Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

docx 3 trang nhatle22 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_7_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKII MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 NĂM HỌC 2017-2018 Câu 1. Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực? Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục? - Châu Nam Cựcnằm ở vùng cực Nam của Trái Đất. - Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. - Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Nên châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt. Câu 2: Trình bày và giải thích nguyên nhân đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của châu Nam Cực. - Khí hậu: lạnh giá, khắc nghiệt, thường có gió bão. → Nguyên nhân: nằm ở vị trí từ vòng cực Nam đến cực Nam - Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ. → Nguyên nhân: khí hậu lạnh giá. - Thực vật: không tồn tại được. → Nguyên nhân: khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt - Động vật: khá phong phú (cá voi xanh, chim cánh cụt ). → Nguyên nhân: nguồn thức ăn dồi dào trong biển. Câu 3: Nêu đặc điểm địa hình châu Âu? Đặc điểm địa hình châu Âu: Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già, núi trẻ. - Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích lục địa. - Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp sườn thoải. - Núi trẻ nằm phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu Câu 4: Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của Châu Âu? Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già, núi trẻ. - Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. - Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp sườn thoải. -Núi trẻ nằm phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu. Câu 5: Giải thích vì sao ven biển phía Tây của châu Âu hình thành môi trường ôn đới hải dương? (giảm) Câu 6: Giải thích vì sao phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía Đông? Dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu. - Vùng ven biển phía Tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía Đông và Đông Nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía Tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn. Câu 7: Hãy so sánh đặc điểm về khí hậu và thực vật của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa? (tự so sánh nhé) Câu 8: Cho biết nguốn gốc hình thành các đảo của châu Đại dương? – Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di. – Chuỗi đảo san hô: Mi-crô-nê-di. – Chuỗi đảo núi lửa và san hô: Pô-li-nê-di.
  2. – Đảo lục địa: Niu Di-len Câu 9: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? (giảm) Câu 10: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a năm 1985 và năm 2013. Đơn vị: % Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III 1985 4,0 34,8 61,2 2013 2,8 22,4 74,8 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a năm 1985 và năm 2013. b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết. - biểu đồ tròn Nhận xét: - Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của Ô-xtrây-li-a năm 2010 chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp, có tỉ trọng thấp nhất là nông nghiệp (dẫn chứng). - Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Câu 11: 1. Cho bảng số liệu dưới đây, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2001). Tên nước Diện tích Dânsố Mật độ dân số Tỉ lệ dân (nghìn km2) (triệungười) (người/km2) thành thị (%) Toàn châu Đại Dương 8537 31 3,6 69 Pa-pua Niu Ghi-lê 463 5 10,8 15 Ô-xtrây-li-a 7741 19,4 2,5 85 Va-nu-a-tu 12 0,2 16,6 21 Niu Di-len 271 3,9 14,4 77 - Mậtđộ dân số: Trung bình toàn châu Đại Dương là 3,6 người/km2. Nước có mật độ dân số cao nhất: Va- nu -a -tu 16,6 người/km2, tiếp theo là Niu Di-len 14,4 người/km2, Pa-pua Niu Ghi-nê 10,8 người/km2 và thấp nhất là Ô-xtrây-li-a 2,5 người/km2. - Tỉ lệ dân thành thị châu Đại Dương cao 69%, Ô-xtrây-li-a có tỉ lệ dân thành thị cao nhất 85%, tiếp theo là Niu Di-len (77%), thấp nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê 15% 2. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số của các quốc gia trên. Rút ra nhận xét cần thiết. Câu 12: Dựa vào bảng số liệu thống kê về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của Ô-xtrây-li-a năm 2010 Tên quốc gia Cơ cấu trong GDP (%) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Ô-xtrây-li-a 4,0 21,0 75,0 a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm GDP ) phân theo ngành kinh tế của Ô-xtrây-li-a năm 2010 b./ Rút ra nhận xét cần thiết. -vẽ biểu đồ tròn Nhận xét: - Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của Ô-xtrây-li-a năm 2010 chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp, có tỉ trọng thấp nhất là nông nghiệp (dẫn chứng). - Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
  3. 1. Hãy so sánh đặc điểm về khí hậu và thực vật của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa? Môi trường Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Đặc điểm Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải Nhiệt độ: Khí hậu ồn đới lục địa dương có nhiệt độ tháng nóng có nhiệt độ tháng nóng nhất nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh lạnh nhất khoảng 8oC. nhất là - 12oC. Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải Lượng mưa: Khí hậu ôn đới lục Khí hậu dương có lượng mưa hàng năm địa lượng mưa hàng năm từ 400 khoảng l.000mm đến 600mm. → Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa. → Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa. Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> Rừng lá rộng-dẻ, sồi. rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và Thực vật thảo nguyên chiếm ưu thế.