Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Khối 7 (Chuẩn kiến thức)

docx 3 trang nhatle22 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Khối 7 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_khoi_7_chuan_kien_thuc.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Khối 7 (Chuẩn kiến thức)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Vua Quang Trung đưa ra “ Chiếu khuyến nông” nhằm mục đích gì ? Trả lời: Vua Quang Trung đưa ra “Chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Câu 2: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập ? Trả lời: Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Câu 3: Vua Thanh đã công nhận Quang Trung là gì ? Trả lời: Vua Thanh đã công nhận Quang Trung là “quốc vương” Câu 4: Khi Quang Trung mất, ai là người lên nối ngôi ? Trả lời: Khi Quang Trung mất, Quang Toản là người lên nối ngôi Câu 5: Câu thơ: “ Mà nay áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình” Đó là câu thơ của ai ? Nói về nhân vật nào ? Có ý nghĩa gì ? Trả lời: - Đó là câu thơ của công chúa Lê Ngọc Hân. Nói về vua Quang Trung - Ý nghĩa: Nay nước đã độc lập, không còn quân xâm lược nhưng vua Quang Trung vẫn cố gắng giúp dân phục hồi lại đất nước sau chiến tranh Câu 6: Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố lại chính quyền phong kiến tập quyền ? Trả lời: - Tổ chức nhà nước: Vua trực tiếp nắm quyền trong nước từ trung ương đến địa phương - Cả nước được chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc - Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( hay luật Gia Long ) - Quân đội nhà Nguyễn gồm có nhiều binh chủng, được trang bị đầy đủ vũ khí Câu 7: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa mai phục ? Trả lời: Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt mai phục
  2. Câu 8: Hãy điền vào chỗ trống các tác giả tác phẩm: a. Truyện Kiều phản ánh những bất công tội ác trong xã hội phong kiến b. Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm khúc để bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ, cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ c. Qua Đèo Ngang ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà d. Hồ Xuân Hương châm biếm, đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời Câu 9: Hãy nêu các cuộc nổi dậy của nhân dân ta dưới triều Nguyễn ? Trả lời: - Khởi nghĩa Phan Bá Vành ( 1921 – 1827 ) - Khởi nghĩa Nông Văn Vân ( 1833 – 1935 ) - Khởi nghĩa Lê Văn Khôi ( 1833 – 1835 ) - Khởi nghĩa Cao Bá Quát ( 1854 – 1856 ) Câu 10: Hãy chép lại một bài thơ mà em thích nhất của Hồ Xuân Hương hoặc Bà Huyện Thanh Quan ? Cảm nhận về bài thơ đó ? Trả lời: Hồ Xuân Hương “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” - Cảm nhận: Hồ Xuân Hương cảm thương cho số phận bèo bọt của người phụ nữ, không được tự quyết định số phận của mình, cả cuộc sống giàu hay nghèo chỉ có thể phụ thuộc vào người đàn ông, nhưng bà cũng rất cảm kích cho sự mạnh mẽ cho dù có khổ sợ, vất vả nhưng tấm lòng trong trắng và son sắt vẫn còn mãi trong tâm hồn người phụ nữ đương thời. Bà Huyện Thanh Quan “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta
  3. - Cảm nhận: Cảnh tượng Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ, khiến cho con người cảm thấy cô đơn, nhưng cảnh Đèo Ngang ấy lại toát lên vẻ đẹp thơ mộng, Bà Huyện Thanh Quan vì vậy mà nao nao trong lòng một nỗi buồn thầm lặng, một nỗi nhớ nước thương nhà da diết khi phải xa quê hương. Câu 11: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? Trả lời: - Nguyên nhân: + Ý chí đấu tranh, chống áp bức bóc lột + Tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân + Sự lãnh đạo tài tình và thông suốt của Quang Trung + Sự đóng góp của nhân dân, quân đội - Ý nghĩa: + Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê + Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, thống nhất quốc gia + Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh + Đập vỡ kế hoạch xâm lược nước ta của các thế lực khác