Bộ đề thi thử tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 môn Ngữ văn (Kèm đáp án và thang điểm)

docx 68 trang hoanvuK 07/01/2023 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 môn Ngữ văn (Kèm đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_nam_2021_mon_ngu_v.docx

Nội dung text: Bộ đề thi thử tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 môn Ngữ văn (Kèm đáp án và thang điểm)

  1. ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: "Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt." (Aristotle) Không biết bao nhiêu lần tôi nghe những người trẻ quanh mình than buồn, chán, bảo không biết gì để làm. Và rồi không biết làm gì nên ta giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. Nhưng khi đã đi qua gần hết thời đôi mươi, ngấp nghé ở ngưỡng ba mươi, nhìn lại tôi mới thấy tiếc nuối. Thấy bây giờ cuộc sống có quá nhiều cơ hội, nhiều điều phải làm, nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho ngần ấy thứ. Nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ khác, chắc mình sẽ bớt đi nhiều vật vã gian nan. Ai có trải qua rồi mới hiểu, tuổi trẻ ngắn ngủi biết bao nhiêu. Thời gian một đi là không trở lại. Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian, nhưng rất nhiều người trẻ không biết làm gì có ích với thời gian của họ. Trên thực tế, có rất nhiều điều để làm, khi người ta còn trẻ. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.11, 12) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, những người trẻ thường làm gì để giết thời giờ? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle có tác dụng gì? Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm khi người ta còn trẻ. Câu 2 (5.0 điểm) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng láng vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tâm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng Đứng trên đồi xa nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chân trời. (Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,tr. 38)
  2. Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 Theo đoạn trích, những người trẻ thường giết thời giờ với: những thú 0.75 vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. 3 Tác dụng của việc trích dẫn câu nói của Aristotle trong đoạn trích: 0.75 - Câu nói đang khẳng định rõ thói quen tốt thời trẻ tạo nên khác biệt rất lớn. Điều đó có tác động sâu sắc đến tư duy người đọc. - Dùng câu nói của một nhà triết học tên tuổi nhằm tăng tính thuyết phục cho vấn đề tác giả đang đặt ra. 4 - Học sinh trình bày quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc đồng 1.0 tình một nửa. - Lí giải thuyết phục. II LÀM VĂN 7.0 Câu 1: Viết đoạn văn về những điều cần làm người ta còn trẻ. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn 0.25 theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần làm khi còn trẻ. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận 1.0 phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nững điều cần làm khi còn trẻ. Có thể triển khai theo hướng: - Đầu tư cho sức khỏe; - Đầu tư cho học tập, nâng cao trình độ qua việc đi học ở trường, đọc sách, học trực tuyến thêm trên mạng, ; - Rèn kĩ năng sống qua các tổ chức cộng đồng, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, thiện nguyện, làm thêm ; - Tự học một môn nghệ thuật / thể thao mà mình đam mê; - Đi du lịch d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.25 mới mẻ. Câu 2: Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn trích. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích.
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5 *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và đoạn trích. 2.5 * Cảm nhận hình tượng cây xà nu: - Nghĩa tả thực: Cây xà nu là cây thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên, mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt. - Sự sống của cây trong tư thế đối mặt với cái chết, sự sinh tồn đang đứng trước mối đe doạ của diệt vong. - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt mà không đại bác nào có thể huỷ diệt được (cạnh một cây ngã gục có 4, 5 cây con mọc lên hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng; ) * Nghĩa biểu tượng: - Cánh rừng xà nu bị tàn phá dưới tầm đại bác của giặc trở thành biểu tượng cho những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man. - Sức sống mãnh liệt, bất diệt của cây xà nu biểu tượng cho tinh thần bất khuất, 0,5 kiên cường của dân làng Xô Man, thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế tiếp tục chiến đấu chống lại kẻ thù. - Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời biểu tượng cho dân làng Xô Man yêu tự do, trung thành với ánh sáng lí tưởng của Đảng. - Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, miêu tả sinh động, * Đánh giá chung: - Hình tượng cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của dân làng Xô Man nói riêng, nhân dân Tây Nguyên nói chung trong chiến tranh cách mạng. - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu- một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc- tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. d. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU. (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: (1) Sự thành công cũng như một hạt giống khi nẩy mầm, phải trải qua bao ngày thăng trầm chịu nắng nóng giá lạnh, phải lột bỏ lớp vỏ ngoài cũ kĩ – chính là những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ - mới có thể bén rễ vào niềm tin ở chính hoài bão của mình, trở nên vững chãi hơn bao giờ hết trước mọi thử thách. Và cuối cùng là được tưởng thưởng. Vào một ngày nào đó, khi hạt mầm bật lên từ lòng đất, nó sẽ được sưởi ấm và đâm chồi tốt tươi. (2) Quá trình trên cũng tương tự như hành trình tiến về phía trước của bạn. Sau những nỗ lực, bạn biết rằng mình đã sẵn sàng để tạo ra một sự khác biệt, cho cuộc sống quanh mình.
  4. Điều quan trọng nhất trên đời chúng ta có thể làm là hiểu rõ mục đích của mình và giải phóng mọi khả năng tiềm tàng của bản thân để có thể ươm mầm những hạt giống tốt – những hạt giống của hi vọng, tình yêu, niềm tin và lòng can đảm. (Trích Thay thái độ đổi cuộc đời, Jeff Keller, NXB Tổng hợp TP HCM, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2: Nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn (1). Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Sau những nỗ lực, bạn biết rằng mình đã sẵn sàng để tạo ra một sự khác biệt, cho cuộc sống quanh mình ? Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Điều quan trọng nhất trên đời chúng ta có thể làm là hiểu rõ mục đích của mình và giải phóng mọi khả năng tiềm tàng của bản thân để có thể ươm mầm những hạt giống tốt – những hạt giống của hi vọng, tình yêu, niềm tin và lòng can đảm không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN. (7.0 điểm) Câu 1: Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc làm thế nào để ươm mầm những hạt giống tốt trong tâm hồn? Câu 2: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng (Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội) Hết ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Nội dung Điểm Đọc 1 Phong cách ngôn ngữ chính luận/Phong cách chính luận 0.5 hiểu 2 - Phép so sánh: Sự thành công cũng như hạt giống nảy mầm 0.75 - Tác dụng: Gợi suy nghĩ và liên tưởng cho người đọc về sự thành công trong cuộc sống – phải trải qua nhiều thử thách (chịu nắng nóng giá lạnh, lột bỏ lớp vỏ cũ kĩ ). Phép so sánh khiến cách diễn đạt giàu hình ảnh, cảm xúc, gây ấn tượng.
  5. 3 Thí sinh có thể nêu ra cách hiểu của bản thân, song phải hợp lí và thể hiện 0.75 được các ý sau: - Nỗ lực của mỗi người sẽ giúp họ phát huy được năng lực, sở trường, khẳng định được bản thân và gặt hái kết quả tốt đẹp. - Những nỗ lực sẽ giúp con người thể hiện cái khác biệt của mình, không chỉ đem lại thành tựu cho bản thân mà còn cho cuộc sống. - Khuyên mỗi người phải nỗ lực để tạo ra giá trị. 4 Thí sinh được tự do lựa chọn quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ đồng 1.0 tình một nửa nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Làm 1 Viết đoạn văn 200 chữ để bàn về việc làm thế nào để “ươm mầm những 2.0 văn hạt giống tốt” trong tâm hồn a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn 0.25 văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm thế nào để ươm mầm những hạt 0.25 giống tốt trong tâm hồn c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng để triển khai nhưng 1.0 cần bám sát vấn đề để giải quyết đúng trọng tâm và thuyết phục. Có thể triển khai theo ý sau: - Việc “ươm mầm những hạt giống tốt” trong tâm hồn rất quan trọng đối với mọi người, vì sẽ khiến ta luôn lạc quan, mạnh mẽ, yêu đời và sống tốt, sống tử tế - Để “ươm mầm những hạt giống tốt” cho tâm hồn, chúng ta cần làm giàu vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm để thấy sự phong phú của cuộc sống - “Ươm ầm những hạt giống tốt” cho tâm hồn còn là biết phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, cái nên làm và cái không nên làm để luôn hướng đến suy nghĩ và hành động đẹp. - “Ươm mầm những hạt giống tốt” còn là việc bồi dưỡng những cảm xúc đẹp, tình yêu thương để từ đó biết sẻ chia, gắn kết với mọi người, với cuộc sống d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận. 2 Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích: “Làng ở trong tầm đại 5.0 bác của đồn giặc .ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng” a) Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh: có đầy đủ bố cục 3 0.25 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích. 0.5
  6. c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng triển khai vấn đề 3.5 nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết đúng trọng tâm. Cần đáp ứng những nội dung sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà nu và vị trí 0.5 đoạn trích. 2.5 * Phân tích hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích: - Rừng xà nu xuất hiện trong bối cảnh chiến tranh ác liệt và có số phận gắn với những đau thương của làng Xô-man. - Rừng xà nu chịu nhiều thương tích do bom đạn của kẻ thù (không có cây nào không bị thương, có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ rào rào như một trận bão, năm mười hôm thì cây chết); Gợi lên những đau thương mất mát của dân làng Xô Man dưới sự khủng bố ác liệt của chế độ Mĩ-Diệm - Rừng xà nu mang những phẩm chất đặc biệt: loài cây khát khao ánh sáng và luôn muốn vươn cao; có sức sống dẻo dai, bền bỉ, mãnh liệt (ham ánh sáng mặt trời; phóng lên rất nhanh; sinh sôi nảy nở khoẻ; ngọn xanh rờn, 0.5 hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; có những cây vượt lên được, cao hơn đầu người, cành lá sum sê; đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng; chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã ) - Rừng xà nu mang vẻ đẹp hùng tráng, là tấm khiên vững chãi “che chở cho làng”. *Đánh giá chung: - Nghệ thuật: sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh), lối miêu tả chi tiết, đầy sức gợi và lớp ngôn ngữ giàu tính tạo hình. - Hình tượng rừng xà nu không chỉ được miêu tả ở hình ảnh hiện thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gắn liền với hình tượng các nhân vật trong tác phẩm. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: Bài làm có sáng tạo trong cách thức trình bày hoặc có cách nhìn 0.5 mới mẻ, thuyết phục về nội dung tư tưởng. ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston Churchill đã
  7. nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi 4ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”. (Cuộc sống không giới hạn,NXB Văn Học, Nick Vujicic, chương VII, trang 236) Câu 1. Xác định hương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? Câu 2. Trong văn bản, tác giả đưa ra quan niệm như thế nào về cuộc sống? Câu 3 Anh/ chị hiểu nghĩa của từ “vấp ngã” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vấn đề cần phải làm gì để đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2.(5.0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ” Cảm nhận của anh/chị về hình tượng đất nước trong đoạn thơ trên. (Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.120) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN CÂU ĐIỂM Đọc hiểu Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 Câu 2 - Nghĩa của từ “ vấp ngã” được nói đến trong văn bản là 0.5 những sai lầm , thất bại mà con người có thể gặp trong cuộc sống Tác giả đưa ra quan niệm về cuộc sống: Cuộc sống là một Câu 3 quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi 1.0 tìm ra một cách thích hợp Câu 4 Quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên: Học sinh có thể trả 1.0 lời bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức của người Việt và lập luận thuyết phục hợp lí
  8. àm văn Câu 1 a.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: 0.25 Thí sinh có thể trình bày đọn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm thế nào để đứng 0.25 dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những nội dung chính sau: - Giải thích + Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở 0.25 ngại khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu là thất bại. + đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống là việc cần thiết quan trọng để kiến tao thành công -Bàn luận: cần phải làm gì để đứng dậy sau vấp ngã: + Cần phải có ý thức đứng dậy sau vấp ngã, biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm và tiếp tục cố gắng nổ lực + Cần có ý chí, nghị lực vươn lên sau những lần thất bại; 0.75 không bị hoàn cảnh khuất phục, không hèn nhát và yếu đuối. + Trách nhiệm của mỗi học sinh là học tập thật tốt, trau dồi nhân cách, bồi đắp tâm hồn để trở thành những con người có đủ năng lực để vượt qua những sai lầm , thất bại và kiến tạo thành công cho bản thân d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được 0.25 vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về hình tượng đất nước trong đoạn thơ 0,25 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dân chứng; đảm bảo các yêu cầu 0.25 sau: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát ngắn gọn về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân) và nội dung chính của đoạn 0.25 trích. Cảm nhận về đoạn thơ: * Về nội dung: Thời điểm ra đời của đất nước: thời gian có từ rất lâu, rất sớm và rất khó xác định 0.25 => Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo đã có từ rất lâu đời. Câu 2 Phạm vi tồn tại của đất nước: trong đời sống văn hóa 0.5 bình dị, gần gũi, thân thiết của người dân, mỗi gia đình - Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời
  9. của dân tộc: - Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với cuộc trường 2.5 chinh không nghỉ ngơi của con người: - Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung. (Gừng cay, muối mặn: -> Lối sồng thủy chung, đậm tình nghĩa.) Quá trình vận động của đất nước: sự tiếp nối liên tục, chưa bao giờ đứt quãng ( đã có rồi, ngày xửa ngày xưa, có trong, bắ đầu, lớn lên, có từ ngày đó) * Về nghệ thuật: - Hình ảnh, từ ngữ giàu sức liên tưởng, gợi cảm. - Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian - Từ ngữ “Đất Nước” được viết hoa, được lặp đi lặp lại nhiều lần + Thể thơ tự do + Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như lời trò chuyện kể về cội nguồn của Đất Nước + Sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, giữa suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Đánh giá hình tượng đất nước được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ: 0.5 + Hình tượng Đất Nước được xây dựng trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm + Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tòi khám phá mới mẻ của nhà thơ về hình tượng Đất Nước d.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e.Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0.5 về vấn đề nghị luận ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 4 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: DÙ NĂM DÙ THÁNG Anh hái cành phù dung trắng Cho em niềm vui cầm tay Màu hoa như màu ánh nắng Buổi chiều chợt tím không hay Nhìn hoa bâng khuâng anh nói Mới thôi mà đã một ngày. Ruộng cấy ta mong cơn mưa Ruộng gặt ta mong ngọn nắng Chăm lo cánh đồng tình yêu
  10. Anh đếm từng vầng trăng sáng Thiết tha anh nói cùng trăng Mới thôi đã tròn một tháng. Mùa xuân lên đồi cỏ thơm Mùa hạ nhìn trời mây khói Mây tím chân cầu tím núi Đông xa ngày trắng mưa dầm Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói Mới thôi mà đã một năm. Thực hiện các yêu cầu: Dù năm dù tháng em ơi Tim anh chỉ đập một đời Nhưng trái tim mang vĩnh cửu Trong từng giọt máu đỏ tươi. (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Tìm những hình ảnh được tác giả sử dụng để thể hiện sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian. Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của phép điệp được sử dụng trong bốn khổ thơ đầu. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về quan niệm của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ Dù năm dù tháng em ơi/ Tim anh chỉ đập một đời/ Nhưng trái tim mang vĩnh cửu/ Trong từng giọt máu đỏ tươi II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách vượt qua giới hạn của thời gian. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích sau: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. `(Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 38) Hết
  11. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định được phương thức biểu đạt biểu cảm như đáp án đạt điểm tối đa. 2 Những hình ảnh thể hiện sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian: cành phù 0,75 dung trắng, vầng trăng sáng, cỏ thơm mùa xuân, mây khói mùa hạ, mưa trắng ngày đông, một ngày trắng tóc. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 04 đến 05 hình ảnh được 0.5 điểm. - Trả lời được 02 đến 03 hình ảnh được 0.25 điểm 3 Hiệu quả của phép điệp: 0,75 - Nhấn mạnh sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian cùng tâm trạng ngỡ ngàng, tiếc nuối của tác giả. - Góp phần tạo giọng điệu ngậm ngùi cho bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0.75 điểm - Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Lưu ý: Học sinh trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương với Đáp án vẫn cho điểm tối đa. 4 Nhận xét về quan niệm của tác giả: 1,0 Quan niệm tích cực, đầy tính nhân văn - không ai có thể làm chậm lại bước đi của thời gian, nhưng mỗi người có thể đi cùng và lưu dấu vào dòng thời gian vĩnh cửu bằng giọt máu đỏ tươi từ trái tim - bằng tình yêu thương. Đó chính là cách giúp con người vượt qua giới hạn của năm tháng. Hướng dẫn chấm: - Trả lời y đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được ½ yêu cầu trong đáp án: 0.5 điểm - Lưu ý: Học sinh trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương với Đáp án vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ 2,0 của anh/chị về cách vượt qua giới hạn của thời gian. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cách vượt qua giới hạn của thời gian.
  12. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải tập trung bàn luận về cách vượt qua giới hạn của thời gian. Có thể trình bày theo các hướng sau: - Dòng chảy của thời gian mang tính chất quy luật. Năm tháng trôi nhanh, đời người ngắn ngủi. Do đó, cần có cách nhìn tích cực và nỗ lực vượt qua giới hạn của thời gian. - Cần nhận thức được sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, từ đó có ý thức quý trọng từng phút giây, sử dụng quỹ thời gian một cách hữu ích, ý nghĩa. - Nỗ lực sống hết mình, sống say mê và mãnh liệt trong từng phút giây; mở lòng yêu thương, gìn giữ những thời khắc đẹp trong cuộc đời Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm - 0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2 Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà 0,5 nu, đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
  13. * Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu: - Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, đau thương: mỗi ngày hai lần hứng chịu 2,0 đạn đại bác , hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. - Sức sống kiên cường, mãnh liệt; vẻ đẹp hùng tráng: + Khao khát sống, háo hức vươn lên tiếp nhận ánh sáng với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi Trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. + Sức sống bất diệt, phi thường Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn ; tinh thần bất khuất, quật khởi Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. + Kiêu hãnh, quả cảm đứng đầu trong bão táp chiến tranh: ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng 0.5 - Hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích được khắc họa với lớp ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, phép liên tưởng ứng chiếu song hành cùng giọng văn thấm đẫm chất thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm * Đánh giá: 0,5 - Hình tượng rừng xà nu tượng trưng cho số phận đau thương, những phẩm chất đẹp đẽ, cao thượng và cuộc chiến đấu hào hùng, oanh liệt của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. - Hình tượng rừng xà nu hùng vĩ, thơ mộng với sức sống kì diệu đã bộc lộ niềm say mê, ngưỡng mộ, tình yêu, niềm tin của nhà văn vào sức sống trường tồn, mãnh liệt của thiên nhiên và con người; đồng thời, tạo nên màu sắc sử thi và sự bay bổng cho tác phẩm, thể hiện tài văn của Nguyễn Trung Thành. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn
  14. ĐỀ SỐ 5 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt Bom ném lên cao những đường tàu gẫy nát Những bàn ghế những lá thứ những cánh tay người Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động Dưới vầng trăng tê dại nỗi kinh hoàng Bom xé trời, mặt đất chao nghiêng Vụt mở hoác những vực sâu khủng khiếp Ngực nghẹn lại không còn khóc được Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm Thương ga xưa đã sập tan tành Thương những chuyến lên đường xưa đã chết Nỗi bất lực cứa lòng muôn kính nát Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường Đứa trẻ nhà ai bỗng khóc thét lên Ôm chầm lấy anh dưới cầu thang tối Đừng sợ, bé em ơi, đừng sợ hãi Chúng ta cần phải sống Làm chứng nhân tấn kịch thảm thê này. B52 suốt đêm gầm rít Bom giết cụ già và trẻ nhỏ suốt đêm Thành phố thân yêu không nhỏ bé như em Để anh ôm trong vòng tay che chở (Trích Ghi vội một đêm 1972, Lưu Quang Vũ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2: Tìm những từ/ cụm từ diễn tả thái độ, cảm xúc của con người trước sự hủy diệt của chiến tranh? (0.5 điểm) Câu 3: Nêu tác dụng của phép điệp trong những câu thơ: “Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm/ Thương ga xưa đã sập tan tành/Thương những chuyến lên đường xưa đã chết” (1.0 điểm) Câu 4: Một thông điệp anh chị nhận được từ hai câu thơ: “Đừng sợ, bé em ơi, đừng sợ hãi/ Chúng ta cần phải sống” (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ tấn thảm kịch trong chiến tranh được tái hiện trong đoạn trích phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Câu 2 (5,0 điểm) Ngày tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà, cảm xúc của Mị được Tô Hoài miêu tả như sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe
  15. tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 8) Phân tích số phận và sức sống của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Hết ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu cảm: không cho điểm. 2 Những từ/ cụm từ diễn tả thái độ, cảm xúc của con người trước sự hủy 0,5 diệt của chiến tranh: hoảng hốt, rợn mình, đứng lặng, tê dại, kinh hoàng, ngực nghẹn, thương, bất lực, lặng lẽ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng ít nhất 3 từ/ cụm từ ở đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời ít hơn 3 từ/ cụm từ : không cho điểm. - Mỗi từ/ cụm từ sai trừ đi 0,25 điểm. 3 Tác dụng của phép điệp trong những câu thơ: “Thương mọi người cơ 1,0 cực mấy mươi năm/ Thương ga xưa đã sập tan tành/Thương những chuyến lên đường xưa đã chết” - Tạo âm hưởng dồn dập cho đoạn thơ - Nhấn mạnh sự trào dâng cảm xúc thương xót trước cảnh đất nước và con người bị chiến tranh hủy diệt tàn khốc. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. 4 Mỗi HS có thể rút ra một thông nhưng phải có cơ sở lí giải hợp lí, thuyết 1.0 phục. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được thông điệp: 0,5 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục: 0,5 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ tấn thảm kịch trong chiến tranh được tái hiện trong đoạn trích 2,0 phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
  16. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải nhận thức rõ ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Có thể theo hướng sau: - Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trọn vẹn nhất, đất nước mới có thể phát triển toàn diện, thế giới mới có thể gắn kết hòa bình là trạng thái, tâm thế sống thăng hoa nhất, nhân bản nhất của nhân loại. - Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của nhân loại. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta - Nhân loại đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho cả thế giới. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích đoạn trích về cảm xúc của Mị khi bị A sử trói, nêu rõ cảm 5,0 nhận của anh/chị về số phận và sức sống của nhân vật Mị a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Số phận và sức sống của nhân vật Mị Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
  17. * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn thơ (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích đoạn trích và nêu được cảm nhận về số phận và sức sống 2,5 của nhân vật Mị - Vẻ đẹp của đoạn trích là khả năng miêu tả số phận của nhân vật Mị, số phận con dâu gạt nợ bị cầm tù, bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần, chịu áp bức của cả tập quyền, thần quyền và cường quyền. Là số phận nô lệ - súc nô vô thời hạn vậy nên ước muốn đi chơi bị chặn đường, sức sống vừa mới hồi sinh đã bị bóp nghẹt bắt phải quay trở về thân phận trâu ngựa, thậm chí không bằng trâu ngựa số phận Mị là hiện thân cho số phận của những người đàn bà vùng cao dưới sự thống trị tàn bạo của phong kiến chúa đất. - Gía trị đoạn trích còn là khả năng phát hiện sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị nên kể cả khi bị trói vẫn không biết mình bị trói. vẫn vùng bước đi, vẫn nghe tiếng sáo sức sống tiềm tàng ấy nói lên vẻ đẹp của khát vọng tự do, hạnh phúc trong tâm hồn những người phụ nữ miền núi. - Với ngòi bút miêu tả tinh tế sâu sắc, lối trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình Tô Hoài thành công khi đưa đến cho người đọc đoạn văn miêu tả cảm xúc của Mị trong hoàn cảnh đặc biệt để hiểu hơn về số phận và sức sống của nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn văn thể hiện rõ sự am hiểu về phong tục, tập quán cũng như biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài. - Đoạn trích vừa thể hiện số phận đau khổ vừa trân trọng sức sống của người dân lao động miền núi đồng thời tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân. Đó cũng là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  18. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 6 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời. Một người khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và vui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi. Mà ngay khi đời sống chưa mấy ổn định, ta vẫn có thể hạnh phúc vì thấy mình còn may mắn giữ được thân mạng này. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào ( ) Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiền chứ có bao giờ đủ!. (Hạnh phúc, trích trong Hiểu về trái tim – Minh Niệm) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Tìm từ / cụm từ trong đoạn trích thể hiện quan niệm của người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc ? Câu 3. Qua đoạn trích, tác giả muốn phê phán loại quan niệm nào về hạnh phúc? Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: "không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm" không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về vấn đề: cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc?
  19. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ qua đoạn trích sau: Bà lão đặt bát đũa xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm lấy cái môi vừa khuấy vừa cười: - Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm lấy cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả: - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy. (Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 31) -Hết- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thao tác lập luận chính: bình luận 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng thao tác bình luận: không cho điểm. 2 Từ / cụm từ trong đoạn trích thể hiện quan niệm của người khôn ngoan 0,5 trong việc tìm kiếm hạnh phúc: không cần chạy thục mạng đến tương lai, khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có, không cần quá nhiều tiện nghi, sống bình an và vui vẻ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng 2 từ/cụm từ: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng 1 từ/ cụm từ: trừ 0.25 điểm. 3 Hướng dẫn chấm: 1,0 Qua đoạn trích, tác giả muốn phê phán: những người không ý thức được giá trị của những gì mình đang có, luôn chạy theo để tìm kiếm một thứ hạnh phúc không thật ở tương lai. - Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. 4 HS có thể đồng tình, không đồng tình nhưng phải giải thích hợp lí, 1.0 thuyết phục. - Đồng tình, vì nếu chúng ta không bằng lòng với những gì đang có bây giờ, thì một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ không còn thỏa mãn với những thứ đạt được ở tương lai. Do vậy, cuộc tìm kiếm hạnh phúc sẽ là một cuộc rượt đuổi bất tận. - Không đồng tình, vì con người cho dù sống trong hiện tại nhưng vẫn phải tin tưởng những điều tốt đẹp sẽ đến ở tương lai, có như vậy chúng ta mới nỗ lực cố gắng để cuộc sống ngày càng hoàn thiện hơn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu sự lựa chọn: 0,25 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục: 0,75 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi sau: quan niệm 2,0 của anh (chị) về vấn đề: cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc?
  20. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:cần làm gì để có cuộc sống hạnh 0,25 phúc? c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc? Có thể theo hướng sau: - Bằng lòng với những gì mình đang có - Cháy hết mình với đam mê của bản thân - Sống biết sẻ chia, yêu thương người khác Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ qua đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ qua đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5
  21. * Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ qua đoạn trích 2,5 -Niềm vui nỗi buồn của bà cụ Tứ đều xoay quanh cuộc sống của con. - Lời nói, thái độ, hành động của bà là vì hạnh phúc của con: + Bà đã cố gắng xoay xở, chắt chiu để có được nồi cháo cám giữa nạn đói thảm khốc, khi mà “xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn”. + Bà đã tự vực dậy tinh thần của chính mình, trở nên hoạt bát vui vẻ để cổ vũ, truyền niềm tin, niềm hy vọng giúp các con vượt qua nạn đói: . Bà vui vẻ khi vào bếp bưng nồi cháo cám . Khi bưng nồi cháo cám lên, bà vừa khuấy vừa cười . Khi múc cho Tràng, bà vẫn tươi cười đon đả . Lời nói của bà với Tràng, vừa là lời giới thiệu, vừa là lời thanh minh, đồng thời cũng là lời động viên để cho các con ăn không cảm thấy buồn tủi trong bữa cơm ngày đói. => Ở bà cụ Tứ, ta thấy hình ảnh một người mẹ lam lũ vất vả nhưng giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh. Đó cũng là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam nói chung Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn trích đã tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: giàu lòng yêu thương, giàu đức hy sinh, niềm tin, niềm lạc quan tin vào tương lai tươi sáng, dành cả cuộc đời để lo cho con cái, làm tất cả chỉ vì mong muốn hạnh phúc sẽ đến với con mình. - Qua đó, nhà văn đã truyền tải đến người đọc những thông điệp sâu sắc: + Cuộc đời dù có lúc khó khăn, thậm chí nghiệt ngã, nhưng chính tình thương yêu sẽ cho con người sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh. + Không có thứ tình yêu nào cao thượng hơn, bao la hơn tình yêu của người mẹ dành cho con cái. + Hoàn cảnh dù có thảm khốc đến đâu vẫn không thể hủy diệt được những giá trị đạo đức tốt đẹp ở con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  22. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc trong sáng tác của nhà văn Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ rang. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 7 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.” (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Câu 1. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau: Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà Câu 3. Anh/ chị hãy nêu một biểu hiện của người có bản lĩnh mà anh/ chị thấy trong cuộc sống Câu 4. Anh/ chị có cho rằng: dám nghĩ, dám làm là người có bản lĩnh không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về điều bản thân cần làm để trở thành người có bản lĩnh. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Em trong đoạn thơ dưới đây: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế
  23. Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 1 Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt 0.5 2 - Tăng sức gợi hình, gợi cảm. 0.5 - Nhấn mạnh, khẳng định hậu quả của thiếu phương pháp trong việc I thực hiện mục tiêu. 3 - Nêu 1 biểu hiện hợp lí. - Ví dụ: Khi gặp một sự việc không như mong muốn, luôn bình tĩnh 1.0 xem xét vấn đề ở góc độ tích cực để giải quyết, không dễ dàng buông xuôi, dám đấu tranh với cái ác, cái xấu 4 Thí sinh bộc lộ quan điểm của mình, nhưng có lí giải hợp lí. 1.0 Gợi ý: - Đồng ý. Vì: + Dám nghĩ dám làm vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. + Giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. + Dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới. + Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm. - Không đồng ý. Vì: + Không dám nghĩ, dám làm, sẽ không đủ tự tin, không đạt được thành công. + Thiếu bản lĩnh sẽ thành người nhu nhược, hay dựa dẫm. + Có hành vi lệch lạc, không đúng chuẩn mực đạo đức LÀM VĂN 7.0 1 Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về điều bản thân cần 2.0 làm để trở thành người có bản lĩnh a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Thái độ sống của bản thân để thành công trong cuộc sống.
  24. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ việc lựa chọn thái độ sống của bản thân để thành công trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: – Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. - Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống,từ II đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. – Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được những điều cần làm. – Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh, họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác – Ý thức được bản thân cần có bản lĩnh trong cuộc sống và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2. 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Em trong đoạn thơ Sóng 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Em c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 0,5 - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là thơ nữ hiện đại hiếm hoi xuất hiện nổi bật trên thị đàn văn học thời kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biến, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa Thơ chị luôn ăm ắp những cảm xúc, những cung bậc tình cảm, nhiều lo âu và luôn da diết cho những khát vọng đời thường như chính tính cách con người chị vậy. - Và Sóng, có lẽ cǜng được viết ra trong những ăm ắp của cung bậc cảm xúc như thế. Thi phẩm được sáng tác tại của biển Diêm Điềm, khi nhà thơ đã từng trải qua những đau đớn, đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
  25. 2. Phân tích cuộc hành trình đi tìm tình yêu đích cảm nhận thức: “Sông không hiểu nổi mình 1,5 Sóng tìm ra tận bể” + Sống trong tương quan với biển là một không gian nhỏ hẹp, chật chội, đầy tù túng. Người con gái Xuân Quỳnh đã khéo léo mượn hình ảnh sóng từ bỏ lòng sông chật hẹp để đến với đại dương mênh mông để nói lên cái khát vọng được hướng tới tình yêu tuyệt đích vô biên. Đó là thứ tình yêu chân chính đầy sự bao dung dung, vị tha thấu hiểu sẻ chia. + Có thể thấy, ngay trong khổ thơ đầu tiên này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu. Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “tìm ra tận bế”, đến với cái cao rộng, cải lớn lao để tìm câu trả lời. Đặc biệt cụm từ “tìm ra tận” là tìm đến tận cùng, là quyết tâm thật mạnh mẽ, quyết liệt, sẽ đi đến cùng, để tìm đến nơi được vẫy vùng, được sống là mình, được thấu hiểu. 1,5 - Vẻ đẹp hiện đại: khát vọng tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hội trong ngực trẻ”. + Từ cảm thán “ôi”: Như tiếng lòng, như lời thốt lên đầy da diết, thổn thức. Đó là tiếng lòng của người con gái đang khao khát về tình yêu. Tình yêu cǜng như những con sóng, chẳng bao giờ yên bình, êm ả mà đầy những thăng trầm. Chính vì điều đó mà tình yêu còn tồn tại mãi + Tuổi trẻ sinh ra là để yêu, và tình yêu có vị trí đặc biệt cho riêng tuổi trẻ. Tình yêu đến bên ta như những con sóng nhỏ vỗ vào hồn để tim ta bồi hồi trong lồng ngực, để tâm hồn ta trào dâng bao “khát vọng” cồn cào. - Trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong trái tim người con
  26. gái đáng yêu. . “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” + Hình ảnh sống hiện ra với nhiều đối cực khác nhau. Đây là những biểu hiện thường thấy ở những con sóng gợi lên những nét tương động với người con gái khi yêu lúc thì dịu dàng đằm thắm, lúc thì mạnh mẽ dữ dội. Dù cho người phụ nữ có mang bao nhiêu nét đẹp hiện đại thì dường như cǜng có những nét trạng thái không bao giờ đổi thay trong trái tim yêu. +Tính khí của người con gái khi yêu là vậy, nó vốn mang trong mình nhiều đối cực mâu thuẫn nhưng đó lại là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả đều là biểu hiện của một trái tim chân thành mãnh liệt. * Bàn luận, đánh giá - Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn đánh giá trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền chung thủy. - Qua hình tượng sóng, tác giả phác họa được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cǜng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc; dù có phấp phòng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu * Nghệ thuật: - Sử dụng nghệ thuật tương phản - Nghệ thuật nhân hóa - Hình ảnh ẩn dụ - Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, giàu sức gợi d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 8 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: “Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu cho sự bất hạnh. Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và có cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là sự có sẵn . “Nhà” là phần cứng , còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mền. Vậy cho nên , sự bình yên là thứ phải được thiết lập , và vì thế, có thể tái thiết lập. Bằng một nụ cười xoa dịu , bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẻ chia, bằng cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và mong mỏi quay về.
  27. Thực hiện các yêu cầu sau: (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.15) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, chúng ta phải làm gì để thiết lập sự bình yên cho gia đình? Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn” ? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Tôi tin rằng , mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và có cả sự bình yên không ? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm để gia đình luôn được bình yên. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích sau: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự , vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con những lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt biết rằng chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngẩng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ , bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng , nhẹ nhàng bảo với “nàng dâu mới” -Ừ, thôi thì các con phải duyên, phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng. Tràng thở phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn khẽ ho một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời. - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng mày liệu mà bảo ban nhau làm ăn. Rồi ra may ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,tr. 28, 29) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 Theo đoạn trích, chúng ta phải: Bằng một nụ cười xoa dịu, một câu 0.75 nói vị tha, sự yêu thương nhẫn nhịn, trái tim sẻ chia, nắm tay thấu hiểu, giọt nước mắt, để thiết lập sự bình yên.
  28. 3 Tác giả cho rằng “sự bình yên không phải có sẵn”, bởi sự bình yên, 0.75 niềm vui, hạnh phúc chỉ được tạo ra khi các thành viên trong gia đình có sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu, thông cảm với những vui buồn trong cuộc sống của nhau. 4 - Học sinh trình bày quan điểm đồng tình/ không đồng tình hoặc đồng 1.0 tình một nửa. - Lí giải hợp lý, thuyết phục. II LÀM VĂN 7.0 Câu 1: Viết đoạn văn về những điều cần làm để gia đình bình yên 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn 0.25 văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần làm để gia đình bình 0.25 yên. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận 1.0 phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nững điều cần làm để gia đình bình bình yên. Có thể triển khai theo hướng: - Mỗi người cần có ý thức xây dựng chốn bình yên cho mình, cần phải biết yêu thương, sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu, đùm bọc lẫn nhau, cần nâng niu trân trọng, giữ gìn hạnh phúc. - Cần ý thức mình là thành viên quan trọng của gia đình trong việc thiết lập sự bình yên. - Cần sống có trách nhiệm, giàu lòng nhân ái, đề cao và bảo vệ chốn bình yên của mình. - Học tập, phấn đấu để tạo niềm vui, niềm tự hào cho mái ấm bình yên. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.25 mới mẻ. Câu 2: Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 Tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích.
  29. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5 * Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”và đoạn trích 2.5 * Nội dung: Tâm trạng bà cụ Tứ được thể hiện trong đoạn trích: - Ai oán xót thương cho số kiếp của Tràng; tủi thân, xót phận cho chính mình. - Thấu hiểu, đồng cảm cho cảnh ngộ của của người vợ nhặt; - Mừng vui khi Tràng có vợ; khuyên bảo, an ủi, động viên và gieo rắc niềm tin, sự lạc quan cho vợ chồng Tràng. * Nghệ thuật: miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo; ngôn ngữ độc thoại nội tâm chân thực, tinh tế; sử dụng hiệu quả thành ngữ, câu nói dân gian; lối kể chuyện hấp dẫn; xây dựng tình huống truyện độc đáo * Đánh giá chung: 0,5 - Qua tâm trạng bà cụ Tứ, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của một người mẹ: yêu thương con sâu sắc; có tấm lòng nhân hậu, bao dung, vị tha. - Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, thấy được: giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm; góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; khẳng định tài năng cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo của Kim Lân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0 Lưu ý chung: Dưới đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm. ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 9 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Cách đi đứng, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc của bạn đều phản ánh cách nghĩ của chính bạn. Một hình dạng bề ngoài nhếch nhác, luộm thuộm là sự thể hiện ra bên ngoài của một suy nghĩ cẩu thả, hời hợt; trong khi một dáng đi quả quyết, đầu ngẩng cao là biểu hiện của một sức mạnh tiềm ẩn và một sự tự tin lớn vào bản thân. Bạn là sản phẩm của chính ý nghĩ của bạn. Bạn tin bạn là người như thế nào, bạn sẽ là như thế ấy. Ý nghĩ là nguồn gốc của mọi thành công, mọi phát minh và khám phá, mọi của cải vật chất và tất cả các thành tựu của nhân loại. Không có ý nghĩ sẽ không có thuốc men, không có những viện bảo tàng, công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, không có những vở kịch và những tác phẩm vĩ đại, cũng không có cả những tiện nghi vật chất hiện đại cho chúng ta hôm nay – và thực tế là, cũng không có sự tiến bộ qua các chế độ xã hội từ thời sơ khai của con người. Ý nghĩ của bạn – hay lực chi phối – quyết định tính cách, nghề nghiệp và toàn bộ cuộc sống hàng ngày của bạn. Một nhà hiền triết nào đó nói rằng: “Ý nghĩ làm con người mạnh mẽ hơn hay hủy hoại anh ta”. Và khi bạn nhận ra rằng không một hành động hay phản ứng nào, bất kể tốt hay xấu, mà không bắt nguồn từ một ý nghĩ, thì khi đó bạn mới thấy rằng câu
  30. ngạn ngữ “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay câu nói của Shakespeare “Không có gì tốt hoặc xấu; tốt, xấu nằm ở suy nghĩ của con người mà thôi” mới khôn ngoan làm sao !”. (Trích “Sức mạnh niềm tin” – Claude M. Bristol – Vương Bảo Long dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản. (0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, những biểu hiện nào phản ánh cách nghĩ của mỗi người ?(0,5 điểm) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: Ý nghĩ làm con người mạnh mẽ hơn hay hủy hoại anh ta” (1,0 điểm) Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Không có gì tốt hoặc xấu; tốt, xấu nằm ở suy nghĩ của con người mà thôi” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Suy nghĩ làm nên con người bạn. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của cây xà nu trong đoạn trích: Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thắng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng ( ) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tầm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng (Trích Rừng xà nu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.38) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Nội dung Điểm Đọc 1 Phương thức biểu đạt nghị luận/phương thức nghị luận 0.5 hiểu 2 Những biểu hiện nào phản ánh cách nghĩ của mỗi người: Cách đi đứng, 0.5 lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc 3 Câu văn: Ý nghĩ làm con người mạnh mẽ hơn hay hủy hoại anh ta được 1.0 hiểu là: - Khi một con người có suy nghĩ tích cực, suy nghĩ đó sẽ tạo ra niềm tin, truyền động lực để anh ta trở nên mạnh mẽ. - Ngược lại, khi một người có suy nghĩ tiêu cực thì đó sẽ trở thành chướng ngại, trì kéo anh ta, làm cho anh ta rơi vào trạng thái tự ti, yếm thế và cuối cùng dẫn đến thất bại. 4 Thí sinh được tự do lựa chọn quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ đồng 1.0 tình một nửa nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.Sau đây là gợi ý: + Thế giới xung quanh được nhìn nhận và đánh giá theo lăng kính chủ quan của mỗi người, và tùy vào thái độ sống, trạng thái cảm xúc mà con người có cái nhìn khác nhau về ngoại cảnh. + Khi một con người có suy nghĩ tiêu cực, yếm thế, họ sẽ nhìn mọi thứ một cách u ám, tiêu cực. + Ngược lại, nếu con người có suy nghĩ tích cực,chủ động, họ sẽ thấy mọi thứ tươi đẹp, lạc quan. Làm 1 Viết đoạn văn 200 chữ trả lời câu hỏi: Vì sao mỗi người đều khát khao 2.0 sự đồng cảm của người khác?
  31. văn a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn 0.25 văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nêu quan điểm về vấn đề: Suy nghĩ 0.25 làm nên con người bạn. c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng để triển khai nhưng 1.0 cần bám sát trọng tâm vấn đề . Có thể triển khai theo ý sau: - Mỗi con người sinh ra đều có những tố chất ,hoàn cảnh sống khác nhau, và từ đó dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá và suy nghĩ khác nhau. - Suy nghĩ luôn là yếu tố đầu tiên, định hướng hành động, tạo nên thói quen, hình thành tính cách. - Vì vậy, nếu bạn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ một cách đẹp đẽ, trở thành con người sống lạc quan và gặt hái được thành công; ngược lại, nếu suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ tự ti, chán nản, thất vọng dần dần sẽ hủy hoại cuộc đời của chính mình. - Nhận thức được rằng “suy nghĩ tạo nên con người”, chúng ta cần phải học cách suy nghĩ tích cực, đúng đắn. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận. 2 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của cây xà nu trong đoạn trích sau : 5.0 Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thắng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng ( ) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tầm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng a) Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh: có đầy đủ bố cục 3 0.25 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: về vẻ đẹp của cây xà nu trong đoạn 0.5 “Trong rừng ít .che chở cho làng ”
  32. c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng triển khai vấn đề 3.5 nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết đúng trọng tâm. Cần đáp ứng những nội dung sau: *Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm " Rừng xà nu" 0.5 *phân tích hình ảnh cây xà nu trong đoạn trích - Vẻ đẹp sinh học: tươi tốt, khỏe khoắn, ham ánh nắng, lao thẳng lên bầu trời, giàu sức sống 0.5 - Gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man 0.5 - Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man: Những cây cổ thụ đại diện cho 0.5 lớp người già như cụ Mết, những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít - Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng mà con người nơi đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi 0.5 dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn ”như hình ảnh anh Xút, bà Nhan,Tnú - Là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.Cả 0.5 ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do. *Nghệ thuật: ngòi bút miêu tả sinh động, hiểu biết sâu sắc về cây và người Tây Nguyên, giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, nghệ thuật ẩn dụ và đối sánh,âm hưởng trang trọng. 0.5 d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: Bài làm có sáng tạo trong cách thức trình bày hoặc có cách 0.5 nhìn mới mẻ, thuyết phục về nội dung tư tưởng. Hết ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 10 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi người đều có những điểm mạnh nhất định của mình, vì vậy bạn đừng bao giờ chối bỏ bản thân, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất đi cơ hội để hoàn thiện mình. Được là chính mình, bạn sẽ không phải mệt mỏi, khổ sở vì phải mang một chiếc mặt nạ khi đối diện với người khác. Nếu bản thân muốn thay đổi, bạn không cần quan tâm đến lời nói của người khác, mà vẫn cứ là mình trước những lời bình phẩm của người xung quanh [ ]. Chỉ cần bạn sống chân thành, thẳng thắn thì không phải bận tâm vì những lời gièm pha từ người khác. Trung thực với bản thân, không che đậy điểm yếu của mình, mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tại. [ ]. Chấp nhận mọi khía cạnh của chính bạn, dành thời gian để đối xử tốt với
  33. bản thân, khi đó hạnh phúc sẽ đến với bạn. Cuộc sống có đôi khi không như ta mong đợi, có những việc xảy ra khiến ta không vui, bạn hãy học cách buông bỏ, tự mình vun đắp cho tâm hồn mình. Đừng trông chờ, hy vọng quá nhiều, rồi thất vọng càng nhiều. Sống một cách đơn giản, suy nghĩ đơn giản, sống trọn vẹn với những đam mê, bạn sẽ tìm được con đường đi đúng đắn. [ ] Muốn sống tốt cuộc sống của mình, bạn phải biết cách hưởng thụ cuộc sống, không ngần ngại tìm kiếm những điều khiến bản thân vui vẻ. Để không phải đắn đo, suy nghĩ đi con đường nào là đúng, chỉ cần bạn tin tưởng, cẩn trọng một chút, bạn sẽ tìm được mục tiêu khiến mình kiên định bước đi. Cho dù có thất bại, hãy xem mỗi lần vấp ngã là một lần trải nghiệm, giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm. Hãy luôn là chính mình, sống một cuộc sống tự do, tự tại và làm tất cả những gì mình thích. (Trích Sống phải là chính mình – Minh Uyên, baoninhthuan.com.vn, ngày 18/8/2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Anh chị hiểu như thế nào là “chối bỏ bản thân”. Câu 3. Tác giả đã đưa ra những lời khuyên nào về cách ứng xử trước thất bại. Câu 4. Lời khuyên “Chấp nhận mọi khía cạnh của chính bạn, dành thời gian để đối xử tốt với bản thân, khi đó hạnh phúc sẽ đến với bạn” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc thể hiện chính kiến trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của dòng sông Đà trong đoạn văn sau: Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên. (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 – 192) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm
  34. 2 Nêu cách hiểu về “chối bỏ bản thân”: 0,5 - Không tự tin vào bản thân. - Không thừa nhận bản thân, quay lưng lại với bản thân, coi thường bản thân, đánh giá thấp bản thân; hành hạ- đọa đày bản thân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm. 3 Lời khuyên về cách ứng xử trước thất bại: 1,0 - Hãy học cách buông bỏ, tự mình vun đắp cho tâm hồn mình. - Hãy xem mỗi lần vấp ngã là một lần trải nghiệm, giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý : 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. 4 Ý nghĩa của lời khuyên “Chấp nhận mọi khía cạnh của chính bạn, 1,0 dành thời gian để đối xử tốt với bản thân, khi đó hạnh phúc sẽ đến với bạn” Học sinh rút ra ý nghĩa khác nhau cho bản thân, có thể theo hướng: Biết chấp nhận điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, biết trân trọng giá trị của bản thân, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, đối xử tốt với bản thân: làm những gì bản thân yêu thích, sống cuộc sống như bản thân mong muốn, tận hưởng tất cả những niềm vui đem lại hạnh phúc cho bản thân, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,5 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có chính 2,0 kiến trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải có chính kiến trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có chính kiến trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Có chính kiến giúp con người được là chính mình, khẳng định được giá trị của bản thân. - Có chính kiến giúp con người tự chủ trong mọi hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời của chính mình. - Một người có chính kiến là một người mạnh mẽ, tự tin, có bản lĩnh, dễ đạt được thành công trong cuộc sống. - Có chính kiến giúp con người có nhiều đóng góp xây dựng tập thể, phát triển xã hội. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
  35. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Đà 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp của dòng sông Đà Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Đà 2,5 – Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà + Câu văn mở đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; ý lặng tờ nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ. + Thiên nhiên hài hòa, trong trẻo, nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh đồi núi đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương. + So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực của dòng sông. + Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà. + Sông Đà với vẻ đẹp tình tứ lãng mạn, vẻ đẹp đậm đà bản sắc văn hóa bởi nó được gắn với câu thơ rất mực tài hoa của thi sĩ Tản
  36. Đà “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”. – Nghệ thuật tài hoa, tinh tế: + Hình ảnh sống động, ấn tượng. + Lấy động tả tĩnh ( Cá quẫy đủ khiến ta giật mình). + Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp, mang hơi thở vận động của cuộc sống nhiều chiều (thuyền thả trôi, con hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy vọt ) – Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông: + Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà, lòng ông liên tưởng về lịch sử, về tình cảm đối với cố nhân: nhắc tới đời Lí đời Trần. + Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống hiện đại. + Tấm lòng gắn bó với thiên nhiên, đất nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 + Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ; thấy những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút tài hoa Nguyễn Tuân. + Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, nặng lòng với thiên nhiên đất nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 11
  37. (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Thực hiện các yêu cầu sau: DẶN CON (Trần Nhuận Minh) Chẳng ai muốn làm hành khất, Tội trời đầy ở nhân gian Con không được cười giễu họ, Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao, Con không bao giờ được hỏi: Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn, Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán. Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay, Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này. (Đến với Bài thơ hay, Báo Giáo dục và Thời đại, 20/10/2019) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người bố dặn con những gì? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ người bố dặn con: Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Câu 4. Những lời khuyên của người bố trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm của con người cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau: Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. - Phác, con ơi! Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt. Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72 - 73) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0
  38. 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 05 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “biểu cảm”: không cho điểm 2 Theo đoạn trích, người bố dặn con những điều: 0,5 - Không được cười giễu người hành khất. - Không được hỏi quê hương họ. - Dạy con chó, còn không dạy được, hãy đem bán con chó. - Cuộc đời vần xoay, con gửi lòng tốt vào thiên hạ, biết đâu nuôi bố sau này. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 1 ý : 0 điểm. - Học sinh trả lời được 2 ý : 0,25 điểm. - Học sinh trả lời được 3 ý trở lên: 0.5 điểm Nếu học sinh trích dẫn nguyên các câu thơ vẫn cho điểm theo gợi ý. 3 Hai câu thơ người bố dặn con: 1,0 Con không bao giờ được hỏi: Quê hương họ ở nơi nào. - Con người ai cũng có quê hương, những người hành khất vì hoàn cảnh mà bỏ quê tha hương cầu thực. Con không hỏi quê để không chạm vào nỗi đau của họ. - Lời người bố dặn con bày tỏ sự đồng cảm cảnh ngộ, tình người trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý : 1 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. 4 Ý nghĩa những lời khuyên của người bố: 1,0 - Trong bài thơ, người bố dặn con những điều nhỏ nhặt nhưng gần gũi và thường gặp trong cuộc sống. Sống ở đời, con người cần lắm sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ, nhất là đối với những người cơ nhỡ, khó khăn. - Lời người bố dặn con giàu giá trị nhân văn, thấm đẫm tình người và đạo lý làm người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 1 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,5 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm của con người 2,0 trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn trong giới hạn khoảng 0,25 200 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự đồng cảm của con người trong cuộc sống.
  39. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự đồng cảm giữa con người với nhau trong cuộc sống. Có thể theo các gợi ý sau: - Cuộc sống cần lắm sự đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ, sự sẻ chia, nhất là đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Điều đó thể hiện nếp sống nhân văn cao đẹp, vẻ đẹp của tình người. - Sự đồng cảm đối lập với lối sống vô cảm, là lối sống đáng bị lên án trong xã hội hiện đại. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu,xây dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. 2 Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người đàn bà hàng chài 5,0 trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, và kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. Trong bài làm, HS cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5
  40. * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài: 2,5 - Hoàn cảnh: người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành, đứa con trai nhìn thấy bênh vực mẹ, người mẹ đau khổ lặng lẽ cam chịu. - Tâm trạng và hành động + Tâm trạng: đau đớn về thể xác và tinh thần; xấu hổ, nhục nhã với đứa con. + Hành động: ôm con, chắp tay vái lạy con thể hiện tình thương yêu con, lo sợ đứa con làm điều có lỗi với bố; buông con ra đi theo chồng thể hiện sự chấp nhận số phận. - Nghệ thuật: miêu tả tâm trạng và hành động nhân vật bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm, giọng điệu cảm thương, HS nêu sự cảm nhận, đánh giá: - Học sinh cảm nhận, phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các luận điểm: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh cảm nhận sơ sài, không rõ các luận điểm: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,75 - Người đàn bà lam lũ, đau khổ tột cùng nhưng yêu con vô cùng. Bà đau khổ vì con bị tổn thương tâm hồn khi nhìn thấy bố bạo hành mẹ. Bà cam chịu, nhẫn nhịn, hi sinh để đàn con có bố, để cuộc sống trên thuyền “cần có đàn ông” Người đàn bà thất học nhưng sáng ngời tình mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh vô bờ bến vì đàn con. Qua vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài, tác giả đặt ra nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện đại, khiến tác phẩm giàu chiều sâu tư tưởng triết lí. - Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm, góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,5 điểm, nếu sơ sài: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được các yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA 2021 Bài thi: Ngữ Văn
  41. ĐỀ SỐ 12 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [ ] Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết khó là cái gì. [ ] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn, vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước, việc đời không liên quan gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này như thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, áo thì cứ buông trùng, đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư vãn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không thể tự lập được. Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt ấy là những cách làm mình yếu đuối, nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi. (Trích Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2005) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2: Nêu những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3: Nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn sau: Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn, vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước, việc đời không liên quan gì đến mình cả. (1,0 điểm) Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: học trò ngày nay phải xông pha. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau: Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt hạ bộ người lái đò [ ]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.188-189)
  42. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Nội dung Điểm Đọc 1 Phương thức biểu đạt nghị luận/phương thức nghị luận 0.5 hiểu 2 Những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích: 0.5 - những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn, vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước, việc đời không liên quan gì đến mình cả. - cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ. - đi đường thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, áo thì cứ buông trùng, đóng gót. 3 - Phép so sánh: những kẻ ru rú như gián ngày 0,25 - Tác dụng: - Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm. 0,25 - Gợi sự liên tưởng đến hình ảnh xấu xí của những người 0,5 có lối sống thừa. (Thí sinh có thể diễn dạt bằng cách khác nhưng phải đảm bảo các ý trên vẫn được điểm tối đa) 4 Thí sinh được tự do lựa chọn quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ 1.0 đồng tình một nửa nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Làm 1 Viết đoạn văn 200 chữ bàn về vấn đề: học trò ngày nay phải xông pha. 2.0 văn a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày 0.25 đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân- hợp. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tại sao học sinh ngày nay cần 0.25 phải xông pha, trải nghiệm cuộc sống thực tế. c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng để triển khai 1.0 nhưng cần bám sát câu hỏi trong đề để giải quyết đúng trọng tâm và thuyết phục. Có thể triển khai theo ý sau: - Xông pha là một động từ chỉ việc con người dám dấn thân vào nơi gian nguy hiểm trở, biết dấn thân vào cuộc đời để trải nghiệm và tìm kiếm những giá trị sống đích thực. - Xông pha giúp con người hiểu rõ những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; vượt qua cuộc sống khuôn khổ và luôn được bảo bọc; thoát khỏi vùng an toàn của bản thân để trải nghiệm thực tế và rèn giũa bản thân. Chỉ khi dấn thân vào cuộc đời thực, con người mới có thể trưởng thành và hoàn thiện bản thân. - Cần lựa chọn hình thúc và con đường xông pha trải nghiệm đúng đắn; cần chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết trước khi dấn thân vào cuộc sống thực tế. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề nghị luận. 2 Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn trích 5.0 a) Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh: có đầy đủ bố cục 0.25 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.