Các chuyên đề ôn hè môn Ngữ văn 6 lên 7

docx 352 trang Thu Mai 06/03/2023 3653
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các chuyên đề ôn hè môn Ngữ văn 6 lên 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_chuyen_de_on_he_mon_ngu_van_6_len_7.docx

Nội dung text: Các chuyên đề ôn hè môn Ngữ văn 6 lên 7

  1. CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN HÈ VĂN 6 LÊN 7 PHẦN 1 : ÔN TẬP LÀM VĂN CHUYÊN ĐỀ 1: LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN CHUYÊN ĐỀ 2: KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ. (TẢ CẢNH SINH HOẠT) Dùng chung 3 bộ:Cánh diều (bài 9); Kết nối (bài 5); Chân trời (bài 5) CHUYÊN ĐỀ 3: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG (Dùng chung 3 bộ sách) CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ MIÊU TẢ SÁNG TẠO (TƯỞNG TƯỢNG) (Dùng chung 3 bộ sách) CHUYÊN ĐỀ 5: RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT HOẶC CỔ TÍCH (Dùng chung 3 bộ sách) CHUYÊN ĐỀ 6: RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (Dùng chung 3 bộ sách) Bài 10: Bộ Chân trời, bài 5: bộ Cánh Diều, bài 6: bộ Kết nối CHUYÊN ĐỀ 7: KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (Dùng chung 3 bộ sách) (Vị trí: Bài 8 của mỗi bộ sách) PHẦN 2 : ÔN TIẾNG VIỆT PHẦN 3 : ÔN VĂN BẢN ĐỌC PHẦN 4: LUYỆN ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH TUYỂN TẬP KIỂM TRA VĂN 6 : ( 55 ĐỀ ) LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 6 ( 65 ĐỀ )
  2. PHẦN 1 : ÔN TẬP LÀM VĂN CHUYÊN ĐỀ 1: LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN I.MỤC TIÊU a. Kiến thức - Kiểu văn bản kể lại một trải nghiệm của bản thân b. Năng lực - Biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. c. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SBT - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới b. Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở đàm thoại để học sinh chia sẻ trải nghiệm của bản thân c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS chia sẻ trải nghiệm của mình - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Em hãy kể một vài trải nghiệm đáng nhớ của em? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ, gợi mở Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Hs chia sẻ bài viết của mình cho các bạn, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét - Gv quan sát, lắng nghe, gợi mở Bước 4: Kết luận, nhận đinh GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 2. ÔN LẠI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC a. Mục tiêu: Nhận biết được tìm hiểu chung về bài văn kể lại trải nghiệm. b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  3. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh tìm I.Tìm hiểu chung về bài văn kể lại một trải hiểu chung về bài văn kể lại một nghiệm: trải nghiệm: 1/Trải nghiệm là gì? Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 2/ Kể về một trải nghiệm của bản thân là dạng - GV yêu cầu HS thảo luận theo bài trong đó người viết kể về diễn biến của một nhóm đôi. việc làm, hoạt động, tình huống mà mình đã trực ? Thế nào là trải nghiệm? tiếp trải qua hoặc tham gia để bộc lộ những kinh ? Bài văn kể lại một trải nghiệm nghiệm, bài học nào đó. của bản thân là bài văn viết như 3/Những nội dung của dạng bài kể về một trải thế nào? nghiệm: ? Những nội dung của dạng bài kể a.Những trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc, đáng về một trải nghiệm là những nội nhớ: dung nào? - Kỉ niệm với người thân trong gia đình (ông, bà, ? Hãy nêu các dạng đề kể về một cha, mẹ, anh, chị, em, ) trải nghiệm của bản thân? - Kỉ niệm với bạn bè - HS thực hiện nhiệm vụ. - Kỉ niệm với thầy, cô Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Kỉ niệm với người mới gặp - Hs thảo luận - Chuyến đi có ý nghĩa - Gv quan sát, hỗ trợ + Một lần em giúp đỡ người khác hay được người Bước 3: Báo cáo, thảo luận khác giúp đỡ, - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu b.Những trải nghiệm buồn, nuối tiếc: trả lời của bạn. - Một lỗi lầm của bản thân Bước 4: Kết luận, nhận định - Sự việc em đã gây ra khiến bố mẹ buồn phiền - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại - Em hiểu lầm một người hoặc bị người khác kiến thức hiểu lầm - Chia tay mái trường lớp c.Những trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân: - Câu chuyện đã làm thay đổi suy nghĩ, cách sống của em - Một hành trình khám phá - Một lần bị lạc đường - Một lần bị phê bình, - . 4/ Các dạng đề kể về một trải nghiệm của bản thân: a/ Dạng đề cụ thể (dạng đề đóng) là dạng đề nêu rõ yêu cầu kể, nội dung và đối tượng kể.
  4. Ví dụ 1: Bằng tình yêu và sự kính trọng của mình với mẹ, em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với mẹ. Ví dụ 2: Từ những trải nghiệm trong cuộc sống tình bạn, em hãy viết bài văn kể lại kỉ niệm sâu sắc với một người bạn của mình. ->Với dạng đề này, HS căn cứ vào yêu cầu, nội dung và đối tượng kể được nêu ra ở đề bài , hồi NV2: Hướng dẫn học sinh tưởng lại một trải nghiệm đã qua rồi kể. phương pháp làm bài văn kể lại b. Dạng đề mở: là dạng đề chỉ nêu yêu cầu kể về một trải nghiệm: một trải nghiệm của bản thân mà không nêu nội Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ dung và đối tượng kể. - GV yêu cầu HS thảo luận theo Ví dụ: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của nhóm đôi. em. ? Em chuẩn bị bài trước khi viết ->Với dạng đề này, HS có thể tùy ý lựa chọn nội như thế nào? dung trải nghiệm (vui, buồn, khiến bản thân thay ? Em tìm ý như thế nào? đổi) và đối tượng kể: trải nghiệm đó xảy ra có ? Bố cục của bài viết kể về trải liên quan đến người thân trong gia đình (ông, bà, nghiệm gồm mấy phần? Nhiệm vụ bố, mẹ, anh, chị, ) hoặc bạn bè, thầy cô, nhưng của từng phần? phải là trải nghiệm ấn tượng và đáng nhớ nhất. ? Khi viết bài thì cần lưu ý điều gì? II/ Phương pháp làm bài văn kể lại một trải ? Viết bài xong em phải làm gì? nghiệm - HS thực hiện nhiệm vụ. 1/ Phương pháp chung: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Hs thảo luận -Lựa chọn đề tài: - Gv quan sát, hỗ trợ -Thu thập tư liệu Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - HS trình bày sản phẩm thảo luận; a/Tìm ý: - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu - Em nhớ và định kể lại trải nghiệm gì? trả lời của bạn. - Trải nghiệm xảy ra trong tình huống (hoàn Bước 4: Kết luận, nhận định cảnh: thời gian, địa điểm) nào? - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại -Những ai có liên quan đến trải nghiệm đó? Họ kiến thức đã nói và làm gì? - Sự việc nào đã xảy ra trong trải nghiệm đó? Và được giải quyết ra sao? - Trải nghiệm ấy đem lại cho em cảm xúc, thái độ, ấn tượng gì? (vui vẻ, hạnh phúc, buồn, tiếc nuối, khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân ). Vì sao có được những cảm xúc, thái độ, ấn tượng đó? - Từ trải nghiệm, em rút ra cho mình bài học gì? b/ Lập dàn ý:
  5. b.1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm em sẽ kể. Ví dụ: Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi. Ta có thể mở bằng theo 2 cách sau: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp về trải nghiệm. Tuổi thơ của tôi là cả một bầu trời kỉ niệm đầy nắng gió với những cánh diều bay khắp triền đê. Nơi ấy, tôi đã có thời thơ ấu thật đẹp bên tiếng sáo diều, nó như chắp cánh cho tâm hồn tôi. Mở bài gián tiếp: *Từ hiện tại nhớ lại trải nghiệm trong quá khứ: Ví dụ: Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp sáu rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ. * Từ một trải nghiệm ở hiện tại nhớ về trải nghiệm trong quá khứ: Ví dụ: Chiều hôm nay, trời lại mưa to, ngồi trong nhà nhìn ra màn mưa trắng xóa, những kí ức về tuổi thơ năm nào lại dội về trong tâm trí tôi. Kí ức của những cảm giác sung sướng, hồ hởi về những lần tắm mưa hồi đó mãi không phai mờ. * Từ những trải nghiệm chung rồi đi đến những trải nghiệm riêng theo yêu cầu của đề bài: Ví dụ: Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần .đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc trở thành một kỉ niệm khiến tôi không thể quên. * Thông qua lời câu hát, câu ca dao hoặc một câu nói cùng chủ đề rồi kể về trải nghiệm của mình: Ví dụ: “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa ”. Lời của câu hát được
  6. trích từ ca khúc “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”của ca sĩ Lynk Lee là nỗi lòng chung của mỗi chúng ta. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, qua tuyệt vời. Và còn lung linh hơn khi nó đã trôi qua không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, em lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó. b.2.Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về trải nghiệm - Tình huống: (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật có liên quan. Lưu ý: Khi làm bài các em nhớ đan xen các yếu tố miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, con người. - Diễn biến của trải nghiệm: (từ sự việc mở đầu- > sự việc tiếp diễn-> sự việc cao trào-> sự việc kết thúc) - Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em (vui vẻ, hạnh phúc, buồn, )nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân mình. Lưu ý: Khi làm bài các em nhớ kết hợp yếu tố miêu tả +biểu cảm (người viết trực tiếp tham gia trải nghiệm nên dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, Tuy nhiên sử dụng hợp lí, tránh lạm dụng làm mất đi yếu tố tự sự của dạng bài. b.3.Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ trải nghiệm ấy. Ví dụ: -Nêu ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân: Ví dụ: Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Bây giờ, em đã lớn lũ bạn em cũng chẳng còn í ới gọi nhau đi thả diều như ngày trước, nhưng trong tâm trí em những cánh diều vẫn là những kí ức đẹp, gợi nhớ đến những kỉ niệm ngọt ngào nhất của thời thơ ấu. Lưu ý: Đối với trải nghiệm khiến em vui vẻ, hạnh phúc, đáng nhớ->rút ra ý nghĩa với bản thân: động viên, khuyến khích, động lực, điểm tựa tinh thần, để bản thân hướng tới những điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống. -Bài học rút ra từ trải nghiệm ấy:
  7. Ví dụ: Các bạn ạ! Khi hiểu lầm ai đó, có thể ta sẽ nuối tiếc, ân hận mãi vì sự thiếu sót của bản thân mình. Hãy xem như đó là một bài học, một kinh nghiệm để sống tốt hơn nha bạn. Từ những hiểu lầm đó, bạn nên học cách thay đổi bản thân theo hướng tích cực để hoàn thiện chính mình. Lưu ý: Với những trải nghiệm buồn, tiếc nuối, thì rút ra bài học, kinh nghiệm, lời nhắc nhở để bản thân tự thay đổi, tự hoàn thiện mình hơn nữa trong cuộc sống. - Vừa nêu ý nghĩa của trải nghiệm vừa rút ra bài học từ trải nghiệm ấy: Ví dụ: Đó thực sự là một câu chuyện buồn với tôi. Từ đó, tôi rút ra được bài học cho bản thân mình rằng “Phải biết vâng lời người lớn, biết tự chăm lo cho bản thân mình, không nên để người khác lo lắng”. Bài học ấy đã giúp tôi thêm kính trọng, yêu thương ông bà hơn, giúp tôi trưởng thành hơn. Bước 3: Viết bài - Nhất quán về ngôi kể: xưng tôi hoặc em. - Xây dựng được cốt truyện - Sắp xếp các sự việc hợp lí theo trình tự hợp lí - Đan xen các yếu tố miêu tả - Thể hiện được cảm xúc của người viết Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. 3.LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (cho HS về nhà làm) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS làm theo các bước: 1. Chuẩn bị trước khi viết. 2.Tìm ý và lập dàn ý. 3.Viết bài HS viết bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. B3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS:
