Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018

docx 2 trang nhatle22 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI .NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN : LỊCH SỬ 8 Câu 1: Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Vì sao khẳng định cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? *Hoàn cảnh - Cuối thế kỉ XIX, tư bản phương Tây nhòm ngó, can thiệp vào Nhật Bản. Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng. Đặt ra yêu cầu phải cải cách đất nước. - Tháng 1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách nhằm đưa Nhật bản thoát khỏi trình trạng nghèo nàn lạc hậu. *Nội dung +Về kinh tế:Thống nhất thị trường, tiền tệ, tăng cường phát triển kinh tế tư bản . -Về chính trị: Đưa Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền, lập c/độ quân chủ lập hiến -Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo ph/Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự +Giáo dục:Thi hành giáo dục bắt buộc, cử HS ưu tú đi học, đưa nội dung KHKT vào dạy học * Ý nghĩa: - Đưa nhật Bản từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. -nhật bản trở thành nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. * Giải thích là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: Mục đích của cuộc Duy Tân là cải cách để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển Người đề nghị thực hiện cải cách là Nhật Hoàng và quý tộc phong kiến tư sản hóa Kết quả Nhật trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Câu 2: Tại sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới? Em hãy rút ra bài học sau thất bại của Công xã ? - Hội đồng công xã gồm 86 đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, nhân dân lao động Pa – ri. - Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - Các chính sách của công xã đều phục vụ quyền lợi của quần chúng nhân dân. Bài học. - Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cộng sản lãnh đạo - Phải dùng bạo lực cách mạng đánh đổ hoàn toàn kẻ thù của mình - Xây dựng chuyên chính vô sản Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình các nước châu Âu như thế nào? Chứng minh tại sao nền kinh tế của các nước châu Âu lại nhanh chóng được phục hồi như vậy? - Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa ). - Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức. - Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng. - Các nước châu Âu nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, củng cố lại nền thống thị của mình - Kết quả, trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế. * Tại vì - Một số nước nhận được tiền bồi thường chiến tranh - Giai cấp tư sản châu Âu tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân trong nước, đồng thời tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa của mình. Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới? * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga: - Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn. - Cách mạng tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. * Giải thích: Vì đây là lần đầu tiên giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng đánh đổ giai cấp tư bản thành công và thực hiện những chính sách phục vụ quyền lợi cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động Câu 5: Nguyên nhân, thời gian, hậu quả, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 - Nguyên nhân: Do qui luật phát triển không đều, xảy ra mâu thuẫn giữa các Đế quốc.
  2. - Thời gian: Từ năm 1929-1933. - Hậu quả: + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Tư bản. + Mức sản xuất sụt giảm. + Đời sống công nhân, nhan dân lao động đói khổ. - Tác động: + Các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách cải cách kinh tế + Các nước Đức, Y-ta-li-a, Nhật bản tiến hành quá trình Phát-xít hoá đất nước. Câu 6: Nêu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) - Sau chiến tranh thế giới thứ I phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi: Phong trào lên cao và lan rộng như ở Đông bắc Á, Đông nam Á, Nam Á, Tây Á - Các phong troà tiêu biểu: Cách mạng ở Trung quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì. - Kết quả: Các đảng Cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo các phong trào cách mạng Câu 7: Vì sao ở nước Nga sau cách mạng tháng 2- 1917 lại tồn tại song song hai chính quyền? Đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin, nhân dân Nga làm gì để giải quyết tồn tại đó? - Sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga tồn tại song song hai chính quyền vì: + Trong cách mạng quần chúng đã nổi dậy bầu ra các Xô-viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. + Cùng thời gian đó giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời gồm đại biểu của tư sản và đại địa chủ tư sản hoá. - Để giải quyết tồn tại đó, đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin và nhân dân Nga tiến hành cuộc Cách mạng tháng mười thắng lợi. Câu 8: Trình bày những nguyên nhân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây? - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng , giàu tài nguyên. - Chế độ PK lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. Câu 9: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) - Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó. - Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. - Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng thỏa hiệp với các nước phát xít làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. - Nhưng với tính toán của mình Đức đã tấn công các nước Châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. - Sau khi tấn công Áo, Tiệp Khắc, ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTGII bùng nổ. Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những hậu quả. - Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ. - Để thoát khỏi khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội; một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị ( thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. Câu 11: Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? - Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai: + Mâu thuẩn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẩn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện đê phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lữa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai - Những điểm giống và khác nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai: + Giống nhau: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa. + Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc với Liên Xô – Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới