Bộ đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 8 - Ngữ liệu ngoài chương trình

docx 193 trang Thu Mai 06/03/2023 15274
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 8 - Ngữ liệu ngoài chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_doc_hieu_mon_ngu_van_lop_8_ngu_lieu_ngoai_chuong_trinh.docx

Nội dung text: Bộ đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 8 - Ngữ liệu ngoài chương trình

  1. BỘ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8 – NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH MỤC LỤC ĐỀ NGỮ LIỆU TRANG 1. Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo 4 vnexpressnet, 5/2/2020 2. Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới 7 3. Theo Trần Hồng Thắng 10 4. Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009 12 5. Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu 15 6. Quê hương – Đỗ Trung Quân 17 7. Nguồn Internet 21 8. Theo Từ điển văn học 23 9. “Nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh 27 Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn 10. Qùa tặng cuộc sống 29 11. Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội 31 nhà văn, 2010 12. Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004 36 13. Cổ tích về sự ra đời của người mẹ 39 14. Trích “Quà tặng cuộc sống” 43 15. Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa 46 16. Trích bài phát biểu của Vũ Quần Phương 49 17. Nguồn Internet 53 18. Trích Bài học đầu cho con- Đỗ Trung Quân 56 19. “Hoa hồng tặng mẹ” – Qùa tặng cuộc sống 60 20. “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP 61 Hồ Chí Minh 21. “Lục bát về cha"-Thích Nhuận Hạnh 65 22. Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân 68 23. Nguồn Internet 72 24. Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc 75 25. Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 77 2007 26. Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương 80 27. Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung 82 28. Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn 83 29. Cầm Thị Đào, “Khép”, Văn học và tuổi trẻ-số 5/2004, trang 49 85
  2. BỘ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8 – NGỮ LIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC LỤC STT VĂN BẢN ĐỀ TRANG HỌC KÌ I 1. Tôi đi học 1, 2, 3, 4 88 2. Trong lòng mẹ 5, 6, 7, 8, 9A,B 95 3. Tức nước vỡ bò 10, 11, 12, 13, 14, 15 102 4. Lão Hạc 16, 17, 18, 19 111 5. Cô bé bán diêm 20, 21, 22 117 6. Chiếc lá cuối cùng 23, 24 121 7. Ôn dịch thuốc lá 25, 16, 27 125 8. Hai cây phong 28, 29, 30, 31, 32 129 9. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 33, 34 138 10. Đập đã ở Côn Lôn 35, 36 141 11. Vào nhà ngục quảng đông cảm tác 37 144 HỌC KÌ II 12. Nhớ rừng 1, 2, 3, 4, 5 147 13. Quê hương 6, 7, 8, 9, 10 152 14. Khi con tu hú 11, 12, 13 160 15. Ngắm trăng 14, 15 165 16. Tức cảnh Bác Pó 16, 17 169 17. Đi đường 18, 19 172 18. Chiếu dời đô 20, 21, 22 175 19. Hịch tướng sĩ 23, 24, 25 179 20. Nước Đại Việt ta 26, 27, 28 184 21. Bàn luận về phép học 29, 30, 31 187 22. Thuế máu 32, 33, 34 193 23. Đi bộ ngao du 35, 36, 37 197 24. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 38, 39 201
  3. ĐỀ SỐ 1 Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn. Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta. Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều. (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3.Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì? II. Phần làm văn Câu 4: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. Câu 5: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nghiện game của giới trẻ hiện nay. Hết GỢI Ý Câu Hướng dẫn chấm I. Phần đọc - hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận 2 Xét kiểu câu theo phân chia mục đích nói, câu:“Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu câu trần thuật 3 Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh:
  4. - Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin - Tập luyện thể thao. - Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều Phần Tập làm văn 4 Trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. 1. Yêu cầu về kĩ năng - Viết được một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí theo yêu cầu. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Dung lượng đoạn văn: khoảng 150 chữ 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh đảm bảo được các nội dung cơ bản sau: 1. Mở đoạn Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. 2. Phát triển đoạn a.Giải thích: Tương thân tương ái: là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. b.Bàn luận, chứng minh: - Khẳng định: Tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Biểu hiện: Yêu thương, đùm bọc, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt trong đợt dịch bệnh Covid 19. - Vai trò + Phát huy bản sắc tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ của ông cha ta từ xưa đến nay. Việc làm này xuất phát từ trái tim (dẫn chứng) + Khi quan tâm giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc bởi đã chia sẻ giúp họ vượt qua được khó khăn. + Người nhận được sự giúp đỡ cũng nhận được tình thương của người xung quanh, c. Mở rộng, phản biện: - Một số người thờ ơ, vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân. - Có những người ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác 3. Kết đoạn - Cần nhận thức đúng đắn về tinh thần tương thân tương ái.
  5. - Phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. II. Tạo lập văn bản Nội dung *Mở bài: Giới thiệu hiện tượng nghiện game, một vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. * Thân bài: - Thực trạng: + Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí ngày càng cao, chính vì thế mà game online ngày càng phổ biến + Các quán internet lúc nào cũng chật người. + Tình trạng nghĩ học ở học sinh sinh viên ngày càng nhiều. - Nguyên nhân: + Là trò chơi hấp dẫn, phù hợp với tâm lí giới trẻ. + Nhưng nguyên nhân chính là do người chơikhông tự làm chủ, điều khiển được bản thân mình để sa đà vào game đến mức khôngthể dứt ra được. + GĐ chưa quản lí chặt chẽ con em mình, chưa quan tâm đúng cách, nhà trường chưa tạo được nhiều sân chơi cho học sinh, áp lực học tập nhiều. + Nhà nước chưa quản lý chặt chẽ hệ thống mạng internet. - Hậu quả: + Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta tiếp xúc với máy tính nhiều sẽ rất ảnh hưởng đến cơ thể như: hại mắt, tổn thương đến hệ thần kinh, . + Khi chơi game thì dành ít thời gian học tập, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả của chúng ta bị giảm sút. + Chơi game còn ảnh hưởng tới lối sống đạo đức, tác phong. + Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, móc túi - Giải pháp: + Nhà nước cần có các biện pháp đối với các nhà sản xuất game, chỉ sản xuất những game bổ ích, nghiêm cấm các game bạo lực + Phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con cái mình hơn + Nhà trường cần có biện pháp kỉ luật mạnh đối với trường hợp nghỉ học để chơi game + Tự bản thân mỗi học sinh cần phải có ý thức trong công việc và học tập + Tố cáo những học sinh vi phạm.
  6. - Bài học nhận thức: Nhận thức được rằng chơi game online là không tốt nhưng biết tận dụng sẽ là trò chơi bổ ích giảm stress. Thấy được mặt trái của game cũng như hậu quả của việc nghiện game. Không sa đà để nghiện game * Kết bài: - Khẳng định nghiện game sẽ mang lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội . Hết ĐỀ 2: PHẦN I. Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Một người hỏi nhà hiền triết: (2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? (3) Nhà hiền triết trả lời: (4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? PHẦN II. Làm văn Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS. Hết GỢI Ý PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? 1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. - Câu (1): Trần thuật. 2 - Câu (2): Nghi vấn. - Câu (3): Trần thuật. - Câu (4): Cầu khiến. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? 3 Cách thực hiện hành động nói của các câu trên: - Câu (2): Hỏi.
  7. - Câu (4): Khuyên bảo. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau: + Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình 4 huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi. + Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt. + Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS. I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS. II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 1. Thế nào là bạo lực học đường: - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. - Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. - Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. - Hành vi này càng ngày càng phổ biến. 2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay: - Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác. - Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè. - Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô. - Thầy cô xúc phạm đến học sinh. - Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường: - Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. - Chưa có sự quan tâm từ gia đình. - Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  8. - Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực. - Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh. 4. Hậu quả của bạo lực học đường: a. Với người bị bạo lực: - Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. - Làm cho gia đình họ bị đau thương. - Làm cho xã hội bất ổn. b. Với người gây ra bạo lực: - Phát triển không toàn diện. - Mọi người chê trách. - Mất hết tương lai, sự nghiệp. 5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường: - Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất. - Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái. - Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường. 6. Liên hệ với bản thân - Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường. - Đây là một hành vi không tốt. - Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này. ĐỀ 3: Câu 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
  9. (Theo Trần Hồng Thắng) a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. Câu 2: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm). Hết GỢI Ý PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản 1 trên. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? 2 - Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già. - Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? Tên cậu là gì nhỉ? 3 - Kiểu câu: câu nghi vấn. - Chức năng: dùng để hỏi. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. 4 - Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn 5 Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. - Về kiến thức: Từ hành động của cậu bé trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về thói vô cảm của học sinh. Có thể tham khảo một số ý sau: + Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc. + Bàn bạc: Thói vô cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội.
  10. + Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm). I. Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lời dạy “Học đi đôi với hành” II. Thân bài 1. Giải thích a. Học là gì? - Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, . - Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. - Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả. - Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống, . - Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội. b. Hành là gì? - Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. - Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. c. Tại sao học phải đi đôi với hành? - Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian. - Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao. 2. Lợi ích - Hiệu quả trong học tập. - Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. - Học sẽ không bị nhàm chán. 3. Phê phán lối học sai lầm - Học chuộng hình thức - Học cầu danh lợi - Học theo xu hướng - Học vì ép buộc 4. Bình luận - Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn - Nêu cách học của mình - Thường xuyên vận dụng cách học này
  11. - Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này 5. Liên hệ bản thân - Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn. III. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”. - Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả. ĐỀ 4: Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi: – Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: – Tớ đang lột xác bạn à. – Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế? – Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. – À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009) a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”. c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) Câu 2: Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ. (Việt Quang – Trở lại thiên đường) Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. Hết GỢI Ý
  12. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. - Nội dung: Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con “lớn lên và 1 trưởng thành” – đó là “lột xác” từ đó hướng con người đến giá trị đích thực trong cuộc đời đó là muốn trưởng thành phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”. 2 - Kiểu câu: trần thuật. - Chức năng: thông báo về hoạt động của sự vật cá chép con. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) *Cách giải: - Cua phải lột xác để lớn lên. Dù quá trình lột xác rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác. - Liên hệ đến con người: 3 + Sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời. + Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. + Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. I. Mở bài - Nêu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương trong cuộc sống được gợi dẫn từ câu chuyện trên. II. Thân bài 1. Giải thích - Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. 2. Bàn luận a) Biểu hiện của tình yêu thương: - Trong gia đình:
  13. + Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ + Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người + Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ + Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. - Trong xã hội: Câu chuyện trên như lời dạy tâm huyết của chúng ta về tình yêu thương đối với đồng loại. + Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa + Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh. + Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. + Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người. b) Ý nghĩa của tình yêu thương: - Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. - Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. 3. Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. 4. Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. III. Kết bài: - Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người - Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau ĐỀ SỐ 5: Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
  14. (Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu) a. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về nếp sinh hoạt của Bác? Tác giả là ai? b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. c. Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ. d. Từ nội dung đoạn thơ trên, bản thân em sẽ làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Nêu 2 hành động cụ thể). Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay. Hết GỢI Ý: PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về nếp sinh hoạt của Bác? Tác giả là 1 ai? - Bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ: Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 2 - Nội dung: đoạn thơ nói về nếp sống thanh bạch, giản dị của Bác với những đồ dùng đơn sơ, mộc mạc trong căn nhà sàn nhỏ. Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ. 3 - Bác đã ra đi hơn nửa thế kỉ rồi mà con dân Việt Nam vẫn nhớ Bác xiết bao! Từ nội dung đoạn thơ trên, bản thân em sẽ làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Nêu 2 hành động cụ thể). Gợi ý: Để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cần: 4 - Ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức ngay từ bây giờ. - Nhân ái, vị tha, khoan dung và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay. I. Mở bài - Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay. - Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này. II. Thân bài 1. Giải thích - Học tủ: Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết. - Học vẹt: Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học. - Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập.
  15. 2. Thực trạng: - Cách học trở nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát, (dẫn chứng một số ví dụ cụ thể). 3. Nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ: - Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần). - Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức. - Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học. - Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức. 4. Tác hại - Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản. - Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó. - Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống. - Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng. - Xã hội ngày càng kém phát triển. 5. Biện pháp khắc phục: - Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức. - Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp. - Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường (tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng, ). III. Kết bài Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề. ĐỀ 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che
  16. Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Quê hương – Đỗ Trung Quân) a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán? II. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay. Hết GỢI Ý PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? 1 - Thể thơ: 6 chữ. - Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên: miêu tả, biểu cảm. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: Quê hương là vàng hoa bí 2 Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi
  17. - Các loại hoa được nhắc đến: hoa bí, hoa mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen Nêu nội dung chính của đoạn thơ. 3 - Nội dung chính của đoạn thơ: định nghĩa giản dị, gần gũi về quê hương và tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho quê hương mình. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán? Các em có thể đặt những câu sử dụng các từ ngữ cảm thán phù hợp với nội dung đoạn thơ. 4 - Gợi ý: Chao ôi, những định nghĩa của nhà thơ Đỗ Trung Quân về quê hương mới gần gũi mà đáng yêu, đáng nhớ làm sao! - Chức năng câu cảm thán: dùng bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN 1 Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng, có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương. Có thể tham khảo một số ý sau: + Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp, ). + Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. + Biểu hiện: ./ Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước. ./ Trong tình làng nghĩa xóm. ./ Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, triền đê, cánh đồng lúa chín, ). ./ Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. ./ Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy. + Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: ./ Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
  18. ./ Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. + Bàn luận: Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. + Bài học: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. 2 Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay. I. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội, ). II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 1. Giải thích khái niệm: - Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. - Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. - Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2. Thực trạng: - Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game. - Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh. - Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện game: - Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ. - Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. - Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ. - Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ. 4. Hậu quả của nghiện game: - Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút. - Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của.
  19. - Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. 5. Giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện game: - Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải. - Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. - Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời, ). Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ. ĐỀ 7: Phần I: Đọc hiểu văn bản Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Câu 1. Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2. Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3.“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Câu 4.Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Phần II: Tạo lập văn bản Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn
  20. của Bác. HẾT GỢI Ý PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? 1 Bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? 2 Chép nguyên văn 4 câu thơ trong bài Nhớ rừng “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? 3 Kiểu câu: cảm thán Chức năng: Bộc lộ cảm xúc Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Vì: + tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng + nỗi chán ghét thực tại 4 + niềm khát khao tự do - HS thể hiện lòng yêu nước (bằng nhiều cách khác nhau): học tốt, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng các em PHẦN II. TẬP LÀM VĂN 1 Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác. * Mở bài: - Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước) - Trích lại lời căn dặn của Bác * Thân bài: - Thế nào là học tập? (HS có thể trình bày một số khía cạnh của vấn đề học tập như: Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập? ) - Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp? + Tuổi trẻ là mầm non của đất nước + Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai
  21. + Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo + Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn . + Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi * Kết bài: - Khẳng định vấn đề nghị luận - Nêu nhận thức, hành động bản thân ĐỀ 8: Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : TRUYỆN NGẮN Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn. Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó. (Theo Từ điển văn học) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên? Câu 2. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích ? Câu 3. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép cótác dụng gì? Câu 4. Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng phương tiện liên kết nào? Câu 5. Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Những truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích mang lại cho trẻ thơ nhiều niềm vui nhưng cũng tràn ngập nỗi buồn để ta phải suy ngẫm. Bằng hiểu biết về truyện Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? HẾT GỢI Ý
  22. Câu Đáp án 1 - Phương thức biểu đạt chính : Thuyết minh - Chủ đề của phần trích : Đặc điểm của thể loại truyện ngắn 2 - Học sinh xác định đúng 4 từ trong số các từ sau của trường từ vựng truyện ngắn . (Tự sự, nhân vật, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, tác phẩm, thể loại) 3 Tác dụng của dấu câu: + Dấu hai chấm : Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho một phần trước đó. + Dấu ngoặc kép : Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 4 - Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết. - Từ được dùng liên kết: truyện ngắn
  23. 5 - Yêu cầu về hình thức : + Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn + Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu. + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Yêu cầu về nội dung: Thông qua phần trích, học sinh biết lựa chọn một trong các đặc điểm của thể loại truyện ngắn để thuyết minh thông qua truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao. Cụ thể: + Về hình thức : - Truyện ngắn có dung lượng nhỏ: truyện Lão Hạc dài khoảng 9 trang. - Số nhân vật trong truyện ít : Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, vợ ông giáo, con trai Lão Hạc. - Sự việc không nhiều: Lão Hạc trước khi bán chó Lão Hạc sau khi bán chó. Cái chết của Lão Hạc. + Về cốt truyện: - Truyện ngắn diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc , những lát cắt của cuộc sống để thể hiện Cụ thể : Trong truyện Lão Hạc cốt truyện tập trung viết về cuộc đời nghèo khó, bất hạnh của một lão nông trước CMT8/1945. Vợ chết, con phẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh siêu vẹo, chỉ có con chó vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi đau. + Về kết cấu: - Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề. - Sự đối lập trong truyện Lão Hạc thể hiện qua cuộc đời nghèo khổ, nhiều bất hạnh của lão Hạc với phẩm chất cao đẹp: lương thiện, giàu lòng tự trọng, giàu tình yêu thương Qua đó thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân trong xã hội cũ. * Ngoài ra học sinh có thể thuyết minh về một số đặc điểm khác của truyện như : ngôn ngữ, chủ đề, tình huống truyện dung quá sơ sài, không bám sát yêu cầu của đề. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Về hình thức: - Xác định đúng kiểu bài : Nghị luận chứng minh. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp.
  24. - Bài viết có sự sáng tạo độc đáo phù hợp 2. Về nội dung: Học sinh có thể có các cách lập ý và sắp xếp ý khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ những nội dung sau: 2.1 Mở bài: Giới thiệu chung về truyện ngắn“Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen và vấn đề cần nghị luận. - Truyện Cô bé bán diêm mang lại nhiều niềm vui cho trẻ thơ. + Niềm vui được sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh. + Niềm vui được ăn ngon dưới mái ấm của gia đình. + Được vui chơi vào đêm giao thừa với những cây thông Nô-en trang trí lộng lẫy. + Được yêu thương trong vòng tay của người thân. - Truyện Cô bé bán diêm còn chất chứa nhiều nỗi buồn . +Buồn vì hoàn cảnh nghèo khổ, bất hạnh: Phải đi bán diêm để kiếm sống trong một thời điểm hết sức đặc biệt đêm giao thừa, trong một không gian giá rét tuyết rơi. + Buồn vì em bé phải sống cô đơn, thiếu tình yêu thương: Trong gia đình: Mẹ mất; bà nội mất; người cha sẵn sàng đánh, mắng khi em không bán được bao diêm nào. Xã hội: Người đời lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm khi không ai bố thí cho em đồng nào lúc em đi bán diêm; khi chứng kiến cái chết của em. + Buồn vì niềm vui chỉ đến với em trong mộng tưởng. Khi những que diêm tắt em lại phải đối diện với thực tại phũ phàng. b. Khái quát, mở rộng và nâng cao: - Những niềm vui và nỗi buồn trong truyện Cô bé bán diêm đều thể hiện tình yêu thương con người sâu sắc của nhà văn : - Qua đó tác giả lên án xã hội lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm. - Gửi bức thông điệp đến mọi người: Hãy sống yêu thương, chia sẻ - Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền đến cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với một em bé bất hạnh. 2.3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh - Liên hệ bản thân ĐỀ 9: Phần 1: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc
  25. Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên. 2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên. 3. a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó. b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ), Phần II: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì? 2. Cho câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.” a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào?
  26. 3. Từ đoạn trích đã cho kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối vơi tuổi học trò. Hết GỢI Ý Câu Yêu cầu - Chỉ ra các biện pháp: nhân hóa (hàng tre soi tóc), ẩn dụ (nước gương trong), so sánh (tâm hồn tôi là một buổi trưa hè) - Tác dụng: + Gợi hình: cảnh sắc sông nước quê hương (nước trong như gương, hàng tre như I.1 người con gái đẹp soi bóng xuống mặt nước, những trưa hè tỏa nắng lấp lánh trên sông) + Gợi cảm : tình yêu quê hương bình dị đã đi vào hồn người thành kỷ niệm ấu thơ đẹp đẽ - Gợi nhớ bài Quê hương - Điểm tương đồng của 2 bài thơ. 2 + Cùng đề tài sáng tác: tình yêu quê hương + Cùng sử dụng những hình ảnh đẹp, quen thuộc của quê hương 3.a - Chép chính xác đoạn thơ yêu thích (Ít nhất 2 câu). 3.b Hình thức: đảm bảo dài 10 câu, có gạch chân câu phủ định Nội dung: phân tích các giá trị nội dung (tình yêu quê hương, trân trọng những giá trị tâm hồn, tâm linh của quê hương ) và nghệ thuật (Các hình ảnh tu từ đặc sắc) của đoạn thơ. - Phương thức: nghị luận II.1 - Nội dung: mỗi người đều có ước mơ riêng đừng để ai đánh cắp, chi phối ước mơ của mình - Kiểu câu: trần thuật 2 - Mục đích nói: trình bày 3 Hình thức: Đảm bảo dài 1 trang giấy, đúng bố cục 3 phần, trình bày mạch lạc Nội dung: - Giải thích: ước mơ (những điều tốt đẹp mà ta mong muốn, khát khao đạt được); tuổi học trò (lứa tuổi đi đang đi học, hồn nhiên, nhiều mộng tưởng) - Ý nghĩa của ước mơ đối với tuổi học trò:ở hiện tại(động lực học tập), ở tương lai(là mục đích sống). Không có ước mơ sẽ thấy tẻ nhạt, nhàm chán hoặc quá mơ mộng sẽ ảo tưởng, thất vọng. HS trình bày các ý nghĩa này phải có dẫn chứng xác đáng. - Liên hệ bản thân: cần nuôi dưỡng ước mơ mỗi ngày(dù lớn hay nhỏ), có hành động nỗ lực cụ thể hóa giấc mơ.
  27. ĐỀ 10: I .PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát (Qùa tặng cuộc sống) 1. Câu chuyện có ý nghĩa gì? 2. Phương thức biểu đạt nào được dùng trong câu chuyện trên? 3. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về kết thúc của câu chuyện. II.LÀM VĂN Đề: Hồ Chủ Tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Dàn ý: I. Đọc – hiểu Câu chuyện có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của câu chuyện: Từ hạt cát bình thường để trở thành viên ngọc trai lung linh, quí giá phải trải qua một quá trình thử thách, trải qua những gian 1 nan, vất vả, nhọc nhằn Vì thế, mỗi chúng ta đừng nên ngại khó, ngại khổ mà hãy đương đầu với những chông gai, trắc trở trên đường đời Chính những khổ đau, cay đắng của cuộc đời là điều kiện tôi luyện con người trở thành người hữu ích. Phương thức biểu đạt nào được dùng trong câu chuyện trên? 2 Phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong câu chuyện trên. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về kết thúc của câu chuyện. Từ hạt cát bình thường để trở thành viên ngọc trai lung linh, quí giá phải trải 3 qua một quá trình thử thách, trải qua những gian nan, vất vả, nhọc nhằn Vì thế, mỗi chúng ta đừng nên ngại khó, ngại khổ mà hãy đương đầu với những chông gai, trắc trở trên đường đời Chính những khổ đau, cay đắng của cuộc
  28. đời là điều kiện tôi luyện con người trở thành người hữu ích. Ngược lại nếu lười biếng, ngại khó sợ khổ và ở mãi trong cái vỏ bọc an toàn thì con người không thể tiến lên được và như vậy sẽ không thế đóng góp nhiều cho xã hội. II. Làm văn Hồ Chủ Tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? I.Mở bài - Giới thiệu câu nói - Trong từ ấy có hai khái niệm rõ ràng học và hành. II.Thân bài 1. Giải thích ý nghĩa - Học là gì? Là tiếp thu kiến thức lí luận. - Hành là gì? Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức. - Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau làm một. 2. Trình bày các lí lẽ - Học mà không hành là vô ích + Hành là mục đích và là phương pháp của học. + Chỉ học lí thuyết suông, không vận dụng vào thực tiễn chẳng để làm gì? - Hành mà không học thì hành không trôi chảy + Hành mà không có lí luận chủ đạo, lí thuyết soi sáng, khái niệm, dẫn dắt thì lúng túng. + Hành mà không học chỉ là phá hoại. 3. Phương hướng vận dụng - Học cái gì? Học như thế nào? + Học ở sách vở, học trong thực tế, học ở kinh nghiệm những người đi trước. + Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành. - Hành cái gì? Hành như thế nào? Học khác với hành ra sao? + Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. + Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm. - Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển. 4. Dẫn một số tấm gương thành công, giúp ích cho nước nhà nhờ kết hợp học đi đôi với hành. III. Kết bài - Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phương pháp học tập của chúng ta. - Nêu quyết tâm của người Hs đối với vấn đề đó.
  29. ĐỀ 11: I. ĐỌC- HIỂU Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm Bờ ao đom đóm chập chờn Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng (Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2: Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên? Câu 3: Cảm nhận của em vềnội dung chính của đoạn thơ? II. TẬP LẬP VĂN Câu 1:(3,0 điểm) Từ hai câu thơ : “Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Câu 2: Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Hết GỢI Ý I. Đọc – hiểu Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm. Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên? 2 Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ: bao giờ cho tới ), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm). Cảm nhận của em vềnội dung chính của đoạn thơ? 3 Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị;
  30. đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy II. Làm văn Từ hai câu thơ : “Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. *Giải thích: - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy, nói về tình yêu và lòng biết ơn của con dành cho mẹ. - Hai câu thơ: Khẳng định công ơn to lớn của mẹ: Nuôi nấng, chăm sóc con bằng những điều tốt đẹp, tinh túy nhất “Sữa nuôi phần xác”; Dạy dỗ con về đạo lí làm người ngay từ thuở lọt lòng, cho con biết những điều hay lẽ phải, nuôi dưỡng tâm hồn con: “Mẹ ru cái lẽ ở đời” “hát nuôi phần hồn”. => Hai câu thơ ngắn gọn, vẻn vẹn 14 chữ nhưng đã nói lên tất cả lòng biết ơn của con dành cho mẹ. Đó là một biểu hiện cao quý của tình mẫu tử. * Phân tích, bàn luận 1. Tại sao phải yêu thương, biết ơn mẹ? 1 - Mẹ là người gắn bó với ta nhất từ khi ta còn là một giọt máu lớn lên từ trong lòng mẹ. Công đức sinh thành của mẹ với chín chữ cù lao không thể đong đếm hết. - Mẹ luôn hi sinh, yêu thương, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Để con trưởng thành, lớn khôn, mẹ đã vất vả rất nhiều. - Dù sóng gió cuộc đời có khắc nghiệt như thế nào, vòng tay mẹ vẫn luôn đón con trở về sau bao vấp ngã. Có mẹ là có hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời. Ngôi nhà có mẹ là ngôi nhà có tất cả yêu thương. - Biết ơn mẹ để tự hứa làm những điều xứng đáng với tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, hi sinh của mẹ. 2. Yêu thương, biết ơn mẹ, chúng ta cần làm gì? - Vâng lời mẹ, không có hành động sai trái, cãi lời làm cho mẹ buồn, lo lắng. - Luôn quan tâm, chăm sóc mẹ từ những điều nhỏ nhất. Tình yêu thiết thực nhất
  31. là thể hiện bằng hành động, luôn miệng nói “con yêu mẹ” mà không chứng minh được thì chỉ là nói suông. Đơn giản như một cốc nước khi mẹ mệt cũng đủ cho mẹ cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc. - Thấu hiểu những hi sinh của mẹ dành cho con. Con có thể không nói ra nhưng con biết ơn những gì mẹ làm cho con, con phải học tập tốt để mẹ không buồn lòng. - Con trở thành người có ích cho xã hội là thành công lớn nhất trong cuộc đời mẹ. Mẹ không cần con làm điều gì cho mẹ, mẹ chỉ cần con sống tốt, nhân cách tốt. - Khi mẹ cha ốm yếu, khi tuổi già đến, con chăm sóc, nâng niu. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, chăm sóc yêu thương mẹ với tất cả tình yêu thương như mẹ đã làm với ta trong cả cuộc đời. 3. Mở rộng: - Ngoài tình yêu thương, biết ơn mẹ, chúng ta còn phải dành tình cảm đó cho cha, cho những người thân trong gia đình và mọi người. - Phê phán những kẻ bất hiếu. * Bài học & liên hệ bản thân - Yêu thương, trân trọng và biết ơn cha mẹ, em cần có những hành động cụ thể, tích cực và bắt đầu ngay từ hôm nay. Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh. *Mở bài: - Khái quát vài nét tiêu biểu về cuộc đời và tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh - Khái quát về bài thơ “Đi đường”: khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến 2 sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả. *Thân bài: Câu 1 - “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây không phải sự miêu tả con đường đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc
  32. - Điệp từ “tẩu lộ” nhấn mạnh việc đi đường rất gian khổ, chỉ có người từng trải mới cảm nhận được hết sự vất vả đó ⇒ Đó chính là ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách Câu 2 - Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai mà người tù phải trải qua “trùng san chi ngoại hựu trùng san” - Câu thơ mang nghĩa có rất nhiều núi cao, hết núi cao này lại đến núi cao khác, khó khăn không giảm, không ngớt - “hựu trùng san”: khẳng định khó khăn không những không giảm đi mà còn có sự tăng cấp ⇒ Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện lên trước mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời Câu 3 - “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hoàn cảnh vượt mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ để “lên đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc, mọi khó khăn sẽ lùi về sau - Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hòa mình vào vũ trụ bao la, rộng lớn - Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta không thấy ở đó bóng dáng của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự do chiếm lĩnh ⇒ Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn Câu 4 - “Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm lại những gì mình đã trải qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời ⇒ Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công *Kết bài - Khái quát những nét chủ yếu về giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của văn bản - Tài năng và khí chất của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.
  33. ĐỀ 12: PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? 2. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào? 3. Văn bản trên gợi cho ta bài học gì? 4. Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cấu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt". PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN “Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.” Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên HẾT GỢI Ý I. Đọc – hiểu Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào? 2 Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống ích kỉ, an phận, không phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ. Văn bản trên gợi cho ta bài học gì? 3 - Sống phải có trách nhiệm, không thể giữ cho mình một vỏ bọc khép kín.
  34. - Phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cấu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt". - Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật luận điểm. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội. Các ý có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lội chính tả, ngữ pháp. 4 - Trình bày được suy nghĩ của cá nhân về ý nghĩa của câu văn: sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó có thể liên tưởng đến việc sống có trách nhiệm, biết dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp. Có thể so sánh với hạt lúa thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa sự hi sinh của hạt lúa thứ hai. II. Làm văn “Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.” Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên 1) Mở bài. Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học. 2) Thân bài. Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương? • Vì văn học là tâm hồn dân tộc. 1 • Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại. Văn học gắn bó với tình thương như thế nào? • Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người. • Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc. • Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người. 3) Kết bài. Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.
  35. ĐỀ 13: Phần 1: Cổ tích về sự ra đời của người mẹ. Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền mà vẫn chưa xong. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có ba đôi mắt.” Vị thần nọ ngạc nhiên: “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây.” Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.” Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: - Tại sao nó lại mềm mại đến thế? Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.” Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.” - Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy. - Nước mắt để làm gì, thưa ngài? Vị thần hỏi. - Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào - những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua. (Sưu tầm) 1- Xác định phương thức biểu đạt chính. Em hiểu nội dung chính của câu chuyện như thế nào? 2 - Hãy nêu ít nhất một câu nghi vấn và một câu trần thuật trong lời nói của hai nhân vật. 3 - Em hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện. 4 - Viết một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20-25 dòng giấy thi nêu suy nghĩ của em về mẩu chuyện trên. Phần 2:
  36. “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì 1để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. GỢI Ý I. Đọc – hiểu Xác định phương thức biểu đạt chính. Em hiểu nội dung chính của câu chuyện như thế nào? 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự - Nội dung : tình mẹ, sự hy sinh của mẹ dành cho con, Hãy nêu ít nhất một câu nghi vấn và một câu trần thuật trong lời nói của hai nhân vật. Câu nghi vấn: - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? 2 - Tại sao nó lại mềm mại đến thế? Câu trần thuật: Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời. Em hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện. 3 Biện pháp tu từ: ẩn dụ Viết một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20-25 dòng giấy thi nêu suy nghĩ của em về mẩu chuyện trên. I. Mở bài: giới thiệu về tình mẫu tử II. Thân bài: 1. Thế nào là tình mẫu tử: - Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con - Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con - Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc 2. Bình luận về tình mẫu tử: a. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con 4 người: - Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta, . - Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta - Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa b. Tình mẫu tử đối với mỗi người: - Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương - Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi c. Vai trò của tình mẫu tử:
  37. - Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi - Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống 3. Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử: - Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này - Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha - Không có những hành động thiếu tình mẫu tử III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử - Đây là một tình cảm rất thiêng liêng - Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử - Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ II. Làm văn “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì 1để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề II. Thân bài: 1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người a. Tình cảm trong gia đình - Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái: Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", "bằng trời". "chín tháng cưu mang") 1 Trong “Lão Hạc”, lão Hạc: + Cả đời gà trống nuôi con + Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con + Sống khốn khổ để dành tiền cho con + Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con =>Một lão nông thương con hết mực - Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng: + Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà + Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình => Yêu thương mẹ hết mực. - Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé:
  38. + Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh + Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình. => Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu. - Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ đó. Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là con người” + Rất mực thương chồng, con. + Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bào vệ chồng. => Hi sinh mình vì chồng b. Tình cảm xã hội - Bạn đến chơi nhà: tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn thể hiện ở câu thơ cuối - Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Thái y lệnh họ Phạm: + Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước + Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó => Một lương y hết lòng vì người dân - Trong “Tắt đèn”, bà lão hàng xóm cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng. - Trong “Chiếu dời đô”: Lí Công Uẩn muốn đất nước giàu mạnh, muôn dân dược no ấm, an hưởng thái bình, - Trong ca dao, tục ngữ có nhiều câu nói lên tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc. 2. Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình, độc ác. a. Sự thờ ơ với người ngoài: - Quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”: + Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm. + Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to. - Vợ ông giáo trong “Lão Hạc” lạnh lùng thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết " - Bọn thực dân trong “Thuế máu”: + Độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa. + Ép đi lính + Coi người lính bản xứ như lũ lợn (sau chiến tranh) b. Trong gia đình
  39. - Mụ dì nghẻ trong “Tấm cám” đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại Cám, kết cục của mụ vô cùng bi thảm. - Người anh trong “Cây khế” đối xử tàn nhẫn với người em, tham lam nên phải gánh chịu hậu quả, III. Kết bài: Khẳng định vấn đề ĐỀ 14: PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 cây số.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng cháu chỉ có 75 xu, trong khi giá một bông đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây ,chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi tặng mẹ anh. Xong xuôi,anh hỏi cô bé có cần đi xe về nhờ không.Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang,nơi có một phần mộ mới vừa đắp.Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong,nó ân cần đặt bông hồng lên mộ. Tức thì,anh quay lại tiệm bán hoa,hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp.Suốt đêm đó,anh đã lái mạch 300 cây số về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa. (trích “Quà tặng cuộc sống”) Câu 1: Nhan đề nào cho phù hợp với câu chuyện trên? Câu 2: Điều gì đã làm anh thanh niên hủy dịch vụ điện hoa để tự mình mang hoa về tặng mẹ? Câu 3: Ai gặp cô bé cũng sẽ hành động như thanh niên (mua hoa và chở cô bé đến mộ). Em có đồng ý như vậy không? Giải thích câu trả lời. Câu 4: Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi về bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên. PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em.
  40. HẾT I. Đọc – hiểu Nhan đề nào cho phù hợp với câu chuyện trên? 1 Bông hồng tặng mẹ Tình mẫu tử Tình mẹ Điều gì đã làm anh thanh niên hủy dịch vụ điện hoa để tự mình mang hoa về tặng mẹ? 2 Từ hành động của cô bé , chàng trai đã huỷ dịch vụ điện hoa để muốn tận tay tặng mẹ đoá hoa trân trọng tình mẹ khi mẹ còn sống Ai gặp cô bé cũng sẽ hành động như thanh niên (mua hoa và chở cô bé 3 đến mộ). Em có đồng ý như vậy không? Giải thích câu trả lời. Hành động như chàng trai: đó là cách ứng xử của tình thương Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi về bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên. Giới thiệu vấn đề: tình mẫu tử, tình thương, lòng nhân ái của con người Giải quyết vấn đề: 4 -Nhận thức: nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng - Hành động: Hãy yêu mẹ và về với mẹ khi đang có thể Biết hạnh phúc với những gì mình đang có Kết thúc vấn đề: tóm lại, liên hệ bản thân II. Làm văn Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em. Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và 1 tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.
  41. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.
  42. ĐỀ SỐ 15 Câu 1 : (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời (Trần Đăng Khoa) a. Xác định thể thơ của đoạn văn bản trên? Cho biết phương thức biểu đạt ở đây là gì? b. Hãy đặt nhan để cho đoạn thơ. Vì sao em đặt nhan đề đó? c. Xác định một phép tu từ và một từ tượng thanh có trong đoạn thơ . Câu 2 : Viết một đoạn văn bản nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu nói về lòng biết ơn . Câu 3: Gia đình là nơi em được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của cha mẹ. Hãy viết một bài văn kể chuyện về một việc làm mà em đã khiến cha mẹ vui lòng. GỢI Ý: Câu 1 Xác định thể thơ của đoạn văn bản trên? Cho biết phương thức biểu đạt ở đây là gì? 1 - Thể thơ: lục bát - Phương thức biểu đạt: biểu cảm trữ tình Hãy đặt nhan để cho đoạn thơ. Vì sao em đặt nhan đề đó? 2 Nhan đề: Nghe thầy đọc thơ – Tiếng thơ của thầy Vì đây là chủ đề, nội dung chính của cả đoạn thơ Xác định một phép tu từ và một từ tượng thanh có trong đoạn thơ. - Phép tu từ: nhân hoá “trăng thở động tàu dừa”; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 3 “tiếng thơ đỏ nắng xanh cây” - Từ tượng thanh: rào rào. Câu 2 Viết một đoạn văn bản nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu nói về lòng biết ơn. I. Mở bài – Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.
  43. – Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? II. Thân bài 1. Giải thích: – Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình. 2. Đưa ra các biểu hiện: Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn? + Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. + Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon. + Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác. + Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. + Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam. - Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ. - Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn: – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Uống nước nhớ nguồn. – Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên. – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. 3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề – Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa. – Dẫn chứng: + Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình. + Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, III. Kết bài – Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. – Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm. – Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể Câu 3
  44. Gia đình là nơi em được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của cha mẹ. Hãy viết một bài văn kể chuyện về một việc làm mà em đã khiến cha mẹ vui lòng. I. MỞ BÀI - Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh. - Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường. II. THÂN BÀI * Hoàn cảnh - Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường. - Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường. - Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua. - Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai. - Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học. 1. Giúp bà qua đưòng - Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không? - Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám. - Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời. - Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi. - Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào. - Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ. - Tôi tới trường vừa kịp chuông reo. - về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức. - Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi. III. KẾT BÀI - Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào. - Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng. ĐỀ 16:
  45. PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) 1) Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. 2) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 3) Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” 4) Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. Từ nội dung văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập. Câu 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. Phần II. Đọc – hiểu văn bản Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong 1 trào Thơ mới mà em đã học. - Tác giả của bài thơ “Ông đồ” là Vũ Đình Liên - Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới: “Nhớ rừng” +“Quê hương”
  46. Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 2 - HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn tỏ ra hiểu đúng “một thời tàn” là khi Hán học suy tàn, các nhà nho (những ông đồ) từ chỗ là nhân vật trung tâm bỗng bị cuộc đời bỏ quên. - Số phận ông đồ trong thời buổi ấy thật đáng thương, tội nghiệp. Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: “Hoa tay thảo những nét 3 Như phượng múa rồng bay.” Tên biện pháp tu từ: so sánh Tác dụng: ca ngợi tài năng viết chữ của ông đồ Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. HS có thể trình bày theo cảm nhận của mình theo nhiều cách nhưng cần nêu 4 được các ý sau: - Bài học về lòng yêu thương con người, sự quan tâm đối với những người xung quanh ta. - Sự trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc Phần II. Tạo lập văn bản Từ nội dung văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập. Từ nội dung văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề học tập. Thân bài: (Lần lượt trình bày ý kiến về các khía cạnh của vấn đề) - Thế nào là học tập? 1 - Mục đích của việc học? - Nội dung học tập? - Ý nghĩa/ Tác dụng của việc học đối với bản thân, gia đình, xã hội - Phương pháp (Học ai? Học ở đâu? Học như thế nào? Phê phán những phương pháp học sai, những người có quan niệm sai lầm về việc học) Kết bài: - Khẳng định nội dung vấn đề nghị luận. - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân. 2 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
  47. 1. Mở bài : - Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài. - Cảm xúc, ấn tượng chung. 2. Thân bài : * Nguồn gốc, xuất xứ - Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ - Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc - Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử + Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân. + Sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> là áo tứ thân và ngũ thân => áo dài đã có từ rất lâu. * Hình dáng - Cấu tạo + Áo dài từ cổ xuống đến chân + Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. + Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. + Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. + Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. + Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. + Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo > cổ tay. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. + Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn. + Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người. - Chất liệu vải: Phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm - Màu sắc: sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm * Ý nghĩa:
  48. - Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt. - Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, trở thành quốc phục, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam. ĐỀ 17: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. (Nguồn Internet) Câu 1: Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? Câu 3: a. Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. PHẦN II: Tạo lập văn bản Câu 1: Lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên
  49. Giáp Những người anh hùng ấy đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, mở ra những trang sử vàng cho đất nước. Tự hào về những trang sử vẻ vang ấy, tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, tuổi trẻ hôm nay sẽ làm gì để xứng đáng với tiền nhân? Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”. Câu 2: Qua bài “Chiếu dời đô” em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô. GỢI Ý: Phần II. Đọc – hiểu văn bản Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? 1 - Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn - Thời điểm ra đời: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? 2 - Tác phẩm Chiếu dời đô ra đời có ý nghĩa phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất. - Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. a. Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào? Xác định kiểu câu của các câu sau: 3 - “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.+ Câu trần thuật hành động trình bày (nêu ý kiến). - Các khanh nghĩ thế nào?” -> Câu nghi vấn + hành động hỏi. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. - HS có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) miễn 4 thể hiện được những cảm nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Công Uẩn: + Là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
  50. + Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã đưa đất nước ta phát triển lớn mạnh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. + Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng + Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ Phần II. Tạo lập văn bản Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”. ❖ Mở bài: - Giới thiệu vai trò của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi người và đối với tương lai của mỗi quốc gia, đất nước. ❖ Thân bài: - Giải thích tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào? - Tại sao tuổi trẻ lại có vai trò quan trong đối với tương lai của đất nước? 1 - Chứng minh những cống hiến, đóng góp của tuổi trẻ cho đất nước qua các thời kì: giữ nước và bảo vệ, phát triển đất nước. - Phê phán những bạn trẻ có lối sống đi ngược với truyền thống của tuổi trẻ VN: sống buông thả, rơi vào tệ nạn xã hội, trở thành tội phạm và gánh nặng cho đất nước ❖ Kết bài: - Khẳng định nhiệm vụ của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. - Nêu suy nghĩ và hành động của bản thân trước trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. Qua bài “Chiếu dời đô” em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô. I. Mở bài: GT tác giả và tác phẩm. II. Thân bài: Trình bày và phân tích hệ thống luận điểm sau: * LĐ1: Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài. (LĐ cơ sở, xuất phát) 2 * LĐ2 : Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. * LĐ3 : Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời. * LĐ4 : Vậy, vua sẽ dời đô ra đó. (LĐ chính – kết luận) * Liên hệ thực tế Thăng long – Hà Nội hiện tại III. Kết bài: Khẳng định vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô. ĐỀ 18: I. ĐỌC – HIỂU:
  51. Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 - câu 4): Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ (Trích: Bài học đầu cho con- Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác địnhphương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào? Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. II. TẬP LÀM VĂN Câu 1 : Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2: “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: Phần Câu Nội dung I ĐỌC - HIỂU 1 Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 2 Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ các hình ảnh: Hoa bí(vàng), giậu mồng tơi(hồng tím), đôi bờ dâm bụt(đỏ), hoa sen(trắng tinh khôi). 3 - Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi”: - Xác định chính xác được hai biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: chỉ một(lặp lại hai lần). + So sánh: Quê hương Như là chỉ một mẹ thôi. -Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ: + Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ tạo nhịp điệu nhịp nhàng; nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương.
  52. + So sánh: “Quê hương”với “mẹ”mang ý nghĩa sâu sắc, tác giả muốn nói lên sự thiêng liêng của hình bóng quê hương đối với mỗi người cũng như tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với quê hương. 4 - Nội dung chính của đoạn thơ: Quê hương trong tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân(Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả). II TẬP LÀM VĂN 1 Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Tình yêu quê hương. c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có thể theo hướng sau: - Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc xây dựng quê hương. - Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình đã sinh ra và lớn lên. - Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. - Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương mình. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 2 “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài
  53. năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”(Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. 1.Kĩ năng: - Đảm bảo là một bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. - Trình bày khoa học, chữ viết đẹp. 2.Nội dung: - Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn nhận định. b. Thân bài: - * Giải thích ý kiến: Ý kiến đã khái quát được những đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc, nhất là đặc sắc về mặt nội dung. - Truyện khắc họa thành công số phận, cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh của Lão Hạc. - Thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc - Tấm lòng đồng cảm, thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ. - Những nội dung đó được xây dựng qua tài năng nghệ thuật của tác giả: xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật dựng truyện *Phân tích: - Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. + Cuộc đời và số phận đau thương của người nông dân qua nhân vật lão Hạc (Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con, con trai duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su. Tuổi già sống trong bệnh tật, cô đơn và cái chết thê thảm (ăn bả chó để kết thúc cuộc đời ) + Phẩm chất cao quý của lão Hạc: giàu lòng yêu thương (thương con, thương chó vàng), sống lương thiện, giàu lòng tự trọng
  54. - Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng đồng cảm,thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ. + Nhà văn đứng về phía người nông dân miêu tả một cách chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ. + Đồng cảm, xót xa trước số phận bất hạnh, khổ đau. + Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ. + Bênh vực, đòi quyền sống cho kiếp người nghèo khổ. - Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao: + Thành công ở nghệ thuật dựng truyện, xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, kết thúc truyện đầy ám ảnh. + Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lối kể linh hoạt, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc * Đánh giá: - Khái quát chung về tác phẩm (nghệ thuật, nội dung) nâng lên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo cao cả. - Liên hệ, mở rộng: Có thể liên hệ một số tác phẩm khác cùng đề tài, hoặc các tác phẩm khác của nhà nhà văn. - Khẳng định lại nội dung nhận định. c.Kết bài: - Khẳng định những đóng góp của tác giả và sức sống của tác phẩm. - Cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của người viết về tác phẩm. ĐỀ 19: I. PHẦN ĐỌC-HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
  55. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Qùa tặng cuộc sống) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ? Câu 3: Thông điệp của văn bản trên là gì? Câu 4: Từ thông điệp của văn bản trên, em hãy rút ra bài học có ý nghĩa đối với bản thân. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐỌC- HIỂU Câu Nội dung 1 Phương thúc biểu đạt chính của văn bản: tự sự 2 - Sự bất hạnh và lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã mất, tình cảm rất hồn nhiên và đầy cảm động của em bé đã làm thức tỉnh chàng trai, anh nhận ra rằng mất mẹ là một sự mất mát lớn lao. 3 - Hãy trân trọng những gì gần gũi, đơn giản trong cuộc sống của mỗi người. - Gía trị của một món quà thực sự ý nghĩa không phải chỉ ở vật chất mà chính là sự quan tâm, tấm lòng và tình yêu thương. 4 Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân. Có thể nêu 1 số ý sau: - Tình mẫu tử là thiêng liêng mà mỗi người cần phải trân trọng. - Phải biết yêu thương, quan tâm đến mẹ khi còn có thể. - Nêu những việc làm, hành động cụ thể ĐỀ SỐ 20: I. Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
  56. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? Câu 3. Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì? Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu chuyện trên. Câu 2. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.Sêkhốp) Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- của Nam Cao, em hãy chứng minh. GỢI Ý Phần II. Đọc – hiểu văn bản Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? 1 Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? HS có thể trả lời 1 trong các cách sau: • Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em. 2 • Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em. • Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương. • Các câu trả lời tương tự Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có 3 ý nghĩa gì?