Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Khối 8 - Học kì 2
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Khối 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_dia_ly_khoi_8_hoc_ki_2.docx
Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Khối 8 - Học kì 2
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 HK II Câu 1 : Hãy cho biết 1 số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian đổi mới vừa qua ? Câu 2: Trình bày đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta? ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc hình thành môi trường tự nhiên của nước ta. Câu 3: Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng ấy đã ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? Câu 4 : Tài nguyên của vùng biển nước ta tạo kiện phát triển những ngành kinh tế nào ? Vì sao phải bảo vệ môi trường biển Câu 6:Giai đoạn Tân kiến tạo ( nâng cao địa hình , hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn ) Câu 7: Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng? Giải thích tại sao Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản? Câu 8 : Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? Chứng minh địa đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN Câu 9 : Địa hình đã vôi tập trung nhiều ở miền nào? Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào? Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ ? Câu 10 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? Câu 11 : Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ? Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. Câu 12 : Trong mùa gió đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không ? Vì sao ? Câu 13: Về mùa đông( từ tháng 11 đến tháng 4) khí hậu 3 miền Bắc-Trung-Nam có đồng nhất không? Vì sao? Câu 14: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Vì sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy? Câu 15: Sự khác nhau về đặc tính của đất Feralit và đất phù sa . Giá trị sử dụng của mỗi loại
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 HK II Câu 1 : Hãy cho biết 1 số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian đổi mới vừa qua ? - Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT- XH kéo dài . Nền kinh tế phát triển ổn định , đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt - Về nông nghiệp : từ chỗ thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực nay trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới ( Thái Lan , Việt Nam , Hoa kỳ ) . Mỗi năm nước ta xuất khẩu 3 đến 4 triệu tấn gạo . - Công nghịêp phát triển nhanh chóng , nhiều khu công nghiệp mới , khu chế xuất , khu công nghiệp kỹ thuật cao được xây dựng và đi vào sản xuất - Các ngành dịch vụ phát triển rất nhanh ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước . Câu 2 : Trình bày đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta ? Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc hình thành môi trường tự nhiên của nước ta . a ) Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta : - Vị trí nội chí tuyến - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật b ) Ảnh hưởng của vị trí đến môi trường tự nhiên : - Làm cho nước ta vừa có đất liền , vừa có vùng biển rộng lớn - Nằm trong vùng nội chí tuyến , ở khu vực gió mùa nên tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Vừa gắn vào lục địa châu Á , vừa mở ra biển Đông nên tự nhiên nước ta mang tính biển sâu sắc , làm tăng cường tính chất gió mùa ẩm của tự nhiên nước ta . Câu 3 : Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì ? Hình dạng ấy đã ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? a ) Đặc điểm hình dạng lãnh thổ nước ta : * Phần đất liền : - Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650 km ( 15 v ĩ đ ộ ) - Bề ngang hẹp . Nơi hẹp nhất theo chiều tây – đông , thuộc Quảng Bình chưa đầy 50 km - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km , - Đường biên giới dài 4550 km * Phần biển : - Mở rộng về phía Đông , Đông nam - Có nhiều đảo và quần đảo
- b ) Ảnh hưởng : - Đối với tự nhiên : Làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng , phong phú và sinh động . cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng , các miền tự nhiên . Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền , tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta - Đối với giao thông vận tải : Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải : đường bộ, đường biển , đường hàng không Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại , khó khăn , nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài , hẹp ngang , nằm sát biển . Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai , địch hoạ . Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão lụt , nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông . Câu 4 : Tài nguyên của vùng biển nước ta tạo điều kiện phát triển những ngành kinh tế nào ? Vì sao phải bảo vệ môi trường biển a ) Những ngành kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên của vùng biển nước ta : - Nuôi trồng thuỷ sản - Đánh bắt hải sản - Chế biến hải sản - Khai thác dầu , khí tự nhiên dưới biển ( thềm lục địa ) - Giao thông trên biển - Du lịch b ) Cần bảo vệ môi trường biển vì : - Biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước , đối với đời sống người dân - Ở một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm do chất thải dầu khí và chất thải sinh hoạt . Nguồn lợi hải sản của biển cũng có chiều hướng giảm sút . - Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Câu 5 : Những khó khăn thường gặp khi khai thác vùng biển nước ta là gì ? - Thiên tai : bão , sóng thần , sụt lở bờ biển - Chất thải do con người thải ra biển làm ô nhiễm môi trường - Khai thác không hợp lí làm cạn kiệt tài nguyên biển Câu 6: . Giai đoạn Tân kiến tạo ( nâng cao địa hình , hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn ) - - Cách đây 25 triệu năm - - Là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển lãnh thổ Việt Nam hiện nay - - Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a diễn ra rất mạnh mẽ , nay vẫn còn tiếp diễn : - - Làm núi non sông ngòi trẻ lại - - Hình thành các cao nguyên ba dan , các đồng bằng phù sa trẻ
- - - Mở rộng biển Đông , tạo các bể dầu khí lớn , bô xít , than bùn - - Giới sinh vật phát triển phong phú , hoàn thiện - - Loài người xuát hiện Câu 7 : Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú , đa dạng ? Giải thích tại sao Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản ? * Chứng minh : - Qua khảo sát thăm dò nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau , nhiều loại đã và đang được khai thác - Khoáng sản nước ta khá đa dạng , bao gồm nhiều loại như than , sắt , dầu mỏ , khí đốt , man gan , crôm , bô xít , thiếc - Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ . Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than , dầu khí . apatít , đá vôi , sắt , đồng , thiếc , crôm , bô xít . * Giải thích : - Việt Nam có lịch sử phát triển qua hàng triệu năm , cấu trúc địa chất phức tạp , mỗi chu kì kiến tạo sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng - Việt Nam ở vị trí tiếp xuvs giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới : Thái Bình Dương và Địa Trung Hải Câu 8 : Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta ? Chứng minh địa đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN a ) Địa hình nước ta có các đặc điểm cơ bản : * Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình việt Nam : chiếm ¾ diện tích lãnh thổ , chủ yếu là đồi núi thấp ( 85% ) , núi cao ( 1 % ) , địa hình đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ đất liền * Địa hình nước ta được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam , thấp dần từ nội địa ra biển . Hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung * Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động của con người : - Mang tính nhiệt đới : đất đá bị phong hoá , địa hình cacxtơ nhiệt đới - Tác động của con người : chặt phá rừng , xây dựng các công trình kiến trúc đô thị b ) Chứng minh : - Đồi núi chiếm ¾ diên tích phần đất liền , nhưng chủ yếu là đồi núi thấp : núi thấp dưới 1000m chiếm 85% , núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1 % - Đồi núi tạo thành 1 cánh cung lớn , mặt lồi hướng ra biển Đông dài 1400 km , nhiều vùng núi lan sát biển hoặc bi nhấn chìm thành các quần dảo ( Vịnh Hạ long) - Đồng bằng chỉ chiếm ¼ lãnh thổ . Có 2 đồng bằng lớn là ĐBSH và ĐBSCL
- - Đồng bằng miền trung nhỏ hẹp , ít phì nhiêu , bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực nhỏ Câu 9 : Địa hình đã vôi tập trung nhiều ở miền nào ? Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào ? Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ ? Trả lời : - Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền núi phía Bắc ( vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc ) - Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam - Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ : + Trong giai đoạn Tân kiến tạo , hoạt động địa chất tạo những vùng sụt võng lớn . + Phù sa của các hệ thống sông bồi đắp vùng trũng tạo đồng bằng phù sa trẻ Câu 10 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ? a ) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là : * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm . Biểu hiện : - Số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ/ năm . Lượng bức xạ Mặt trời rất lớn 1 triệu kilôkalo/m2 . Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21 0C trên cả nước và tăng đần từ Bắc vào Nam - Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt , phù hợp với 2 mùa gió : Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam - Gió mùa mang đến cho nước ta lượng mưa lớn ( 1500- 2000mm ) và độ ẩm không khí rất cao ( trên 80% ) * Tính chất đa dạng và thất thường : - Tính chất đa dạng thể hiện ở sự phân hoá theo không gian và thời gian hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau : Miền khí hậu phía Bắc ; Miền khí hậu đông Trường sơn ; Miền khí hậu phía Nam ; miền khí hậu biển Đông Việt Nam Sự phân hoá khí hậu từ Đông sang Tây : sườn đón gió mưa nhiều , sườn khuất gió mưa ít ; sự thay đổi tính chất của gió mùa theo từng miền , theo đai cao . - Tính chất thất thường : Năm rét sớm năm rét muộn , năm mưa nhiều năm khô hạn , năm bão , áp thấp nhiệt đới nhiều năm ít b ) Nét độc đáo của khí hậu nước ta là có mùa đông lạnh ở phía Bắc và lượng mưa ẩm lớn trên nền khí hậu nhiệt đới . Có thể nói trong vòng đai nhiệt đới không đâu lại có 1 mùa đông giá rét và mưa , ẩm như ở nước ta Câu 11 : Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ? Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại a ) Nước ta có 2 mùa khí hậu : Mùa gió Đông Bắc ( mùa đông ) và mùa gió Tây Nam ( mùa hạ )