  8. - Đọc sản phẩm của mình. - Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. B4: Kết luận, nhận định - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tham khảo bài văn mẫu Tuổi thơ của tôi là cả một bầu trời đầy nắng gió với những cánh diều bay khắp triền đê triền. Nơi ấy, tôi đã có thời thơ ấu thật đẹp bên tiếng sáo diều, nó như chắp cánh cho tâm hồn tôi. Ở quê tôi, để có được một cánh diều ưng ý, người ta phải mất rất nhiều công sức lựa chọn tre làm khung diều rồi rất kì công gọt đẽo được một cặp sáo sao cho có âm thanh hay nhất. Nhưng đó là công việc của người thợ làm diều chuyên nghiệp. Còn với lũ trẻ con chúng tôi, mùa hè sẽ là thời điểm thích hợp làm diều và thả diều. Công việc này rất đơn giản. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, để khi uốn thành khung, sao cho tre không bị gãy. Sau khi uốn khung xong, chúng tôi sẽ dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Và cuối cùng cũng là công việc khó nhất tìm dây thả diều. Sự lựa chọn đơn giản nhất với tôi là vào trong giỏ kim chỉ của mẹ tôi, lấy trộm một cuộn chỉ để làm dây diều. Và thường sau mỗi lẫn hả hê với lũ bạn cùng cánh diều no gió của mình, tôi sẽ bị một trận đòn từ mẹ, nhưng điều ấy với một thằng con trai như tôi dường như chẳng vấn đề gì, vì lúc đó tôi vẫn còn ham chơi lắm. Thời điểm thích hợp nhất mà chúng tôi chọn để thả diều là lúc chiều muộn. Khi ấy nắng không còn gắt, và trong chúng tôi đứa nào cũng có thể chạy như bay ra khỏi nhà mà không sợ bố mẹ mắng vì cứ đày nắng suốt cả mùa hè. Triền đê là nơi tụ tập của lũ trẻ chúng tôi. Đứa lớn, đứa bé láo nháo trên tay cầm con diều to nhỏ khác nhau háo hức chuẩn bị chờ đến lượt mình được thả. Vì thả diều cần hai người, nên chúng tôi sẽ có một chiến binh sẵn sàng “chạy mồi” một quãng để cho diều lên gặp gió. Lúc này người cầm dây diều phải thật vững tay để có thể giữ chắc dây diều, và khéo léo thả thêm dây để diều bay được lên cao cho đến khi diều ở độ cao nhất định chúng tôi sẽ buộc diều lại. Sau khi cố định được dây diều, chúng tôi nằm trên triền đê, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Thường chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi trời đã tắt nắng, khi nghe tiếng mấy cô, mấy chị dưới đồng gọi, nhưng lúc ấy trong tâm trí những đứa như tôi có một phần đang bay lơ lửng cùng cánh diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi đến tận bây giờ không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió. Tuổi thơ tôi là một bầu trời chiều với những cánh diều căng gió.Giữa một trời diều khiến tôi ngây ngất, tôi đã thấy tâm hồn mình được thả và bay. Bây giờ, tôi đã lớn lũ bạn tôi cũng chẳng còn í ới gọi nhau đi thả diều như ngày trước, nhưng trong tâm trí tôi những
  9. cánh diều vẫn là những kí ức đẹp, gợi nhớ đến những kỉ niệm ngọt ngào nhất của thời thơ ấu. LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN CHỦ ĐỀ 1: MỘT TRẢI NGHIỆM VUI VẺ, HẠNH PHÚC, ĐÁNG NHỚ I.MỤC TIÊU a.Kiến thức - Kiểu văn bản kể lại một trải nghiệm của bản thân b. Năng lực - Biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. c. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, STK - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM NV 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị Đề 1: Bằng tất cả tình yêu và sự kính trọng, trước khi viết và tìm ý, lập dàn ý em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu cho đề văn sau. sắc, đáng nhớ của em với mẹ. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ -Lựa chọn đề tài: Với đề bài kể lại một kỉ - GV yêu cầu HS thảo luận theo niệm sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ, em nhóm đôi. có thể hồi tưởng lại những kỉ niệm đã qua: kỉ Bằng tất cả tình yêu và sự kính trọng, niệm lần đầu tiên đi học, kỉ niệm mẹ chăm em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sóc em khi em bị ốm, kỉ niệm em cùng gia sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ. đình chuẩn bị sinh nhật cho mẹ, kỉ niệm mẹ ? Em cần chuẩn bị gì trước khi viết? chỉ em học toán, làm văn, ? Em sẽ tìm ý như thế nào cho đề văn - Xác định mục đích làm bài: Với đề bài kể trên? lại một kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ của em với ? Hãy lập dàn ý cho đề trên? mẹ thì người viết kể về những diễn biến của - HS thực hiện nhiệm vụ. sự việc mình đã trải qua cùng mẹ, chia sẻ với Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ người đọc kinh nghiệm trong cuộc sống được - Hs thảo luận rút ra từ kỉ niệm đó. - Gv quan sát, hỗ trợ - Thu thập tài liệu: Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận;
  10. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu + Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để trả lời của bạn. lại cho em những kỉ niệm vui, hạnh phúc, Bước 4: Kết luận, nhận định đáng nhớ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại + Đọc các câu chuyện đã học, đọc các bài viết kiến thức tham khảo, + Tìm những kỉ vật có liên quan đến câu chuyện + . Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý: - Em nhớ và định kể kỉ niệm sâu sắc nào với mẹ? - Kỉ niệm ấy xảy ra trong tình huống nào? (địa điểm, thời gian) - Những ai đã liên quan đến kỉ niệm đó? Họ đã làm gì? - Sự việc nào xảy ra trong kỉ niệm đó? Và được giải quyết như thế nào? - Kỉ niệm ấy đem lại cho em cảm xúc gì, thái độ gì? - Từ kỉ niệm đó em rút ra cho mình bài học gì? b.Lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm đáng nhớ của em với mẹ Thân bài: -Tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật có liên quan. Lưu ý: Giới thiệu tình huống, hoàn cảnh cần kết hợp yếu tố miêu tả không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người. - Diễn biến trải nghiệm: - Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi để tự hoàn thiện bản thân. Lưu ý: Khi kể sự việc thông qua các hành động, lời nói của nhân vật cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ trải nghiệm ấy. NV 2: Hướng dẫn HS viết bài Bước 3: Viết bài
  11. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai - GV yêu cầu HS viết bài theo dàn ý cũng từng có rất nhiều kỉ niệm. Những kỉ Bằng tất cả tình yêu và sự kính trọng, niệm khó phai với những cảm xúc hồn nhiên. em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm Và tôi cũng có những kỉ niệm trong trẻo ấy. sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ. Nhưng một trong những kỉ niệm mà tôi - HS thực hiện nhiệm vụ. không thể nào quên trong cuộc đời của mình Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ đó là kỉ niệm lần đầu tiên đến trường cùng - Hs thảo luận mẹ - Gv quan sát, hỗ trợ Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên tôi đi Bước 3: Báo cáo, thảo luận học. Tối hôm đó, sau bữa ăn tối, mẹ đã mang - HS trình bày sản phẩm thảo luận; vào phòng tôi một bọc quà rất to. Tôi cứ nghĩ - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu là được mẹ mua cho đồ chơi hay là một bộ trả lời của bạn. lego mà tôi hằng mong muốn. Tôi háo hức Bước 4: Kết luận, nhận định mở bọc quà, thì ra đó toàn là sách, vở, đồ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại dùng học tập và có cả một chiếc cặp sách in kiến thức hình siêu nhân mà tôi rất thích. Bộ đồng phục đã được mẹ là phẳng phiu. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục học sinh lớp Một. Tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hẳn ra. Tôi ngắm nghía hồi lâu rồi bật cười. Cả đêm hôm đó tôi không thể nào ngủ được. Sáng hôm sau, mẹ âu yếm dắt tôi đến trường trên con đường làng dài và hẹp. Tôi vẫn nhớ cảm giác hồi hộp và lo sợ lúc đó, tôi không biết mình sẽ làm gì và mình sẽ như thế nào khi không có mẹ ở bên. Rời tay mẹ, tôi bước vào cổng trường, tôi thấy mình thật bơ vơ và lạc lõng. Thế là mẹ ôm tôi vào lòng âu yếm: "Con lớn rồi mà, từ hôm nay con đã là học sinh lớp Một rồi. Hãy tự tin lên nào!". Tôi nghe lời mẹ, vào lớp học. Ngày hôm đó đối với tôi thật dài, tôi rất nhớ mẹ, chưa bao giờ tôi lại thấy yêu mẹ và cần mẹ hơn lúc này. Đã năm năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên đi học nhưng tôi không thể nào quên được hình ảnh thân thương của mẹ và những cảm xúc của mình trong cái ngày đáng nhớ ấy. Mẹ đã giúp tôi tự tin, vững vàng bước những bước đi đầu tiên trên con đường tri thức. Ngày đầu tiên ấy đã trôi qua nhưng những cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn trong tôi
  12. không bao giờ mờ phai. Với tôi, mẹ như một làn mây che cho tôi mưa nắng, mẹ là ngọn lửa thôi thúc con tim tôi để vững bước trên đường đời. Dù mai đây nếu mẹ có mất đi thì trong tôi, mẹ luôn sống và theo tôi suốt cuộc đời. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Từ những trải nghiệm của cuộc sống tình bạn, em hãy - GV yêu cầu HS viết bài theo viết bài văn kể lại kỉ niệm sâu sắc của em với một dàn ý người bạn của mình. Từ những trải nghiệm của cuộc Hướng dẫn làm bài sống tình bạn, em hãy viết bài Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết văn kể lại kỉ niệm sâu sắc của Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý em với một người bạn của mình. a.Tìm ý: - HS thực hiện nhiệm vụ. - Em nhớ và định kể kỉ niệm sâu sắc nào với bạn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Kỉ niệm ấy xảy ra trong tình huống nào? (địa điểm, - Hs thảo luận thời gian) - Gv quan sát, hỗ trợ - Những ai đã liên quan đến kỉ niệm đó? Họ đã làm Bước 3: Báo cáo, thảo luận gì? - HS trình bày sản phẩm thảo - Sự việc nào xảy ra trong kỉ niệm đó? Và được giải luận; quyết như thế nào? - GV gọi HS nhận xét, bổ sung - Kỉ niệm ấy đem lại cho em cảm xúc gì, thái độ gì? câu trả lời của bạn. - Từ kỉ niệm đó em rút ra cho mình bài học gì? Bước 4: Kết luận, nhận định b.Lập dàn ý: - GV nhận xét, bổ sung, chốt 1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm đáng lại kiến thức nhớ của em với người bạn của mình. Ví dụ: Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với chính người bạn thân của mình hồi năm học lớp 4. Đó là một trải nghiệm buồn vì suýt chút nữa chính tôi đã tự tay giết chết đi một tình bạn đẹp. 2/ Thân bài: *Tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật liên quan. -Miêu tả đôi nét về người bạn làm nên kỉ niệm với em: Ví dụ: Hoa có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe. Gương mặt xinh tươi, vầng trán cao. Ở Hoa toát lên sự thông minh. Hoa là học sinh giỏi nhiều năm liền. Bạn ấy còn rất tốt tính, hay giúp đỡ
  13. mọi người. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. -Nêu thời gian, địa điểm xảy ra kỉ niệm: Ví dụ: Tôi vẫn còn nhớ như in năm lớp 4. Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi . Lưu ý: Giới thiệu tình huống, hoàn cảnh; địa điểm và thời gian kết hợp yếu tố miêu tả không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người. *Diễn biến trải nghiệm: - Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. - Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. - Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. - Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. - Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. * Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân. - Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng: “Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô”. - Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng: - Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.
