Các dạng bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kì 1 (Có đáp án)

docx 135 trang Thu Mai 06/03/2023 3372
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_dang_bai_tap_ngu_van_lop_7_hoc_ki_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Các dạng bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kì 1 (Có đáp án)

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 7 (Kì I)
  2. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 7 KÌ I 1. Từghép 2. Từláy 3. Đạitừ 4. TừHánViệt 5. Quanhệtừ TIẾNG 6. Từđồngnghĩa VIỆT 7. Từtráinghĩa 7 (KìI) 8. Từđồngâm 9. Thànhngữ 10. Điệpngữ 11. Chơichữ 12. Chuẩnmựcsửdụngtừ
  3. TỪ GHÉP I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Khái niệm - Từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị với nhau. Ví dụ: hoa + hồng hoa hồng đất + nước đất nước 2. Phân loại 2.1. Căn cứ vào tính chất hình vị, đặc trưng về nghĩa của các hình vị, người ta chia từ ghép tiếng Việt thành hai loại lớn: a. Từ ghép thực: - Là từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực (là những hình vị có ý nghĩa từ vựng hoặc vốn có ý nghĩa từ vựng) kết hợp với nhau theo phương thức ghép: hoa hồng, đất nước, nhà máy b. Từ ghép hư: - Là những từ ghép do hai hình vị hư (những hình vị chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng) ghép lại với nhau: bởi vì, cho nên, để mà, đề cho, nếu mà Những từ này có số lượng rất ít trong tiếng Việt. 2.2. Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các hình vị, vào đặc trưng ngữ nghĩa của từ, người ta chia từ ghép thực thành hai loại: a. Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa) - Là từ ghép gồm tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Về mặt ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng chính; làm cho từ ghép chính phụ có ý nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính biểu thị. Ví dụ: máy ảnh, máy bơm, máy tiện, máy phay, máy nổ, máy khoan, máy cán, máy kéo, máy khâu, máy xúc là loại nhỏ của máy.
  4. - Ngoài ra, tiếng phụ còn có tác dụng làm cho từ ghép chính phụ biểu thị các sắc thái khác nhau đối với nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: đỏ au, đỏ hỏn, đỏ tươi là các sắc thái khác nhau của đỏ. b. Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) - Về mặt cấu tạo, từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau (không có tiếng chính, tiếng phụ) - Về mặt ý nghĩa, từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, mang tính khái quát, tổng hợp. Ví dụ: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, vui buồn, sách vở - Do vậy, từ ghép đẳng lập không thể trực tiếp kết hợp với các số từ. Không thể nói: một sách vở. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập có thể là nghĩa của một tiếng trong nó (xét ở thời điểm hiện nay), nhưng vẫn mang tính khái quát. Ví dụ: chợ búa, gà qué có nghĩa chỉ chợ nói chung, gà nói chung. Vì thế chúng không để dùng nói về chợ hay gà cụ thể được. Không thể nói: Hôm nay tôi đi hai cái chợ búa mà không mua được rau. 3. Các từ ghép chính phụ sau khi được tạo ra vẫn có thể được dùng để tiếp tục tạo ra các từ ghép chính phụ nữa: máy khoan máy khoan tay, máy khoan điện II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá. Bài 2: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến. Bài 3: Phân các từ ghép sau thành 2 loại: Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường. Bài 4: Phân loại từ ghép sau đây theo cấu tạo của chúng.
  5. - Ốm yếu, xe lam, tốt đẹp, kỉ vật, xăng dầu, binh lính, núi non, kì công, sắc lẻm, bởi vì, xem bói, cá lóc, chợ búa, vui tươi, móc ngoặc, bánh cuốn, hèn mọn, cơm nước, xe ngựa, vườn tược, vôi hóa, dưa gang, non song, cấp bậc, rau muống, tái diễn, sưng vù, sưng húp. - Giác quan, cảm tính, thiết giáp, suy nghĩ, can đảm. Bài 5: Trong các từ ghép sau đây từ nào có thể đổi trật tự các tiếng? vì sao? - Tướng tá, ăn nói, đi đứng, binh lính, giang sơn, ăn uống, đất nước, quần áo, vui tươi, sửa chữa, chờ đợi, hát hò. - Cha con, giàu nghèo, vua tôi, thưởng phạt, vững mạnh, Bài 6: Cho các từ sau đây: Xe đạp, cơm nếp, khoai tây, cá quả, cũ rích, xanh tưng, già cấc, mỏng tanh. - Em có nhận xét gì về nghĩa của các tiếng: đạp, nếp, tây, quả và các tiếng: rích, tưng, cấc, tanh. Bài 7. Hãy sắp xếp các từ ghép : xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, cây cam, cây tre, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh lè, xanh đỏ, xanh um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ đen, đỏ hỏn thành hai nhóm và điền vào chỗ trống theo mẫu cho dưới đây : Từ ghép chính phụ: xe máy Từ ghép đẳng lập: xe cộ Bài 8. Tìm 3 từ ghép mà khi sử dụng, có thể chỉ cần dùng tiếng phụ là đã bao gồm nghĩa của cả tiếng chính. Mẫu: Bác cân cho cháu một con chép. (chép đã bao hàm nghĩa “cá chép”) Bài 9. Tìm 5 từ ghép chính phụ có tiếng chính là đỏ. Giải thích nghĩa của từng từ và đặt câu với mỗi từ. Bài 10. Đặt với mỗi từ ghép đẳng lập: chợ búa, gà qué, giấy má một câu.
  6. Bài 11. Nghĩa của các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn nói, ăn mặc có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không ? Đặt câu với mỗi từ. Bài 12. Tìm một số từ ghép chính phụ có ba tiếng theo mẫu sau: máy khoan điện Bài 13 a. Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại Mưa phùn đem mùa xuân đến,mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. mưa bụi ấm áp. b. Nối các tiếng sau thành từ ghép chính phụ hợp nghĩa: xanh, mùa, lồng, nhãn, gặt, ngắt Bài 14. Viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ ghép đẳng lập, 3 từ ghép chính phụ. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1: - Từ ghép chính phụ: nóng bỏng, nóng ran, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt - Từ ghép đẳng lập: nóng nực, lạnh giá. Bài 2: Yêu thích, yêu quý, yêu thương, yêu mến, mến yêu, mến thương, quý mến, thương yêu, yêu thương. Bài 3: - Từ ghép chính phụ: học đòi, học vẹt, học gạo, học lỏm, anh cả, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc. - Từ ghép đẳng lập: học tập, học hỏi, học hành, anh em, bạn đường.
  7. Bài 4: Tham khảo cách phân loại sau: - Từ ghép chính phụ: xem lam, xem bói, cá lóc, bánh cuốn, xe ngựa, dưa gang, rau muống, sưng vù, sưng húp, thiết giáp, kỉ vật, kì công, sắc lẻm, vôi hóa, cảm tính - Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, tốt đẹp, xăng dầu, binh lính, núi non, bởi vì, chợ búa, vui tươi, móc ngoặc, hèn mọn, cơm nước, vườn tược, non sông, cấp bậc, tái diễn, giác quan, suy nghĩ, can đảm. Bài 5: - Các từ có thể đổi trật tự các tiếng: quần áo, vui tươi, chờ đợi, giàu nghèo, thưởng phạt. Bài 6: - Các tiếng: đạp, nếp, tây, quả có tính chất phân nghĩa trong từ ghép chính phụ - Các tiếng: rích, tưng, cấc, tanh biểu thị các sắc thái khác nhau trong từ ghép chính phụ. Bài 7. Dựa vào khái niệm về từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập để phân loại các từ đã cho. Viết vào vở theo mẫu cho trong bài tập, rồi tự điền các từ đã được phân loại vào bảng. Bài 8. Chú ý tìm các từ ghép chính phụ chỉ các loại “cá, chim”. Ví dụ : đại bàng, sẻ, trắm, mè, trôi, trê Bài 9. Tham khảo các từ sau : đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ loè, đỏ lòm, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ tươi v.v Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng và đặt câu. Bài 10. Tham khảo câu sau : a. Công việc chợ búa dạo này thế nào? b. Ông đến chơi là vui rồi, còn gà qué làm gì cho mất công. c. Sao cậu làm gì mà phòng đầy giấy má lung tung thế? Bài 11. Lưu ý nói: làm ăn là có nghĩa “làm nói chung”, ăn nói có nghĩa “nói nói chung”, ăn mặc có nghĩa “mặc nói chung”. Cho nên chúng không phải nghĩa của từng tiếng cộng lại. * Đặt câu a. Công việc làm ăn dạo này ra sao? b. Cậu nên ăn nói lịch sự với người lớn tuổi. c. Con nên chịu khó quan tâm đến ăn mặc một chút.
  8. Bài 12. Tham khảo : máy cưa điện, xe đạp máy, cá rô phi ; cá bạc má, máy hơi nước Bài 13. Lưu ý, trong số các từ đã cho, có những từ có hình thức như từ láy nhưng chúng là các từ ghép. Ví dụ : máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng. Những từ ghép này có các tiếng đều có nghĩa. Các tiếng trong từ trùng nhau về mặt âm thanh là ngẫu nhiên. Bài 14. Tham khảo các tổ hợp từ sau : thái độ trơ tráo, ăn mặc trơ trẽn, căn nhà trơ trọi, mồm miệng nhanh nhảu, tác phong nhanh nhẹn. Bài 15. Các từ cho ở hàng A có hình thức phối hợp âm thanh giữa các tiếng giống như các từ ở hàng B, nhưng ý nghĩa của chúng không được tạo ra như các từ láy. Nghĩa của chúng giống như các từ đơn. Bài 16. a) – Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ, dong dỏng cao. – Thư kí dõng dạc cắt nghĩa. b) – Lí trưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu. – Anh có đôi mắt sáng và giọng nói hùng hồn. – Làm hùng hục Bài 17. a. Từ ghép trong đoạn văn trên • Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi • Từ ghép đẳng lập: ốm yếu b. các từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhãn lồng, mùa gặt Bài 18. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu đề bài
  9. TỪ LÁY I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Khái niệm - Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc. (Hình vị gốc là hình vị mang nghĩa từ vựng) - Ví dụ: xanh xanh xanh may may mắn rối bối rối 2. Các vấn đề xác định từ láy Xung quanh việc xác định, nhận diện từ láy có một số điểm đáng lưu ý sau: a. Trong tiếng Việt có một số từ mà giữa hai yếu tố cấu thành có quan hệ với nhau về âm. Ví dụ: + lững thững, thướt tha, nhí nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, lác đác + róc rách, thì thào, khúc khích, líu lo, lách cách, lộp bộp + ba ba, cào cào, chôm chôm, châu chấu, đu đủ, thằn lằn Trong từng tiếng trên, tư cách hình vị của mỗi yếu tố (ví dụ: yếu tố “lững” và yếu tố “thững” trong từ “lững thững”) đều không rõ ràng. Mặt khác, ở mỗi từ láy này, không xác định được yếu tố nào là hình vị gốc. Vì vậy, đối chiếu với định nghĩa về từ láy nói trên, những từ này không được coi là từ láy. Có quan điểm gọi những từ này là từ đơn có hình thức láy. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh về quan hệ ngữ âm giữa hai yếu tố (sự hài hòa âm thanh) và một số đặc trưng về nghĩa của những từ trên cùng với cấp độ nhận thức của học sinh tiểu học hay THCS thì có thể coi đó là những từ láy (từ láy không điển hình về mặt cấu tạo). b. Có một số từ mà cả hai hình vị đều có nghĩa từ vựng, ví dụ: mặt mũi, tốt tươi, đi đứng, thúng mủng, tươi cười Hai hình vị trong những từ này có quan hệ với nhau về nghĩa. Những từ này là từ ghép mà chúng có hình thức ngẫu nhiên giống từ láy. c. Một số từ khác có một trong hai hình vị đá bị mất nghĩa (hình vị mất nghĩa thường đứng sau): chùa chiền, tuổi tác, đất đai, chim chóc và tất cả những từ như: thịt thà,
  10. gậy gộc, cây cối, máy móc, bạn bè Nếu nhìn nhận những từ này dưới góc độ lịch đại và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép. Dưới góc độ đồng đại và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm của hai hình vị, ta có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát. c. Có một số từ mà các âm tiết trong từng từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu: + ồn ã, ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng, ế ẩm, êm ả, ít ỏi, oằn oại, oi ả, yên ả, yếu ớt, ẩm ướt, ấm ức, o ép (những từ xác định được hình vị gốc) + ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, oái oăm, óc ách, ỏn ẻn, õng ẹo, ỡm ờ, ậm ọe, ánh ỏi (những từ không xác định được hình vị gốc) Thoạt nhìn và đối chiếu với định nghĩa về từ láy, ta dễ dàng khẳng định những từ trên không phải là từ láy. Nhưng nếu quan sát kĩ, ta thấy các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: cùng khuyết phụ âm đầu. Cạnh đó đặc trưng ngữ nghĩa của những từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy. (trong đó các từ thuộc nhóm (1) mang nhiều đặc trưng của từ láy hơn các từ thuộc nhóm (2)). Đối với các nhóm từ này, hiện có hai quan điểm: Một cho rằng ở vị trí đầu mỗi âm tiết, tồn tại một phụ âm tắc – thanh hầu, nhưng phụ âm đó không được biểu hiện trên chữ viết (giống thanh ngang là thanh không dấu). Ý kiến kia cho rằng ở vị trí này của âm tiết không có phụ âm đầu. d. Khi nhận biết từ láy, không nên để hình thức chữ viết của từ “đánh lừa”. Ví dụ, cần hiểu rằng những từ như: cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh là những từ láy âm (phụ âm đầu “cờ” được lặp lại, được ghi bằng những chữ khác nhau). 3. Phân loại Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận Từ láy phụ âm đầu Từ láy vần - Các tiếng trong từ láy Các tiếng trong từ láy - Các tiếng trong từ láy giống nhau hoàn toàn: giống nhau phụ âm đầu: giống nhau về phần vần: xanh xanh, vàng vàng, mếu máo, xấu xa, nhẹ linh tinh, liêu xiêu, lao xinh xinh nhàng, bập bềnh, gập xao, lộn xộn ghềnh
  11. - Các tiếng trong từ láy khác nhau về thanh điệu: đo đỏ, trăng trắng - Các tiếng trong từ láy khác nhau về âm cuối và thanh điệu: [m-p]: đèm đẹp [n-t]: tôn tốt [ng-c]: khang khác [nh-ch]: khanh khách 4. Nghĩa của từ láy - Nghĩa của từ láy được tạo nên nhờ sự hòa phối âm thanh của các tiếng + Bản thân từ láy tượng thanh có mặt âm thanh gần hoặc trùng khớp với âm thanh trong tự nhiên mà nó biểu thị: rào rào, ào ào, ầm ầm, róc rách + Khuôn vần của các tiếng trong từ láy phụ âm đầu ảnh hưởng nhất định đến ý nghĩa của từ láy: * Khuôn vần “i” (li ti, ti hí ) thường miêu tả tính chất nhỏ hẹp. * Khuôn vần âp –ênh (gập ghềnh, bập bềnh, bấp bênh, khấp khểnh, tập tễnh, khập khiễng ) thường miêu tả sự dao động theo chiều lên xuống. * Khuôn vần âp – ay (nhấp nháy, mấp máy, lấp láy ) thường miêu tả sự dao động nhỏ, không ổn định, lúc ẩn lúc hiện. + Nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh (về cường độ) so với nghĩa của tiếng gốc. * Giảm nhẹ: xanh xanh, trăng trắng, đo đỏ, đèm đẹp, hiền hiền * Nhấn mạnh: dửng dưng, cỏn con II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Xác định các từ láy trong các đoạn sau:
  12. 1. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 2. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 3. Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 4. Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 5. Mùa xuân ơi, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. (Tố Hữu) 6. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu. (Huy Cận) 7. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại
  13. Cho hương đừng bay đi Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si. (Xuân Diệu) 8. Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông. Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong. (Ca Lê Hiến) 9. Mịt mù dặm cát đồi cây Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương. (Nguyễn Du) 10. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền suôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy cận) 11. Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. (Nguyễn Viết Bình) 12. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. (Nguyễn Trãi) 13. Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh
  14. Chân đi như đập đất. (Trần Đăng Khoa) 14. Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi. (Hoài Vũ) 15. Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im Lá rừng với gió ngân se sẽ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim. (Hoàng Trung Thông) 16. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (Thép Mới) 17. Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật. (Trần Hoài Dương) 18. Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời Cáo kia đon đả ngỏ lời: “Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây” (Theo La Phông-ten) 19. Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi (Lâm Thị Mỹ Dạ) 20. Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha
  15. Cho tôi nhận mặt ông cha nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) Bài 2. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng. Bài 3. Đặt câu với mỗi từ sau: trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi; nhanh nhảu, nhanh nhẹn. Bài 4. So sánh các từ ở hàng A và ở hàng B. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa chúng. Hàng A Hàng B (quả) đu đủ, chôm chôm, (con) ba ba, đo đỏ, vàng vàng, xanh xanh cào cào, châu chấu Bài 5. Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa. a) dõng dạc, dong dỏng – Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ, cao. – Thư kí cắt nghĩa. b) hùng hổ, hùng hồn, hùng hục – Lí trưởng chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu. – Anh có đôi mắt sáng và giọng nói – Làm Bài 6. Tìm 5 từ láy theo mẫu sau: học hiếc . Hãy đặt câu với từng từ. Thử nhận xét về sự giống nhau về nghĩa giữa chúng. Bài 7. Tìm một vài từ láy có ba, bốn tiếng.
  16. Bài 8: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. Bài 9: a. Những từ nào là từ láy Ngay ngắn Ngay thẳng Ngay đơ Thẳng thắn Thẳng tuột Thẳng tắp b. Những từ nào không phải từ ghép? Chân thành Chân thật Chân tình Thật thà Thật sự Thật tình Bài 10: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng: a. da người c. lá cây đã già b. lá cây còn non d. trời. Bài 11: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy. Bài 12: Cho đoạn văn sau: "Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền". a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn. b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học. Bài 13: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào: Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy
  17. Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho. Bài 14: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu: a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi. e. Suối chảy róc rách. Bài 15: Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Bài 16. Căn cứ vào một số từ gốc sau đây, em hãy tìm các từ láy có nghĩa giảm nhẹ chỉ màu sắc trong thiên nhiên: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, xám, đen, trắng. Bài 17. Căn cứ vào một số từ gốc sau đây, em hãy tìm các từ láy có nghĩa mạnh hơn chỉ màu da con người: trắng, đen, hồng, xanh, vàng, xám. Bài 18. Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) miêu tả một danh lam thắng cảnh, trong đó có ít nhất 3 từ láy. Gạch chân dưới mỗi từ láy vừa tìm được. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN
  18. Bài 1. Các từ láy được in đậm: 1. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 2. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 3. Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 4. Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 5. Mùa xuân ơi, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. (Tố Hữu) 6. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu. (Huy Cận) 7. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất
  19. Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si. (Xuân Diệu) 8. Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông. Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong. (Ca Lê Hiến) 9. Mịt mù dặm cát đồi cây Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương. (Nguyễn Du) 10. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền suôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy cận) 11. Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. (Nguyễn Viết Bình) 12. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. (Nguyễn Trãi) 13. Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh
  20. Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất. (Trần Đăng Khoa) 14. Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi. (Hoài Vũ) 15. Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im Lá rừng với gió ngân se sẽ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim. (Hoàng Trung Thông) 16. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (Thép Mới) 17. Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật. (Trần Hoài Dương) 18. Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời Cáo kia đon đả ngỏ lời: “Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây” (Theo La Phông-ten) 19. Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi (Lâm Thị Mỹ Dạ) 20. Đời cha ông với đời tôi
  21. Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) Bài 2. a. Từ ghép: Trong số các từ đã cho, có những từ có hình thức như từ láy nhưng chúng là các từ ghép: máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng. Những từ ghép này có các tiếng đều có nghĩa. Các tiếng trong từ trùng nhau về mặt âm thanh là ngẫu nhiên. b. Từ láy: xanh xanh, xanh xao, xấu xí, máu me, tôn tốt, đo đỏ, mơ màng. Bài 3. Tham khảo cách đặt câu sau: a. Nó có thái độ trơ tráo quá. b. Hắn ta là một con người trơ trẽn. c. Căn nhà trơ trọi giữa đồng không mông quạnh. d. Cậu ta mồm miệng nhanh nhảu lắm. e. Trong công việc, các bạn cần có tác phong nhanh nhẹn. Bài 4. Các từ cho ở hàng A có hình thức phối hợp âm thanh giữa các tiếng giống như các từ ở hàng B, nhưng ý nghĩa của chúng không được tạo ra như các từ láy. Nghĩa của chúng giống như các từ đơn. Bài 5. a) – Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ, dong dỏng cao. – Thư kí dõng dạc cắt nghĩa. b) – Lí trưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu. – Anh có đôi mắt sáng và giọng nói hùng hồn. – Làm hùng hục Bài 6. Có thể tìm các từ như sau : ăn iếc, mặc miếc, làm liếc, chơi chiếc, áo iếc Các từ trên giống nhau ở nghĩa “phủ định giá trị chân thực của sự vật, hành động, tính chất nêu ở tiếng gốc. Bài 7. Ngoài các từ láy có hai tiếng, còn có các từ láy có ba, bốn tiếng. Ví dụ: sạch sành sanh, quần quần áo áo, đi đi lại lại, khấp kha khấp khểnh v.v
  22. Bài 8 Từ ghép: chung quanh, hung dữ, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Bài 9: a. Những từ nào là từ láy: Ngay ngắn, Thẳng thắng b. Những từ nào không phải từ ghép: thật thà Bài 10: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng: da người Bài 11: Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, phương hướng, vương vấn. Từ láy: mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn. Bài 12: a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao. b. Phân loại các từ láy tìm được: - Từ láy toàn bộ: dần dần - Từ láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao. - Từ láy vần: loáng thoáng Bài 13: - Các từ láy phụ âm đầu: chói chang, long lanh, xập xình, thơm tho. - Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ Bài 14: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu: a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. - Từ đơn: mưa, rơi, mà, như, những - Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ - Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót. b. - Từ đơn: chú, bay, vọt, lên, nhỏ, xíu, trên, và.
