Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 3290
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 Câu 1: Nêu nguồn cung cấp, chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất béo? Nếu thừa chất đạm và thừa chất béo thì cơ thể bị hiện tượng gì? Câu 2: Thế nào là nhiễm độc thực phẩm? Theo em, cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm tại gia đình? Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như bị nôn, tiêu chảy nhiều thì em xử lý như thế nào? Câu 3: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? Theo em, cần phải làm gì để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình? Khi có dấu hiệu nhiễm trùng thực phẩm như bị nôn, tiêu chảy nhiều thì em xử lý như thế nào? Câu 4: Muốn cho các loại sinh tố trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến cần lưu ý điều gì? Câu 5: Nêu những phương pháp làm chín thực phẩm thường sử dụng hàng ngày? Hãy cho biết sự khác nhau giữa món xào và món rán, món luộc và món nấu. Câu 6: Để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, cần tuân theo những nguyên tắc nào ? Hãy giải thích các nguyên tắc đó ? Câu 7: Chi tiêu trong gia đình là gì ? Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình ? Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 Câu 1: a) Chất đạm b) Chất béo - Nguồn cung cấp : - Nguồn cung cấp: + Đạm động vật : thịt, cá, trứng, sữa + Chất béo động vật: mỡ, dầu ăn, + Đạm thực vật: đậu, đỗ tương, lạc ,vừng + Chất béo thực vật: lạc, vừng, mè, - Chức năng - Chức năng: + Giúp cơ thể phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. + Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở + Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết. dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. + Tăng khả năng đề kháng, cung cấp năng + Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ lượng cho cơ thể. thể. * Nếu thừa chất đạm, có thể có thể bị bệnh * Nếu thừa chất béo cơ thể bị béo phệ, ảnh hưởng béo phì, huyết áp, tim mạch, đến sức khỏe. Câu 2: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. - Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm tại gia đình: • Không dùng các thực phẩm chứa chất độc: Cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, • Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm chất hóa học. • Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng. Khi có dấu hiệu bị nhiễm độc thực phẩm, nếu bị nhẹ có thể xử lý tại chỗ như kích thích người nhiễm độc nôn thức ăn ra để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, uống nhiều nước. Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng hoặc chưa rõ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu và chữa trị kịp thời. Câu 3: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. - Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm: + Rửa tay sạch trước khi ăn + Vệ sinh nhà bếp + Rửa kĩ thực phẩm + Nấu chín thực phẩm + Đậy thức ăn cẩn thận + Bảo quản thực phẩm chu đáo Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, có dấu hiệu bị đau bụng, nôn ói, nếu sau 1 ngày tình trạng không cải thiện thì cần đến bệnh viện để khám để chữa trị kịp thời. Câu 4: Cần lưu ý: - Không ngâm, rửa sau khi cắt thái. - Không ngâm thực phẩm lâu trong nước. - Không để thực phẩm khô héo. - Không đun nấu thực phẩm lâu. - Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh. - Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản. Câu 5: Những phương pháp làm chín thực phẩm thông thường: - Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước: Luộc, nấu, kho. - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước: Hấp. - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của lửa: Nướng. - Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo: Rán, rang, xào. * Sự khác nhau giữa xào và rán là: - Xào là phương pháp làm chín thực phẩm với - Rán(chiên)là làm chín thực phẩm trong một
  3. lượng chất béo vừa phải, lượng chất béo khá nhiều, - Có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và - Không phối hợp nguyên liệu động vật, thực thực phẩm động vật hoặc riêng từng loại, vật. - Đun lửa to trong thời gian ngắn. - Đun với lửa vừa * Sự khác nhau giữa nấu và luộc là: - Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm - Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trong môi trường nước. trường nhiều nước. - Phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật - Không phối hợp nguyên liệu động vật, thực hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị. vật. Câu 6: Để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, cần tuân theo những nguyên tắc: * Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình: Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp. * Điều kiện tài chỉnh: Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm, một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền. * Đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng: Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng: nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất khoáng, vitamin . . . * Thay đổi món ăn: để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẳn. Câu 7: a) Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. b) Các nguồn thu nhập của gia đình: - Thu nhập bằng tiền: tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lại bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm, - Thu nhập bằng hiện vật: các sản phẩm tự sản xuất ra như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa quả, gia súc ( trâu, bò, ), gia cầm ( gà, vịt, ), c) Em có thể góp phần tăng thu nhập gia đình như tham gia sản xuất cùng người lớn, vệ sinh nhà ở giúp bố mẹ, làm một số công việc nội trợ của gia đình, phụ giúp bán hàng, . Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung