Đề cương Ôn tập môn Giáo dục Công dân Khối 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018

doc 7 trang nhatle22 5780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Giáo dục Công dân Khối 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_7_hoc_ki_i_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Giáo dục Công dân Khối 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN GDCD 7 * I. TRẮC NGHIỆM: Đọc kĩ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi. Câu 1: Chọn những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn đúng nói về tính trung thực của con người ?(0,25 điểm). A Ăn ngay nói thẳng. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Ném đá giấu tay. D. Thật thà quá cha dại. E. Tưởng rằng chị ngã em nâng. Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị ?(0,25 điểm). A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà. B . Nói năng đơn giản dễ hiểu. C. Luôn chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống hà tiện. Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính giản dị ?(0,25 điểm). A Khi diễn đạt hay dùng những từ bóng bẩy, dài dòng. B. Không tổ chức sinh nhật linh đình. C. Sống chân thực, gần gũi và hoà hợp với mọi người. D. Sống không khoe khoang, đua đòi. Câu 4 : Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?(0,25 điểm). A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị. B. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng. C Đoàn kết tương trợ không nên có sự phân biệt nào. D. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình. Câu 5: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?(0,25 điểm). A. Chép bài cho bạn khi bạn bị ốm. B Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình. C. Giảng cho bạn bài tập khó ở nhà. D. Bảo vệ ý kiến đúng của bạn. Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính thiếu trung thực?(0,25 điểm). A. Sống ngay thẳng, thật thà. B. Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn. C Không nói ra khuyết điểm của bạn sợ làm bạn mếch lòng.
  2. D. Luôn đối xử nhân hậu với mọi người. Câu 7: Chọn hành vi đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?(0,25 điểm). A Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo. B. Không tàm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo. C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình. D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ. Câu 8: Hành vi nào dưới đây chưa thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo?(0,25 điểm). A. Kính trọng, vâng lời tất cả thầy, cô giáo. B. Thường xuyên thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ. C Cho rằng quan niệm “Một chữ cũng là thầy” là quan niệm cổ, lỗi thời. D. Mong muốn đền đáp công ơn của các thầy, cô giáo. Câu 9: Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trong?(0,25 điểm). A. Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu. B. Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người. C. Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân. D Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình. Câu 10: Những hành vi nào thể hiện tính tự trọng?(0,25 điểm). A. Bố Hải làm nghề vá xe đạp ở đầu ngõ, Hải xấu hổ khi các bạn cùng lớp biết điều đó. B. Hoa nhặt được túi xách của ai đánh rơi, trong đó có tiền, thấy không ai nhìn thấy Hoa lấy số tiền đó mua sách vở. C. Mai bắt chước các kiểu ăn diện để được tiếng là sành điệu. D Hải rất thành khẩn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm và cố gắng sửa chữa. Câu 11: Em sẽ rèn luyện tính tự trọng như thế nào?(0,25 điểm). A. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đi đứng, nói năng tề chỉnh. B. Luôn luôn làm tốt trách nhiệm của mình. C. Luôn chú ý giữ gìn danh dự và xa lánh những thói hư, tật xấu. D Tất cả các ý trên. Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?(0,25 điểm). A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm. B Giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
  3. C. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn. D. Bênh vực tất cả mọi người, kể cả người làm điều xấu. Câu 13: Chọn hành vi và việc làm không thể hiện yêu thương con người?(0,25 điểm). A. Luôn nghĩ tốt về người khác, thông cảm với người có khó khăn. B. Ân cần giúp đỡ người già, tích cực tham gia hoạt động từ thiện. C Thờ ơ trước những khó khăn và sự đau khổ của người khác. D. Giúp đỡ bạn bè vô tư, không mong chờ sự trả ơn. Câu 14: Hành vi nào thể hiện sự khoan dung ?(0,25 điểm). A. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. B. Mắng nhiếc nặng lời với người khác khi không vừa ý. C Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. D. Hay chê bai người khác khi họ không có mặt. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây là tự tin?(0,25 điểm). A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình. C. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai. D Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?(0,25 điểm). A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào. B. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ là phải giỏi hơn đối với các thế hệ trước. C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu D Phát huy truyền thống gia đình, dòng họ là góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Câu 17: Chọn việc làm thể hiện sự đoàn kết tương trợ?(0,25 điểm). A. Nam luôn quan tâm giúp bạn học giỏi, tiến bộ. B. Các bạn nam ở lớp 7A coi thường không chơi với các bạn nữ. C Bạn Cần là người luôn yêu mến, gần gũi, giúp đở tất cả mọi người. D. Hoà chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình. Câu 18: Chọn nhận định đúng và việc làm thể hiện sự khoan dung?(0,25 điểm). A Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi.
  4. B. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược. C. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi. C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 A B A C B C A C D D D B C C D D C A II/ : Tự luận. Câu 1: Sống giản dị là gì?nêu biểu hiện của sống giản dị? - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. - Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài. Câu 2: Cho biết ý nghĩa của sống giản dị trong cuộc sống? Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Câu 3: Cho biết thế nào là trung thực? Biểu hiện của trung thực là gì? - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. - Biểu hiện: Sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Câu 4: Nêu ý nghĩa của tính trung thực? - Là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. - Giúp ta nâng cao phẩm giá. - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu, kính trọng. Câu 5: Trình bày thế nào là tự trọng? Biểu hiện của tính tự trọng là gì? - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội. - Biểu hiện: cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách. Câu 6: Cho biết ý nghĩa của tính tự trọng? - Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. - Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Giúp nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. Câu 7: Yêu thương con người là gì?
  5. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Câu 8: Vì sao phải yêu thương con người? Tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện lòng yêu thương con người? - Là truyền thống đạo đức của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. - Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý trọng và kính trọng. - Những câu ca dao, tục ngữ: + Thương người như thể thương thân +Lá lành đùm lá rách +Chị ngã em nâng +Máu chảy ruột mềm +Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Câu 9: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. Câu 10: Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. - Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người. Sống có nhân nghĩa, thủy chung trước sau như một, đó là đạo lí của cha ông ta từ xa xưa. * Ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. * Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên * Danh ngôn: Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Câu 11: Đoàn kết, tương trợ là gì? Cho biết ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? - Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Ý nghĩa:
  6. + Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý. + Giúp ta tạo nên sức mạnh vượt qua được khó khăn. Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Câu 12: Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đoàn kết tương trợ? * Ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” * Tục ngữ: “Đồng cam, cộng khổ Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. * Danh ngôn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Câu 13: Cho biết đặc điểm và ý nghĩa của lòng khoan dung? * Đặc điểm: Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. * Ý nghĩa: Là đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 14: Cần rèn luyện lòng khoan dung như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể? Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội. Ví dụ: Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Câu 15: Em hiểu gì về gia đình văn hóa? Là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. Câu 16: Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên cần có trách nhiệm gì? - Mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình. - Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu, không sa vào tệ nạn xã hội.
  7. Câu 17: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Cần phê phán biểu hiện sai trái gì? - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là: Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy(học tập, lao động, nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa ) - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ để: Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh, làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc. Cần trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống, sống trong sạch, lương thiện, không bảo thủ, lạc hậu. Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ. Câu 18: Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? - Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. - Ý nghĩa: Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. - Cách rèn luyện: Cần chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể, khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. Thuận hưng, ngày 28 tháng 11 năm 2017 Duyệt của BGH Tổ trưởng GVBM Phan Bảo Quốc Lê Quang Phú