  14. - Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. . -Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa. Lưu ý: Khi kể sự việc thông qua các hành động, lời nói của nhân vật cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 3/ Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ trải nghiệm ấy. Ví dụ: Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Bước 3: Viết bài Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với chính người bạn thân của mình hồi năm học lớp 4. Đó là một trải nghiệm buồn vì suýt chút nữa chính tôi đã tự tay giết chết đi một tình bạn đẹp. Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn, đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy. Hoa có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe. Gương mặt xinh tươi, vầng trán cao. Ở Hoa toát lên sự thông minh. Hoa là học sinh giỏi nhiều năm liền. Bạn ấy còn rất tốt tính, hay giúp đỡ mọi người. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. Tôi vẫn còn nhớ như in năm lớp 4. Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ
  15. quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng: - Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô. Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng: - Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà. Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. Bắt kịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi: - Hoa ơi. Mình xin lỗi nhé. Tại mình mà cậu bị điểm kém. Hoa mỉm cười dịu dàng: - Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa. Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa. Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Đề 3: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con - GV yêu cầu HS viết bài theo dàn vật nuôi mà em yêu thích ý a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối - Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải với một con vật nuôi mà em yêu nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một con vật thích nuôi mà em yêu thích: chú chó Milo
  16. - HS thực hiện nhiệm vụ. - Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nghĩ của em qua trải nghiệm: Milo đã cứu em thoát - Hs thảo luận chết - Gv quan sát, hỗ trợ - Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa Bước 3: Báo cáo, thảo luận cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết). - HS trình bày sản phẩm thảo b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý luận; * Tìm ý - GV gọi HS nhận xét, bổ sung - Sự việc chính: câu trả lời của bạn. + Đó là sự việc: em đi tắm sông, bị chuột rút chân, Bước 4: Kết luận, nhận định chìm xuống, em được Milo cứu. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại + không gian, địa điểm diễn ra: con sông trước cửa kiến thức nhà em + thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều - Nhân vật + Hình ảnh chú chó Milo: giống chó, bộ lông, huyền đề ở chân, đôi mắt + Em và Milo đã có sự gắn bó thế nào: cảm nhận của em về ý nghĩ, hành động, cử chỉ gì của Milo lúc ở nhà, lúc ở bến sông? (chào hỏi khi đi học về, âu yếm ngắm nhìn, lấm lét nhìn trộm khi bị em quát, lo lắng khi thấy em bơi - Cốt truyện: + Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào? (sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc) - Ý nghĩa: Trải nghiệm Milo cứu em thoát chết, em nhận ra tình yêu thương, sự dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì bạn của Milo - Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại: xúc động, hạnh phúc, sung sướng * Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm với chú chó Milo của mình. Nhân vật: Milo, sự việc chính là em được Milo cứu. - Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) + Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: lúc bà tặng, lúc đi học về, khi xảy ra sự việc đi tắm sông, sau sự việc được cứu
  17. + Không gian: bên bờ sông, ồn ào + Trải nghiệm thú vị nào: + Được đi tắm sông, thi bơi với các bạn + Ngắm nhìn Milo lúc đang bơi, cảm nhận thấy khó khăn khi bơi. + Nhiều người vây quanh khi tỉnh lại. Xúc động vì được Milo cứu + Nhân vật Milo được hiện lên trong lời kể: Miêu tả về bộ lông, chân huyền đề, động tác vui mừng, lúc sợ hãi của nó + Bài học sâu sắc cháu nhận ra: tình yêu động vật, ý nghĩa của tình bạn + Cảm xúc nhân vật cháu: bộc lộ qua tâm trạng vui sướng khi được chơi cùng Milo, hạnh phúc, biết ơn Milo - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về trải nghiệm với con vật nuôi, bài học về cách đối xử với động vật. LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN CHỦ ĐỀ 2: MỘT TRẢI NGHIỆM BUỒN, TIẾC NUỐI HOẶC MỘT TRẢI NGHIỆM KHIẾN BẢN THÂN EM THAY ĐỔI, TRƯỞNG THÀNH I.MỤC TIÊU b. Kiến thức - Kiểu văn bản kể lại một trải nghiệm của bản thân b. Năng lực - Biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. c. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, STK - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM NV 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị ĐỀ 1. trước khi viết và tìm ý, lập dàn ý Trong chúng ta, ai cũng từng ít nhất một lần mắc cho đề văn sau. lỗi. Những lỗi lầm ấy sẽ giúp chúng ta nhận ra hạn
  18. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ chế, khuyết điểm của bản thân nhưng cũng để lại - GV yêu cầu HS thảo luận theo trong ta nhiều cảm xúc buồn hay tiếc nuối. Em hãy nhóm đôi. kể lại một lần mắc lỗi đó của em. Trong chúng ta, ai cũng từng ít Bước 1: Trước khi viết nhất một lần mắc lỗi. Những lỗi -Lựa chọn đề tài: Với đề bài kể lại một lần mắc lỗi lầm ấy sẽ giúp chúng ta nhận ra của em, em có thể hồi tưởng lại những trải nghiệm hạn chế, khuyết điểm của bản thân đã qua: bỏ học, nói dối, nghịch ngợm gây nên hậu nhưng cũng để lại trong ta nhiều quả, ham chơi quên lời dặn của bố mẹ, xem trộm cảm xúc buồn hay tiếc nuối. Em nhật kí người khác, ăn trộm tiền, hãy kể lại một lần mắc lỗi đó của -Xác định mục đích làm bài: Kể lại một kỉ niệm em. buồn, tiếc nuối hoặc một kỉ niệm khiến em thay đổi, trưởng thành là kiểu bài trong đó người viết kể về ? Em cần chuẩn bị gì trước khi những diễn biến của sự việc mình đã trải qua cùng viết? với bố mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè, những người ? Em sẽ tìm ý như thế nào cho đề xung quanh để chia sẻ với người đọc kinh nghiệm văn trên? trong cuộc sống được rút ra từ kỉ niệm đó. ? Hãy lập dàn ý cho đề trên? - Thu thập tư liệu: - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho - Hs thảo luận em những kỉ niệm buồn, tiếc nuối hoặc khiến bản - Gv quan sát, hỗ trợ thân em thay đổi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đọc các câu chuyện đã học, đọc các bài viết tham - HS trình bày sản phẩm thảo luận; khảo, - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu + Tìm những kỉ vật có liên quan đến câu trả lời của bạn. chuyện Bước 4: Kết luận, nhận định + . - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý kiến thức a.Tìm ý: - Em nhớ và định kể kỉ niệm (buồn, tiếc nuối hoặc khiến bản thân thay đổi) có liên quan đến ai? - Kỉ niệm ấy xảy ra trong tình huống nào? (địa điểm, thời gian) - Những ai đã liên quan đến kỉ niệm đó? Họ đã nói và làm gì? - Sự việc nào xảy ra trong kỉ niệm đó? Và được giải quyết như thế nào? - Kỉ niệm ấy đem lại cho em cảm xúc gì, thái độ gì, ấn tượng gì? - Vì sao em có được những cảm xúc, thái độ, ấn tượng đó? - Từ kỉ niệm đó em rút ra cho mình bài học gì? b.Lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu khái quát về lỗi lầm mà em đã gây ra.
  19. Thân bài: -Tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật có liên quan. Ví dụ: + Hôm ấy là một ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi + Vì: . Lưu ý: Giới thiệu tình huống, hoàn cảnh cần kết hợp yếu tố miêu tả không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người. - Diễn biến trải nghiệm: (lần phạm lỗi đó) + + . + - Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi để tự hoàn thiện bản thân. Ví dụ: Mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn tự trách mình và cảm thấy có lỗi với thầy giáo vô cùng. Tôi nợ cô một lời xin lỗi. Lưu ý: Khi kể sự việc thông qua các hành động, lời nói của nhân vật cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Kết bài: - Bài học nhận được sau lỗi lầm ấy. - Tôi đã, đang và sẽ thay đổi bản thân sau khi nhận ra được bài học đó. Bước 3: Viết bài Bài tham khảo Trong cuộc sống không ai là chưa một lần mắc lỗi. Đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại lần đó, tôi vẫn thấy xẩu hổ và hối hận vô cùng. Ngày đó tôi vẫn còn là một cô nhóc lớp 5 ngây ngô, dại dột. Hồi ấy, tôi vốn là một học sinh giỏi Tiếng Anh của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm cao khiến cô giáo rất hài lòng. Mỗi lần được gọi lên phát biểu, tôi đều trả lời chuẩn xác trước con mắt thán phục của bạn bè. Có một lần trong giờ Tiếng Anh ôn tập, tôi đã không học bài. Tối hôm trước đó, trên ti vi chiếu một bộ phim hoạt hình mà tôi rất thích, tôi đã xem đến quên cả thời gian. Đến khi hết phim thì đã 10 giờ mất rồi. Thế rồi tôi chủ quan, nghĩ rằng
  20. mình đã có điểm kiểm tra miệng rồi nên cô sẽ không gọi nữa đâu. Chính bởi vậy nên tôi đã yên tâm đi ngủ. Nhưng rồi hôm sau đến lớp, có một chuyện bất ngờ đã xảy ra, hôm ấy lớp tôi kiểm tra 15 phút. Tôi ngơ ngác, ngồi im như bất động. Bạn Lan bên cạnh phải nhắc nhở; “Chép đề bài đi kìa!” Tiết kiểm tra hôm ấy như kéo dài vô tận. Tôi cứ viết rồi lại xóa. Vì lo sợ nên đầu óc cứ rối cả lên, không nghĩ được cái gì. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, lo âu mãi. Tuần sau, cô giáo trả bài. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 5, tim tôi thắt lại. Rồi không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên để che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với cô, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Tôi quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý. Cô giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Cô gọi tiếp bạn khác. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc cô giáo sẽ không để ý đâu vì có gần chục bài bị điểm kém cơ NV 2: Hướng dẫn HS lập dàn ý mà! cho đề văn sau. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Trên đường đi học về, tôi cứ suy nghĩ mãi, nghĩ - GV yêu cầu HS thảo luận theo về những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân nhóm đôi. thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ Tất cả Kể lại sự việc em đã gây ra khiến những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu bố mẹ buồn phiền. hổ trong tôi. Tôi không xứng đáng với sự kì vọng đó. Tối hôm ấy, tôi trằn trọc cả đêm không ngủ ? Hãy lập dàn ý cho đề trên? được, nỗi ân hận cứ bám theo tôi. Và thế là tôi đã ? Viết thành bài văn hoàn chỉnh. quyết định sẽ thú nhận tất cả và xin lỗi cô giáo. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Ngày hôm sau đến lớp, tôi đã gặp cô và trình - Hs thảo luận bày rõ mọi việc, xin lỗi cô và nói sẽ chấp nhận mọi - Gv quan sát, hỗ trợ hình phạt. Cứ tưởng sẽ bị cô mắng và kỉ luật, ấy vậy Bước 3: Báo cáo, thảo luận mà cô chỉ nhẹ nhàng nhìn, xoa đầu tôi và nói: “Cuộc - HS trình bày sản phẩm thảo luận; đời này không ai là không mắc sai lầm cả. Quan - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trọng là ta phải biết nhận ra và sửa đổi lỗi lầm của trả lời của bạn. mình. Cô hy vọng đây là một bài học cho em và Bước 4: Kết luận, nhận định
  21. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại mong em sẽ không tái phạm nữa.” Tôi vô cùng biết kiến thức ơn cô vì cô đã tha thứ cho mình. Đến bây giờ, tuy chuyện đã xảy ra khá lâu rồi, thời gian đã đẩy lùi chúng vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận và xấu hổ vẫn luôn bám theo tôi. Tôi luôn ghi nhớ và coi đó là một bài học quý báu cho mình. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ mắc lại lỗi lầm đó một lần nữa. ĐỀ 2: Kể lại sự việc em đã gây ra khiến bố mẹ buồn phiền. Dàn ý: 1. Mở bài - Mở bài trực tiếp: giới thiệu về sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ phiền lòng. - Mở bài gián tiếp: dẫn dắt kể về hoàn cảnh khiến em gợi nhớ về một lần đã khiến bố mẹ phải buồn phiền ở trong quá khứ. Từ đó dẫn vào phần thân bài kể về sự việc đó. 2. Thân bài - Kể lại diễn biến của sự việc em đã lỡ gây ra khiến bố mẹ phiền lòng, chú ý: + Kể lại sự việc đã diễn ra theo trình tự thời gian (cái gì diễn ra trước thì kể trước, cái gì diễn ra sau thì kể sau). + HS sắp xếp câu chuyện kể theo mô tip nguyên nhân xảy ra sự việc - diễn biến sự việc - kết quả sự việc. - Nêu những cảm xúc, suy nghĩ (buồn bã, hối hận ) của em sau khi diễn ra sự việc ấy. - Em đã làm những gì để khắc phục lỗi lầm của mình (bằng lời nói và hành động cụ thể ) - Thái độ của bố, mẹ sau khi em thể hiện sự hối lỗi của mình. 3. Kết bài - Suy nghĩ, bài học mà em rút ra được sau sự việc mà em đã kể. Viết bài
  22. Tham khảo bài văn mẫu Con người sinh ra vốn bất toàn, có ai là người chưa từng một lần mắc sai lầm trong cuộc đời dài của chính mình, điều quan trọng là ta phải biết thức tỉnh, sửa sai, đứng lên trên sai lầm ấy mà trưởng thành. Tôi cũng đã từng phạm sai lầm, điều đáng buồn hơn cả là sự việc tôi gây ra đã khiến bố mẹ, những người yêu thương, tin tưởng tôi nhất đau lòng, phiền muộn. Sự việc ấy dù đã qua đi được một thời gian dài nhưng mỗi khi nhắc đến tôi vẫn cảm thấy day dứt và hối hận vô cùng. Vì công việc bận rộn, bố mẹ cũng ít có thời gian quan tâm sát sao tôi. Nhưng tính tôi hiền lành, nhút nhát, lại rất thương bố mẹ nên tôi rất ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời và giúp đỡ bố mẹ công việc nhà. Thành tích học tập của tôi cũng vào loại khá đủ khiến bố mẹ đặt lòng tin ở tôi để tu chí làm ăn. Nhưng tất cả sự tin tưởng, niềm tự hào của bố mẹ dành cho tôi đã hoàn toàn sụp đổ vào năm tôi học lớp bốn. Tôi còn nhớ như in năm đó, ở gần trường tôi có mở thêm vài quán nét mới. Vốn tính nhút nhát lại không ham chơi, đua đòi nên tôi rất ít ra vào nơi đó. Nhưng hôm ấy, tôi còn nhớ vì bị điểm kém bài thi toán tôi đã rất buồn, lại có phần hụt hẫng và chán nản bởi đó là môn mà tôi đã hi vọng và nỗ lực rất nhiều để đạt điểm cao. Trong lúc tâm trạng đang NV 3: Hướng dẫn HS về nhà rối bời, có mấy bạn đã rủ tôi vào quán nét chơi viết thành bài văn hoàn chỉnh game cho thoải mái đầu óc. Sau một hồi đắn đo, cho đề sau phân vân tôi đã quyết định đi cùng các bạn. Chưa Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ bao giờ tôi nghĩ những trò chơi game lại có ma lực - GV yêu cầu HS làm dàn ý và viết lôi cuốn mình đến thế. Những trận đánh ảo, những bài cho đề văn trên. (về nhà làm) gia tài khổng lồ trong game khiến tôi như quên đi Kể lại câu chuyện đã làm thay đổi mọi thứ xung quanh mà chìm đắm vào nó. Một lần, suy nghĩ, cách sống của em. hai lần, ba lần rồi dần dần tôi thường xuyên vào ? Hãy lập dàn ý cho đề trên? quán nét. Hằng ngày, số tiền bố mẹ cho tôi để ăn ? Viết thành bài văn hoàn chỉnh. sáng tôi đều dành để đi chơi game. Tội lỗi và đáng - HS thực hiện nhiệm vụ. trách hơn cả là tôi bắt đầu biết nói dối bố mẹ. Tôi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nói rằng mình phải đi học thêm, học nhóm để thoái HS về nhà viết thác các công việc nhà mà tôi thường hay làm, bỏ Bước 3: Báo cáo, thảo luận qua những giờ tự học ở nhà để đến quán nét. Tôi dần trở nên hư đốn, tha hóa khi thường xuyên trốn
  23. - HS trình bày sản phẩm tiết học học, bỏ tiết để đi chơi game. Thậm chí có lần, vì sau ham chơi lại không có tiền nên tôi đã nói dối bố mẹ Bước 4: Kết luận, nhận định xin tiền đi học phụ đạo để phục vụ cho việc làm sai - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại trái của mình. Tôi học hành sa sút nghiêm trọng, tự kiến thức bản thân tôi cũng cảm thấy mình như trở thành một Vào tiết học sau. con người hoàn toàn khác. Bố mẹ tôi đi sớm về khuya có lẽ chưa kịp phát hiện ra sự thay đổi của tôi, cho nên tôi vẫn ngang nhiên bỏ học chơi game. Sự việc này cứ thế diễn ra hơn ba tháng trời, chỉ đến khi cô giáo gọi điện mời bố mẹ tôi lên trường để gặp gỡ, trao đổi thì mọi chuyện mới vỡ lở. Vì trốn học quá nhiều, tôi còn không biết đến cuộc gặp mặt này. Buổi chiều hôm ấy, cũng như bao ngày khác, tôi bước ra từ quán nét vào đúng giờ tan học và trở về nhà cũng rất đúng giờ như các bạn khác. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên vô cùng khi cả bố và mẹ đều đang ngồi ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ và tỏ ra thắc mắc “sao bố mẹ hôm nay đi làm về sớm thế ạ”. Vẻ mặt tôi cố tỏ ra thật tự nhiên nhưng nhìn nét mặt nghiêm nghị của bố và ánh mắt buồn rầu của mẹ tôi biết chắc chắn đã xảy ra chuyện gì. Bố hỏi tôi: - Con vừa đi đâu về? Tôi vẫn tỏ ra ngoan cố vì không nghĩ rằng bố mẹ chưa biết chuyện: - Dạ, con vừa đi học về ạ. Lúc này, ánh mắt bố tôi đục ngàu, tôi cảm nhận được những tia giận giữ lóe lên từ cái nhìn về tôi. Bố gằn giọng, cố kìm nén cơn nóng giận và nói: - Bố mẹ vừa đi gặp cô giáo chủ nhiệm của con về. Chỉ nghe đến đây thôi, chân tay của tôi như rụng rời, tim tôi đập nhanh, môi run run không thốt lên lời. Tôi biết bão tố sắp ập đến với mình. Tôi cũng đã từng nghĩ ngày này sớm muộn cũng sẽ đến nhưng tôi không sao kiềm chế được bản thân. Tôi khóc nấc không thành tiếng rối rít xin lỗi bố mẹ. Thực sự khi ấy, lời xin lỗi của tôi không đơn thuần xuất phát từ nỗi sợ hãi mà tôi đang ăn năn, day dứt
  24. về dằn vặt thực sự về việc làm của mình. Tôi sẵn sàng đón nhận sự trừng phạt, những trận đòn roi, những lời chửi mắng từ bố mẹ. Thế nhưng, mọi thứ hoàn toàn không như tôi nghĩ, mẹ tôi đã khóc, khóc rất nhiều, từ bé đến giờ tôi chưa bao giờ phải thấy mẹ khóc nhiều đến thế. Tôi đau lòng vô cùng, những giọt nước mắt ấy còn làm tôi xót hơn cả những trận đòn roi. Tôi càng trách bản thân nhiều hơn, tôi tự cảm thấy xấu hổ cho chính bản thân mình. Bố điềm tĩnh giảng giải chỉ ra những sai lầm và khuyên răn tôi. Tôi thức tỉnh thực sự, tôi hối hận về những hành động sai trái của mình, tôi yêu thương và kính trọng bố mẹ mình nhiều hơn. Kể từ hôm ấy, tôi chuyên tâm học hành, trở về là chính mình và tự hứa với bản thân sẽ học tập chăm chỉ hơn, ngoan ngoãn hơn để bù đắp những sai lầm mà mình gây ra. Giờ đây, tôi đã trưởng thành, tôi thấu hiểu rằng, sai lầm không đáng sợ, thứ đáng sợ hơn cả là bản thân không nhận ra được lỗi sai và sửa chữa, Từ ngày ấy, mỗi lần đưa ra các quyết định hay hành động gì tôi đều nghĩ đến bố mẹ, những người đã bao dung rộng lòng cho tôi biết sai, sửa sai và có được một bài học đường đời quý giá. Đề 3. Kể lại câu chuyện đã làm thay đổi suy nghĩ, cách sống của em. CHUYÊN ĐỀ 2: KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ. (TẢ CẢNH SINH HOẠT) Dùng chung 3 bộ:Cánh diều (bài 9); Kết nối (bài 5); Chân trời (bài 5) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giới thiệu được cảnh sinh hoạt trong các văn bản kí đã học.
  25. - Tả bao quát quang cảnh chung (không gian, thời gian, hoạt động chính) - Tả hoạt động cụ thể của con người. - Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. - Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự chủ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - KHBD, STK 2. Chuẩn bị của HS: STK, vở ghi, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - HS hiểu, phát huy khả năng quan sát cách miêu tả cảnh sinh hoạt của con người qua các văn bản kí đã học - Biết cách quan sát, miêu tả cảnh sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Em hãy kể lại một cảnh sinh hoạt mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. Cảnh sinh hoạt đó cho em những suy nghĩ, cảm nhận gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, báo cáo kết quả hoạt động. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. 2. ÔN KIẾN THỨC HĐ1:Tìm hiểu thế nào là văn miêu tả, thế nào là bài văn tả cảnh sinh hoạt, cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt. a. Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là văn miêu tả, thế nào là bài văn tả cảnh sinh hoạt, cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn I/Tìm hiểu chung về văn miêu tả miêu tả. 1.Khái niệm:
  26. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Một số dạng miêu tả mà em thường - GV chuyển giao nhiệm vụ: gặp: +Thế nào là văn miêu tả? -Tả đồ vật, loài vật, cây cối +Nêu một số dạng miêu tả mà em -Tả người thường gặp? -Tả cảnh +Nêu một số trình tự trong văn miêu tả. +Tả cảnh thiên nhiên +Tả cảnh sinh hoạt - HS tiếp nhận nhiệm vụ 3.Một số trình tự trong văn miêu tả Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Không gian: xa-gần, bao quát-cụ thể, phải- - HS trao đổi hoàn thiện bài tập trái, trên-xuống, trước sau, ngoài-trong, - GV quan sát, hỗ trợ -Thời gian Bước 3: Báo cáo, thảo luận +Các mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. - HS trình bày sản phẩm cá nhân +Các thời điểm trong ngày: sáng-trưa- - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả chiều-tối lời của bạn. + Theo thứ tự diễn biến: mở đầu-diễn biến- Bước 4: Kết luận, nhận định kết quả - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến -Trình tự khác thức. +Theo đặc điểm, tính chất của đối tượng miêu tả. Ví dụ: tả người có thể tả hình dáng GV: Trong chương trình GDPT mới đến tính tình, trong quá trình miêu tả tính 2018, ở lớp 6 chỉ tập trung ở kiểu bài: tình có thể lần lượt đi từng đặc điểm để Tả cảnh sinh hoạt. miêu tả. NV2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn tả + Kết hợp đan xen không gian và thời gian cảnh sinh hoạt hoặc có thể theo cảm nhận tự do của người Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ quan sát, vừa tả vừa lồng những câu văn - GV chuyển giao nhiệm vụ: nêu suy nghĩ, cảm xúc của người viết. +Thế nào là văn tả cảnh sinh hoạt? Ví II/ Bài văn tả cảnh sinh hoạt: dụ minh họa. 1.Thế nào là tả cảnh sinh hoạt: +Các nội dung của bài văn tả cảnh sinh Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan hoạt thường gặp? sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh +Các dạng đề tả cảnh sinh hoạt? sinh hoạt, giúp người đọc, người nghe hình - HS tiếp nhận nhiệm vụ dung được rõ nét về quang cảnh, không khí, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ đặc điểm nổi bật của cảnh đó. - HS trao đổi hoàn thiện bài tập Ví dụ: - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Tả một buổi ngoại khóa ở trường em. - HS trình bày sản phẩm cá nhân - Tả một trận đá bóng - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. -Tả cảnh mùa gặt . Bước 4: Kết luận, nhận định - Tả cảnh sum họp gia đình - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến 2.Các nội dung của bài văn tả cảnh: thức.
  27. -Cảnh sinh hoạt của con người làm nổi bật hoạt động của người đó. Ví dụ: tả cảnh mùa gặt thì tập trung vào hoạt động của người nông dân. NV3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt -Bất kì hoạt động nào cũng diễn ra trong Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ một không gian, thời gian nhất định, vì thế - GV chuyển giao nhiệm vụ: người viết cũng cần miêu tả quang cảnh thiên nhiên, cảnh vật xung quanh. + Em chuẩn bị gì trước khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt? Ví dụ: Tả một buổi ngoại khóa trường em + Em tìm ý và lập dàn ý như thế nào? thì bên cạnh tả hoạt động của mọi người thì - HS tiếp nhận nhiệm vụ cần miêu tả cảnh thiên nhiên xung quanh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ trường em . - HS trao đổi hoàn thiện bài tập 3.Các dạng đề tả cảnh sinh hoạt: - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận a.Dạng đề cụ thể (đề đóng): là dạng đề - HS trình bày sản phẩm cá nhân nêu rõ yêu cầu, nội dung và đối tượng tả. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả Ví dụ: Cảnh ngày mùa khẩn trương, tấp lời của bạn. nập. Em hãy tả lại. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến b.Dạng đề mở: là dạng để chỉ nêu yêu cầu thức. tả về một cảnh sinh hoạt mà không nêu nội dung và đối tượng tả. Ví dụ: Tả lại một buổi sinh hoạt tập thể ở trường em. III.Cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết -Lựa chọn đề tài: Lựa chọn cảnh sinh hoạt mà em thật sự yêu thích: một buổi ngoại khóa/lế hội/một buổi tham quan, -Xác định mục đích làm bài: tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt để làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc sống và con người, từ đó thấy được ý nghĩa cuộc sống và bày tỏ niềm vui, mong muốn của bản thân. -Thu thập tư liệu: Quan sát, ghi chép + Tái hiện lại cảnh mình định tả qua hình dung tưởng tưởng, hồi tưởng, + Quan sát qua video, tranh ảnh, + Tham khảo các bài văn mẫu trên mạng hoặc trong sách
  28. + Ghi chép lại bằng sơ đồ tư duy: Khung cảnh hiện lên trong không gian, thời gian nào->Có những nét cảnh nào? Nét cảnh nào để lại ấn tượng trong em?->Nét cảnh ấy để lại trong em cảm xúc gì?-> Bày tỏ mong muốn, nhắn nhủ của em. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý: -Cảnh sinh hoạt em định tả là cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? -Quang cảnh của cảnh sinh hoạt đó như thế nào? Ấn tượng chung của em về cảnh sinh hoạt đó là gì? -Cảnh định tả hiện lên qua những nét cảnh nào? Cảnh sinh hoạt đó diễn ra như thế nào?(Mở đầu-diễn biến-kết thúc). Hoạt động cụ thể của những người tham gia ra sao? -Trình tự sắp xếp nét cảnh ấy như thế nào (lựa chọn trình tự không gian hay thời gian) -Trong những nét cảnh ấy, nét cảnh nào tiêu biểu, nổi bật, ấn tượng? Nét cảnh ấy hiện lên ra sao? b. Lập dàn ý: -Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả, bày tỏ cảm xúc, ấn tượng chung của em. -Thân bài: +Tả bao quát quang cảnh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt. + Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí, hoạt động cụ thể của những người tham gia.(Trình tự: sáng-trưa-chiều-tối; xuân- hạ-thu-đông; ngoài –trong; bao quát-chi tiết) + Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt (bằng những từ ngữ, câu cảm thán) -Kết bài: +Nêu cảm nghĩ của em về cảnh định tả +Bày tỏ mong ước của em về cảnh định tả ấy. Bước 3: Viết bài
  29. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm III. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức lý thuyết bài văn tả cảnh sinh hoạt. HS biết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt dưới các các dạng đề cụ thể b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả viết bài văn của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đề 1: Miêu tả cảnh thu hoạch mùa màng. - GV chuyển giao nhiệm vụ: 1/Tìm ý: + Cảnh diễn ra ở làng quê Việt Nam vào + Em tìm ý và lập dàn ý cho đề : Miêu khoảng tháng 6, (tháng 12) tả cảnh thu hoạch mùa màng. -Khung cảnh đang diễn ra tấp nập, khẩn - HS tiếp nhận nhiệm vụ trương và sôi động. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Tiếng gọi nhau ý ới, âm thanh của máy - HS trao đổi hoàn thiện bài tập tuốt lúa vang khắp cả vùng trời - GV quan sát, hỗ trợ -Con người cần mẫn gom từng bó lúa cho Bước 3: Báo cáo, thảo luận vào máy tuốt, thu lúa vào bao, vận chuyển - HS trình bày sản phẩm cá nhân về nhà - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả -Báo hiệu một mùa bội thu, cuộc sống lời của bạn. người dân được ấm no, đầy đủ. Bước 4: Kết luận, nhận định 2. Lập dàn ý. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến a. Mở bài: thức. Giới thiệu khái quát cảnh thu hoạch lúa trên quê hương em b. Thân bài: Miêu tả cảnh thu hoạch ( các ý trong phần tìm ý) c. Kết bài: Suy nghĩ của em về cảnh thu hoạch mùa màng. Lưu ý: - Khi viết có sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa - Sử dụng từ ngữ thể hiện chân thực, tình cảm, suy nghĩ của bản thân. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đề 2. - GV chuyển giao nhiệm vụ: Tả lại trận đá bóng mà em đã chứng kiến. 1/ Tìm ý: +Em tìm ý và lập dàn ý cho đề văn: Tả lại trận đá bóng mà em đã chứng kiến. + Trận bóng đá mà em định tả lại là trận + Dựa vào dàn ý viết bài văn tả lại trận bóng nào? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào (thời đá bóng mà em chứng kiến tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem, )? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Quang cảnh của sân bóng đá như thế nào? - HS trao đổi hoàn thiện bài tập
  30. - GV quan sát, hỗ trợ + Trận bóng diễn ra thế nào? (Mở đầu thế Bước 3: Báo cáo, thảo luận nào? Hoạt động của các cầu thủ và trọng tài - HS trình bày sản phẩm cá nhân ra sao? Có cầu thủ nào nổi trội? Nội trội - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả như thế nào? Kết quả trận đấu như thế lời của bạn. nào? )? Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến + Khán giả xem trận bóng ra sao? thức. 2/ Lập dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu chung về trận bóng đá mà em đã chứng kiến (Trận bóng ấy là của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào? ). - Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của trận đấu; có thể miêu tả theo trật tự sau: + Quang cảnh trận đấu. + Diễn biến trận đấu: Miêu tả chi tiết hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau (hậu vệ, tiền vệ, trung phong, thủ môn, ); chú ý các hoạt động và các cầu thủ nổi bật; hoạt động của trọng tài và thái độ, tình cảm của người xem, + Kết quả trận đấu. - Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đã xem. 3/Viết bài: Tham khảo bài văn mấu sau Sau khi hoà 0 - 0 trong trận đấu giao hữu ngày 26/3, hai đội bóng lớp 6A và 6B chiều nay sẽ ra sân thi tài một lần nữa để bảo vệ màu cờ sắc áo của đội mình. Hết giờ học, cả hai lớp ùa ra sân cỏ. Đó là một góc sân trường có bốn cây phượng làm mốc. Chẳng cần phải có khung thành, cầu thủ hai đội đã xếp giày dép và quần áo, cặp sách thành hai đống, tượng trưng cho hai cột gôn rồi bắt đầu giao bóng. Trọng tài là Tiến "sứt" - đội viên Cờ đỏ lớp 6C. Lí do giải đấu chọn Tiến làm thủ môn vì Tiến hứa sẽ không thiên vị đội nào. Xung
  31. quanh sân bóng đầy những cổ động viên của hai đội, kẻ ngồi người đứng, mắt dán theo trái bóng tròn và luôn luôn vỗ tay, hò hét rất nhiệt tình. Vừa vào trận, đội 6A đã tấn công liên tục, uy hiếp khung thành 6B hết đợt này đến đợt khác. Kìa, bóng đang ở chân Đông. Hùng lao ra cướp bóng nhưng Đông đã kịp chuyền cho Dũng. Dũng một mình một bóng đối mặt với thủ môn. Dũng sút một cú thật mạnh. Thủ môn Ngọc lao ra bắt bóng. Nhưng trượt rồi! Đội 6A đã mở tỉ số, ghi bàn thắng đầu tiên của trận đấu và hy vọng sẽ lấy lại danh dự cho đội nhà. Khán giả vỗ tay giòn giã khích lệ các cầu thủ. Thừa thắng xông lên, đội 6A tổ chức tấn công ào ạt. Đội 6B quyết tâm bảo vệ khung thành. Dũng lại đang có bóng. Dũng đã rẽ bóng sang góc trái, lừa qua hậu vệ đối phương rất ngoạn mục và sút một quả như tên bắn. Thủ môn Ngọc vất vả lắm mới đẩy được bóng ra ngoài. Khung thành 6B lại một phen nghiêng ngả. Trận đấu lại tiếp tục sôi nổi và hào hứng. Những tấm lưng ướt đẫm mồ hôi vẫn tích cực chạy trên sân cỏ. Trái bóng tròn đang lăn nhanh làm cho các cầu thủ chẳng còn để ý đến điều gì khác nữa. Bây giờ, đội 6B đang tổ chức tấn công. Hùng có bóng. Hùng dẫn bóng đến sát khung thành của đội 6A. Chưa kịp sút, trái bóng đã nằm gọn trong tay thủ môn Khánh. Trọng tài Tiến "sứt" mồ hôi đầm đìa, áo dính sát lưng nhưng vẫn điều khiển trận đấu một cách bình tĩnh và công bằng, cổ đeo còi như trọng tài chuyên nghiệp. Tiến nhanh chân tinh mắt nên thổi còi rất kịp thời và chính xác.
  32. Kìa, cầu thủ đội 6B lại tranh được bóng và lần này, một mình một bóng, tiền đạo Vũ Mạnh Hùng của đội 6B đã tiến lên sút tung lưới đối phương, trả lại thế cân bằng cho hai đội. Đúng là hai đội ngang sức ngang tài nên từ đó cho đến lúc trời xẩm tối, không đội nào ghi thêm được bàn thắng. Trận đấu kết thúc với tỉ số 1 - 1. Đã đến lúc phải chia tay, cầu thủ hai đội và khán giả hẹn gặp lại nhau trong tuần tới. Trận đấu này tuy không đem vinh quang về cho đội nào nhưng mọi người đều rất phấn khởi và cảm thấy gắn bó, yêu mến nhau hơn. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đề 3. Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi - GV chuyển giao nhiệm vụ: 1. Mở bài +Em lập dàn ý cho đề văn: Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi -Giới thiệu cảnh sân trường vào giờ ra chơi + Dựa vào dàn ý viết bài văn tả cảnh -Ấn tượng chung về cảnh: ấn tượng, yêu sân trường vào giờ ra chơi mến, thích thú - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2. Thân bài (Tả theo trình tự thời gian - HS trao đổi hoàn thiện bài tập kết hợp không gian) - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận a.Tả cảnh sân trường trước giờ ra chơi - HS trình bày sản phẩm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Tả khung cảnh chung: yên tĩnh, vắng lặng Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến - Tả thiên nhiên, cảnh vật (thời tiết, nắng thức. gió, cây cối, hoa lá trên sân trường, ) b.Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi - Âm thanh báo hiệu giờ ra chơi - Tả không khí, quang cảnh chung: học sinh ùa xuống, sân trường nhộn nhịp, đông đúc, rộn rã tiếng cười các bạn học sinh, các trò chơi thú vị diễn ra,
  33. - Tả hoạt động vui chơi: tả chung, tả chi tiết: nhóm chơi bóng đá, bóng chuyền, nhảy dây, nhóm ngồi nói chuyện, nhóm cổ vũ các bạn chơi, - Có thể kết hợp yếu tố thiên nhiên, cảnh vật (tiếng gió, tiếng chim, ) c.Tả cảnh sân trường khi giờ ra chơi kết thúc -Âm thanh báo hiệu giờ ra chơi kết thúc -Các bạn học sinh chạy ùa vào lớp -Khung cảnh sân trường yên tĩnh trở lại -Tả một số hình ảnh của thiên nhiên, con người 3. Kết bài -Nhận xét, đánh giá chung về khung cảnh giờ ra chơi -Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc bản thân Viết bài Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân
  34. trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó. Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú. Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp
  35. dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau. Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch. Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của em khi ở trường, nhờ có 15 phút giải lao đó mà em được xả hơi và chuẩn bị tinh thần tiếp tục học tập. Sau này lớn lên những kỉ niệm đẹp trong giờ ra chơi sẽ còn ghi dấu mãi trong tâm trí em. CHUYÊN ĐỀ 3: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG (Dùng chung 3 bộ sách) I/Mục tiêu 1/ Kiến thức:
  36. - Người kể chuyện ngôi thứ nhất, thứ ba. - Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể 2. Về năng lực: - Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất, thứ ba - Giới thiệu được câu chuyện. - Tập trung vào sự việc đã xảy ra 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, trân trọng, yêu thương, chia sẻ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU -STK, KHBD, -STK, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm 1. Khái niệm: vụ - Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể - Gv chuyển giao nhiệm vụ: nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa + Truyện tưởng tượng là gì? nào đó. + Các kiểu kể chuyện tưởng - Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào tượng mà em thường gặp? những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm + Những yêu cầu đối với một cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật. bài văn kể chuyện tưởng tượng? 2. Các kiểu kể chuyện tưởng tượng - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Kể chuyện tưởng tượng (trong văn tự sự) có thể tạm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ hiểu theo ba kiểu sau (trên cơ sở dựa vào những điều - HS trao đổi hoàn thiện bài có thật để tưởng tượng ra): tập + Mượn lời một đồ vật, con vật (nhân hóa để nó kể - GV quan sát, hỗ trợ chuyện- đóng vai hợp với lôgic). Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Thay ngôi kể để kể chuyện đã được đọc ở sách, - HS trình bày sản phẩm cá truyện. nhân + Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ - GV gọi hs nhận xét, bổ sung tich, truyền thuyết. câu trả lời của bạn. 3. Những yêu cầu của một bài văn kể chuyện Bước 4: Kết luận, nhận định tưởng tượng: - GV nhận xét, bổ sung, chốt a. Trước khi làm bài học sinh phải xác định được lại kiến thức phần tìm hiểu đề: * Xác định nội dung trọng tâm của bài viết (Nội dung trọng tâm của bài viết chính là đối tượng mà đề bài yêu cầu “kể lại”, “kể về”, và những suy nghĩ của em về đối tượng đó) * Xác định các yếu tố cấu thành văn bản - Lựa chọn những chi tiết chính
  37. - Lựa chọn ngôi kể + Với ngôi thứ nhất người kể chuyện (xưng “tôi”) có thể trực tiếp kể lại những gì mình nghe, mình thấy + Với ngôi kể thứ ba, người kể tự giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng . - Lựa chọn thứ tự kể + Kể theo trình tự tự nhiên + Kể không theo trình tự tự nhiên * Xác định phạm vi tư liệu (Tư liệu của bài văn tự sự thường nằm ở một số nguồn xác định:) - Từ tác phẩm văn học đã được nêu ở đề bài. Ví dụ: Trong vai Mỵ Nương con gái yêu của vua Hùng hãy kể lai truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Từ thực tế cuộc sống: Ví dụ Mỗi dịp tết đến xuân về trên bàn thờ gia tiên nhà nào cũng có vài cặp bánh chưng. Em hãy kể lai một giấc mơ trò chuyên với nhân vật chính trong truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy để làm rỗ vấn đề này. b. Lập dàn ý: Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết. Dàn ý gồm 3 phần: -Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ kể, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ kể một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ. - Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp. Thông thường kết cấu một bài văn tự sự nói chung và kể chuyện tưởng tượng nói riêng gồm các phần: - Trình bày (nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, hoàn cảnh ) - Thắt nút: mâu thuẫn xuất hiện, những phản ứng của các nhân vật.
  38. - Phát triển: mâu thuẫn ngày càng phát triển, nhân vật phản ứng mạnh mẽ trong mâu thuẫn. - Cao trào: mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có phương án giải quyết. - Mở nút: mâu thuẫn được giải quyết, “nút thắt” được cởi - Kết bài: Là phần kết thúc bài viết. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc. 4.Các dạng bài cụ thể 4.1. Kiểu đề bài mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi, kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật, con vật đó. Với kiểu đề bài này học sinh cần chú ý: Nên nhân cách hóa đồ vật, con vật, tạo ra những yếu tố cảm xúc tâm trạng giống hệt con người. Giọng kể trò chuyện tâm tình xen lẫn lời thoại. Đây là chuyện kể tình cảm nên có nhiều cung bậc: yêu, ghét, vui, buồn a. Phân tích đề: * Nội dung trọng tâm: - Cuộc cãi nhau so bì hơn thiệt của ba loại phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô. - Những suy nghĩ của em về cuộc cãi vã đó * Xác định các yếu tố: - Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba - Trình tự kể: nên kể từ hiện tại rồi hồi tưởng lại quá khứ - Các chi tiết chính: + Hoàn cảnh chứng kiến cuộc so bì, tranh cãi. + Cuộc tranh cãi của các phương tiện giao thông. + Sự phân xử, dàn xếp cuộc tranh cãi. * Phạm vi tư liệu: thực tế cuộc sống. b. Dàn bài * Mở bài: giới thiệu việc em nghe được cuộc cãi vã của các phương tiện giao thông (đang ngủ thì nghe tiếng tranh cãi ồn ào hoặc đi học về thì vô tình nghe thấy, ). * Thân bài: - Cuộc cãi vã bắt đầu như thế nào, phương tiện nào bắt đầu và bắt đầu ra sao? (Chiếc xe đạp vừa đưa em đi học về thân thở về hai loại phương tiện kia hoặc
  39. chiếc ô tô ngồi buồn than thở cho số phận của mình, xe đạp, xe máy đi làm về nghe thấy, ). - Tại sao ba phương tiện giao thông lại cãi nhau? (mỗi loại phương tiện đều thấy vai trò của mình không được phương tiện khác đánh giá đúng bèn lên tiếng phản bác, tranh nhau hơn thua). - Lí lẽ của từng loại phương tiện giao thông: + Xe đạp có ưu điểm, nhược điểm gì? (nhẹ, gọn, di chuyển linh hoạt, thong thả, kết hợp tập luyện thể thao, đi chậm nhất, tốn sức đạp, không chở nặng được, ) + Xe máy có ưu điểm, nhược điểm gì? (đi nhanh, linh động, khả năng chở nặng, thoáng đãng, so với xe đạp thì cồng kềnh hơn, nặng hơn, sữa chữa phức tạp hơn; so với ô tô chở được ít hơn, dễ bị bụi bặm, dễ gặp tai nạn, ). + Ô tô có ưu điểm gì, nhược điểm gì? (chở được nhiều người, an toàn hơn, di chuyển nhanh, tốn nhiều diện tích, giá thành cao, ô nhiễm môi trường, ) - Cuộc cãi vã đó được dàn xếp như thế nào: (bác ô tô già nhất, điềm tĩnh nhất đã suy nghĩ kĩ liền nhắc nhở hòa giải với hai phương tiện kia hoặc em bước vào dàn xếp hòa giải cuộc cãi vã, : loại phương tiện nào cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng của mình, dù thế nào thì tất cả đều có ích đối với cuộc sống và đều được sử dụng và đối xử đúng mực, ) - Thái độ của các phương tiện giao thông trước cách thu xếp đó: (hài lòng, vui vẻ tiếp tục làm việc chăm chỉ, trở lại không khí hòa thuận như trước ). - Dù là phương tiện nào thì cũng phải bảo đảm an toàn giao thông, văn minh trên đường. * Kết bài: Suy nghĩ của em sau sự việc đã được chứng kiến (tưởng tượng) 4.2. Kiểu bài thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình một nhân vật trong truyện cổ tích, truyền thuyết mà em yêu thích. Với kiểu bài này học sinh cần chú ý: Ngôi kể phải là ngôi thứ nhất, coi như mình đã trải qua một sự việc nào đó, mình bộc lộ tâm tư, tình cảm cho người khác hiểu. 4.3. Kiểu bài tưởng tượng đoạn kết cho một truyện cổ tích
  40. Với kiểu bài này học sinh cần lưu ý: Đoạn kết các nhân vật không sống cuộc sống bình thường, yên ổn một chỗ mà các nhân vật cần tiếp tục cuộc hành trình khám phá thế giới của mình, thêm những chi tiết li kì càng hấp dẫn người đọc. 2.LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d. Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đề 1. - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới +Lập dàn ý cho đề văn “Môt buổi sáng, nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang em đi đến trường sớm để tưới nước cho ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể hoa. về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện Dàn ý buồn của hoa”. 1/Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống - HS tiếp nhận nhiệm vụ truyện Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2/Thân bài: - HS trao đổi hoàn thiện bài tập - Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn - GV quan sát, hỗ trợ hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho Bước 3: Báo cáo, thảo luận ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, - HS trình bày sản phẩm cá nhân khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời - Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng của bạn. hết cánh hoa (kết hợp kể, tả biểu cảm) Bước 4: Kết luận, nhận định - Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá thức hoại môi trường, hủy hoại cây xanh (kết hợp kể, tả biểu cảm) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với - Gv chuyển giao nhiệm vụ: những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung) +Lập dàn ý cho đề văn: “Tâm sự của 3/Kết bài: Suy nghĩ của người kể và lời nhắn bức tường mới xây trong trường bị các gửi tới mọi người. bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng” Đề 2. +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh. Tâm sự của bức tường mới xây trong trường - HS tiếp nhận nhiệm vụ bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 1/ Mở bài: Bức tường tư giới thiệu về mình
  41. - HS trao đổi hoàn thiện bài tập 2/ Thân bài: - GV quan sát, hỗ trợ - Bức tường kể về mình khi mới được xây: Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đẹp, trắng tinh, mịn màng, luôn kiêu hãnh, - HS trình bày sản phẩm cá nhân thường phơi mình trong nắng sớm, tô đẹp cho - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời ngôi trường, của bạn. - Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở Bước 4: Kết luận, nhận định trong trường - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến - Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi thức người đặc biệt là học sinh. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một - Gv chuyển giao nhiệm vụ: số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo với +Lập dàn ý cho đề văn trên. những hình thù quái dị. +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn 3/ Kết bài: chỉnh. - Ước mơ của bức tường. - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Lời nhắc nhở các bạn học sinh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân. - HS trao đổi hoàn thiện bài tập - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời Đề 3. của bạn. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên Bước 4: Kết luận, nhận định dưới - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến “ Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ thức chim chót vót trên cây cao chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm chiếu xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên ” Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên đã xảy Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm - Gv chuyển giao nhiệm vụ: mưa gió. +Lập dàn ý cho đề văn trên. Dàn ý +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn 1/Mở bài: chỉnh. - Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cây - HS tiếp nhận nhiệm vụ cao và mẹ con chim Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Sau một đêm mưa như trút nước, sáng ra - HS trao đổi hoàn thiện bài tập thấy chim non lông cánh còn khô nguyên. - GV quan sát, hỗ trợ 2/Thân bài: Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Cảnh trời mưa: Đám mây đen kịt, mưa nặng - HS trình bày sản phẩm cá nhân nề rơi, sấm sét ầm ầm, trời tối như mực. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời - Sự mong manh của tổ chim, nỗi lo của mẹ của bạn. chim, sự sợ hãi của chim non.
  42. Bước 4: Kết luận, nhận định - Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió, - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến nguy hiểm quá đi, chim non vẫn ngủ ngon thức lành và không bị ướt, chim mẹ mệt mỏi nhưng tràn ngập hạnh phúc. - HS liên hệ thêm về tình mẫu tử khác ở ngoài cuộc sống. 3/ Kết bài: - Những suy nghĩ về sự can đảm vững vàng của chim mẹ. - Khẳng định tình mẫu tử qua câu chuyện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đề 4. - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu +Lập dàn ý cho đề văn trên. đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. chỉnh. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu - HS tiếp nhận nhiệm vụ chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để - HS trao đổi hoàn thiện bài tập gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên. - GV quan sát, hỗ trợ DÀN Ý Bước 3: Báo cáo, thảo luận 1. Mở bài: - HS trình bày sản phẩm cá nhân - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời - Giới thiệu khái quát các nhân vật trong câu của bạn. chuyện. Bước 4: Kết luận, nhận định 2.Thân bài: - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến * Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý thức của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Các nhân vật phải được giới thiệu và miêu tả - Gv chuyển giao nhiệm vụ: với đặc điểm hình dáng và tính cách cụ thể, +Lập dàn ý cho đề văn trên. được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn dắt câu chuyện hợp lí: chỉnh. + Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, - HS tiếp nhận nhiệm vụ run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây - HS trao đổi hoàn thiện bài tập Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn - GV quan sát, hỗ trợ chất cho cây. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu - HS trình bày sản phẩm cá nhân kỉnh - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời + Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu của bạn. dàng Bước 4: Kết luận, nhận định - Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại ), phải làm rõ được sự tương phản
  43. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến giữa một bên là một bên là sự khắc nghiệt, thức lạnh lẽo, tàn lụi (Mùa Đông) và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cảnh vật như được tiếp thêm sức sống mới (Cây Bàng, Đất Mẹ, và các cảnh vật khác ) * Học sinh có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ. 3. Kết bài: - Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa - Gv chuyển giao nhiệm vụ: xuân, về thiên nhiên Đề 5. +Lập dàn ý cho đề văn trên. Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy chỉnh. kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn - HS tiếp nhận nhiệm vụ tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ DÀN Ý - HS trao đổi hoàn thiện bài tập 1/ Mở bài: - GV quan sát, hỗ trợ - Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận vật . - HS trình bày sản phẩm cá nhân 2/ Thân bài - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời - Diễn biến của cuộc gặp gỡ: của bạn. + Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích Bước 4: Kết luận, nhận định (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm thức trạng.) + Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ. + Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật. 3/ Kết bài - Nêu ấn tượng về nhân vật. Đề 6. Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam. Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó. DÀN Ý 1/ Mở bài:
  44. Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre 2/ Thân bài: - Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con - Gv chuyển giao nhiệm vụ: người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn +Lập dàn ý cho đề văn trên. cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, chỉnh. trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình - HS tiếp nhận nhiệm vụ ảnh của con người Việt Nam Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và - HS trao đổi hoàn thiện bài tập công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất - GV quan sát, hỗ trợ nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của Bước 3: Báo cáo, thảo luận người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ - HS trình bày sản phẩm cá nhân nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông của bạn. dân trong công việc đồng áng Bước 4: Kết luận, nhận định 3/ Kết bài: - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến - Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn thức trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình ); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam. - Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. Đề 7. Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ? DÀN Ý 1/ Mở bài: Giới thiệu giấc mơ gặp Thánh Gióng(Trong trường hợp nào): Ví dụ: Sau cuộc thi “ Hội khoẻ Phù Đổng” tôi trở về nhà, tôi thiếp đi và chợt nghe thấy tiếng loa của sứ giả kêu gọi người tài đi đánh giặc 2/ Thân bài: - Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ Thánh Gióng: Tôi đang bước gần một ngôi nhà tranh nhỏ bé, ở sau sân có một tráng sĩ đang luyện võ, anh
  45. quay lại nở nụ cười và vẫy tay , tráng sỹ giới thiệu mình là Thánh Gióng. - Kể lại những nét tiêu biểu, gây ấn tượng về ngoại hình, tác phong của Thánh Gióng như nhân vật tròn truyện kể dân gian : một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, vẻ thông minh khác lạ, các động tác tập luyện mạnh mẽ, dứt khoát. - Kể lại diễn biến tâm trạng của “tôi”trong Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cuộc gặp gỡ: bất ngờ, vui sướng khác lạ. - Gv chuyển giao nhiệm vụ: - Kể lại cuộc trò truyện thân mật giữa “ tôi” và Thánh Gióng +Lập dàn ý cho đề văn trên. + Thánh Gióng nói vè việc tập luyện võ nghệ +Từ dàn ý viết thành bài văn hoàn để bảo vệ xóm làng, còn tôi kể cho Thánh chỉnh. Gióng về cuộc thi “ Hội khoẻ Phù Đổng” - HS tiếp nhận nhiệm vụ được tổ chức hằng năm ở trường học chúng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tôi. - HS trao đổi hoàn thiện bài tập + “ Tôi” thổ lộ mong muốn trở thành tráng sĩ, - GV quan sát, hỗ trợ Thánh Gióng kể lại bí quyết của mình: ăn Bước 3: Báo cáo, thảo luận uống điều độ đúng giờ giấc, hằng ngày chăm - HS trình bày sản phẩm cá nhân chỉ tập luyện thể dục và võ nghệ, đôngd tình - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời với việc tổ chức “ Hội khoẻ Phù Đổng” , của bạn. khuyên “tôi” nên điều chỉnh giờ học, chăm Bước 4: Kết luận, nhận định đọc sách để mở mang tầm hiểu biết. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến + Thánh Gióng nêu lên quan niệm về một thức tráng sĩ: phải có đaịo đức, kỷ luật tốt, biết giúp đỡ mọi người yêu thương và bảo vệ đồng bào mình. 3/ Kết bài: - Kể lại hoàn cảnh tỉnh giấc, cảm nghĩ của “tôi” sau khi tỉnh dậy với giấc mơ lý thú: + Đang tập võ thì có tiếng mẹ gọi, chợt nhận ra đây chỉ là một giấc mơ + Những cảm xúc, suy nghĩ về lời khuyên của Thánh Gióng và ước mơ vươn vai trở thành dũng sĩ, tự nhủ cùng các bạn noi gương Thánh Gióng để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp. Đề 8. Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về. DÀN Ý 1. Mở bài:
  46. Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về). Ví dụ: Tôi là Mùa Xuân. Mọi người đều gọi tôi với cáí tên trìu mến “Mùa Xuân, Mùa Xuân ơi!”. Hôm nay, Mùa Xuân sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình về thiên nhiên, về con người nhé! 2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân. Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: mùa xuân, kể theo ngôi thứ nhất: xưng “tôi” hoặc cũng có thể xưng là “Mùa Xuân”). Khi kể cần nêu được một số đặc trưng cơ bản, nổi bật của nhân vật “tôi” - (Mùa Xuân). Sau đây là một số gợi ý: Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời: - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên, đất trời giang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái “lành lạnh” như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại. - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người: - Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu niềm vui, niểm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.
  47. - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. 3. Kết bài: - Kể sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất - Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người: Mọi người đều yêu mến Mùa Xuân đến nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn. Mùa Xuân sẽ trở lại cùng các bạn, ở mãi trong lòng các bạn Đề 9. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn. Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt. DÀN Ý 1/ Mở bài Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia. Có thể viết mở bài như sau: Vẫn như mọi năm, cứ đến ngày này là tôi lại lủi thủi một mình tới thăm mộ Dế Choắt- người bạn không bao giờ mà tôi có thể quên được. Tôi và anh ấy đã kể lại từng kỉ niệm xưa, dù là vui buồn hay hờn giận, có thể sẽ phai đi nhưng câu chuyện năm xưa thì chúng tôi không tài nào mà không nhớ.
  48. 2/ Thân bài: - Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn. - Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: Bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận. - Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác. - Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt. 3/ Kết bài:Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn: - Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh. Có thể viết kết bài như sau: Vậy là kết thúc một ngày có cả vui vẻ lẫn buồn bã, nhưng tôi lại học thêm được nhiều điều hay. Có lẽ, đây sẽ là một ngày khó quên, và cũng có lẽ đây sẽ là một bài học nhớ đời trong đời của tôi - “Bài học đường đời đầu tiên”. VIẾT BÀI Tôi là Dế Mèn có một tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Và cũng chính bởi tính cách ấy mà tôi đã gây ra cái chết đau thương cho Dế Choắt. Tôi đã chôn cất chú ở một nơi yên bình. Và hôm nay, nhân dịp có chuyến đi công tác gần nơi Dế Choắt an nghỉ, tôi đã ghé thăm chú. Hôm ấy là một ngày trời nắng đẹp, lúc này trời đã xế tà, cảnh vật bỗng trở nên thanh đạm, giản dị làm sao. Những cơn gió phất phơ bay lượn làm rung động những nhánh cỏ, cành hoa trên mộ Choắt. Dường như đây là một ám hiệu thể hiện rõ nét buồn thường của chàng. Trong bỗng chốc, Choắt hiện về và ngồi trò
  49. chuyện với tôi. Chúng tôi kể lại bao kỉ niệm xưa và cùng nhau bồi hồi xúc động. Nhưng chuyện gì đến thì cũng sẽ đến, cái mà tôi trốn tránh bấy lâu giờ đã được Dế Choắt nhắc lại. Chỉ vì một lần ngu xuẩn của tôi mà đã hại anh bạn của mình ra tới nông nỗi này. Trong không khí chứa đầy vẻ ngượng ngùng ấy, tôi quyết định mở lời xin lỗi vì lỗi lầm đã gây ra năm xưa. Tôi nói : “Choắt Choắt ơi tôi thật sự xin lỗi cậu, tôi biết là tôi sai, tôi quá sai nên mới biến cậu thành ra như vậy. Tôi thực sự hiểu ra cái sai của bản thân nhưng tôi không tài nào sửa chữa được tôi xin lỗi”. Nghe vậy, Choắt liền bảo : “Thôi nào, dù gì thì mọi việc đều đã xảy ra, giờ cậu có ân hận thì cũng chẳng làm được điều gì ? Cậu hãy cố sống thật tốt đi, sống luôn cả phần tôi, đấy cũng coi như là phần nào an ủi được tôi rồi”. Tôi nước mắt lã chã nắm lấy tay anh bạn và nói : “Mình đã thay đổi cái tính hung hăng , ngạo mạn rồi, mình cũng đã xin lỗi chị Cốc rồi, mình đã làm tất cả mọi chuyện có thể làm”. Chúng tôi lặng đi một lúc lâu, tôi đang nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ lại tất cả những sai lầm mình đã làm và tự dằn vặt bản thân. Có vẻ như Choắt cũng như hiểu ra và ân cần nói : “tôi tha thứ cho cậu rồi mà, hãy lạc quan lên”. Vậy là sự ngượng ngùng ban đầu của tôi dần tan đi. Chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện, nói về tất cả những gì mà bản thân chúng tôi chứng kiến trong những năm qua. Màn đêm cũng dần buông xuống, thời gian của chúng tôi cũng không còn nhiều. Bọn tôi đành nói lời tạm biệt và hẹn nhau ở ngày này năm sau. Thế hệ trẻ ngày nay nên biết ơn và học hỏi các thế hệ đi trước, họ đã đổ cả xương máu để gây dựng lên nền hòa bình thì giờ ta cũng chỉ cần sống tốt và tiếp tục gây dựng nên một quốc gia vững mạnh. Ta hãy học đức tính cần cù, biết nhẫn nại, biết tự chủ để điều chỉnh chính hành vi của bản thân, bỏ cái tính hống
  50. hách, oai phong để bản thân được phát triển hơn và để được mọi người yêu quý. Vậy là kết thúc một ngày có cả vui vẻ lẫn buồn bã, nhưng tôi lại học thêm được nhiều điều hay. Có lẽ, đây sẽ là một ngày khó quên, và cũng có lẽ đây sẽ là một bài học nhớ đời trong đời của tôi -“Bài học đường đời đầu tiên”. Tham khảo các bài văn mấu Bài 1. Kể về chuyến du lịch trong thế giới cổ tích, gặp gỡ với những nhân vật mà em yêu mến. Bài văn mấu Đêm mùa hè, ánh trăng dịu dàng tỏa sáng khắp mặt đất, chảy tràn qua kẽ lá, đọng từng giọt sáng lung linh trên chiếc chõng tre, nơi bà cháu em đang nằm hóng mát. Em ghé đầu vào ngực bà, hít hà mùi trầu thơm nồng, nũng nịu đòi bà kể chuyện. Bà em có cả một kho chuyện mà lúc nào em cũng háo hức muốn nghe. Tiếng bà chậm rãi thủ thỉ bên tai Em thấy mình bồng bềnh lơ lửng trong thế giới cổ tích thần kì Tiếng trống đồng rộn rã đâu đây. A! Hôm nay là ngày vua Hùng mở hội chọn người kế vị. Hai mươi hoàng tử đã vào cung. Các lễ vật lần lượt được dâng lên. Chao ôi, toàn những thứ quý hiếm trên rừng dưới biển, những ngọc ngà châu báu lấp lóa dưới ánh mặt trời. Nhưng vua Hùng dường như vẫn còn băn khoăn điều gì. Vừa lúc đó, hoàng tử Lang Liêu bước vào. Khác với các anh em, Lang Liêu vẫn mặc bộ quần áo nâu giản dị thường ngày. Chàng kính cẩn mở mâm lễ vật dâng vua cha. Một mùi thơm vừa quen thuộc vừa tinh khiết dậy lên. Vua Hùng tươi cười phán rằng: Đây. Đây mới chính là thứ lễ vật quý giá mà ta mong đợi! Lang Liêu, con xứng đáng là người nối ngôi ta! Lạ lùng quá ! Điều gì đã khiến vua Hùng hài lòng đến thế ? Em vội bước tới gần và hỏi : - Lang Liêu ơi, chàng đã dâng lên vua cha lễ vật gì vậy ? Lang Liêu mỉm cười : - Cô bé ơi, có gì đâu ! Ta đã dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để làm ra hai thứ bánh. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, bánh giầy tròn là hình ảnh của bầu trời. Bằng chính sức lao động của mình, ta muốn dâng lên Tiên Vương và vua cha tinh hoa của trời đất này ! - Chà ! Hay thật ! Lang Liêu ơi, chàng sẽ là vị vua sáng suốt, đức độ nhất của muôn dân !
  51. Tạm biệt Lang Liêu, em bước tiếp. Đang mải mê ngắm nhìn cỏ cây, hoa lá, em bỗng giật mình khi nghe thấy tiếng khóc thút thít, tức tưởi đâu đây. Kia rồi bên bờ giếng có một cô gái quần áo rách rưới đang ngồi cạnh đôi thùng gánh nước. Cô Tấm đây sao ? Em khe khẽ hỏi : - Chị Tấm ơi, chị có điều chi oan ức vậy ? Chị Tấm ôm mặt nức nở : - Mẹ con nhà Cám đã giết Bống của tôi rồi ! Hu hu Em lau nước mắt cho chị : - Nín đi chị Tấm! Một con cá Bống bé nhỏ, có gì mà chị phải tiếc thương đến thế! - Trời ơi, đối với tôi lúc này, Bống là tất cả! Bống là người bạn tâm tình, là nguồn an ủi. Mất Bống, tôi đau khổ lắm! Hiểu được nỗi lòng của chị, em dịu dàng khuyên: - Một cô gái chăm ngoan, nhân hậu như chị nhất định sẽ được hạnh phúc, chị Tấm ạ! Chị Tấm nhìn em, cặp mắt ánh lên niềm hi vọng và tin tưởng. Bỗng nhiên, một vầng hào quang lóe sáng, Bụt xuất hiện ngay trước mặt em. Đưa tay chậm rãi vuốt chòm râu bạc trắng như bông, Bụt ân cần nói với chị Tấm: - Cháu thân yêu của ta! Cháu hãy tìm lấy xương Bống bỏ vào lọ chôn xuống chân giường. Ít lâu nữa, điều kì diệu sẽ đến với cháu đấy, cháu ạ! Chị Tấm chưa kịp cám ơn thì Bụt đã biến mất sau làn khói sương hư ảo. Em cùng chị tìm xương Bống nhưng tìm hoài không thấy. May sao con gà tốt bụng đã giúp chị tìm ra. Chị Tấm làm theo lời Bụt dặn. Chia tay chị, em chân thành chúc chị sẽ gặp nhiều may mắn. Em lại thong dong bước tiếp. Trên bãi cỏ non xanh, một bầy hươu đang nhởn nhơ gặm cỏ. Em mải mê bước theo chú hươu sao có cặp sừng tuyệt đẹp. Một khu rừng hiện ra trước mắt em. Tiếng chim ca ríu rít, suối chảy róc rách, những bông hoa rực rỡ lạ kì đang ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục. Cạnh tảng đá là một cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như âu yếm, chở che. Một dây trầu với những chiếc lá xanh mướt dịu dàng quấn quanh thân cây như chẳng muốn rời. Em thốt lên thích thú: - Ồ! Thì ra anh em, vợ chồng nhà họ Cao đã gặp nhau ở chốn này ư? - Đúng thế đấy cô bé ạ!
  52. Em giật mình ngẩng lên. Ngọn cau lắc lư thổ lộ tâm tình: - Cô bé ơi, ta đã nghi ngờ vợ và em trai, những người thân yêu nhất của ta. Ta đã mắc phải một lỗi lầm không dễ gì chuộc lại Nhưng thật may mắn là vợ và em trai ta rất yêu thương ta. Bây giờ, gia đình ta đoàn tụ ở đây thành một tổ ấm vĩnh hằng. Cô bé ơi, hãy trân trọng những người thân yêu, đừng để tâm hồn mình bị vấy bẩn bởi những ý nghĩ xấu xa Cây cau lắc lư. Một giọt nước trong suốt như nước mắt nhỏ xuống lá trầu không rồi rơi xuống tảng đá. Mắt em bỗng cay cay. Tình cảm gắn bó yêu thương của ba con người tội nghiệp này thật là đáng quý! - Ôi! Cháu tôi khóc mê này! Tiếng bà dịu dàng bên tai em. Mùi trầu quen thuộc tỏa ra thơm nồng, dễ chịu. Trầu cau, trầu cau, sự tích trầu cau Chưa bao giờ em thấy xúc động thấm thía đến như vậy. Em tiếp tục cuộc phiêu du. Đến khi mỏi chân, em dừng lại trước cảnh tượng kì lạ: một chàng trai tuấn tú ngồi trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây đang say sưa thổi sáo. Lưng chừng đồi, một đàn bò đông đúc thong dong gặm cỏ. Em nín thở vạch kẽ lá ra nhìn, sợ rằng một tiếng động mạnh lúc này sẽ phá hỏng mọi chuyện. Tiếng sáo vẫn dìu dặt như tâm tình, như mời gọi. Bỗng có tiếng cành cây khô gãy dưới chân. Chàng trai biến mất, chỉ còn Sọ Dừa lăn lóc trên đám cỏ xanh. Có lẽ đây là chàng Sọ Dừa trong câu chuyện bà đã kể cho em nghe. Lát sau, một cô gái xinh đẹp tươi cười bước tới bên chàng. Nàng mở chiếc giỏ mây ra, lấy cơm canh ân cần mời chàng ăn. Sọ Dừa ăn rất ngon miệng. Trong khi đó, cô gái nhìn chàng với ánh mắt đầy thiện cảm. Đến lúc cô gái ra về, em vội vàng chạy theo và hỏi: - Chị ơi! Chị có phải là nàng Út con gái phú ông không? Tại sao chị lại yêu chàng Sọ Dừa xấu xí? Nàng Út cười hiền hậu trả lời: - Em lạ lắm phải không? Lần đầu gặp Sọ Dừa, chị cũng có cảm giác sợ hãi như mọi người. Nhưng thấy ai cũng xa lánh chàng, mà chàng nào có tội tình gì nên chị lại thấy thương. Cũng là một con người mà chàng phải chịu thiệt thòi quá lớn. Chị muốn bù đắp phần nào nỗi cô đơn buồn tủi của chàng. Ngày tháng qua đi, chị đã quên hẳn cái vỏ ngoài xấu xí của chàng lúc nào chẳng rõ. Chị đã thấy ở chàng một con người trung thực, siêng năng, một tâm hồn đẹp đẽ. Chị say mê tiếng sáo của chàng và rồi chị đã yêu chàng - Ôi! Chị Út xinh đẹp và nhân hậu quá! Em chúc cho chị và chàng Sọ Dừa của chị được hạnh phúc!
  53. Em vừa dứt lời thì một làn gió ào ào nổi lên. Một đám mây ngũ sắc sà xuống bao quanh Sọ Dừa. Thoáng chốc, đám mây tan, một chàng trai tuấn tú hiện ra. Chàng dịu dàng nắm tay nàng Út. Nàng Út bối rối định rụt tay lại thì giọng nói trầm ấm của chàng đã vang lên: - Đừng sợ, ta chính là Sọ Dừa của nàng đây! Tấm lòng nhân hậu của nàng và lời cầu chúc chân thành của cô bé đã giúp ta trở lại làm người. - Trời ơi! Chị biết lấy gì để đền ơn em đây! Nàng Út xiết chặt tay em và thốt lên sung sướng. - Em mừng cho anh chị! Em choàng tỉnh dậy. Bà vẫn nằm bên cạnh, bỏm bẻm nhai trầu. Mùi trầu nồng ấm quen thuộc phảng phất quanh em. Em thầm thì: "Bà yêu quý ơi! Bà chính là bà tiên đầy phép màu nhiệm. Bà đã đem lại cho cháu những giấc mơ thật tuyệt vời!". Bài 2. Trẻ em vẫn ước mơ vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào? Bài văn mấu Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vòa thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đương, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng. Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Ồ kìa! Lạ chưa! Có một đám mây ngũ sắc giống hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:
  54. - Chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng ?! Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vi mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ : - Thưa ngài ! Em và các bạn chỉ ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực. Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian : - Ồ ! Ta hiểu ! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mợ đẹp lạ thường ! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên. Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước ! Thôi, chào cậu ! Ta đi đây ! Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dẫn giữa những đám mây trắng như bông. Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi ! Thì ra là một giấc mơ ! Một giấc mơ lạ lùng ! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chỉ có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực. Bài 3. Kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ. Bài văn mấu Từ ngày về ở với bà cụ hàng nước, Tấm được sống trong khung cảnh ấm cúng của gia đình. Bà cụ yêu quý Tấm vô cùng, coi cô như con ruột. Còn Tấm cũng coi bà như mẹ đẻ. Cô chăm chỉ lo toan hết mọi việc trong nhà. Bà cụ chỉ việc ngồi bán hàng. Sợ lộ tung tích, Tấm không dám ra ngoài nên cứ quanh quẩn trong nhà. Có lúc Tấm cũng cảm thấy trống trải, cô đơn. Những khi ấy, kỉ niệm lại xôn xao sống dậy Tấm nhớ lại ngày xưa, khi còn ở nhà với mẹ con Cám. Đúng là những ngày vất vả tủi cực, nhưng Tấm còn được tự do, lúc chăn trâu ngoài đồng, lúc xúc tép dưới ruộng. Khoan khoái biết bao giữa thiên nhiên tươi đẹp, gió thổi lồng lộng, nắng sớm long lanh.