Đề cương ôn tập giữa kì II môn Địa lí 10 - Năm học 2020-2021

docx 11 trang hoanvuK 09/01/2023 2990
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì II môn Địa lí 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_ii_mon_dia_li_10_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì II môn Địa lí 10 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÍ 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1.1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 1.2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là A. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. B. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng C. đều sản xuất bằng thủ công. D. đều sản xuất bằng máy móc. Câu 1.3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp? A. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn B. Sản xuất phân tán trong không gian C. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng D. Sản xuất có tính tập trung cao độ Câu 2.1. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là A. khí hậu. B. khoáng sản C. biển D. rừng Câu 2.2. Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của A. các ngành kinh tế. B. nông nghiệp. C. giao thông vận tải. D. thương mại. Câu 2.3. Việc phân loại các ngành công nghiệp thành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ dựa vào A. công dụng kinh tế của sản phẩm. B. nguồn gốc sản phẩm C. tính chất sở hữu của sản phẩm D. tính chất tác động đến đối tượng lao động Câu 3.1. Tính chất hai giai đoạn của ngành sản xuất công nghiệp là do A. trình độ sản xuất. B. đối tượng lao động. C. máy móc, thiết bị. D. trình độ lao động Câu 3.2. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Thị trường. C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. Câu 3.3. Nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí. C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng. Câu 4.1. Ý nào sau đây đúng với vai trò của ngành sản xuất công nghiệp? A. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.
  2. B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. C. Là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi. D. Tạo ra mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương, các nước. Câu 4.2. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Thị trường Câu 4.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn. B. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. D. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành. Câu 5.1. Ý nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp? A. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. B. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế. C. Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế. D. Luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP. Câu 5.2. Ý nào sau đây không đúng với tính chất tập trung cao độ của công nghiệp? A. Tập trung tư liệu sản xuất. B. Thu hút nhiều lao động. C. Tạo ra khối lượng lớn sản phẩm. D. Cần không gian rộng lớn. Câu 5.3. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường. C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Câu 6.1. Ý nào sau đây không chính xác về đặc điểm của ngành công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp. B. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. C. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ. D. Có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Câu 6.2. Ngành sản xuất công nghiệp khác với ngành nông nghiệp ở chỗ A. đất trồng là tư liệu sản xuất. B. cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. C. phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. D. ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Câu 6.3. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước là A. tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. C. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp. D. tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Câu 7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp bao gồm A. dân cư - nguồn lao động, thị trường, khoa học - kĩ thuật. B. vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. C. tự nhiên, kinh tế, chính trị. D. khoáng sản, khí hậu, nguồn nước, đất, rừng, biển. Câu 7.2. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. Dân cư, nguồn lao động. B. Thị trường.
  3. C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật. D. Đường lối chính sách. Câu 7.3. Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp vì A. công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm. B. công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. C. công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp. D. công nghiệp có hai giai đoạn sản xuất. Câu 8.1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là A. Nâng cao đời sống dân cư. B. Cải thiện quản lí sản xuất. C. Xoá đói giảm nghèo. D. Công nghiệp hoá nông thôn. Câu 8.2. Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị ở A. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế. B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. C. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của một quốc gia. D. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia. Câu 8.3. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 9.1. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 9.2. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác than? A. Gần với vùng nguyên liệu B. Gần đầu mối giao thông C. Gắn với thị trường tiêu thụ D, Gắn với các đô thị lớn Câu 9.3. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia? A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. D. thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 10.1. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Câu 10.2. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 10.3 Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được A. tiềm năng thủy điện của một nước B. sản lượng than khai thác của một nước C. tiềm năng dầu khí của một nước D. trình độ phát triển và văn minh của đất nước
  4. Câu 11.1. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 – 2013 Năm Sản phẩm 1950 1960 1990 2003 2010 2013 Than (triệu tấn) 1820 2603 3387 5300 6025 6859 Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1052 3331 3904 3615 3690 Điện (tỉ kWh) 967 2304 11832 14851 21268 23141 Thép (triệu tấn) 189 346 770 870 1175 1393 (Nguồn: số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới, thời kì 1950 - 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? A. miền B. cột C. đường D. tròn Câu 11.2. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 11.3. Than là nhiên liệu của ngành nào sau đây? A. Thủy điện. B. Điện tử. C. Thực phẩm. D. Nhiệt điện. Câu 12.1. Nước nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới? A. Hoa Kì B. A-rập Xê-ut C. Việt Nam. D. Trung Quốc Câu 12.2. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (đơn vị tính: tỉ kwh) Năm 2010 2015 2016 Sản lượng điện 17,5 23,9 25,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018) Theo bảng số liệu, sản lượng điên của In-đô-nê-xi-a năm 2016 so với năm 2010 tăng A. 5,6 tỉ kwh. B. 6,5 tỉ kwh. C. 7,2 tỉ kwh. D. 7,5 tỉ kwh. Câu 12.3. Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN, ĐIỆN CỦA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 (Đơn vị tính: %) Năm 2010 2017 Than 100 154 Điện 100 127 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020) Căn cứ bản số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng sản lượng tan, điện cả Ấn Độ năm 2010 và năm 2017? A. Điên tăng nhanh hơn than. B. Than và điện đều không tăng C. Than tăng nhanh hơn điện. D. Điện tăng nhanh, than không tăng. Câu 13.1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2019 (Đơn vị tính: triệu tấn)