  23. - Từ ghép: chuồn chuồn nước, cái bóng, lặng sóng, tung cánh, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng - Từ láy: mênh mông. c. - Từ đơn: rơi, chạy - Từ ghép: ngoài đường, tiếng mưa, tiếng chân người - Từ láy: lộp bộp, lép nhép d. - Từ đơn: vào, lại, Ê-đê, Mơ-nông - Từ ghép: hằng năm, mùa xuân, tiết trời, đồng bào, mở hội, đua voi - Từ láy: ấm áp, tưng bừng. e. - Từ ghép: suối chảy - Từ láy: róc rách. Bài 15: Từ láy trong đoạn văn sau: bập bùng, rì rầm, í ới, mênh mông, Bài 16. Căn cứ vào một số từ gốc sau đây, em hãy tìm các từ láy có nghĩa giảm nhẹ chỉ màu sắc trong thiên nhiên: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, xám, đen, trắng. xanh xanh, đo đỏ, tim tím, vàng vàng, nâu nâu, đen đen, trăng trắng Bài 17. Căn cứ vào một số từ gốc sau đây, em hãy tìm các từ láy có nghĩa mạnh hơn chỉ màu da con người: trắng, đen, hồng, xanh, vàng, xám. Trắng trẻo, đen đúa, đen đuốc, xanh xao, vàng vọt, xám xịt. Bài 18. Học sinh tự viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài ĐẠI TỪ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG * Đại từ (yếu tố “đại” có nghĩa là thay thế (hoặc đại diện))
  24. 1. Khái niệm: là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến hoặc dùng để hỏi. - Khi thay thế cho từ thuộc loại từ nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản của loại ấy. Ví dụ: (1) Họ sống và chiến đấu. Họ là từ chỉ những người được nói đến, thay thế cho danh từ chỉ những người này. Trong câu trên, “họ” làm chủ ngữ) 2. Nghĩa của đại từ - Đại từ không có nghĩa cố định. Nghĩa của đại từ phụ thuộc vào nghĩa của từ ngữ mà nó thay thế. Ví dụ: (1) Hôm qua, tớ nhìn thấy một bức tranh ở nhà Hoa. Nó rất đẹp. (2) Không biết Lan đi đâu nhỉ, tớ tìm nó suốt cả buổi chiều. Từ “nó” trong hai câu trên có nghĩa khác nhau. “Nó” trong câu (1) chỉ “bức tranh”; “nó” trong câu (2) chỉ “Lan”. 3. Phân loại 3.1. Căn cứ vào chức năng thay thế có thể tách biệt các đại từ thành 3 nhóm: a. Các đại từ thay thế cho danh từ: tôi, tao, chúng tôi, mày, nó, họ, chúng - Các đại từ này có khả năng hoàn thành các chức năng ngữ pháp của danh từ: có thể đảm nhiệm vai trò của các thành phần câu. Ví dụ: Nạn nhân là nó. Còn thủ phạm là ai? b. Các đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế, vậy, như thế, như vậy - Các đại từ này cũng có khả năng kết hợp với các phụ từ như các động từ và tính từ; đồng thời cũng có khả năng và cách thức thực hiện các chức năng ngữ pháp trong các câu như các động từ và tính từ (hoặc cụm động từ hoặc cụm tính từ). Ví dụ: Tôi thấy đá bóng, em tôi cũng vậy. c. Các đại từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu - Những đại từ này có những đặc điểm ngữ pháp như số từ: thường làm thành tố phụ trước cho danh từ để biểu thị ý nghĩa số lượng. Ví dụ: bao nhiêu người, bấy nhiêu sách vở 3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể tách các đại từ thành 3 tiểu loại sau: a. Các đại từ xưng hô: người nói tự xưng (tôi, tớ, tao, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mình); người nói gọi người nghe (cậu, mày, ngươi, mi, chúng mày,
  25. các cậu ); hoặc chỉ người được nói tới (nó, hắn, y, chúng nó, họ, chúng ). Ngoài ra trong tiếng Việt, nhiều danh từ chỉ quan hệ thân tộc được dùng như đại từ xưng hô: ông, bà, anh, chị, em, cháu, cô, dì, chú, bác được dùng trong giao tiếp hằng ngày. - Các đại từ xưng hô được dùng theo ngôi: Số ít Số nhiều Ngôi I Tôi, tao, tớ, mình Chúng tôi, chúng tớ, chúng mình Ngôi II Mày, mi Chúng mày, chúng bay Ngôi III Nó, hắn, y Họ, chúng - Các đại từ thân tộc dùng để xưng hô trong gia đình và xã hội thì không phân biệt theo ngôi. Cùng một đại từ có thể dùng ở cả ba ngôi, tùy theo tình huống giao tiếp. b. Các đại từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ, đó, đây, này, bây, bấy - Các đại từ này thường được làm thành tố phụ kết thúc cụm danh từ, nhưng cũng có thể dùng độc lập. Chúng chỉ định sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: (1) Những học sinh này rất ngoan. (2) Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. c. Các đại từ để hỏi: hỏi về người và vật (ai, cái gì ); hỏi về nơi chốn (đâu ); hỏi về thời gian (bao giờ); về đặc điểm, tính chất (nào, sao ); về số lượng (bao, bao nhiêu, bấy nhiêu ) II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm các đại từ trong các ví dụ sau: 1. Họ sống và chiến đấu. 2. Bạn tôi thích ca hát. Tôi cũng vậy. 3. Công việc trước đây rất khó khăn, trì trệ. Bây giờ công việc vẫn thế. 4. Những vận động viên này rất xuất sắc. 5. Đây là xe gắn máy, còn kia là những chiếc máy bơm.
  26. 6. Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta là ai? Sẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh. (Chế Lan Viên) 7. Việc ai người nấy biết. 8. Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu 9. Mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. (Tố Hữu) 10. Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. (Ca dao) 11. Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh 12. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. (Tố Hữu) 13. Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. (Bà Huyện Thanh Quan) 14. Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta. (Nguyễn Khuyến) 15. Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên giá Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá. 16. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta.
  27. 17. Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy, Thỏ trông thấy mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mi mà cũng đòi tập chạy à? Rùa đáp: - Anh đừng giểu tôi, Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn? Thỏ vênh tai lên tự đắc: - Được, được! Mi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó! 18. Tôi và Tu Hú bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: "Kìa, hai cái trụ chống trời". 19. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt tôi là những ống thép dọc ngang nối nhau vút tận mây xanh. Nó tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng lên trời cao. 20. Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó, nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà 21. Chúng ta thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới xây dựng. Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt. 22. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm (Nguyễn Trãi) 23. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Đoàn Thị Điểm?) 24. Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng - Gà để mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng.
  28. (Xuân Quỳnh) 25. Non cao, cao mấy từng mây, Anh đi bên ấy bên này em trông Bao giờ lúa chín đầy đồng Anh về gặt hái gánh gồng đỡ em (Trần Tuấn Khải) 26. Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. (Tú Xương) 27. Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. (Minh Hương) 28. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. (Vũ Bằng) 29. Người yêu cảnh vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung mà không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng) 30. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đực như màu pha lê mờ. (Vũng Bằng) Bài 2. Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì.
  29. a) Tất cả các quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và thấy trời bẻ tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn thì oai ghê lắm, vì mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ. Bài 3. Đọc đoạn hội thoại sau : A – Em để nó lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi. B – Anh xin hứa. a) Tìm các từ dùng để xưng hô (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) trong đoạn hội thoại trên. b) Viết lại đoạn hội thoại trên bằng cách dùng các từ xưng hô chân thực. Nhận xét cách diễn đạt của hai cách hội thoại. Bài 4. Đọc câu sau: Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Trong câu trên, em tôi chỉ ngôi thứ mấy? Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi ? Em có nhận xét gì nếu thay em tôi bằng đại từ? Bài 5. Qua bài tập 2, 3, cần rút ra kết luận gì về cách dùng các từ xưng hô trong tiếng Việt 7 Bài 6. Điền các đại từ để hỏi vào chỗ trống sau: Đại từ dùng để: – hỏi về người, sự vật
  30. – hỏi về số lượng – hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc Bài 7. Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ trong các câu sau: . a) (1) Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. (Cổng trường mở ra) (2) Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? (Ca dao) b) (1) Hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu” (Thạch Sanh) (2) Theo các bạn, hoa cúc có bao nhiêu cánh? (3) Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm” Bài 8. Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây: a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Cả nhà rất yêu quý tôi. d) Anh chị tôi đều học giỏi. e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. Bài 9. Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ thay thế cho từ ngữ nào: Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc: - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2) - Tớ cũng thế. (câu 3)
  31. Bài 10. Đọc các câu sau: Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin : - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời: - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ? (Theo Lép Tôn- xtôi). Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. Bài 11. Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại: a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm? - Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm? - Tớ cũng được 10 điểm. Bài 12. Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu viết : Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Người ở đây là danh từ được dùng như đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì ? Em hãy đặt một câu có từ Người được dùng như đại từ mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng. Bài 13: Bé Lan hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao bố mẹ bảo con gọi bố mẹ chị Loan là bác còn gọi bố mẹ của em Giang là chú, dì trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng gì với nhà mình?” Em hãy thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ.
  32. Bài 14. Cùng tuổi với cô Hoa sao có người gọi cô là mày, mi có người lại gọi là cậu, có người gọi là cô trong khi ngoại ngữ mà em học (tiếng Nga, Anh, Pháp) để chỉ ngôi thứ 2 người ta chỉ sử dụng có một từ? Bài 15. Đặt câu với các đại từ: nó, bạn, ấy, thế, họ, mình, bao giờ, bao nhiêu, kia, cái gì, ai, này, đây, sao, nào, chúng mình, các người. Bài 16. Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu về chủ đề tình bạn, trong đó có sử dụng ít nhất 3 đại từ. Gạch chân dưới mỗi đại từ trong đoạn văn III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Các đại từ được in đậm: 1. Họ sống và chiến đấu. 2. Bạn tôi thích ca hát. Tôi cũng thế. 3. Công việc trước đây rất khó khăn, trì trệ. Bây giờ công việc vẫn thế. 4. Những vận động viên này rất xuất sắc. 5. Đây là xe gắn máy, còn kia là những chiếc máy bơm. 6. Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta là ai? Sẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh. (Chế Lan Viên) 7. Việc ai người nấy biết. 8. Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu 9. Mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. (Tố Hữu) 10. Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. (Ca dao)
  33. 11. Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh 12. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. (Tố Hữu) 13. Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. (Bà Huyện Thanh Quan) 14. Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta. (Nguyễn Khuyến) 15. Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên giá Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá. 16. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta. 17. Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy, Thỏ trông thấy mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mi mà cũng đòi tập chạy à? Rùa đáp: - Anh đừng giểu tôi, Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn? Thỏ vênh tai lên tự đắc: - Được, được! Mi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó! 18. Tôi và Tu Hú bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: "Kìa, hai cái trụ chống trời". 19. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt tôi là những ống thép dọc ngang nối nhau vút tận mây xanh. Nó tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng lên trời cao. 20. Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó, nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà
  34. 21. Chúng ta thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới xây dựng. Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt. 22. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm (Nguyễn Trãi) 23. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Đoàn Thị Điểm?) 24. Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng - Gà để mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng. (Xuân Quỳnh) 25. Non cao, cao mấy từng mây, Anh đi bên ấy bên này em trông Bao giờ lúa chín đầy đồng Anh về gặt hái gánh gồng đỡ em (Trần Tuấn Khải) 26. Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. (Tú Xương) 27. Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một
  35. thời gian dài ở Sàn Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. (Minh Hương) 28. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. (Vũ Bằng) 29. Người yêu cảnh vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung mà không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng) 30. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đực như màu pha lê mờ. (Vũng Bằng) Bài 2. Có thể làm theo các bước sau : – Tìm các đại từ ở ngôi thứ ba. – Tìm xem các đại từ đó thay thế cho những từ nào trước nó. a) họ thay thế cho “các quan chức nhà nước”. b) nó thay thế cho “ếch”. – Diễn đạt lại bằng cách không dùng các đại từ mà dùng các từ ngữ mà đại từ đó thay thế. – So sánh hai cách diễn đạt để thấy việc dùng đại từ có thể rút ngắn độ dài của văn bản, đồng thời làm cho cách diễn đạt tránh được sự trùng lặp. Bài 3. HS tìm các từ trỏ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai trong từng câu A và B. (Trong A: em trỏ ngôi thứ nhất, anh trỏ ngôi thứ hai; trong B: anh trỏ ngôi thứ nhất.) Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi, ), ngôi thứ hai (mày, mi, ). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anh và rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt: Không đạt được sắc thái biểu cảm thân mật, gần gũi như cặp đại từ anh – em. Bài 4. Em tôi trỏ ngôi thứ ba. Có thể thay em tôi bằng nó, hắn. Mỗi cách dùng đều kèm theo sắc thái tình cảm khác nhau.
  36. Bài 5. Qua bài tập 2, 3, cần rút ra kết luận: Mỗi từ xưng hô trong tiếng Việt, ngoài chỉ ra các ngôi trong giao tiếp, còn chứa đựng những tình cảm, thái độ riêng. Do đó, cần phải biết chọn lựa cách xưng hô cho phù hợp với tình cảm, thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe và với người, sự vật được nói đến. Bài 6. - Hỏi về người và vật (ai, cái gì ) - Hỏi về đặc điểm, tính chất (nào, sao ); - Hỏi về số lượng (bao, bao nhiêu, bấy nhiêu ) Bài 7. Lưu ý: Các từ để hỏi có thể dùng để hỏi nhưng có thể dùng để trỏ chung. a) (1) Ai trong câu đầu dùng để trỏ chung, có nghĩa là “mọi người”. (2) Ai trong câu sau dùng để hỏi. b) (1) Bao nhiêu trong câu đầu dùng để trỏ chung, có nghĩa là “rất nhiều”. (2) Bao nhiêu trong câu thứ hai dùng để hỏi. (3) Bao nhiêu trong câu cuối dùng để trỏ một số lượng chưa xác định. Bài 8: a) Chủ ngữ. b) Vị ngữ. c) Bổ ngữ. d) Định ngữ. e) Trạng ngữ. Bài 9: - Câu 1: từ bạn thay thế cho từ Bắc. - Câu 2: tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam. - Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10. Bài 10: Các đại từ là: Ông, cháu, ta, mày, chúng mày. Bài 11: a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó. b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô. c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” (ở dưới) bằng “cũng vậy”.
  37. Bài 12. Liên hệ với thái độ, tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh để hiểu sắc thái tình cảm của từ Người trong câu thơ của Tố Hữu. Từ Người trong câu thơ của Tố Hữu mang sắc thái ý nghĩa: tôn kính, kính trọng, yêu mến. - Đặt câu: Bác Hồ - Người là vị lãnh tụ kính yêu, là người cha già của cả dân tộc. Bài 13: - Gọi hàng xóm là bác hay chú dì để thể hiện sự thân tình, gắn kết như họ hàng. - Tùy từng độ tuổi mà có cách gọi cho phù hợp: người già thì gọi là ông, bà; người đứng tuổi gọi là bác; người trung tuổi gọi là chú, dì; người trẻ thanh niên gọi là anh, chị Bài 14. - Tùy từng độ tuổi hoặc vai vế mà mọi người có cách gọi cô Hoa khác nhau: người bằng tuổi hoặc lớn hơn tuổi (hoặc vai vế họ hàng cao hơn) của cô Hoa thì sẽ gọi cô Hoa là mày hoặc mi đối với trường hợp giao tiếp suồng sã hoặc thân tình; nếu trong giao tiếp lịch sự thì người bằng tuổi Hoa sẽ gọi là cậu - Với các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp không có sự phân chia rõ ràng, cụ thể và thứ bậc trong đại từ xưng hô nên không thể phức tạp và đa dạng như đại từ xưng hô trong tiếng Việt. Bài 15. Tham khảo cách đặt câu sau: 1. Nó là bạn thân của tôi đấy. 2. Tớ muốn giúp đỡ bạn làm công việc nặng nhọc này. 3. Về cái việc tôi nói ấy, anh đã lo liệu đến đâu rồi. 4. Trông thấy thế, nó chợt chạy ùa ra sân. 5. Họ thật lòng muốn giúp mình đó. 6. Mình đến đây để xin lỗi cậu chuyện hôm qua. 7. Liệu có bao giờ người ta quên được kí ức? 8. Tôi không biết đã nói bao nhiêu lời với nó vào cái hôm mưa ấy. 9. Cậu hãy nhìn đằng xa kia đi. 10. Hình như có cái gì níu chân tôi lại. 11. Ai đã gây ra chuyện này? 12. Tôi không dùng phương pháp này vẫn ra kết quả đúng. 13. Đây là mảnh đất ông cụ đã trao cho tôi.
  38. 14. Khi nãy vướng phải xe tôi, anh có bị sao không? 15. Mình không biết đến khi nào anh ấy mới tỉnh dậy nữa. 16. Chúng mình cùng học tập chăm chỉ nhé. 17. Các người vào đây đã xin phép ai chưa? Bài 16. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu đề bài TỪ HÁN VIỆT I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Từ Hán Việt là những từ Việt vay mượn của tiếng Hán, những từ này đã được Việt hóa trong cách phát âm cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Ví dụ, có thể đối chiếu cách đọc một số từ theo âm Hán (đời Đường) và âm Hán – Việt (đã được Việt hóa) như sau: (đối chiếu theo chiều dọc) + Âm Hán: tung; xung; cung; xiung; phâng + Âm Hán Việt: đông; tống; cung; hùng; phong Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ cao trong từ vựng tiếng Việt và có tần số xuất hiện rất lớn trong thực tiễn ngôn ngữ, nhất là trong các văn bản viết. Vì vậy, từ Hán Việt có vị trí, vai trò rất quan trọng. 2. Phần lớn các từ Hán Việt có từ hai tiếng trở lên. Các tiếng dùng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là các yếu tố Hán Việt. Có rất nhiều yếu tố Hán Việt đa nghĩa hoặc đồng âm. Do đó, cần hết sức lưu ý tìm hiểu kĩ nghĩa của yếu tố Hán Việt. Có hiểu đúng nghĩa của yếu tố Hán Việt mới nắm được nghĩa của từ Hán Việt. 3. Giống như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt cũng có loại từ ghép đẳng lập, ví dụ: giang sơn, sơn hà, quốc gia và từ ghép chính phụ, ví dụ : quốc kì, ái quốc, cường quốc Về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
  39. + Có trường hợp giống với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau), ví dụ : hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả + Có trường hợp ngược với trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt (yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau), ví dụ : thi nhân, đại thắng, tân binh 4. Nghĩa của các từ ghép Hán Việt - Đa số từ Hán Việt là từ ghép và các thành ngữ Hán Việt thường hình thành theo phương thức hợp kết, hợp nghĩa và có thể “chiết tự” (tách nghĩa của từng tiếng trong từ ghép hoặc thành ngữ) để hiểu rõ nghĩa của những từ ghép, thành ngữ này. Ví dụ: 1. Giang sơn: giang là sông, sơn là núi. 2. Phi cơ: phi là bay, cơ là máy. 3. Hải phận: hải là biển, phận là vùng hoặc khu vực. 4. Hải đăng: hải là biển, đăng là đèn. * Chú ý: - Khi dùng biện pháp “chiết tự” để tìm hiểu nghĩa của các từ ghép Hán Việt, cần chú ý các điều sau: a. Biện pháp này chỉ có tác dụng đối với những từ ghép Hán Việt mà nghĩa gốc của từng hình vị Hán Việt (trong từ ghép) còn rõ ràng, dễ nhận biết và việc hiểu nghĩa gốc của các hình vị Hán Việt này có tác dụng giúp ta hiểu được nghĩa chung của cả từ ghép Hán Việt. Ví dụ: từ hỏa xa (xe lửa); ái quốc (yêu nước); danh ca (ca sĩ nổi tiếng) . b. Đối với các từ ghép Hán Việt mà nghĩa gốc của các hình vị Hán Việt (trong từ ghép đó) bị mờ đi, không rõ ràng, không dễ phân biệt (Ví dụ: tận tụy, tần tảo, náo nhiệt, cường điệu, tráng kiện, giai thoại ) hoặc đối với những từ mà nghĩa gốc của các hình vị không giúp ta hiểu đúng, hiểu chính xác nghĩa chung của cả từ ghép, thì không nên dùng biện pháp “chiết tự”. Ví dụ: Gia nhân người làm, người giúp việc trong nhà, chứ không phải là “người nhà” (gia: nhà; nhân: người). 5. Sử dụng từ Hán Việt
  40. - Sử dụng từ ngữ Hán Việt có tác dụng tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. Từ ngữ Hán Việt còn có tác dụng tạo sắc thái trang nhã, tránh được cảm giác thô tục, ghê sợ. – Nhiều từ ngữ Hán Việt có các từ ngữ thuần Việt tương đương về ý nghĩa nhưng sắc thái ý nghĩa và phạm vi sử dụng của chúng rất khác nhau. Cần lưu ý lựa chọn từ ngữ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt đúng phạm vi giao tiếp, tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa. (không dùng nhi đồng) - Khi viết, nói về những sự kiện lịch sử xa xưa, cần sử dụng các từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái cổ cho phù hợp. Ví dụ, nhà thơ Tố Hữu, khi nói về truyền thống lịch sử của dân tộc, đã dùng những từ ngữ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng, cổ xưa: Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa Bốn nghìn năm chan chứa ân tình! Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa Kiếp nô tì vùng dậy chém nghê kình. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm các từ Hán Việt trong các câu sau: 1. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương (Lý Bạch) 2. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền suôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy Cận) 3. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. (Huy Cận)
  41. 4. Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì Hư vô bóng khói trên đầu hạnh; Cành biếc run run chân ý nhi. (Xuân Diệu) 5. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời; Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu) 6. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời. (Nguyễn Khuyến) 7. Gà gáy một lần đêm chửa tan, Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn. (Hồ Chí Minh) 8. – Li khách! Li khách! Con đường nhỏ, Chí nhớn chưa về bàn tay không (Thâm Tâm) 9. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng (Xuân Diệu) 10. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe rét muốt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò. (Xuân Diệu) 11. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. (Bà Huyện Thanh Quan) 12. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn chau mặt với tang thương.
  42. (Bà Huyện Thanh Quan) 13. Nghìn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh đấy người đây luống đoạn trường (Bà Huyện Thanh Quan) 14. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích Khê) 15. Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu Anh với em như một cặp vần. (Xuân Diệu) 16. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. (Hồ Chí Minh) 17. Biển đã rộng nhưng trời còn mênh mông hơn. Trời đã mênh mông nhưng thấm gì so với lòng người vô biên vô tận! Nhìn vào đâu mà thấy nhiều ánh sáng hoặc nhiều bóng tối bằng nhìn vào lòng người. (V. Huy-gô) 18. Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. (Hồ Chí Minh) 19. Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ. Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ, Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ. (Bà Huyện Thanh Quan) 20. Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình! (Tố Hữu) Bài 2. Tìm các từ ghép có các yếu tố sau: - Hoa (1): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm và màu sắc; - Hoa (2): đẹp - Thiên (1): trời - Thiên (2): nghìn
  43. - Thiên (3): lệch. - Thiện (1): lành, tốt - Thiện (2): khéo, giỏi. Bài 3. Sắp xếp các từ: tham lam, tham dự, tham quan, tham vọng, tham chiến theo các nhóm dựa vào các nghĩa khác nhau của yếu tố tham. Giải nghĩa yếu tố tham trong mỗi nhóm từ đó. Bài 4. Điền các từ ngữ Hán Việt: thành tích, thành tựu, thành quả, hiệu quả, kết quả, nguyện vọng, hi vọng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp : a) Nhân dân ta đã đạt được nhiều trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. b) Nhà trường đã khen thưởng các em học sinh có học tập tốt. c) Nhân dân Việt Nam cương quyết bảo vệ các của cách mạng. d) Chúng tôi đã dùng nhiều biện pháp kĩ thuật đối với khu đất này, nhưng đến nay vẫn chưa có đ) Có chăm chỉ học tập thì học tập mới cao. e) Bác Hồ suốt đời ôm ấp một là nước nhà được độc lập, thống nhất, nhân dân được no ấm, tự do. g) Con ngoan ngoãn, chăm chỉ, mẹ nhiều ở con. Bài 5. Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau và đặt với mỗi từ một câu. a) nồng nhiệt – nồng hậu b) khẩn cấp – khẩn trương. Bài 6. Có bạn giải thích nghĩa của từ yếu điểm là “điểm chưa tốt, dưới trung bình, cần phải khắc phục”. Theo em, giải thích như thế đúng hay sai ? Tại sao ? Bài 7. Phân biệt nghĩa và cách dùng các cặp từ ngữ Hán Việt sau : a) cố chủ tịch – cựu chủ tịch b) cương quyết – kiên quyết.