- b ) Đặc trưng khí hậu từng mùa : * Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông ) - Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông bắc và xen kẽ là những đợt gió Đông Nam - Thời tiết – khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt : + Miền Bắc : Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc , có mùa đông lạnh không thuần nhất + Duyên hải Trung Bộ : có mưa lớn vào thu đông + Tây nguyên và Nam Bộ : thời tiết nóng khô , ổn định suốt mùa -> Tạo nên mùa đông lạnh , mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam * Mùa gió tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ ) : - Đặc trưng là sự thịnh hành của gió mùa Tây Nam - Trên toàn quốc đều có : + Nhiệt độ cao trung bình đạt 250C + Lượng mưa lớn , chiếm 80% lượng mưa cả năm ( trừ duyên hải nam Trung Bộ mưa ít ) + Thời tiết phổ biến : nhiều mây , có mưa rào , mưa dông + Thời tiết đặc biệt : có gió Tây khô nóng ( Trung Bộ) , mưa ngâu (đồng bằng Bắc Bộ ) , bão ( vùng ven biển ) - Mùa bão nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 , chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của c ) Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại * Thuận lợi : - Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm - Tăng vụ , xen canh , đa canh thuận lợi * Khó khăn : + Rét lạnh , rét hại , sương giá , sương muối về mùa đông + Hạn hán mùa đông ở Bắc Bộ + Nắng nóng , khô hạn cuối đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên + Bão , mưa lũ , xói mòn , xâm thực đất , sâu bệnh phát triển Câu 12 : Trong mùa gió đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không ? Vì sao ? Trả lời : Trong mùa gió Đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau vì : - Bắc bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc - Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau. - Nam Bộ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 13: Về mùa đông( từ tháng 11 đến tháng 4) khí hậu 3 miền Bắc-Trung- Nam có đồng nhất không? Vì sao ? a ) Mùa đông khí hậu 3 miền khác nhau rõ rệt:
- * Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc từ lục địa tràn xuống từng đợt, mang lại 1 mùa đông không thuần nhất: Đầu mùa đông tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối mùa đông tiết xuân mưa phùn ẩm ướt. * Duyên hải Trung Bộ: Mưa lớn những tháng cuối năm. * Tây Nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa. b ) Giải thích : - Bắc Bộ nằm gần chí tuyến , chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông BẮc , kết hợp với hướng núi vòng cung đón gió - > mùa đông lạnh - Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau - Nam bộ nằm gần đường Xích Đạo , ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Câu 14 : Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam ? Vì sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy ? a ) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam : 1 . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố rộng khắp trên cả nước . Nhưng chủ yếu là sông nhỏ , ngắn và dốc : - Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km - Trong đó 93% là sông nhỏ , ngắn , diện tích lưu vực < 500 km2 - Các sông lớn chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta 2 . Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Vòng Cung - Hướng Tây Bắc – Đông Nam : S.Hồng , S. Đà , S.Cả , S. Mã , S.Cửu Long - Hướng vòng cung : S.Lô , S.Gâm , S. Cầu , S.Thương , S.Lục Nam 3 Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt . Mùa lũ lượng nước tới 70- 80% lượng nước cả năm 4 Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn . Bình quân 1m 3 nước sông có 223 gam cát bùn . Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn / năm b ) Giải thích : - Sông ngòi dày đặc : do nước ta có lượng mưa lớn . Sông nhỏ , ngắn và dốc do địa hình hẹp ngang , núi lan sát biển - Sông chảy theo 2 hướng chính : Do hướng địa hinh nước ta chạy theo 2 hướng TB – ĐN và Vòng cung nên sông ngòi cũng có 2 hướng đó - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : Do khí hậu nước ta chia thành 2 mùa : Mùa gió Đông Bắc khí hậu khô tương ứng với mùa cạn của sông . Mùa gió Tây Nam mưa nhiều tương ứng với mùa lũ của sông - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn : Do có ¾ địa hình là đồi núi dốc , mưa nhiều lại tập trung vào 1 mùa nên xói mòn đất đá xảy ra mạnh mẽ , nước mưa cuốn theo đâtá cát chảy xuống lòng sông Câu 15 : Sự khác nhau về đặc tính của đất Feralit và đất phù sa . Giá trị sử dụng của mỗi loại
- * Đất Feralit : Chua , nghèo mùn , nhiều sét . Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt , nhôm. Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng , có độ phì cao -> Trồng cây công nghiệp * Đất phù sa : Tơi xốp , ít chua , giàu mùn -> Trồng cây lương thực ( lúa , hoa màu ) và cây ăn quả ) Câu 3 : Chứng minh rằng sinh vật việt Nam rất phong phú và đa dạng - Đa dạng về thành phần loài : 14600 loài thực vật , 11200 loài và phân loài động vật - Đa dạng về hệ sinh thái : + Hệ sinh thái đất ngập nước ( cửa sông , ven biển , đầm phá ) đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn + Hệ sinh thái đồi núi với các biến thể như rừng kín thường xanh , rừng thưa rụng lá , rừng tre nứa , rừng ôn đới núi cao b ) Miền núi có những thuận lơi , khó khăn : * Thuận lợi : - Miền núi đất đai rộng lớn để phát triển nông nghiệp , lâm nghiệp - Tài nguyên đa dạng ( khoáng sản , gỗ , đồng cỏ , thuỷ điện ) - > phát triển công nghiệp * Khó khăn : + Địa hình chia cắt mạnh : núi cao , sông sâu , vực thẳm -> khó khăn cho giao thông vận tải và phát triển kinh tế + Khí hậu , thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến năng suất cây trồng , vật nuôi + Đường sá khó xây dựng , bảo dưỡng.