  5. Năm 2016 2017 2018 2019 Sản lượng dầu thô 17 15 14 13 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019) Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sa đây đúng về sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019? A. Đều tăng. B. Ổn định. C. Tăng mạnh. D. Đều giảm Câu 13.2. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là: A. Nhiệt điện. B. Thủy điện. C. Điện nguyên tử. D. Các nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 13.3. Cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng: A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt. B. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác. C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện. D. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí. Câu 14.1. Công nghiệp được chia làm hai nhóm A ,B là dựa vào: A. Tính chất và đặc điểm. B. Trình độ phát triển . C. Công dụng kinh tế của sản phẩm. D. Lịch sử phát triển của các ngành. Câu 14.2. Tỉ trọng đóng góp của nhanh công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất A. Các nghành công nghiệp trọng điểm của nước đó. B. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó. C. Tổng thu nhập của nước đó. D. Bình quân thu nhập của nước đó. Câu 14.3. Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất của Việt Nam thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ngãi. B. Ninh Thuận. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 15.1: Sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm máy tính là A. thiêt bị công nghệ, phần mềm. B. linh kiện điện tử,các vi mạch. C. ti vi màu, đồ chơi điện tử,catset. D. Máy fax, điện thoại, mạng viba Câu 15.2: Sản phẩm của nhánh công nghiệp điện tử - tin học bao gồm : A. Máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông . B. Thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính . C. Máy tinh, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông . D. Thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim lại ,máy tính. Câu 15.3: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây ? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử viễn thông. D. Điện tử tiêu dùng. Câu 16.1: Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm nghành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây ? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Thiết bị viễn thông.
  6. Câu 16.2: Công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm thiết bi điên tử là A. thiết bị công nghệ, phần mềm. B. linh kiện điện tử,các vi mạch. C. ti vi màu, đồ chơi điện tử,catset. D. Máy fax, điẹn thoại, mạng viba Câu 16.3: Công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm thiết bị điện tử tiêu dùng là A. thiết bị công nghệ, phần mềm. B. linh kiện điện tử,các vi mạch. C. ti vi màu, đồ chơi điện tử,catset. D. Máy fax, điẹn thoại, mạng viba Câu 17.1: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ? A. Công nghiêp cơ khí. B. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 17.2: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học. A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. Câu 17.2: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học. A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. Câu 17.3: Ý nào sau đây là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học. A. Gây ô nhiễm môi trường. B. Chiếm diện tích rộng. C. Tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Yêu cầu cao về trình độ lao động. Câu 18.1: Đối với ngành công ngiệp cơ khí ,yếu tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu là: A. Dân cư và lao động B. Thị trường tiêu thụ C. Tiến bộ và khoa học kỹ thuật D. Tài nguyên thiên nhiên Câu 18.2: Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật , nâng cao năng suất lao động là A. Luyện kim B. Cơ khí C. Hoá chất D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm Câu 18.3: Tủ lạnh, máy giặt là sản phẩm của nhóm nghànhcông nghiệp cơ khí nào sau đây ? A. Cơ khí hàng tiêu dùng B. Cơ khí thiết bị toàn bộ C. Cơ khí máy công cụ D. Cơ khí chính xác. Câu 19.1: Những nước nào sau đây có ngành dệt - may phát triển? A. Trung Quốc, Ẩn Độ, Hoa Kì, Đan Mạch. B. Trung Quốc, Án Độ, Hoa Kì, Nhật Bản. C. Trung Quốc, Án Độ, Hoa Kì, Phần Lan. D. Trung Quốc, Ắn Độ, Hoa Kì, Na Uy.
  7. Câu 19.2: Ngành nào quan trọng nhất trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Sành sứ B. Thủy Tinh C. Dệt may D. Da giày Câu 19.3:Thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất hiện nay là? A. Hoa Kì B. EU C. Ấn Độ D. Trung Quốc Câu 20.1:Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm : A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. Dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. Nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát . D. Dệt-may, da giầy, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 20.2: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm không phải là sản phẩm của ngành A. trồng trọt. B. công nghiệp, C. chăn nuôi. D. thuỷ sản. Câu 20.3: Công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp trên thế giới, không phải vì A. nguồn nguyên liệu phong phú khắp noi. B. nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước, C. thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. D. hàng hoá có khả năng xuất khẩu rộng rãi. Câu 21.1: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp thực phẩm? A. Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. B.Ở nhiều nước đang phát triển, ngành có vai trò chủ đạo về giá trị. C. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng. D. Ngành này chỉ phân bố tập trung ở một số quốc gia trên thế giới. Câu 21.2: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ? A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người . C. Không có khả năng xuất khẩu. D. Phục vụ cho nhu cầu con người. Câu 21.3: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 22.1: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. Vùng công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Điểm công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. Câu 22.2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung? A. Có ranh giới rõ ràng , vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm dể tiêu dùng , xuất khẩu. Câu 22.3: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là A. Có các xí nghiệp hạt nhân.