  44. Bài 8. Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau đây: a) giáo viên – thầy giáo b) độc giả – người đọc c) thính giả – người nghe Bài 9. Đọc bài thơ sau: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan) a. Tìm các từ Hán Việt có trong bài thơ trên? Giải thích nghĩa của các từ vừa tìm được? b. Các từ Hán Việt ấy tạo sắc thái biểu cảm gì cho bài thơ? Bài 10. Đọc câu thơ sau: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. (Chinh phụ ngâm) a. Xác định từ Hán Việt trong câu thơ. b. Tìm các từ khác có tiếng tử, tiếng sĩ, tiếng chinh, tiếng phu cùng nghĩa với các tiếng tương ứng trong câu thơ. Bài 11. Tìm 3 từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, và 3 từ thuần Việt có nghĩa tương đương. Đặt với mỗi từ một câu để thấy sự khác nhau trong cách sử dụng. Bài 12.
  45. a) Nhận xét về cách dùng các từ Hán Việt in đậm trong các câu sau: – Trong cuộc chạy đua ma-ra-tông hôm ấy, vận động viên Nguyễn Thành Nam lạc hậu rất xa. Nhưng anh vẫn cố gắng chạy về đích. - Buổi dạ hội cuối năm thật vui vẻ. Các chàng trai, cô gái mặc những bộ quần áo tối tân nhất, đẹp nhất. – Công viên vừa mua về một con thú mới. Người đến xem rất đông. Các khán giả đều trầm trồ khen con thú đẹp. b) Đặt với mỗi từ sau một câu: lạc hậu, tối tân, khán giả. Bài 13. Đọc đoạn văn sau: Hoài Văn Hầu làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung. Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cũng đáng thương, lại biết lo cho vua, cho nước, chí ấy đáng trọng. Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy và nói tiếp (Nguyễn Huy Tưởng) Hãy giải thích nghĩa của các từ dung, truyền. Hai từ này góp phần tạo sắc thái gì cho đoạn văn? Bài 14. Trong hai câu văn sau đây, những từ nào là từ Hán Việt? Hãy tìm hiểu nghĩa của chúng. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. (Thân Nhân Trung, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia) Bài 15. Cái thú vị của vế đối sau (chưa có vế đối lại) là dùng một số từ Hán Việt và từ (hay cụm từ) thuần Việt tương đương về nghĩa. Hãy tìm và giải nghĩa những từ (cụm từ) đó : “Cha con thầy thuốc về làng, quảy một gánh hồi hương phụ tử.” Bài 16. Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ Hán Việt có hiệu quả. Gạch chân dưới mỗi từ đó.
  46. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Từ Hán Việt được in đậm sau: 1. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương (Lý Bạch) 2. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền suôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy Cận) 3. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. (Huy Cận) 4. Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì Hư vô bóng khói trên đầu hạnh; Cành biếc run run chân ý nhi. (Xuân Diệu) 5. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời; Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu) 6. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời. (Nguyễn Khuyến) 7. Gà gáy một lần đêm chửa tan, Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thẳm,
  47. Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn. (Hồ Chí Minh) 8. – Li khách! Li khách! Con đường nhỏ, Chí nhớn chưa về bàn tay không (Thâm Tâm) 9. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng (Xuân Diệu) 10. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe rét muốt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò. (Xuân Diệu) 11. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. (Bà Huyện Thanh Quan) 12. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn chau mặt với tang thương. (Bà Huyện Thanh Quan) 13. Nghìn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh đấy người đây luống đoạn trường (Bà Huyện Thanh Quan) 14. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích Khê) 15. Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu Anh với em như một cặp vần. (Xuân Diệu) 16. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. (Hồ Chí Minh)
  48. 17. Biển đã rộng nhưng trời còn mênh mông hơn. Trời đã mênh mông nhưng thấm gì so với lòng người vô biên vô tận! Nhìn vào đâu mà thấy nhiều ánh sáng hoặc nhiều bóng tối bằng nhìn vào lòng người. (V. Huy-gô) 18. Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. (Hồ Chí Minh) 19. Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ. Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ, Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ. (Bà Huyện Thanh Quan) 20. Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình! (Tố Hữu) Bài 2. Bài tập này cho trước các nghĩa của các yếu tố Hán Việt, dựa theo các nghĩa đó để tìm từ. Lưu ý từ phải chứa yếu tố Hán Việt đúng với nghĩa đã cho. Ví dụ : Hoa1 : hoa quả, hương hoa ; Hoa2 : hoa mĩ, tinh hoa, hoa lệ Bài 3. Giải nghĩa yếu tố tham trong từng từ để rút ra các ý nghĩa chung của yếu tố tham, theo đó mà sắp xếp chúng thành nhóm. Ví dụ : Tham1 (ham thích quá đáng, quá lớn): tham lam, tham vọng Tham2 (dự phần, góp phần) : tham dự, tham quan, tham chiến. Bài 4. Tìm hiểu nghĩa của các từ: thành tích, thành tựu, thành quả, hiệu quả, kết quả, nguyện vọng, hi vọng (nên dựa vào các từ điển để tìm hiểu cho chính xác). Tham khảo cách giải nghĩa sau : – Thành tích : kết quả được đánh giá là tốt do nỗ lực mà đạt được. Thành tích công tác. – Thành tựu : cái đạt được có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt động thành công. Thành tựu khoa học. – Hiệu quả : kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Hiệu quả kinh tế. – Thành quả : kết quả quý giá đạt được của cả một quá trình hoạt động, đấu tranh. Thành quả cách mạng.
  49. – Kết quả : cái đạt được, thu được trong một công việc hoặc một quá trình tiến triển sự việc. Kết quả học tập. – Nguyện vọng : điều mong muốn. Nguyện vọng chính đáng. – Hi vọng : tin tưởng và mong chờ. Hi vọng có ngày gặp lại. Sau khi tìm hiểu nghĩa của từng từ, lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Có thể điền như sau : a) thành tựu ; b) thành tích ; c) thành quả ; d) hiệu quả; đ) kết quả ; e) nguyện vọng ; g) hi vọng Bài 5. Dựa vào từ điển để giải nghĩa các từ đã cho. Tham khảo các câu sau : – Chúng tôi cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của các bạn. – Anh là con người nồng hậu. – Tình hình rất khẩn cấp, chúng ta phải chuẩn bị đối phó. – Chúng ta phải khẩn trương triển khai kế hoạch. Bài 6. HS tự tìm hiểu nghĩa của từ yếu điểm. Lưu ý đến trật tự của yếu tố chính và yếu tố phụ. Trật tự đó có phải là trật tự của từ ghép thuần Việt không? Nghĩa của từng yếu tố trong từ đó hiểu theo nghĩa thuần Việt có được không? Yếu điểm: Điểm quan trọng, trọng yếu. Bài 7. HS tìm hiểu nghĩa của từng từ trong cặp từ (nên dựa vào từ điển). So sánh để tìm ra sự khác nhau giữa chúng về nghĩa và cách sử dụng. a) cố chủ tịch (cố: đã qua đời): vị chủ tịch đã chết. – cựu chủ tịch (cựu : cũ) : vị chủ tịch trước. b) cương quyết (cương : cứng, cứng rắn ; quyết: nhất định) : giữ vững ý định quyết không thay đổi. – kiên quyết (kiên : tỏ ra ; quyết: bền bỉ) : quyết tâm làm bằng được điều đã định, dù gặp trở ngại cũng không thay đổi. Hai từ cương quyết và kiên quyết khác nhau về sắc thái ý nghĩa : cương quyết bộc lộ sự dứt khoát, cứng rắn trong việc quyết định thái độ, hành động (có thể nói : Đối với địch phải cương quyết mà không dùng kiên quyết) ; kiên quyết bộc lộ ý chí bền bỉ, không gì lay chuyển trong việc thực hiện mục tiêu (có thể nói : Kiên quyết đập tan mọi âm mưu của địch mà không dùng cương quyết).
  50. Bài 8. Dựa vào từ điển để giải thích và phân biệt nghĩa của từ trong mỗi cặp. Tham khảo cách phân biệt như sau : a) – giáo viên : người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. – thầy giáo : người đàn ông làm nghề dạy học, cũng chỉ người làm nghề dạy học nói chung. Như vậy, phạm vi sử dụng của từ thầy giáo rộng hơn. b) – độc giả : người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện. – người đọc : phạm vi rộng hơn độc giả (chỉ người đọc nói chung). c) – thính giả : người nghe biểu diễn ca nhạc hoặc diễn thuyết – người nghe : phạm vi rộng hơn thính giả (chỉ người nghe nói chung). Bài 9. a. Các từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải nghĩa: - Hoàng hôn: lúc mặt trời vừa lặn, ánh sáng vàng (hoặc đỏ) và mờ dần. - Ngư ông: người làm nghề đánh cá. - Mục tử: chỉ đứa trẻ làm công việc chăn gia súc (trâu, bò) - Lữ thứ: chỗ tạm nghỉ lại của người đi đường xa, thường chỉ nhà trọ, quán nghỉ. - Hàn ôn: lạnh và ấm, chỉ sự chuyện trò hỏi thăm nhau ghi gặp lại. b. Các từ Hán Việt này tạo sắc thái trang trọng, cổ kính cho bài thơ, khiến bài thơ phù hợp để diễn tả những nỗi niềm hoài cổ, u hoài trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Bài 10. Trong hai câu thơ của Chinh phụ ngâm, có hai từ Hán Việt rõ nhất là: – tử sĩ: người lính bị chết trong chiến trận. – chinh phu: người đàn ông đi ra trận thời phong kiến. Một số từ có: – tiếng tử (chết): tử trận, tử vong, tử thần, tử thi, tử thủ, – tiếng sĩ (lính): sĩ tốt, sĩ quan, tướng sĩ, liệt sĩ, dũng sĩ, quân sĩ, – tiếng chinh (đánh trận): chinh chiến, chinh phụ, chinh phục, chinh phạt, chinh an, – tiếng phu (đàn ông): phu quân, phu thê, sĩ phu, Bài 11. HS tham khảo các câu sau :
  51. – Thi hài ông đang quàn tại nhà tang lễ. (xác chết) – Chúng ta chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. (đánh nhau) -Tổng thống nước Pháp và phu nhân sang thăm Việt Nam. (vợ) Bài 12. a) – Lạc hậu có nghĩa : “bị rớt lại phía sau, không theo kịp sự tiến bộ, phát triển chung của xã hội”, ví dụ : nền kinh tế lạc hậu, kĩ thuật lạc hậu, hoặc có nghĩa : “đã cũ, không thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới”, ví dụ : tư tưởng lạc hậu, thông tin lạc hậu Lạc hậu không dùng với nghĩa “bị rớt lại phía sau trong các cuộc đua xe đạp, chạy thi ”. – Tối tân có nghĩa “mới nhất” nhưng thường chỉ dùng cho vũ khí hoặc thiết bị với sắc thái nghĩa “hiện đại nhất, tiến tiến nhất”. – Khán giả có nghĩa “người xem” nhưng không phải người xem nói chung mà chỉ người xem các chương trình biểu diễn. b) Dựa vào ý nghĩa của các từ lạc hậu, tối tân, khán giả, HS tự đặt câu cho đúng. Bài 13. Dung: tha thứ ; Truyền: ra lệnh. Hai từ này góp phần tạo sắc thái trang nghiêm, cổ xưa cho đoạn văn. Bài 14. Những từ Hán Việt trong hai câu văn và nghĩa của chúng là: – Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức. – Nguyên khí: khí chất ban đầu tạo nên sự sống còn và phát triển của sự vật. – Quốc gia: đất nước. – Thịnh: phát triển tốt đẹp. – Thế: tổng thể các mối tương quan tạo thành điều kiện chung cho sự vật, hiện tượng. – Suy: yếu, không phát triển. – Thánh đế: vua tài năng. – Minh vương: chúa sáng suốt. – Bồi dưỡng: làm cho tăng cường sức lực, trí lực hay phẩm chất. – Nhân tài: người tài giỏi. – Sĩ: người trí thức thời phong kiến. Bài 15. Vế câu đối này nói về cha con thầy thuốc (đông y) nên có dùng hai từ chỉ các vị thuốc: hồi hương, phụ tử. Nhưng hai từ này còn có từ đồng âm: hồi hương là về quê, phụ tử là cha con. Bài 16. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu.
  52. QUAN HỆ TỪ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Quan hệ từ là những từ dùng nối các bộ phận của câu, các câu, các đoạn với nhau để biểu thị các quan hệ khác nhau giữa chúng. 2. Ý nghĩa quan hệ mà quan hệ từ biểu thị rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn: + cái bút của bạn : quan hệ sở hữu ; + đi học bằng xe đạp, cái bàn bằng gỗ: quan hệ phương tiện, chất liệu ; + quyển sách ở trên bàn : quan hệ vị trí ; + tôi và nó : quan hệ liệt kê; + tôi học cùng với nó : quan hệ cùng chung ; + tôi nói nhưng nó không nghe : quan hệ tương phản ; + tôi học còn nó nghỉ: quan hệ đối chiếu, so sánh ; + học để có kiến thức : quan hệ mục đích ; + cây đổ vì bão : quan hệ nguyên nhân ; v.v 3. Các quan hệ từ có thể sử dụng cùng với nhau tạo thành cặp quan hệ từ. Ví dụ: Vì (do, bởi tại ) nên (cho nên) ; nếu (giá, giá như, giá mà ) thì ; tuy (dù, mặc dù ) nhưng ; để thì 4. Trong nhiều trường hợp việc dùng quan hệ từ có tính bắt buộc. Sự có mặt của quan hệ từ làm cho ý nghĩa của cụm từ, của câu được sáng rõ. Ví dụ : Thơ thiếu nhi chưa cho thấy rõ quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ. Muốn làm rõ quan hệ ngữ nghĩa phải sử dụng quan hệ từ : Thơ của thiếu nhi ; Thơ về thiếu nhi; Thơ cho thiếu nhi.
  53. 5. Cần lưu ý có nhiều quan hệ từ có hình thức giống với các danh từ, động từ. Ví dụ: + Nó để quyển sách ở trên bàn. (động từ) – Nó mua sách để đọc. (quan hệ từ) + Nhà nó lắm của. (danh từ) – Sách của nó. (quan hệ từ) II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm các quan hệ từ trong các câu sau và xác định mối quan hệ của các quan hệ từ ấy: 1. Nó mua sách để đọc 2. Anh không xuống thuyền của chúng tôi mà đi bộ dọc bờ sông. 3. Họ có thể đọc sách bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. 4. Mặt đất và bầu trời đều tươi sáng. 5. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. 6. Nếu trời mưa to thì chúng ta không đi nữa. 7. Không những nó không đến mà nó còn không cho em nó đến. 8. Tôi mua sách cho con tôi học. 9. Họ đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. 10. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng nghe mợ Du nói từng ấy câu, tôi nhận thấy ngay tại sao có sự gặp mặt vụng trộm giữa hai mẹ con này, và tôi nhận thấy rõ ràng sự đau khổ của một người đàn bà đã bị đuổi ra khỏi cửa một gia đình, nay lén lút trở về được thăm nom con giây phút. (Nguyên Hồng) 11. Căn nhà của tôi ở núp dưới rừng cọ. 12. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. (Nam Cao) 13. Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo (Nam Cao) 14. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến (Nguyên Hồng)
  54. 15. Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa. (An-đéc-xen) 16. Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, hai thầy trò vừa đi về phía cảng La- pi-xê, vì theo Đôn Ki-hô-tê, con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác. (Xéc-van-téc) 17. Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. (Xéc-van-téc) 18. Nếu đó là một giấc mơ thì tôi sẽ nguyện không bao giờ tỉnh giấc. 19. Hễ anh ấy có chuyện gì buồn là nó sẽ đến bên cạnh để an ủi ngay. 20. Tuy bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn. Bài 2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau: a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa. b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa. c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng. d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến. e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn. f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc. g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất. h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi. i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội. j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực? Bài 3. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. Biểu thị quan hệ:
  55. b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập. Biểu thị quan hệ: c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ. Biểu thị quan hệ: d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi. Biểu thị quan hệ: e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối. Biểu thị quan hệ: f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ. Biểu thị quan hệ: g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh. Biểu thị quan hệ: h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ. Biểu thị quan hệ: i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình. Biểu thị quan hệ: j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc. Biểu thị quan hệ: Bài 4. Hai từ cho sau đây, từ cho nào là quan hệ từ ? – Ông cho cháu quyển sách này nhé. – Ừ, ông mua cho cháu đấy. Bài 5. Giải thích ý nghĩa của các quan hệ từ in đậm trong các câu sau : – Để tôi nói cho nó một trận. – Để tôi nói với nó. – Để tôi nói về nó cho mà nghe. Đặt các tình huống để sử dụng các câu trên (có thể biến đổi các từ xưng hô trong câu cho phù hợp). Bài 6. Điền các quan hệ mà các cặp quan hệ từ sau có thể biểu thị.
  56. Cặp quan hệ từ : nếu thì Quan hệ vì nên Quan hệ tuy nhưng Quan hệ để thì Quan hệ Bài 7. Cặp quan hệ từ nếu thì trong câu sau biểu thị quan hệ gì? Thay cặp quan hệ từ đó bằng một quan hệ từ khác (mà vẫn giữ được quan hệ ý nghĩa trong câu). ( ) Nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh. Bài 8. Viết thêm câu vào chỗ trống để chỉ rõ sự khác nhau về ý nghĩa giữa hai câu cho dưới đây : a) Cái xe đạp này tốt nhưng đắt b) Cái xe đạp này đắt nhưng tốt Bài 9. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ: a. Của b. Hoặc c. Với Bài 10. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: a. Nguyên nhân – kết quả. b. Giả thiết – kết quả.
  57. c. Tương phản. d. Tăng tiến. Bài 11. Đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ sau: 1. Nếu thì 2. Mặc dù 3. Vì nên 4. Hễ thì Bài 12. Viết một đoạn văn từ 15 đến 20 câu biểu cảm về loài động vật em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất 4 quan hệ từ. Gạch chân dưới mỗi quan hệ từ đó. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Quan hệ từ được in đậm: 1. Nó mua sách để đọc Quan hệ mục đích 2. Anh không xuống thuyền của chúng tôi mà đi bộ dọc bờ sông. của: quan hệ sở hữu mà: quan hệ tương phản 3. Họ có thể đọc sách bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. bằng: quan hệ cách thức và: quan hệ liệt kê 4. Mặt đất và bầu trời đều tươi sáng. Quan hệ đẳng lập 5. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Quan hệ mục đích 6. Nếu trời mưa to thì chúng ta không đi nữa. Quan hệ giả thiết 7. Không những nó không đến mà nó còn không cho em nó đến.
  58. Quan hệ tăng tiến 8. Tôi mua sách cho con tôi học. Quan hệ mục đích 9. Họ đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. Quan hệ nguyên nhân 10. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng nghe mợ Du nói từng ấy câu, tôi nhận thấy ngay tại sao có sự gặp mặt vụng trộm giữa hai mẹ con này, và tôi nhận thấy rõ ràng sự đau khổ của một người đàn bà đã bị đuổi ra khỏi cửa một gia đình, nay lén lút trở về được thăm nom con giây phút. (Nguyên Hồng) tuy nhưng: quan hệ tương phản và: quan hệ liệt kê của: quan hệ sở hữu 11. Căn nhà của tôi ở núp dưới rừng cọ. Quan hệ sở hữu 12. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. (Nam Cao) Quan hệ sở hữu 13. Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo (Nam Cao) và: Quan hệ liệt kê của: quan hệ sở hữu 14. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến (Nguyên Hồng) nhưng: quan hệ phủ định và: quan hệ liệt kê 15. Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.
  59. (An-đéc-xen) của: quan hệ sở hữu ở: quan hệ vị trí và: quan hệ liệt kê để: quan hệ mục đích 16. Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, hai thầy trò vừa đi về phía cảng La- pi-xê, vì theo Đôn Ki-hô-tê, con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác. (Xéc-van-téc) Quan hệ nguyên nhân 17. Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. (Xéc-van-téc) Quan hệ liệt kê 18. Nếu đó là một giấc mơ thì tôi sẽ nguyện không bao giờ tỉnh giấc. Quan hệ giả thiết 19. Hễ anh ấy có chuyện gì buồn là nó sẽ đến bên cạnh để an ủi ngay. Quan hệ đồng bộ 20. Tuy bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn. Quan hệ tăng tiến Bài 2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau: a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa. b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa. c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng. d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến. e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn. f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc. g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất. h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi. i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội. j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực? Bài 3. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
  60. a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. Biểu thị quan hệ: tăng tiến. b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập. Biểu thị quan hệ: nguyên nhân c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ. Biểu thị quan hệ: tương phản. d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi. Biểu thị quan hệ: giả thiết. e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối. Biểu thị quan hệ: đồng bộ, đồng thời. f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ. Biểu thị quan hệ: nguyên nhân, kết quả. g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh. Biểu thị quan hệ: nguyên nhân, kết quả. h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ. Biểu thị quan hệ: tương phản. i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình. Biểu thị quan hệ: nguyên nhân, kết quả. j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc. Biểu thị quan hệ: tăng tiến. Bài 4. Một số quan hệ từ có hình thức giống với các danh từ, động từ. Cần lưu ý đến ý nghĩa của hai từ cho trong các câu để xác định đâu là quan hệ từ. “Cho” ở câu 1 là động từ “Cho” ở câu 2 là quan hệ từ. Bài 5. Căn cứ vào cách dùng động từ nói (nói cho, nói với, nói về) để tìm hiểu ý nghĩa của các câu đã cho. Tự đặt tình huống để sử dụng các câu đó. Lưu ý: nói cho nó một trận (phê bình) khác với nói cho nó nghe. Bài 6. Tham khảo cách điền sau: Cặp quan hệ từ: nếu thì (quan hệ : điều kiện – hệ quả ; đối chiếu, so sánh)
  61. vì nên (quan hệ : nguyên nhân – hệ quả) tuy nhưng (quan hệ : nhượng bộ – tăng tiến) để thì (quan hệ : mục đích – sự việc) Bài 7. Trong câu: “Nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh.”, cặp quan hệ từ nếu thì biểu thị quan hệ đối chiếu, so sánh. Có thể thay cặp quan hệ từ đó bằng quan hệ từ còn, cụ th: Kiều là một người yếu đuối còn Từ là kẻ hùng mạnh. Bài 8. Hai câu đã cho khác nhau về trật từ giữa tốt và đắt. Cách sắp xếp khác nhau dẫn đến ý nghĩa khác nhau giữa hai câu. Ta đặt tình huống phải khuyên bạn “mua” hoặc “không mua” cái xe đó sẽ thấy rõ sự khác nhau giữa hai cách sắp xếp Ví dụ : a) Cái xe đạp này tốt nhưng đắt. Không nên mua nó. b) Cái xe đạp này đắt nhưng tốt. Khuyên nên mua nó đi. Bài 9. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ: a. Của Đó là chiếc xe của tớ. b. Hoặc Anh có thể ăn bữa sáng với bánh mì hoặc phở. c. Với Bố tôi với bác Hùng là bạn chiến đấu cũ. Bài 10. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: a. Nguyên nhân – kết quả. Vì tôi tự tin nên tôi đã thắng trong cuộc thi đấu vừa rồi. b. Giả thiết – kết quả. Nếu mình không dừng khi có đèn đỏ thì sẽ không đảm bảo an toàn giao thông. c. Tương phản. Tôi rất thích thể thao còn em tôi thì lại thích nghệ thuật. d. Tăng tiến. Bạn Hoa không những học giỏi mà còn đối xử rất tốt với các bạn Bài 11. Tham khảo cách đặt câu sau: 1. Nếu mình học bài thì mình đã được điểm 10 trong kì kiểm tra rồi 2. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng anh ấy vẫn thi trượt 3. Vì đến lớp trễ nên An bị cô giáo mắng
