Đề cương Ôn tập môn Hóa học Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 4 trang nhatle22 7850
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Hóa học Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_khoi_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Hóa học Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN: HÓA HỌC 9 PHẦN A: KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại. Mối quan hệ giữa các chất. Các loại phân bón hóa học. 2. Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Lấy ví dụ minh họa. 3. Nêu hiện tượng và viết PTHH minh họa cho một số thí nghiệm ví dụ: a. Thả 1 mẩu Na vào trong nước có nhỏ một giọt phenolphtalein. b. Cho đinh Fe vào dd CuSO4 c. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 d. Cho dây nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH. 4. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt. Nhận biết kim loại hoạt động mạnh (Na, K ), nhận biết kim loại hoạt động yếu (Cu, Ag ) 5. Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại? 6. Gang, thép là gì? Viết PTHH xảy ra trong quá trình sản xuất gang? 7. Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp chống sự ăn mòn kim loại? PHẦN B: BÀI TẬP Dạng 1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa. Bài 1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa (1) (2) (3) (4) a) CaCO3  CaO  Ca(OH)2  CaCl2  Ca(NO3)2 (1) (2) (3) (4) b) FeS2  SO2  SO3  H2SO4  MgSO4 (1) (2) (3) (4) c) K  K2O  KOH  KCl  KNO3 (1) (2) (3) (4) d) Fe3O4  Fe  FeCl2  Fe(OH)2  FeSO4 (5) (6) (7) (8) FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3 (1) (2) (3) (4) (5) e) Al2O3  Al  AlCl3  NaCl  NaOH  Cu(OH)2. Dạng 2: Bài tập nhận biết. Bài 2: 1. Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch sau: KCl, Na 2SO4, HCl, H2SO4. Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học minh họa. 2. Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch sau: H2SO4, HCl, NaCl, Ba(OH)2 . Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học minh họa. 3. Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba chất rắn sau: Al, Mg, Ag. Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết các chất rắn trên. Viết phương trình hóa học minh họa. 1
  2. Dạng 3: Bài tập tính theo PTHH Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 0,56 gam sắt bằng dung dịch axit sunfuric có nồng độ 19,6% vừa đủ. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra? b) Tính khối lượng muối sắt tạo thành và thể tích khí sinh ra ở đktc? c) Cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 loãng nói trên để hòa tan sắt? Bài 4: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 100 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng? c. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng? Bài 5: Cho một đinh sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian nhấc đinh sắt ra, rửa nhẹ, làm khô, cân lại được 51 gam. a) Tính khối lượng sắt tham gia và khối lượng đồng tạo thành. b) Hỏi chiếc đinh sau phản ứng có bao nhiêu gam sắt.(Giả sử toàn bộ Cu tạo thành bám lên đinh sắt) Dạng 4: Câu hỏi liên hệ thực tế: Bài 6: Vì sao khi pha loãng axit sunfuric đặc, không nên đổ nước vào axit sunfuric đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào lọ đựng sẵn nước ? Bài 7: Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt? Bài 8: Giải thích hiện tượng: “Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?” Bài 9: Tại sao không nên dùng các đồ vật bằng nhôm (xô, chậu, xoong, nồi ) để đựng vôi, nước vôi, vữa xây dựng? Chú ý nội dung kiến thức: + Ứng dụng của Al, Fe trong đời sống và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. + Phân bón hóa học. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM TRƯỞNG Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt 2
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH GỢI Ý ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2018 -2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC 9 Dạng 4: Câu hỏi liên hệ thực tế: Bài 6: Vì sao khi pha loãng axit sunfuric đặc, không nên đổ nước vào axit sunfuric đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào lọ đựng sẵn nước ? Đáp án Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải đổ từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha. Bài 7: Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt? Đáp án Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước giải có chứa hàm lượng ure. Bài 8: Giải thích hiện tượng: “Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?” Đáp án Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẻ đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối. Sắt tạo ra sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen. Bài 9: Tại sao không nên dùng các đồ vật bằng nhôm (xô, chậu, xoong, nồi ) để đựng vôi, nước vôi, vữa xây dựng? Đáp án Không nên. Vì vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng đều có chứa Ca(OH)2 là chất kiềm, chất này sẽ phá hủy dần các đồ vật bằng nhôm do có xảy ra các phản ứng. Al2O3 + Ca(OH)2  Ca(AlO2)2 + H2O 2Al + Ca(OH)2 + 2H2O  Ca(AlO2)2 + 3H2 BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM TRƯỞNG Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt 3