Bộ đề thi Môn Ngữ Văn lớp 7 - Học kì 2

doc 15 trang nhatle22 7390
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi Môn Ngữ Văn lớp 7 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_2.doc

Nội dung text: Bộ đề thi Môn Ngữ Văn lớp 7 - Học kì 2

  1. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 7 MÔN VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I/ ĐỌC - HIỂU: ( 4,0điểm ) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến." Câu1: (1,0 đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (2,0 đ) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì? Câu 3: (1,0 đ) Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong đoạn văn trên, em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta. II/TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Hết Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  2. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: NGỮ VĂN 7 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC - 4,0 điểm HIỂU - Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 0,5 1. - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 - Các câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, 0,5 rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong 0,5 hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người 0,5 2 đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh và tránh lặp lại chủ ngữ đã có ở câu trước . 0,5 3 - Những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu 1,0 Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  3. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí nước của dân tộc ta: + Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Giới thiệu, quảng bá những bản sắc của quê hương, đất nước. + Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, thân thuộc nhất như: ngôi nhà, mái trường ( HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lí . Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá câu trả lời) 6 điểm * Về kĩ năng: Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu 0,5 II * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách TẬP LÀM khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: VĂN a. Mở bài: - Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ. 0,5 - Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  4. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí b. Thân bài: * Giải thích: - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây. 1,0 - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và 2,5 lý lẽ) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. 1,0 c. Kết bài: - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 0,5 - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. - Liên hệ bản thân. * Lưu ý:Trên đây là những gợi ý có tính chất tham khảo, khi chấm, giáo viên nên linh động căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  5. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 số 2 Phần I. Đọc hiểu Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần" a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn. c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có." Phần II. Tạo lập văn bản Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Câu 3 (5,0 điểm) Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  6. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021 số 2 a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”. 0,5 điểm - Tác giả: Hoài Thanh (0,5 điểm) b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm) Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi (0,5 điểm) (Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm) c. Học sinh giải thích ngắn gọn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: - Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó. (0,5 điểm) Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: - Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc. (0,5 điểm) (Nếu HS giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa ) Câu 2 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên. - Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn(0,5) - Nội dung: Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  7. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + Người dân đang ở trong một tình cảnh vô cùng đáng thương, tội nghiệp đối diện với cảnh đê vỡ, tính mạng hàng trăm nghìn con người đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. (0,5) + Họ đã cố hết sức để hộ đê nhưng dường như trời không chiều theo lòng người. (0,5) + Tác giả đã bộc lộ tấm lòng cảm thương sâu sắc trước tình cảnh của người dân tội nghiệp (0,5) Câu 3 (5,0 điểm) Mở bài - Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. - Trích dẫn câu tục ngữ. Thân bài b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ * Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây. * Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên. => Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn b.2. Chứng minh - Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng: Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  8. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay. + Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có. + Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. + Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng. + Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. - Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí: + Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo, + Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11, + Thờ cúng tổ tiên b.3. Mở rộng - Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. - Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp. - Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất. Kết bài Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  9. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 số 3 Phần I - Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm - Đuổi cổ nó ra !” 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì? 3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ? Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  10. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 1 (2,0 điểm) Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; ” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ). Câu 2 (5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021 số 3 Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 1. - Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,5 điểm) - Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,5 điểm) 2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn của nhân vật. (1,0 điểm) 3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ? (1,0 điểm) Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt. Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Yêu cầu trả lời Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau: * Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu ra vấn đề cần giải thích: công dụng của văn chương. 0,25đ Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  11. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí * Phát triển đoạn: 1,5đ - “Văn chương” trong câu văn được hiểu là những tác phẩm văn học. - “gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem tới cho ta những tình cảm mới mẻ ta chưa từng trải qua. - “luyện những tình cảm ta sẵn có; ”: làm sâu đậm thêm những tình cảm ta đã có. * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: công dụng to lớn của văn chương là làm giàu, làm đẹp cho tình cảm của con người. 0,25đ Câu 2 (5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" A- Mở bài (1đ) Dẫn dắt giới thiệu câu tục ngữ : Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lí hoàn toàn đúng đắn. B- Thân bài (3,5đ) + Giải thích (1đ) -Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai. -Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua. + Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (2đ) Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  12. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí -Cuộc sống vốn dĩ khó khăn, phức tạp. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Phải có ý sự nỗ lực, kiên trì. -Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào. -Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập? Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”,“đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi. + Bài học (0,5đ) -Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. -Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công. -Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. C- Kết bài (0,5đ) -Nêu suy nghĩ về vấn đề. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa? Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 số 4 Câu 1: ( 2 điểm ) Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  13. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Cho đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ) b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ) Câu 2:(3 điểm ) Hãy giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề là “Sống chết mặc bay” Câu 3 (5 điểm): Nhân dân ta thường nói: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 số 4 Câu 1: (2.0 điểm) a. (1,5 điểm) - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm) - Tác giả Hồ Chí Minh . (0,25 điểm) Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  14. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Ý nghĩa : Tinh thần yêu nước của nhân ta: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước . (1 điểm) b. (0,5 điểm) - Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm) - Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm) Câu 2: ( 3.0 điểm) Học sinh giải thích được tên nhan đề văn bản xuất phát từ ý nghĩa của câu thành ngữ “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” ( 1 điểm ) + “ Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi "là câu thành ngữ thể hiện sự vô tâm, lạnh nhạt của một số người trước những vấn đề của xã hội và (có thể) liên quan đến mình. Học sinh đưa ra được lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục ( 1 điểm ) + Dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm, ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi, chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. + Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, thái độ sống chết mặc bay, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Vì thế Phạm Duy Tốn đặt tên tác phẩm này nhằm lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ nửa phong kiến đặc biệt là những tên "quan phụ mẫu"- "mẹ" của dân phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân .( 1 điểm ) Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
  15. Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 3 (5 điểm): Nhân dân ta thường nói: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. a.Mở bài: (0,75) - Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù - Nêu vấn đề: “Một cây núi cao” b.Thân bài: Luận điểm giải thích: (0,5) “Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao - Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc. Luận điểm chứng minh: (3) c. Kết bài: (0,75) - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc - Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập. Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 tại đây: Trang chủ: | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188