  62. 4. Hễ mùa xuân sang, thì đàn chim ở đâu cứ bay về đây ca hát ríu rít Bài 12. Học sinh tự rèn luyện theo yêu cầu đề bài. CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Quan hệ từ có vai trò quan trọng trong việc giúp người nghe, người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu, của đoạn. Việc sử dụng quan hệ từ cần được chú ý để tránh các lỗi ngữ pháp, tránh các lỗi về nghĩa. – Lỗi ngữ pháp trong sử dụng quan hệ từ Lỗi ngữ pháp về quan hệ từ thể hiện ở chỗ : + Dùng thiếu quan hệ từ trong những trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ. Ví dụ : Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi. (cười với tôi) + Dùng thừa quan hệ từ làm cho câu sai ngữ pháp. Ví dụ : Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ. (thừa quan hệ từ qua làm cho câu trở thành câu thiếu chủ ngữ) + Các từ khác nhau khi sử dụng đòi hỏi các cách kết hợp khác nhau. Việc dùng một quan hệ từ chung cho các cách kết hợp đó có thể dẫn đến lỗi về ngữ pháp. Ví dụ : Thằng Côn đã cuống quýt, xoắn lấy cười hỏi với người đàn bà có giọng hát hay. (mượn từ tạp chí Ngôn ngữ số 1/1972). Có thể nói, viết : cười với người đàn bà, nhưng không thể nói, viết : *hỏi với người đàn bà. Do đó kết hợp cười hỏi với là sai ngữ pháp. Cần chữa lại các cụm từ trong câu đó thành : cười nói với người đàn bà hoặc hỏi chuyện người đàn bà. – Lỗi về nghĩa trong sử dụng quan hệ từ Lỗi về nghĩa trong sử dụng quan hệ từ thể hiện ở chỗ dùng sai quan hệ từ, dùng quan hệ từ sai với quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các câu, các đoạn. Ví dụ :
  63. Để lấy dịch vị nguyên chất, I. P. Páp-lốp đã cắt ngang thực quản cho chó rồi khâu liền với da cổ cho hai đoạn đều thông ra ngoài. (mượn từ tạp chí Ngôn ngữ số 2/1972) Ở câu trên dùng quan hệ từ cho là không đúng, cần thay quan hệ từ “cho” hằng quan hệ từ “của” ( I. P. Páp-lốp đã cắt ngang thực quản của chó ). II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Sửa lại các quan hệ từ trong các câu sau cho đúng. a/ Dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên cảnh Côn Sơn thật là nên thơ. b/ Anh trai tôi xúc đất với cái xẻng nho nhỏ. c/ Buổi sáng mẹ tôi dạy thổi cơm mà cha tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt. d/ Con chó của tôi tuy xấu mã, lông xù, người to bè mặc dù nó trung thành với chủ. Bài 2: Chữa lại các quan hệ từ trong các câu sau đây: a/ Bạn Nga không những học giỏi các môn tự nhiên tuy nhiên bạn ấy còn học giỏi các môn xã hội. b/ Càng yêu lao động bao nhiêu tuy nhiên chúng em càng chăm chỉ học tập bấy nhiêu. c/ Dưới ngòi bút của mình Đỗ Phủ đã viết nên bài thơ rất xúc động. d/ Em đến trường với con đường đầy bóng mát Bài 3: Thêm các quan hệ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau đây: a/ Tuy miệng nói như vậy bụng ông cũng rối bời lên. b/ Người nông dân ngày xưa phải làm cày chìa vôi, ngày nay đã có máy móc thay thế. c/ Đằng xa vẳng lại tiếng cười các em học sinh đi học về. Bài 4. Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau : a) Chiến lược sự phát triển của phụ nữ b) Tặng quà trẻ em nghèo vượt khó c) Xây dựng nếp sống văn hoá thanh thiếu niên.
  64. Bài 5. Tìm các lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau. Hãy chữa lại các câu đó cho đúng. a) Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. b) Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam. c) Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa. d) Qua “Truyện Kiều” kể lại cuộc đời đau khổ của người con gái có tài sắc. đ) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những bài học quý báu. Bài 6. Trong hai cách diễn đạt sau, cách nào là đúng ? Tại sao ? a) Em tôi thông minh và lười. b) Em tôi thông minh nhưng lười. Bài 7. Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng các cặp quan hệ từ: nếu thì , giá thì Cho ví dụ minh hoạ sự khác nhau đó. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1: Tham khảo cách chữa sau: a/ Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên cảnh Côn Sơn thật là nên thơ. b/ Anh trai tôi xúc đất bằng cái xẻng nho nhỏ. c/ Buổi sáng mẹ tôi dạy thổi cơm còn cha tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt. d/ Con chó của tôi tuy xấu mã, lông xù, người to bè nhưng nó lại rất trung thành với chủ. Bài 2: Tham khảo cách chữa sau: a/ Bạn Nga không những học giỏi các môn tự nhiên mà bạn ấy còn học giỏi các môn xã hội. b/ Càng yêu lao động bao nhiêu thì chúng em càng chăm chỉ học tập bấy nhiêu. c/ Bằng ngòi bút của mình Đỗ Phủ đã viết nên bài thơ rất xúc động. d/ Em đến trường trên con đường đầy bóng mát
  65. Bài 3: Tham khảo: a/ Tuy miệng nói như vậy nhưng bụng ông cũng rối bời lên. b/ Người nông dân ngày xưa phải làm cày chìa vôi còn ngày nay đã có máy móc thay thế. c/ Đằng xa vẳng lại tiếng cười của các em học sinh đi học về. Bài 4. Xác định quan hệ giữa các cụm từ trước và sau các chỗ trống, từ đó chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Lưu ý có thể có hơn một quan hệ từ thích hợp ở mỗi chỗ trống. Tham khảo cách điền sau: a) Chiến lược vì sự phát triển của phụ nữ b) Tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó c) Xây dựng nếp sống văn hoá trong thanh thiếu niên. Bài 5. Trước hết cần xác định lỗi trong mỗi câu, từ đó tìm cách chữa lại các lỗi đã phát hiện để có câu đúng. Tham khảo cách phân tích như sau: a) Dùng thừa quan hệ từ của làm cho câu trở nên không rõ các thành phần. Cần bỏ quan hệ từ của để người lao động trở thành chủ ngữ của câu. b) Mắc lỗi tương tự như câu trên. c) Thừa quan hệ từ bằng. d) Thừa quan hệ từ qua. đ) Thừa quan hệ từ nên. Bài 6. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa thông minh và lười (quan hệ đối nghịch, tương phản), từ đó chỉ ra cách dùng quan hệ từ nào thì diễn đạt chính xác quan hệ ý nghĩa đó (dùng quan hệ từ nhưng). Bài 7. Hai cặp quan hệ từ : nếu thì , giá thì đều dùng để chỉ quan hệ điều kiện/ giả thiết – hệ quả nhưng cặp giá thì chỉ dùng để chỉ những sự việc được giả định đã xảy ra trong quá khứ, còn cặp nếu thì có thể dùng cho cả hiện tại và tương lai. Ví dụ : Nếu mai trời nắng thì chúng mình sẽ đi chơi. (không dùng giá thì )
  66. TỪ ĐỒNG NGHĨA I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Từ đồng nghĩa là những từ có một hoặc một số nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: Từ trông có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa “nhìn để biết”, từ nhìn cũng có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa giống (gần giống) với nghĩa đã nêu của từ trông. Như vậy, từ trông và từ nhìn là hai từ đồng nghĩa với nhau. – Các từ đồng nghĩa với nhau tạo thành nhóm từ đồng nghĩa. Ví dụ : trông, nhìn, dòm, liếc, ; cho, biếu, tặng là các nhóm từ đồng nghĩa. Cũng cần lưu ý là hiện tượng đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa từ với các cụm từ. Ví dụ : dai đồng nghĩa với dai như đỉa, dai như chão 2. Một từ có thể có nhiều nghĩa nên nó có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, từ trông nêu trên có thể có các nghĩa và tham gia vào các nhóm đồng nghĩa sau: + Với nghĩa : “Nhìn để biết”, từ trông đồng nghĩa với: nhìn, dòm, ngó, liếc + Với nghĩa : “Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn”, từ trông đồng nghĩa với : nom, chăm sóc, coi sóc, + Với nghĩa : “Mong, đợi”, từ trông đồng nghĩa với : mong, đợi, mong đợi, trông mong, hi vọng 3. Phân loại - Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa, số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít, căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành 2 loại: Từ đồng nghĩa tuyệt đối (đồng nghĩa hoàn toàn) và Từ đồng nghĩa tương đối (đồng nghĩa không hoàn toàn) a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối (đồng nghĩa hoàn toàn) - Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm như nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (có cùng sắc thái biểu cảm như nhau): + Xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa
  67. + Máy bay, tàu bay, phi cơ + Điện thoại, dây nói, te-le-phôn + Sân bay, phi trường, trường bay + Heo, lợn + Hộp quẹt, bao diêm + Có mang, có thai, có chửa, có bầu Loại từ này không có nhiều trong ngôn ngữ. Chúng luôn cạnh tranh với nhau và cuối cùng, nếu không có sự phân công giữa chúng thì một số sẽ bị đẩy lùi, bị tiêu diệt. Ví dụ: + Máy bay hiện nay thay thế cho tàu bay, phi cơ + Sân bay hiện nay thay thế cho phi trường. b. Từ đồng nghĩa tương đối (đồng nghĩa không hoàn toàn) - Loại này bao gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một số nét nghĩa khác, tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất vừa có mặt khác biệt về sự vật, hiện tượng được biểu thị, về khái niệm được diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng Ví dụ: + Hi sinh, từ trần, tạ thế, chết, qua đời, mất, bỏ mạng, toi mạng, bỏ xác, ngỏm củ tỏi, teo, ngoẻo + Dẫn đầu, đứng đầu, cầm đầu, đầu sỏ, lãnh đạo, chủ xướng + Xơi, mời, dùng, ăn, đớp, hốc, tợp, nốc, chén * Lưu ý: Có những từ có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phải là các từ đồng nghĩa với nhau. Ví dụ: + Cậu đi đâu đấy ? + Bạn đi đâu đấy ?. Bạn và cậu không phải là hai từ đồng nghĩa với nhau nhưng trong trường hợp sử dụng như trên có thể thay thế cho nhau mà vẫn giữ nguyên được nghĩa của câu. 4. Giá trị của từ đồng nghĩa - Cung cấp cho người sử dụng ngôn ngữ những phương tiện ngôn ngữ để biểu thị các sự vật, hiện tượng trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng của nó trong thực tế khách quan.
  68. - Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong phú của một ngôn ngữ nào đó. - Từ đồng nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn. Vì vậy, trong ngôn ngữ thơ ca, người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Trong bài thơ thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn: Người ta bảo không trông Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì em nhớ. a/ Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên. b/ Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được. Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau đây: rộng, chạy, cần cù, lười, chết, thưa, đen, nghèo. Bài 3: Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của nó trong mỗi đoạn trích: a/ Sài Gòn vẫn trẻ ( )Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. b/ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Bài 4: Tìm các từ Hán việt đồng nghĩa với các từ thuần việt sau đây: đất nước, to lớn , trẻ em, giữ gìn, núi sông, sung sướng, mãi mãi.
