Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 4 trang nhatle22 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang: Hùng Vương Lạc Hầu Lạc Tướng (Trung ương) Lạc Tướng Lạc Tướng (Bộ) (Bộ) Bồ chính Bồ chính Bồ chính (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ) - Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai, chưa có quân đội, chưa có pháp luật nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta sau này. Câu 2: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang: - Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ. - An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị, biết dùng mâm bát. - Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. - Đi lại bằng thuyền. Câu 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang: - Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc). - Tổ chức lễ hội, vui chơi nhảy múa, đua thuyền. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn. - Có phong tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh, xăm mình. - Thờ cúng mặt trăng, mặt trời, thờ cúng tổ tiên Người chết được chôn trong thạp, bình và có đồ trang sức. Câu 4: - Người nguyên thủy lại chôn theo người chết những công cụ lao động vì: họ quan niệm rằng người chết không phải đã chết hẳn mà họ sang thế giới bên khác. Ở thế giới đó, họ vẫn phải lao động làm ăn sinh sống nên cần có công cụ lao động. - Việc chôn công cụ lao động theo người chết nói lên: cuộc sống tinh thần của người nguyên thủy đã phong phú hơn, đa dạng hơn. Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ 7 I. Hệ thống bài học: - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa. - Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ( thế kỉ XIII). - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần. - LSĐP: Thăng Long thời Lý, Trần. II. Câu hỏi: 1. Trắc nghiệm: HS ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản của các bài 10,11,12,13, 14,15 và lịch sử địa phương Thăng Long thời Lý, Trần. 2. Tự luận: Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần? Qua đó, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên(thế kỉ XIII). Câu 3: Nêu nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? Câu 4: Thăng Long thời Lý, Trần đã để lại những dấu ấn lịch sử gì? Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần: Trung ương Địa phương Thái Thượng Hoàng Lộ (12 lộ) Vua Quan đại thần văn võ Phủ (Họ Trần) Hệ thống quan địa Huyện, châu phương (Quy củ, chặt chẽ hơn) - Nhận xét: hoàn chỉnh, có đầy đủ các chức quan hơn so với bộ máy nhà nước nhà Lý thể hiện quyền cai trị từ trung ương đến các địa phương. Câu 2: * Nguyên nhân thắng lợi: - Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. - Nhà Trần có nhiều tướng giỏi, tiêu biểu là: Trần Hưng Đạo, - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần. - Nhà Trần có kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. * Ý nghĩa lịch sử: + Đối với dân tộc : - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nguyên, bảo vệ được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. - Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. - Xây đắp lên truyền thống qun sự Việt nam, luôn đánh thắng kẻ thù mạnh hơn. - Để lại bài học quý giá: củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết dựa vào dân để đánh giặc. + Đối với thế giới : - Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật bản, các nước Phương Nam - Làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở Châu Á. Câu 3: Nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần: - Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới như tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa). - Lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá.
  4. - Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm, linh hoạt và đạt đến trình độ cao. Câu 4: * Dấu ấn Thăng Long thời Lý: - Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long. - Đặt nền móng cho nền giáo dục: Xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mở khoa thi đầu tiên. - Nhân dân Thăng Long góp phần làm nên chiến thắng chống Tống. - Những nhân vật lịch sử: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan. * Dấu ấn Thăng Long thời Trần: - Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, đô thị sầm uất của cả nước, văn hóa, giáo dục phát triển. - Thăng Long 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. + Thực hiện kế sách Vườn không nhà trống. + Những trận đánh quyết định: Trận Đông Bộ Đầu, cuộc phản công ở Phường Giang Khẩu (Hàng Buồm), trận Nam Thăng Long. - Nhân vật lịch sử: Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Lê Văn Hưu Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai