, Việc lặp lại hai khổ thơ cuối trong bài thơ có ý nghĩa là: Vừa muốn tái hiện vừa khẳng định Lượm – một chú bé nhỉ nhảnh, hồn nhiên, bé nhỏ, vui tươi, nhanh nhẹn - sẽ còn sống mãi trong lòng nhà thơ; trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế; trong long chúng ta và thế hệ mai sau. d, - Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên là: từ láy - Tác dụng: Gợi tả hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh và tinh nghịch. Bài 2: Gợi ý: a, - HS học thuộc bài thơ, tự trình bày. - Hoàn cảnh sáng tác: + Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thật: Trong chiến dịch Biên Giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận để theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. + Năm 1951, Minh Huệ đã gặp lại một người bạn từ Việt Bắc về với câu chuyện được chứng kiến một đêm không ngủ của Bác. Trong niềm xúc động dâng trào, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này. b, - Biện pháp tu từ: So sánh (chỉ rõ) - Tác dụng: Giúp người đọc hình dung ra hình ảnh Bác hiện lên qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ vừa thực, vừa lung linh, lớn lao nhưng lại gần gũi, thân thương, sưởi ấm lòng anh chiến sĩ hơn cả ngon lửa hồng. c, - Câu mở đoạn: Nêu cảm nhận chung của mình về hình ảnh Bác Hồ trong khổ thơ trên. - Thân đoạn: + Bác rất quan tâm lo lắng lo các anh chiến sĩ đội viên. Trong đêm lạnh, Bác không ngủ mà ngồi đốt lửa sưởi ấm, rồi đi dém chăn cho từng người một. + Với cử chỉ “nhón chân nhẹ nhàng” để các anh chiến sĩ không khỏi thức giấc. Qua đó ta thấy được sự ân cần, tình yêu thương của Bác được thể hiện rất rõ. + Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật lung linh, lớn lao nhưng cũng rất đỗi gần gũi, thân thương, sưởi ấm lòng anh chiến sĩ hơn cả ngọn lửa hồng. - Kết đoạn: Nhấn mạnh lại cảm xúc của mình một lần nữa. Bài 3: Gợi ý a, Tre //trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. -> CTTĐ C(DT) V1(CĐT) V2(TT) V3(CTT) b, Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ /là một ngày trong trẻo ,sáng sủa. -> CTTĐ có là
  5. C(CDT) V(là+ CDT) c, Cây tre/ /là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. -> CTTĐ có là C (DT) V(là+ CDT) d, Trông hai bên bờ,/ rừng đước/ /dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.-> CTTĐ TN C (DT) V(CĐT) Bài 4: Gợi ý : a. - Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa : sự vật tre - Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên sống động, gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người. b. Xác định CN, VN trong các câu : Tre //xung phong vào xe tăng, đại bác. C V Tre/ /giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. C V1 V2 V3 V4 Tre //hi sinh để bảo vệ con người. C V Tre/ /anh hùng lao động. C V Tre //anh hùng chiến đấu. C V c. Cảm nhận: - Tre gắn bó với DTVN trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giải phóng DT, mà gần gũi nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. - Tre là vũ khí tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả. (Trong lịch sử xa xưa của DT, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân.) - Cây tre có vai trò to lớn đối với đời sống con người - Tre là người bạn, người đồng chí của nhân dân Việt Nam Bài 5: Gợi ý: a, Câu thiếu cụm chủ - vị: - Sửa lại : Thêm CN và VN cho câu. VD : Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” , tác giả Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. b, Câu thiếu vị ngữ: - Sửa lại : Thêm VN cho câu. VD : Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, có tính thương người. c,Câu thiếu chủ ngữ : - Sửa lại : Thêm CN cho câu. VD : Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả Nguyễn Tuân đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao.
  6. Bài 6: Gợi ý: a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân. b, Phương thức biểu đạt chính là miêu tả. c, Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp so sánh ; cho thấy vẻ đẹp của cảnh mặt trời mọc lúc bình minh trên biển, đảo Cô Tô. d, Học sinh tự đặt câu và phân tích. Bài 7: Đặt câu: HS tự đặt a, Đặt 5 câu trần thuật đơn nói về nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản “Lượm” hoặc “Đêm nay Bác không ngủ”. b, Đặt 5 câu trân thuật đơn có từ “là” nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, Cô Tô hoặc “Cây tre Việt Nam”. BGH duyệt Tổ, nhóm chuyên môn TM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phan Thị Lương