  8. B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ. C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Câu 23.1: Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất , kĩ thuật , công nghệ là đặc điểm của. A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 23.2: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp ? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi . C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu23.3: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 24.1: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào ? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 24.2: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 24.3: Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì A. Đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. B. Có nguồn lao động dồi dào , trình độ cao. C. Có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống. D. Có nguồn tài nguyên khoang sản phong phú Câu 25.1: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của. A. Vùng công nghiệp. B. Điểm công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 25.2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu. Câu 25.3: Ý nào sau đây là đặc điểm của trung tâm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
  9. C. Có các xí nghiệp nòng cốt. D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu. Câu 26.1: Cho bảng số liệu: Sản lượng điện nước ta thời kì 1975- 2010. Đ/V: (triệu kWh) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Điện 2,428 3,680 5,230 8,790 14,665 26,682 52,100 91,722 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thời kì 1975 – 2010, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 26.2: Cho bảng số liệu: Sản lượng điện nước ta thời kì 1975- 2010. Đ/V: (triệu kWh) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Điện 2,428 3,680 5,230 8,790 14,665 26,682 52,100 91,722 Để thể hiện Sản lượng điện nước ta thời kì 1975- 2010, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 26.3: Cho bảng số liệu: Sản lượng than nước ta thời kì 1950- 2003. Đ/V: (triệu tấn) Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 1,820 2,603 2,936 3,770 3,387 5,300 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thời kì 1975 – 2010, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 27.1: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng than, dầu mỏ và điện của thế giới thời kì 1950- 2003. Đ/V: (triệu %) Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143,0 161,3 207,1 186,1 291,2 Dầu mỏ 100 201,1 146,7 586,2 636,9 746,5 Điện 100 238,3 513,1 852,8 1223,6 1535,8 Nhận xét nào dưới đây là đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2003 ? A. Than có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. B. Đào mỏ có tốc độ tăng liên tục qua các năm. C. Điện có tốc độ tăng nhanh nhất. D. Thép có tốc độ tăng thấp nhất. Câu 27.2: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng than, dầu mỏ và điện của thế giới thời kì 1950- 2003. Đ/V: (triệu %) Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143,0 161,3 207,1 186,1 291,2 Dầu mỏ 100 201,1 146,7 586,2 636,9 746,5 Điện 100 238,3 513,1 852,8 1223,6 1535,8
  10. Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp nào? A. Năng lượng. B. Hóa chất. C. Sản xuất vật liệu xây dựng D. Cơ khí. Câu 27.3: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về sản lượng dầu mỏ trên thế giới ? A. Có sản lượng liên tục tăng. B. Sản lượng khai thác ổn định. C. Sản lượng khai thác liên tục giảm. D. Sản lượng khai thác không ổn định. Câu 28.1: Thế mạnh để phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta là A. nguồn thủy năng phong phú. B. nguồn năng lượng sạch lớn. C. tài nguyên rừng tự nhiên rất lớn. D. có nhiều than, dầu khí. Câu 28.2: Ở nước ta đặc điểm nào dưới đây là sự khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam? A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. B. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. C. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. Câu 28.3: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014 Sản phẩm Năm 1995 2000 2005 2011 2014 Điện (Tỉ kWh) 14,7 26,7 52,1 101,5 140.2 Than (Triệu tấn) 8,4 11,6 34,1 46,6 41,7 Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995-2014? A. Sản lượng điện và than đều tăng B. Sản lượng than tăng nhưng không ổn định C. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện D. Từ năm 1995-2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày vai trò của ngành công nghiệp? Mỗi vai trò lấy ví dụ cụ thể chứng minh? Câu 2: Vì sao ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam lại phổ biến hình thức khu công nghiệp tập chung? Câu 3: Cho bảng số liệu sau: “Sản lượng than và dầu mỏ trên thế giới giai đoạn 1950 – 2008” (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1960 1980 2000 2008 Than 2603 3770 4995 6781 Dầu mỏ 1052 3066 3741 3929 Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình khai thác than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1960 – 2008 Qua biểu đồ nhận xét tình hình khai thác than và dầu mỏ trên thế giới giai đoạn 1960 – 2008 Câu 4:(1đ) Tại sao công nghiệp điện tử tin học được coi là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới? Câu 5:(1đ) Vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lại phân bố rộng rãi trên thế giới?
  11. Câu 6:(1đ) Tại sao ngành dệt may đóng vai trò chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? Hết