Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 2 trang nhatle22 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ki_1_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. VĂN BẢN: 1. Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh 2. Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh 3. Truyện ngụ ngôn và truyện cười: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển 4. Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. * Yêu cầu: - Trình bày được khái niệm: truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười, truyện trung đại. - Xác định được thể loại, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các văn bản trên. - Giải thích được ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đặc sắc, có ý nghĩa trong truyện. II. TIẾNG VIỆT: 1. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt 2. Từ mượn 3. Nghĩa của từ 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 5. Chữa lỗi dùng từ 6. Danh từ và cụm danh từ 7. Động từ và cụm động từ 8. Tính từ và cụm tính từ * Yêu cầu: - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, nguồn gốc(đối với từ mượn), chức vụ ngữ pháp, phân loại(đối với từ loại). - Vận dụng được lí thuyết vào việc làm các dạng bài tập cụ thể. III. TẬP LÀM VĂN: 1. Kể chuyện đời thường. Đề 1: Kể về người (bố, mẹ, ông, bà, thầy, cô, bạn thân ). Đề 2: Kể về việc (kỉ niệm tuổi thơ, một việc tốt, một lần mắc sai lầm, một cuộc gặp gỡ, ngày khai giảng ). Đề 3: Kể về những đổi mới ở quê em. 2. Kể chuyện sáng tạo. Đề 1: Đóng vai nhân vật để kể lại truyện dân gian đã học. ( Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Em bé thông minh ) Đề 2: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. Đề 3: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Đề 4: Mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó. * Yêu cầu: + Phân biệt được kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo. + Trình bày được các bước làm một bài văn tự sự. + Vận dụng làm một số dạng bài cụ thể. 1
  2. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ Bài 1. a. Chi tiết tưởng tượng kì ảo là gì? Nêu vai trò của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện. b. Nêu cảm nhận của em về một số chi tiết tưởng tượng kì ảo đặc sắc: Gióng vươn vai thành tráng sĩ, Gióng bay về trời ( Truyện: Thánh Gióng); tiếng đàn Thạch Sanh, niêu cơm thần (Truyện: Thạch Sanh) Bài 2. Nêu ý nghĩa cách kết thúc truyện Thạch Sanh. Bài 3. Cho các từ sau: non nước, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, líu lo, trong trắng, tội lỗi, đón đợi, mồ mả, tươi tốt. Hãy phân loại các từ trên theo cấu tạo của chúng. Bài 4. Cho các từ sau: tráng sĩ, sứ giả, sính lễ, cầu hôn a. Các từ trên là từ mượn hay từ thuần Việt? Nếu là từ mượn thì mượn tiếng nước nào? b. Hãy giải thích nghĩa của các từ trên và cho biết giải nghĩa bằng cách nào? Bài 5. Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau: a. Trùng trục như con chó thui Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu. ( Ca dao) b. Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. ( Xuân Diệu) c. Quân ta chia làm hai mũi tấn công. d.Tôi đã tiêm phòng ba mũi. Bài 6. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù. b. Đó là một chàng trai khôi nguyên tinh tú. c. Trên cây gạo điểm xiết một vài bông hoa đỏ thắm. d. Cảnh vật Đèo Ngang buồn man mát. e. Cô ấy là một người lãng mạng. f. Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể. Bài 7. Cho các từ sau: giỏi, chạy, cây tre a. Những từ trên thuộc từ loại nào? b. Phát triển các từ trên thành cụm từ. c. Đặt câu với các cụm từ đó; cho biết chức năng ngữ pháp của cụm từ đó trong câu. Bài 8. Bài tập tổng hợp. Cho đoạn văn sau: “ Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. „( Trích Ngữ văn 6, tập 1) a. Đoạn trích trên trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì? Giải thích? b. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Đặt 1 câu văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên. c. Tìm những từ láy trong đoạn trích trên. d. Xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích trên và cho biết chức năng ngữ pháp của chúng. 2