  69. Bài 5: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau : a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến ) b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu ) c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du ) d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên ) e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu ) Bài 6: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại : a) Tổ tiên, Tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hư ơng xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn. Bài 7: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây , cây cối đứng , không gian , không một tiếng đ ộng nhỏ. Bài 8: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây : a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ). c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Bài 9: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm : a) Cắt, thái, b) To, lớn,
  70. c) Chăm, chăm chỉ, Bài 10: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm : Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn. Bài 11: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa , tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà , nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình nh ư từng kẽ đá khô cũng vì một lá cỏ non vừa , hình như mỗi giọt khí trời cũng , không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay. ( theo Nguyễn Đình Thi ) (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh . (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khuâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. Bài 12. Tìm các từ đồng nghĩa với những từ sau : phi cơ, tàu hoả, sân bay, ngoại quốc, phụ nữ, phu nhân. Bài 13. Tìm các từ có thể thay thế cho những từ ngữ in đậm trong các câu sau (về cơ bản vẫn giữ nguyên nghĩa của câu): – Mời bác xơi nước. – Lớp trưởng lớp mình thật tuyệt vời. – Nó mới nghĩ ra một chuyện không thể tin được. Hãy chỉ ra trường hợp nào các từ được chọn để thay thế là đồng nghĩa với từ in đậm, từ nào không đồng nghĩa với từ in đậm nhưng vẫn thay thế được cho từ đó.
  71. Bài 14. Giải nghĩa các từ sau. Đặt với mỗi từ một câu. a) ngoan cường – ngoan cố b) tình báo – gián điệp c) dự định – âm mưu Bài 15. Hai cách nói : “Nó đi học chậm 10 phút.” và “Nó đi học muộn 10 phút.” là hai cách nói đồng nghĩa vì chậm và muộn là hai từ đồng nghĩa với nhau. Chậm đồng nghĩa với chậm chạp, còn muộn đồng nghĩa với muộn màng. Hãy cho biết : chậm chạp và muộn màng có đồng nghĩa với nhau không. Tại sao ? Tìm các từ đồng nghĩa với : muộn màng, chậm chạp. Bài 16. Cho hai từ : lạnh, rét. Tìm các từ có thể kết hợp được với cả hai từ, các từ chỉ kết hợp được với lạnh, các từ chỉ kết hợp được với rét. Bài 17: Em hãy viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi đọc bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương (chú ý có sử dụng từ đồng nghĩa). III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1: a/ Các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên: trông, mong, nhớ b/ Nét nghĩa của mỗi từ: Trông: trông chờ, trông mong vào một điều gì đó. Mong: thể hiện tâm trạng ước mong về một điều gì Nhớ: tâm trạng nhớ mong về một điều gì đó Bài 2: Tham khảo: rộng: mênh mông, rộng rãi, thênh thang, bao la chạy: phi, lồng, lao cần cù: siêng năng, chăm chỉ, chịu khó lười: biếng, nhác, làm biếng chết: từ trần, tạ thế, mất, hy sinh, tử trận
  72. thưa: thưa thớt, vắng, lưa thưa đen: hắc (chỉ màu sắc), xui, rủi nghèo:bần, bần hàn, túng, túng thiếu Bài 3: Các từ đồng nghĩa được in đậm: a/ Sài Gòn vẫn trẻ ( )Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Tác dụng: làm cho đoạn văn tránh lỗi lặp từ và diễn tả chính xác hơn về đối tượng. b/ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Tác dụng: cùng diễn tả một người ở những thời điểm, tình cảm khác nhau. Bài 4: Tìm các từ Hán việt đồng nghĩa với các từ thuần việt sau đây: đất nước: giang sơn, giang san, sơn hà to lớn: vĩ đại, hoành tráng, đại trẻ em: nhi đồng, thiếu nhi giữ gìn: thận trọng, bảo trọng núi sông: sơn hà sung sướng: hoan hỉ mãi mãi: vĩnh cửu, vô tận, vô biên Bài 5 a- Xanh một màu xanh trên diện rộng. b- Xanh tươi đằm thắm. c- Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp. d- Xanh lam đậm và tươi ánh lên. e- Xanh tươi mỡ màng. Bài 6 a) Tổ tiên. b) Quê mùa. Bài 7 *Đáp án : Lần lượt : yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
  73. Bài 8. a) gọt giũa b) Đỏ chói. c) Hiền hoà Bài 9 a) xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ, ( Nghĩa chung : chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ) ) b) to lớn, to tướng, to tát, vĩ đại, (Nghĩa chung : Có kích thước, cường độ quá mức bình thường) c) siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần, (Nghĩa chung : Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó) Bài 10 - Nhóm 1 : hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận, (tiếng hoà mang nghĩa : trạng thái không có chiến tranh, yên ổn ) - Nhóm 2 : hoà mình, hoà tan, hoà tấu (tiếng hoà mang nghĩa : trộn lẫn vào nhau) Bài 11 (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh . (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khuâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. *Đáp án : Là các từ đã gạch chân. Riêng ở đáp án (1) cũng có thể điền từ “thay da đổi thịt”. Bà 12. Các từ đã cho là các từ Hán Việt. Cần tìm hiểu nghĩa của từng từ rồi tìm các từ có nghĩa tương đương. Ví dụ : – phi cơ đồng nghĩa với máy bay, tàu bay ; – tàu hoả đồng nghĩa với xe lửa, xe hoả, tàu lửa ; v.v Bài 13. Tìm các từ có thể thay thế cho các từ in đậm, nhớ là phải đặt trong các tình huống sử dụng. Ví dụ :
  74. – Mời bác xơi nước. Mời bác uống nước. – Lớp trưởng lớp mình thật tuyệt vời. Bạn “X” lớp mình thật tuyệt vời. – Nó mới nghĩ ra một chuyện không thể tin được. Nó mới bịa/ đặt ra một chuyện không thể tin được. Trong những trường hợp trên, những từ nào khi tách khỏi câu đã cho vẫn có nghĩa giống hoặc gần giống nhau thì đó là những từ đồng nghĩa, còn lại là những trường hợp các từ không đồng nghĩa với nhau nhưng có thể thay thế cho nhau trong văn cảnh. Bài 14. Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của từng từ, từ đó đặt câu cho chính xác. Ví dụ : a) Ngoan cường : bền bỉ, kiên quyết không lùi bước. Chiến đấu ngoan cường. – Ngoan cố : cứng cổ, ngang ngạnh, bướng bỉnh, không biết nghe theo lẽ phải. Thái độ ngoan cố; Ngoan cố chống đối. Bài 15. Từ chậm có các nghĩa sau : (1) Có tốc độ hoặc nhịp độ nhỏ, bé hơn bình thường. Ăn chậm nhai kĩ. (2) Muộn hơn thường lệ hoặc giờ quy định. Đi học chậm. (3) Thiếu linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén. Tác phong hơi chậm. Từ chậm đồng nghĩa với từ muộn ở nghĩa thứ hai. Trong khi đó, chậm chạp đồng nghĩa với chậm ở nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ ba. Mặt khác, muộn và muộn màng đồng nghĩa với nhau và đồng nghĩa với nghĩa thứ hai của chậm. Do đó, chậm chạp và muộn màng không đồng nghĩa với nhau. Bài 16. Trước khi tìm các từ có thể kết hợp được với cả hai từ lạnh và rét, các từ chỉ kết hợp được với lạnh, các từ chỉ kết hợp được với rét, theo như yêu cầu của bài tập, cần phải tìm được sự giống và khác nhau giữa hai từ đã cho. Cụ thể : Lạnh và rét cùng chỉ “tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dưới mức chịu đựng bình thường của con người”, nhưng lạnh thường biểu thị tính chất khách quan như : nước lạnh, mảnh sắt, mảnh đồng lạnh ; còn rét biểu thị cảm nhận chủ quan của con người, không nói *nước rét, mảnh sắt, mảnh đồng rét. Trên cơ sở phân biệt như vậy, tìm các từ theo yêu cầu của bài tập. Bài 17. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu.
  75. TỪ TRÁI NGHĨA I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Dựa vào một ý nghĩa nào đó, ta có thể thu thập được một loạt từ có chung ý nghĩa đó. Chẳng hạn, các từ cùng chỉ “kích thước về khối lượng”: nhỏ, bé, tí, tí xíu, tí hon, to, lớn, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ v.v Các từ này có thể phân hoá thành hai cực: Bé ————————– lớn nhỏ, tí, tí xíu, tí hon to, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ Quan hệ giữa các từ trong một cực là quan hệ đồng nghĩa, còn quan hệ giữa các từ ở hai cực với nhau là quan hệ trái nghĩa. 2. Như vậy, các từ trái nghĩa với nhau là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau theo một phương diện nghĩa nào đó. Ví dụ: + Dài và ngắn trái nghĩa nhau về chiều dài; + Sâu và nông trái nghĩa nhau về chiều sâu ; + Cao và thấp trái nghĩa nhau về chiều cao ; + Rộng và hẹp trái nghĩa nhau về chiều rộng. Lưu ý: Các từ có thể chứa các ý nghĩa trái ngược nhau, nhưng nếu không cùng phương diện nghĩa, thì không phải là những từ trái nghĩa với nhau. Ví dụ : + Đường đông và đường vắng (đông và vắng trái nghĩa nhau ở nét nghĩa : nhiều – ít), + Tóc rậm và tóc thưa (rậm và thưa trái nghĩa nhau ở nét nghĩa : nhiều – ít). Như vậy, rậm và vắng chứa nét nghĩa trái ngược nhau (nhiều – ít) nhưng không phải là các từ trái nghĩa vì chúng thuộc về các phương diện khác nhau, 3. Giống như hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa không xảy ra với tất cả các nghĩa cửa một từ. Do đó, một từ nhiều nghĩa có thể trái nghĩa với nhiều từ khác nhau. Ví dụ : Từ lành có những nghĩa sau :
  76. (1) Nguyên vẹn, không sứt mẻ hư hại: Áo lành ; (2) Hiền, tốt bụng : Tính lành ; (3) Không gây hại: Thuốc lành ; + Với nghĩa thứ nhất, từ lành trái nghĩa với: rách, mẻ, vỡ + Với nghĩa thứ hai, từ lành trái nghĩa với : dữ + Với nghĩa thứ ba, từ lành trái nghĩa với: độc 4. Hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất ở các tính từ. Trong các danh từ, động từ, ít xảy ra hiện tượng trái nghĩa. Các danh từ, động từ được coi là trái nghĩa với nhau thường được giải thích thông qua các tính chất đặc trưng của các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái mà các danh từ, động từ đó biểu thị. Ví dụ : + Nâng và hạ trái nghĩa với nhau vì chúng đối lập với nhau về phương hướng “trên – dưới và cao – thấp” + Ngày và đêm được coi là hai từ trái nghĩa khi chúng biểu thị quan hệ “sáng – tối hoặc tích cực – tiêu cực v.v ” 5. Các từ trái nghĩa với nhau thường có khả năng kết hợp ngữ pháp giống nhau. Ví dụ : + người cao – người thấp + trình độ cao – trình độ thấp + kĩ thuật cao – kĩ thuật thấp 6. Việc sử dụng các từ trái nghĩa đúng chỗ sẽ làm cho cách diễn đạt gây ấn tượng, tạo được cách nói tương phản, có hiệu quả cao. Các từ trái nghĩa thường được sử dụng nhiều trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa biểu thị những khái niệm tương phản về: thời gian, không gian, kích thước, dung lượng, hiện tượng xã hội. Bài 2: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: a/ Ngôi nhà này to nhưng có cái cổng nhỏ. b/ Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu. c/ Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi
  77. Bây giờ đất thấp trời cao Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ. Bài 3: Tìm các cặp từ trái nghĩa, trong đó mỗi cặp đều có từ “mở” Bài 4. Gạch dưới những từ trái nghĩa nhau trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau: a) Ăn ít ngon nhiều. b) Ba chìm bảy nổi. c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho. Bài 5. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm: a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí b) Trẻ cùng đi đánh giặc. c) trên đoàn kết một lòng. d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh huỷ diệt. Bài 6. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa thích hợp: a) Việc nghĩa lớn. b) Áo rách khéo vá, hơn lành may. c) Thức dậy sớm. Bài 7. Tìm những từ trái nghĩa nhau: a) Tả hình dáng. b) Tả hành động của con người c) Tả trạng thái của con người d) Tả phẩm chất. Bài 8. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 7