Bộ đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Đề 1: ĐỀ BÀI Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: SÔNG HƯƠNG Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm. (Theo:Đất nước ngàn năm) Câu 1.Sông Hương đã được miêu tả ở những thời điểm nào? Tác dụng của việc lựa chọn đó? Câu 2. Gọi tên cho các cụm từ sau: một bức tranh phong cảnh, trở nên trong lành, những tiếng ồn ào, ửng hồng cả phố phường. Câu 3. Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn được in đậm trong phần trích thuộc kiểu câu gì? Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong phần trích và cho biết tác dụng của một biện pháp tu từ đó. II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1(4.0 điểm) Ttrong bài thơ viết về người lính đảo, một nhà thơ đã từng ca ngợi: Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la. Vì tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ,
- Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa. Dưới mặt trời thiêu đốt chói chang Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên hình dung và tình cảm của em về hình ảnh người lính đảo. Câu 2 (10.0 điểm) Trong giấc mơ em gặp nhân vật Mã Lương và được tặng lại cây bút thần nhờ đó em làm được nhiều việc có ích . Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM Ý NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC – HIỂU 6.0 Câu 1 Thời điểm miêu tả : Mùa hè đến, những đêm trăng sáng. 0.5 Tác dụng: Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương 0.5 2 Học sinh xác định được các cụm từ: (mỗi cụm từ chính xác được 0.5 2.0 điểm) - một bức tranh phong cảnh - Cụm danh từ - trở nên trong lành – cụm động từ - những tiếng ồn ào - cụm danh từ - ửng hồng cả phố phường - cụm động từ 3 Những đêm trăng sáng, dòng sông // là một đường trăng lung linh dát 0.5 vàng. TN CN VN -> Câu trần thuật đơn có từ “là” 0.5 4 Học sinh chỉ ra được phép tu từ so sánh, nhân hóa và nêu tác dụng của 2.0 một trong hai phép tu từ trên. * Phép tu từ so sánh: - Trong câu văn: “Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.”. -> Tác dụng: gợi ra vẻ đẹp phong phú của sông Hương.
- - Trong câu văn: “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. -> Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của sông Hương vào những đêm trăng sáng - Trong câu văn: “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm” -> Tác dụng: khẳng định ý nghĩa của sông Hương trong cuộc sống của thành phố Huế. * Phép tu từ nhân hóa: - Trong câu văn: “Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.” -> Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp mềm mại, tươi trẻ, dịu dàng, thướt tha Ngoài ra nếu học sinh phát hiện và nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê, điệp ngữ và nêu tác dụng thích hợp giáo viên vẫn cho điểm. II LÀM VĂN 14 ,0 Câu * Về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn 6-7 câu, biết trình bày và 0.5 1 sắp xếp các ý một cách hợp lý, diễn đạt mạch lạc. Không có sai sót lớn (4.0 điểm) về dùng từ, đặt câu * Về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cáchtrình bày ấn tượng và tình 3.5 cảm của mình, tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau: * Hình ảnh người lính đảo: (miêu tả, biểu cảm) 2.5 - Tư thế hiên ngang, sừng sững giữa biển khơi lộng gió. - Tinh thần dũng cảm, can trường cầm chắc tay súng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc. * Suy nghĩ, tình cảm của em : kính trọng, biết ơn, tự hào, cảm phục 1.0 trước hình ảnh của họ. Tự hứa sẽ cố gắng học tập để noi gương các anh. Câu 10,0
- 2 * Yêu cầu về kĩ năng: 1.0 - Học sinh viết đúng thể loại văn kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả và biểu cảm, biết trình bày và sắp xếp ý một cách hợp lý. Bố cục bài viết rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Không có sai sót lớn về dùng từ, đặt câu - Tránh sa vào kể lại câu chuyện Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác 9.0 nhau tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: Tình huống em được gặp Mã Lương 2.0 b. Thân bài: + Kể, tả ngoại hình nhân vật. 2.0 + Kể diễn biến cuộc trò chuyện: có đối thoại giữa các nhân vật và em, 4.0 qua đối thoại với nhân vật có thể bày tỏ được những suy nghĩ của mình về những việc liên quan đến tài năng và em được tặng lại bút thần. c. Kết bài: 1.0 + Kể những việc làm có ích của em sau khi có bút thần + Những bài học em tâm đắc sau cuộc gặp gỡ và những việc làm có ích của em. Tổng điểm toàn bài: 20,0 Hết Đề 2: ĐỀ BÀI I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6,
- thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.” ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?. II. Tập làm văn ( 14 điểm) Câu 1.(4 điểm) Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau: “ Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không?” ( Trích “Lượm” - Tố Hữu) Câu 2. (10 điểm) Chúng ta đang bước vào cuộc sống với công nghệ máy móc tự động hóa cao. Một trong những điển hình tiêu biểu của khoa học công nghệ là phát minh ra người máy (robot). Từ phòng thí nghiệm cho đến các nhà máy, nhà hàng, bệnh viện, rất nhiều robot đang hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu:
- “ Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.” “Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại 2 Bệnh viện lớn là Estend và Liege của nước Bỉ” Em hãy tưởng tượng mình được đến nơi làm việc một trong hai người máy đáng yêu này và viết bài văn miêu tả lại hình ảnh của người máy và không khí nơi làm việc của họ? - Hết – HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂ M PHẦN I: ĐỌC HIỂU 6.0 Câu 1: phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Miêu tả 0.5 Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: 1.0 Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào thượng tuần tháng 6. Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa. 0.5
- - Biện pháp so sánh: 1.25 + Sương trôi như sóng + Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực. + Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc + Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên + Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú CÂU - Biện pháp nhân hóa: 0.75 1 + Đất - ngây ngất dưới ánh nắng + Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên + Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa làm tăng sức 1.0 gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm áp của con người. * Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngoài 1.0 chương trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có thể linh động cho nửa số điểm. PHẦN II: LÀM VĂN 14.0 CẢM THỤ VĂN HỌC 4.0 A. Yêu cầu về kỹ năng: 0.5 Học sinh sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt và trình bày tốt. B. Yêu cầu kiến thức: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trong cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu được đoạn thơ trích trong tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu 0.5
- - Đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm lúc hi sinh, hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng 0.5 mạn. CÂU - Sự ra đi nhẹ nhàng thanh thản. Lượm như một thiên thần đang nằm ngủ. 0.5 1 - “Lúa thơm mùi sữa” quê hương như ôm ấp, ấp ru giấc ngủ dài cho lượm. 0.75 Linh hồn bé nhỏ và anh dũng đã hóa thân vào quê hương đất nước. - Câu thơ “Lượm ơi còn không? ” được tách thành một khổ thơ riêng có hình 0.75 thức là một câu hỏi tu từ -> diễn tả nỗi xót đau trước cái chết của Lượm, như không muốn tin rằng đó là sự thật. - Đoạn thơ ca ngợi sự hi sinh cao đẹp và trở thành bất tử của Lượm; bộc lộ 0.5 niềm xót thương sâu sắc của tác giả. 10.0 A. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: 1.0 - Hình thức: viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh. - Lời văn trong sáng, lựa chọn điểm nhìn hợp lý, thể hiện được khả năng nhưng năng lực hình dung, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả thể hiện sáng tạo, trong cách dùng từ. B. Yêu cầu kiến thức: 9.0 1. Mở bài: giới thiệu chung về người máy và hoàn cảnh mình được gặp một 1.0 trong hai người máy. 2. Thân bài: 7.0 - Lý do em được đến nơi làm việc của một trong hai người máy. 0.5 - Tả không gian nơi làm việc của người máy: nơi cửa hàng ( nếu viết về cô 1.0 CÂU người máy Chihira Aicô hoặc nơi đón tiếp bệnh nhân Bệnh viện ( nếu viết về 2 robot pepper) + Tên cửa hàng bách hóa/ bệnh viện + Miêu tả không gian, không khí nơi làm việc. - Tả khái quát về người máy: 1.0 Học sinh giới thiệu khái quát về người máy cái theo sự hiểu biết của mình, có thể theo hướng sau:
- + Người máy robot: là sản phẩm khoa học công nghệ của ngành công nghiệp tự động hóa. + Người máy được mô phỏng có hình dáng giống với con người, có thể hiểu và nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sau làm được nhiều công việc như con người khi chẳng hạn như bán hàng, đón tiếp bệnh nhân có người máy còn được công nhận quyền công dân. • Tả chi tiết: 2.5 - Hình dáng, hành động, cách người máy giao tiếp với mọi người khi làm việc: cụ thể: + Chiều cao, khuôn mặt, tóc, cách ăn mặc, + Hành động, cử chỉ cách giao tiếp Nếu tả Chihira Aicô: tự di chuyển, luôn niềm nở, tươi cười chào khách hàng Nếu tả Pepper: cử chỉ còn gượng gạo chưa tự nhiên, bước đi chưa dứt khoát nhưng có thể nhận biết được giọng nói con người, khi tiếp đón bệnh nhân là trẻ em và người già . đặc biệt người máy Chihira Aicô / Pepper luôn hiểu được và hướng dẫn tận tình khách hàng/ bệnh nhân. Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân Mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu. Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại Bệnh viện. - Sự giao tiếp hoặc tình cảm thái độ của mọi người với người máy 1.0 + Khách hàng/ Bệnh nhân đều coi người máy Chihira Aico/ Pepper đều được coi là những nhân viên thực sự
- + Khách hàng/ Bệnh nhân rất tin tưởng, ảnh tự nguyện xếp hàng để được phục vụ + Khách hàng/ Bệnh nhân ai cũng cảm thấy hài lòng và khi ra về họ không quên gửi lời chào, lời cảm ơn. - Cảm xúc sự giao tiếp của em với người máy. 1.0 + Em rất ngưỡng mộ cô ( chú) người máy Chihira Aico/ Pepper. + Cảm xúc của em khi được nói chuyện với người máy lần đầu tiên. ( học sinh tạo tình huống để giao tiếp với người máy) + Em yêu quý và mong muốn được nói chuyện với người máy Chihira Aico/ pepper và có ước mơ sau này có thể chế tạo được những người máy tuyệt vời như vậy ở Việt Nam. 3. Kết bài: Cảm nghĩ về người máy, cái suy nghĩ về sự tiến bộ của khoa học 1.0 kỹ thuật, mong ước của bản thân Thang điểm: Đề 3: ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002) Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (2,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì? Câu 4 (2,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao chúng taphải có lòng hiếu thảo. Câu 3 (10.0 điểm): Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về. HÊT HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn cụ thể: CÂU NỘI DUNG ĐIỂ M PHẦN I. ĐỌC HIỂU 6.0 1.Thể thơ: Lục bát 0.5 2. “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc. 1.0 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ 2.0 tình cảm biết ơn với người mẹ của mình. 4. Biện pháp tu từ: CÂU + Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ 1.0 1 của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương. + So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ 1.5 là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con. PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN 14.0 Nghị luận về lòng hiếu thảo 4.0
- a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu vấn đề; Thân đoạn 0.5 làm rõ vấn đề, triển khai được các ý rõ ràng; Kết đoạn khái quát được nội dung. b. Xác định đúng vấn đề: Con người cần có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 0.5 c. HS triển khai vấn đề cụ thể, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác viết đoạn văn. 1.0 Có thể trình bày theo định hướng sau: - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà, cha mẹ, luôn yêu thương họ. - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm yếu, già cả. CÂU * Vì sao chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? 2.0 1 - Ông bà, cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống cho chúng ta. - Họ là những người đã nuôi nâng, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. - Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người. - Người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng. Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo. - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình. - Phê phán những người sống bất hiếu, vô lễ, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi ông bà, cha mẹ. Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi 10.0 Tết đến, xuân về. 1, Yêu cầu chung: 1.0 - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2, Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: * Mở bài: 1.0 CÂU - Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc (hóa thân thành nàng tiên Mùa xuân 2 để kể về thiên nhiên và con người dịp Tết đến, xuân về). * Thân bài: 7.0 - Mùa xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời: 3.0 + Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh 1.5 thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái lành lạnh của mùa đông mang lại.
- + Cảm nhận được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự 1.5 vươn dậy của lộc non, chồi biếc, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân. - Mùa xuân mang lại niềm vui cho con người: 4.0 + Cảm thấy rất vui mỗi dịp Tết đến vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm 1.5 vui, niềm hạnh phúc của con người: gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, rộn ràng với công việc làm ăn, với cuộc sống. + Cảm thấy vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, 1.5 làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. + Mùa xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, 1.0 một ngày mai tốt đẹp. * Kết bài: 1.0 - Tình cảm của Mùa xuân với thiên nhiên và con người Đề 4: ĐỀ BÀI Câu 1: (8,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện: Trăng của mỗi người Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăngnhư cánh võng chập chờn trong mây. (Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993) Câu 2. (12,0 điểm) Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM
- CÂU NỘI DUNG ĐIỂ M Cảm thụ đoạn thơ 8.0 1. Yêu cầu về kỹ năng: 1.0 - HS biết cách viết bài văn cảm thụ ngắn có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc. - Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. 2. Yêu cầu về kiến thức: 7.0 Học sinh có những cảm nhận khác nhau về bài thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: * Về nghệ thuật: 1.5 - Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần 1.0 Câu gũi: “ như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả 1 chuối vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”. - Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm. 0.5 * Về nội dung: 5.5 - Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị, độc đáo về trăng: nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau: + Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như 1.0 lưỡi liềm”. + Ông quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”. 1.0 + Bà nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu. 1.0 + Cháu thấy trăng ngon như “quả chuối vàng tươi trong vườn”, cháu thiết 0.75 thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ. + Bố - chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện 0.75 với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao nhưng hào hùng, thơ mộng. - Liên tưởng, mở rộng vấn đề 0.5 Mỗi một sự vật dưới nhiều góc nhìn sẽ cho ra những đánh giá, nhận xét khác nhau. Bởi vậy khi chúng ta nhìn nhận về một con người hay một sự vật nào đó, cũng cần có cái nhìn đa diện để có những đánh giá đúng đắn và toàn diện
- - Kết luận về nghệ thuật, ý nghĩa, sức lan tỏa của đoạn thơ. 0.5 Kể chuyện tưởng tượng 12.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: 1.0 - Học sinh cần viết bài kể chuyện tưởng tượng, có bố cục 3 phần mạch lạc, chặt chẽ, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại. - Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt trí tưởng tượng, sáng tạo thêm các chi tiết và ngôi kể phù hợp. b. Yêu cầu về kiến thức: 11.0 * Học sinh có thể kể nhiều hướng khác nhau. Nhưng cần đảm bảo có các nhân vật như yêu cầu, các chuỗi sự việc liên kết với nhau và theo trình tự hợp lí, câu chuyện phải mang một ý nghĩa, một bài học nào đó. 1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh nghe được câu chuyện giữa Sâu Rau và 1.0 CÂU Giun Đất 2 2. Thân bài 9.0 - Xây dựng được cuộc trò chuyện của Sâu Rau và Giun Đất thể hiện: 8.0 + Quan điểm, thái độ và cách sống của từng nhân vật. + Là hai nhân vật đối lập về tính cách và quan điểm: Giun Đất chăm chỉ, hiền lành; Sâu Rau lười biếng, ăn bám, bảo thủ + Vai trò của từng nhân vật với cuộc sống: Kẻ sống có ích, kẻ phá hoại rau màu - Kết cục của từng nhân vật hợp lí để toát lên bài học. 1.0 3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân: 1.0 - Bày tỏ thái độ yêu ghét với từng nhân vật - Rút ra bài học: tùy học sinh tự rút ra bài học. (Có thể là : phải chăm chỉ làm việc, không được sống ăn bám thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Đề 5: ĐỀ BÀI A.PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (6.0 điểm)
- Emhãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may. Chiều chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng. Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên. (Trích: Dòng sông mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1: ( 1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 2: ( 2,0 điểm):Dòng sông ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự miêu tả ấy có tác dụng gì? Câu 3: (1,0 điểm): Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng biện pháp tu từ từ nào? Chỉ rõ những biện pháp tu từ đó? Câu 4: (2,0 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? B. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm). Dựa vào đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) miêu tả hình ảnh dòng sông theo trí tưởng tượng của em. Câu 2. (10 điểm). Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa. Bằng bài văn miêu tả, em hãy dựng lại bức tranh đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ điể Nội dung kiến thức cần đạt n m Đọc Học sinh làm cần đảm bảo những yêu cầu sau: hiểu Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phương thức biểu đạt chính là miêu 1,0 tả.
- (6.0đ 0,5 ) Câu 2. Dòng sông được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian từ sáng, trưa, chiều đến tối. 1,5 - Tác dụng: Miêu tả màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong một ngày, đêm, khắc họa được vẻ đẹp, sự điệu đà duyên dáng của dòng sông. Câu 3. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh. - Hình ảnh nhân hóa qua các từ ngữ: điệu, mặc áo, thướt tha, áo xanh sông 0.5 mặc, mới may, thơ thẩn, cài, thêu, ngực - Hình ảnh so sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may 0.5 Câu 4. - Biện pháp tu từ nhân hóa miêu tả một dòng sông rất đẹp, rất thơ mộng, dòng 0.5 sông trở nên sống động, có hồn, giống như một người thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà, duyên dáng, biết làm đẹp cho mình bằng những tấm áo tuyệt diệu, những tấm áo ấy được thay đổi liên tục khiến dòng sông biến hóa bất ngờ, mỗi lần biến hóa lại mang một sắc màu lung linh, lại là một vẻ đẹp quyến rũ, vừa thực lại vừa như mơ , một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng khiến người đọc phải say đắm 0.5 - Phép so sánh “Áo xanh sông mặc như là mới may” diễn tả sự thay đổi của dòng sông dưới ánh nắng mặt trời. Đó là một vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi. - Dòng sông vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhưng nhờ biện pháp 0.5 nhân hóa, so sánh tác giả đã khiến dòng sông trở nên sống động, vừa đẹp vừa quyến rũ, đáng yêu như một con người. - Biện pháp nhân hóa, so sánh thể hiện cái nhìn, sự quan sát vô cùng tinh tế, 0.5 tài tình của nhà thơ về cảnh vật và ta cũng thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ. Tạo Câu 1. (4 đ) lập 1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày đúng thể thức đoạn văn miêu tả có 0.5 vb thể kết hợp biểu cảm, tự sự, diễn đạt trôi chảy, không sai chỉnh tả . đảm bảo độ dài khoảng 15 đến 20 dòng. 2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: HS viết đoạn văn miêu tả về hình ảnh dòng 3.5 sông theo trí tưởng tượng của em dựa vào bài thơ Dòng sông mặc áo - HS biết lựa chọn các hình ảnh về dòng sông ở nhiều thời điểm khác nhau ( sáng, trưa, chiều, tối ) + Hình ảnh dòng sông khoác lên mình một màu lụa đào khi ánh mặt trời lên. 0.5
- + Trưa về, bầu trời cao, trong xanh, dòng sông lại được thay áo mới với một 0.75 màu xanh trong tươi mát. + Những áng mây ráng vàng của buổi chiều tà lại điểm thêm cho chiếc áo 0.75 của dòng sông một màu hoa sặc sỡ. + Buổi tối, dòng sông như lung linh kỳ diệu nhất bởi dòng sông được cài lên 0.75 ngực mọt bông hoa của vầng trăng lung linh tỏa sáng cùng với muôn vàn vì sao lấp lánh trên bầu trời chiếu dọi xuông dòng sông 0.75 Màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong ngày đêm. Câu 2 (10.0đ) 1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn miêu tả ( tả cảnh thiên 1.0 nhiên + tả người). Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt các thao tác quan sát, liên tưởng, so sánh trong quá trình miêu tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: HS bám sát văn bản “Vượt thác” để dựng lại một bức tranh về vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa với những ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương 1.0 Thư trong cuộc vượt thác. b. Thân bài: 7.0 0.5 * Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú: 0.75 - Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn - Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ 0.75 dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non - Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá 0.75 dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bằng phẳng 0.75 * Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về: 0.5 + Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp 1.0 mắt nảy lửa – vẻ đẹp của con người lao động vùng sông nước khỏe mạnh, 0.75 cường tráng. 0.5 + Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt. 0.75 + Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên.
- + Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm , quyết liệt, rắn rỏi. c. Kết bài: HS trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con 1.0 người qua bức tranh đó. Đề 6: ĐỀ BÀI I. Đọc- hiểu ( 6,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.” (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Câu 1. ( 1.0 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Câu 2. ( 1.0 điểm): Xác định các từ láy trong đoạn văn? Câu 3. ( 2.0 điểm):Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.” Câu 4. ( 2.0 điểm): Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ ấy? II.Tạo lập văn bản. (14 điểm) Câu 1. ( 4.0 điểm): Viết đoạn văn miêu tả về cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa mùa hạ. ( Đoạn văn dài khoảng 15 đến 20 dòng) Câu 2. ( 10 điểm): Sau một đêm mưa to, gió lớn. Sáng hôm sau người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con nhà chim trong đêm mưa gió ấy. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ điể Nội dung kiến thức cần đạt n m
- Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phương thức biểu đạt tự sự kết hợp 1,0 vớimiêu tả. Câu 2. Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm. 1,0 2,0 Câu 3. Xác định thành phần câu (xác định đúng mỗi thành phần cho 0,5 đ): Mấy hôm nọ,trờimưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, Đọc TN CN VN TN hiểu nướcdâng trắng mênh mông. CN VN (6.0đ ) Câu 4. - Phép tu từ được tạo ra bằng cách: 2.0 + Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc ) cãi cọ om sòm. Tôi (Dế Mèn) suy nghĩ việc đời + Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc ); anh (Cò); tôi (Dế Mèn). - Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình cảm suy nghĩ của con người, như con người. Câu 1. 1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày đúng thể thức đoạn văn miêu tả có thể 1.0 kết hợp biểu cảm, tự sự, diễn đạt trôi chảy, không sai chỉnh tả . đảm bảo độ dài khoảng 15 đến 20 dòng. Tạo 2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: HS viết đoạn văn miêu tả về cảnh vật nơi em ở lập sau cơn mưa mùa hạ. 3.0 vb - HS biết lựa chọn các hình ảnh phù hợp với thời điểm sau cơn mưa mùa hạ (10 + Thiên nhiên: Nước chảy tràn các bờ ruộng, tràn qua cả đường đi, nước cuốn đ) vào các cống nghe òng ọc. Bầu trời cao rộng, quang đãng, trong xanh, vài đám mây, mặt trời hé nắng. Từng đàn chim chao liệng, bày mối cánh, bướm vàng, bướm xanh bay lượn, gà mẹ dắt gà con đi kiếm mồi. Cây cối tỉnh táo, khoan khoái rung rinh trong gió, trên tán lá vẫn đọng những giọt nước long lanh . + Hoạt động của con người: Mấy cậu bé đuổi trâu ra đồng, các bác nông dân tiếp tục công việc đang dang dở, người đi úp nơm, người đi câu cá, trên đường xe cộ đi lại đông đúc a - Hình thức: HS viết thành một bài tập làm văn kể chuyện tưởng tượng hoàn chỉnh. 1.0 - Ngôi kể: Ngôi 3. b - Nội dung:Kể được những sự việc xảy ra với hai mẹ con nhà chim trong đêm Câu mưa gió. 2 * Mở bài- Dẫn dắt: Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cành cây cao và hai 1.5 (10đ mẹ con nhà chim ) - Giới thiệu câu chuyện sẽ kể: Sau một đêm mưa như trút nước, sáng ra thấy chim con lông cánhvẫn khô nguyên, trong khi chim mẹ dáng vẻ mệt mỏi, lông cánh ướt sũng * Thân bài: HS kể diễn biến câu chuyện dựa trên các gợi ý như sau: 1.0
- - Cảnh trời mưa: Miêu tả trời mưa to bất ngờ qua các hình ảnh như bầu trời, sấm chớp 2.0 - Sự mỏng manh của tổ chim trước cơn mưa gió nỗi lo của chim mẹ sự sợ hãi của chim con 2.0 - Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió, sự vất vả, can đảm, vững vàng của chim mẹ khi phải gắng sức để bảo vệ tổ, bảo vệ chim con 1.0 - Sau đêm mưa gió, nguy hiểm đã qua đi, chim con vẫn ngủ ngon lành và không bị ướt; chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc *Kết bài - Bày tỏ những suy nghĩ của em về sự can đảm, vững vàng cũng như 1.5 đức hy sinh cao cả của chim mẹ - Ý nghĩa câu chuyện: Khẳng định vẻ đẹp của tình mẫu tử qua câu chuyện của hai mẹ con nhà chim Đề 7 : ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU (8 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: Bác là hình ảnh người cha Bác là người mẹ chan hòa yêu thương. Bác như một vầng thái dương Bác như ngọn đuốc soi đường dân ta. Lòng Bác đẹp tựa bài ca Trái tim của Bác bao la biển trời. Công ơn thành kính muôn nơi Tháng năm nhớ Bác đời đời khắc ghi. (Bác Hồ mãi mãi trong lòng nhân dân - Quê Hương) Câu 1. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Bác như một vầng thái dương Bác như ngọn đuốc soi đường dân ta. Câu 2. Qua đoạn thơ trên, em thấy hình ảnh Bác hiện lên như thế nào? Câu 4. Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết đoạn văn nói lên tình cảm của em đối với Bác Hổ. PHẦN II: LÀM VĂN (12 điểm)
- Một buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện của cây hoa. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Câ Nội dung Điể u m 1. Biện pháp tu từ: So sánh 0,5 2. Tác dụng: So sánh: Bác như vầng thái dương, như ngọn đuốc soi sáng đường dân ta để khẳng định công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam: lớn lao, vĩ đại 1,5 đem lại hạnh phúc cho nhân dân 3. Hình ảnh Bác hiện lên qua đoạn thơ: Bác như người cha, người mẹ, vầng thái dương, ngọn đuốc => Hình ảnh Bác hiện lên thật gần gũi, ấm áp, giản 2,0 dị, kính yêu, 4. Viết đoạn văn: 1 a. Đoạn văn trình bày đúng thể thức văn bản, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả. 0,5 (8,0 điể b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Tình cảm của em đối với Bác Hồ. 0,5 m) c. Nội dung: - Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Bác luôn dành tình cảm trìu mến, nâng niu, ân cần dạy bảo thương yêu đặc biệt cho thiếu niên, nhi đồng. 1,0 - Thấy được tình thương yêu của Bác, em sẽ phấn đấu rèn luyện theo 5 điều Bác 1,0 dạy, xứng đáng với lời dạy của Bác “Tuổi nhỏ sức của mình” , nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Người hằng mong đợi. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề của 0,5 câu trả lời. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,5 nghĩa, tiếng Việt. Viết bài văn: 0,5 2 a. Bài văn trình bày đúng thể thức văn bản, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả. b. Xác định đúng nội dung bài văn:HS nhập vai vào nhân vật (cây hoa) kể lại 0,5 câu chuyện của mình.
- (12 * Yêu cầu cụ thể: điể 1. Giới thiệu về nhân vật, tình huống truyện m) - Tình huống gặp gỡ, nghe hoa kể chuyện: buổi sáng, em đến trường sớm để 2,0 tưới nước cho bồn hoa trước lớp, thấy cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. 2. Câu chuyện của cây hoa: 3,0 - Cây hoa tự giới thiệu, miêu tả về bản thân: hoàn hảo, đẹp, đang khoe sắc, tỏa hương, làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi, nó cảm thấy hãnh diện, tự hào. - Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá. 3,0 - Cây hoa kể chuyện bị làm rụng hết cánh hoa. - Cây hoa đau đớn, khi mình bị thương và trở nên xấu xí và oán trách những 2,0 hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh. - Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh nói riêng và con người nói chung. 3. Suy nghĩ của người kể: Qua nghe cây hoa tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề của 0,5 câu trả lời. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,5 nghĩa, tiếng Việt. Hết Đề 8 : ĐỀ BÀI Câu 1 (3,5 điểm) Đọc những đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: a. Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ vào hai bên bờ cát. (Khuất Quang Thụy) b. Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh. (Ca dao) 1. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích (a). 2. Trong các từ “đứng” ở hai đoạn trích trên, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? 3. Hãy tìm thêm một từ “đứng” khác mang nghĩa chuyển và đặt câu với từ đó.
- Câu 2 (6,0 điểm) Trong bài thơ Theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân! 1. Ở đoạn thơ trên, tác giả đã nhắc đến những chi tiết nổi bật nào trong truyền thuyết Thánh Gióng? 2. Hãy trình bày cảm nhận của em về chi tiết Thánh Gióng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân. Câu 3 (10,5 điểm) Hình ảnh tượng đài Thánh Gióng được đặt trên đỉnh núi Ðá Chồng, thuộc dãy núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tưởng tượng một ngày em đến nơi đây và được trò truyện cùng Thánh Gióng. Hãy kể lại câu chuyện thú vị ấy. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM THI II. Yêu cầu cụ thể: Câu Nội dung Điể m Câu 1 1. Các từ láy trong đoạn trích (a): lấp loáng, sừng sững, lăn tăn, mơn man. 1,0 (3,5 đ) 2. - Từ “đứng” ở đoạn trích b mang nghĩa gốc 0,5 - Từ “đứng” ở đoạn trích a mang nghĩa chuyển. 0,5 3. - Tìm thêm một từ “đứng” khác mang nghĩa chuyển. 1,0 Ví dụ: Đứng gió, (mặt trời) đứng bóng - Đặt câu với từ đó. 0,5 Câu phải có từ đứng vừa tìm được và phải đúng cấu tạo ngữ pháp mới cho điểm tối đa. Câu 2 1. Ở đoạn thơ, tác giả Tố Hữu đã nhắc đến những chi tiết nổi bật trong 1,5 (6,0 đ) truyền thuyết Thánh Gióng: - Thánh Gióng vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân: 0,5 Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thánh Gióng vùng dậy,
- vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai 0,5 phong lẫm liệt. - Thánh Gióng cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa: Thánh Gióng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 0,5 - Thánh Gióng nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân: Roi sắt gẫy. Thánh Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). 2. Cảm nhận về chi tiết Thánh Gióng vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân: 4,5 - Chi tiết Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai 1,5 phong lẫm liệt thể hiện sự phi thường ở nhân vật.(Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh đều 1,5 là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy). - Chi tiết này còn mang ý nghĩa biểu trưng cho dân tộc việt Nam, cho sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư 0,5 thế, tầm vóc của mình. =>Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch 1,0 sử. - Đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo làm tăng thêm vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật, làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Câu 3 Yêu cầu về kỹ năng: (10,5 Cần viết đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng. Dựa trên một phần đ) sự thực nhất định nào đó, người kể phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫn người đọc, thể hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực. Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc; Bố cục bài viết rõ ràng. - Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau: A. Mở bài: 0,5 Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể (Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Ấn tượng chung về câu chuyện đó). (HS cũng có thể mở bài không theo trình tự thời gian, miễn sao hợp lý). B. Thân bài: 9,5 1. Câu chuyện xảy ra vào một ngày em đến khu tượng đài Thánh Gióng đặt 1,5 trên đỉnh núi Ðá Chồng, thuộc dãy núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội (nêu rõ thời gian cụ thể, lý do đến đó, em có đi cùng ai ). 2. Câu chuyện đã diễn ra như thế nào?
- Mở đầu; diễn biến; kết quả. 6,5 Trọng tâm là cuộc trò truyện thú vị giữa em và Thánh Gióng. (Nội dung câu truyện, nhân vật, sự việc ) 3. Kết hợp miêu tả hình ảnh tượng đài Thánh Gióng và khung cảnh thiên nhiên ở đây: Hình ảnh mạnh mẽ, quật cường, uy nghiêm của Thánh 1,5 Gióng ; Vẻ đẹp của núi non trùng điệp, lối đi lại ngoằn ngoèo, những đám mây C. Kết bài: 0,5 Nêu kết thúc và cảm nghĩ của em. *Lưu ý: - Đây là bài văn kể truyện tưởng tượng, vì vậy khuyến khích những bài viết có cốt truyện hay, sáng tạo; câu chuyện tưởng tượng hợp lý, lôgic; biết bám sát yêu cầu của đề và khai thác các chi tiết trong truyện “Thánh Gióng”; tránh việc sa đà vào kể lại tác phẩm. - Nếu câu chuyện kể không đúng với yêu cầu của đề bài (không gắn với địa điểm đã yêu cầu, trọng tâm không phải là cuộc trò truyện của chính em với Thánh Gióng) thì cho điểm tối đa toàn bài tập làm văn 5,0 điểm). Đề 9 : ĐỀ BÀI Câu 1. (4,0 điểm)Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan” a. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào? b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ 2? Câu 2. (4,0 điểm) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của cây đàn thần và niêu cơm thần trong truyện “Thạch Sanh”. Câu 3. (12 điểm) Hãy đóng vai Mùa xuân kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về. ––––––––––––––––––– Hết –––––––––––––––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM Đáp án Điểm Câu Câu 1. (4,0 điểm) (4,0)
- 1 a. Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 1,0 - Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. - Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. 1,0 b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ .Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 4,0 - Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của 1,0 người mẹ trong cuộc sống. - Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay 1,0 đổi, bù đắp (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm, thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi ) Câu Câu 2. (4,0 điểm) (4,0) 2. Học sinh cảm nhận được: Truyện “Thạch Sanh” có những chi tiết (4,0 thần kì, hấp dẫn: 1,0 điểm) + Cây đàn thần là một phương tiện kì diệu: - Tiếng đàn cất lên từ ngục tối đến tai công chúa và khiến nàng cất tiếng nói. - Tiếng đàn giúp công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan và vạch tội Lí Thông. - Tiếng đàn khiến cho quân sĩ mười tám nước chư hầu bủn rủn chân tay, không muốn đánh nhau nữa. - Âm thanh của tiếng đàn có sức mạnh kì diệu. -> Đó là tiếng đàn của công lí, tiếng đàn của tình yêu và cũng là tiếng đàn của lòng yêu chuộng hòa bình. + Niêu cơm thần kì 1,0 - Niêu cơm vô tận (ăn mãi không hết, xới mãi vẫn đầy ) - Niêu cơm của hòa bình và nhân đạo (đối xử khoan hồng tử tế với kẻ bại trận) Câu Câu 3. (12 điểm) (12,0) 3. (12 * Yêu cầu chung: điểm) -Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. - Yêu cầu: Đóng vai mình là Mùa xuân kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về. -Hình thức: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu bài viết có bố cục 3 phần. * Yêu cầu cụ thể: - Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân. -Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: Mùa xuân kể theo ngôi thứ nhất) a. Mở bài (1,0) Giới thiệu chung về nhân vật tôi (mùa xuân) và sự việc (câu chuyện của 1,0 mùa xuân quê hương về thiên nhiên và con nguời mỗi dịp tết dến xuân về.) b. Thân bài (10)
- Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân (5,0) + Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất 2,5 trời (5 điểm) - Mỗi khi mùa Xuân đến, thiên nhiên dang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại. - Là khát vọng muôn đời của nhân dân về cơm no áo ấm. => Cây đàn và niêu cơm thần kì là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích, góp phần thực hiện ước mơ của nhân dân. Thể hiện quan niệm và văn hóa của nhân dân lao động xưa. - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt 2,5 mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân + Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con (5,0) người. - Cứ mỗi dịp Tết đến, tôi lại rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau 1,0 một năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống . - Tôi còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng 1,0 người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. - Tôi thật hạnh phúc vì mình đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất. 1,0 - Tôi còn biết gieo vào lòng người những mơ ước về một tương lai tươi 1,0 sáng, về một ngày mai tốt đẹp. c. Kết bài (1,0) - Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất. 0,5 - Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người. 0,5 ––––––––––––––––––– Hết –––––––––––––––––––– Đề 10 : ĐỀ BÀI Câu 1(6,0 điểm) Miêu tả về hình ảnh chú bé Lượm, nhà thơ Tố Hữu có viết: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh
- Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng ” a) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Có tác dụng gì? b) Gọi tên biện pháp tu từ trong đoạn thơ? Sử dụng phép tu từ như vậy có gì hay và độc đáo trong việc miêu tả nhân vật? c) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong đoạn thơ trên. Câu 2 (4,0 điểm) Truyện cổ tích Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6-tập I), là câu chuyện dân gian có nhiều chi tiết đặc sắc. Viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em về ý nghĩa của hai chi tiết: "tiếng đàn" và "niêu cơm". Câu 3(10,0 điểm) Trong gia đình, mẹ luôn là người yêu thương và gần gũi với em nhất. Những lần nhìn thấy mẹ khóc đều gắn với những kỷ niệm vui buồn trong kí ức thời thơ ấu của em. Từ những ấn tượng sâu sắc đó, em hãy tự kể câu chuyện về giọt nước mắt của mẹ. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 (6 điểm) Phần Đáp án Điểm HS cần trả lời theo những ý sau: a Các từ láy trong đoạn thơ là tính từ, có tác dụng gợi hình. 1 - Đoạn thơ sử dụng các phép tu từ: So sánh, Ẩn dụ 0,5 - Tác giả so sánh hình ảnh của chú bé Lượm với chim chích để làm nổi bật vóc dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, nhanh nhẹn, tâm hồn trong sáng, tính cách hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh, tinh nghịch nhưng rất đáng yêu của chú bé liên b lạc, gợi được tình cảm yêu mến cho người đọc (0,75 điểm). Phép ẩn dụ góp 0,75 phần gợi tả, tô đậm, làm đẹp hơn, sinh động hơn hình ảnh chú bé Lượm. Đó không chỉ là con đường đầy nắng vàng mà đó còn là con đường cách mạng, con đường đấu tranh, con đường vinh quang để đi đến chiến thắng. Lượm không chỉ là một thiếu niên mà còn là một chiến sĩ nhỏ vô cùng đáng mến HS viết được đoạn văn ngắn 3 c *Về hình thức: Trình bày gọn gàng, rõ ràng, sạch đẹp. *Về nội dung:
- - Mở đoạn: (dẫn dắt) Hình ảnh những thiếu niên dũng cảm, gan dạ trong kháng chiến qua các bài thơ, câu chuyện kể luôn để lại cho em những ấn 0,5 tượng. Chú bé Lượm trong bài thơ của Tố Hữu được khắc họa chân thực, sinh động, đáng yêu. - Thân đoạn: (Học sinh cảm nhận được những ý cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ) Thể thơ 4 chữ, nhịp thơ nhanh, sử dụng từ láy gợi hình loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, phép so sánh, ẩn dụ gợi ấn tượng về 2,0 một chú bé liên lạc: Trang phục gọn gàng, vóc dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, nhanh nhẹn tâm hồn trong sáng, tính cách hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch nhưng vẫn đáng yêu - Kết đoạn: Lượm là hình ảnh tiêu biểu của thiếu niên Việt Nam hồn nhiên, vui tươi, dũng cảm, gan dạ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống 0,5 Mĩ. Lượm mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ măng non đất nước hôm nay và mai sau. Câu 2 (4 điểm) Phần Đáp án Điểm Học sinh viết đoạn văn *Về hình thức: Trình bày gọn gàng, rõ ràng, sạch đẹp. *Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Khái quát: Chi tiết “tiếng đàn” và “niêu cơm” đều là các chi tiết đặc sắc vừa hiện thực, vừa hoang đường, kì ảo góp phần làm cho câu chuyện thêm li kì, 0,5 hấp dẫn. Hai chi tiết tô đậm màu sắc cổ tích trong câu chuyện, khẳng định trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo tuyệt vời của nhân dân ta - Cụ thể: Đây là hai chi tiết tưởng tượng có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Về chi tiết tiếng đàn thần: + Tiếng đàn là khúc hát tâm tình, là âm thanh kì diệu, là sợi dây tình cảm vô hình tượng trưng cho tình yêu đối lứa (tình yêu xóa bỏ ranh giới của giai cấp, của địa vị trong xã hội phong kiến). + Tiếng đàn là liều thuốc thần dược. Nhờ tiếng đàn mà công chúa nói được trở lại (khỏi câm) và nhận ra ân nhân đã cứu sống mình. 2,0 + Tiếng đàn là đại diện cho công lí, công bằng xã hội: Thạch Sanh được giải oan. Lí thông bị vạch tội. + Tiếng đàn là tiếng nói nhân đạo, giàu lòng vị tha, yêu chuộng hòa bình. Tiếng đàn có thể cảm hóa con người, thêm bạn bớt thù, đẩy lùi chiến tranh. + Tiếng đàn còn khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của Thạch Sanh - chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ Về chi tiết niêu cơm thần: 1,5
- + Cùng với tiếng đàn kì diệu, niêu cơm cũng có những khả năng phi thường, niêu cơm kì lạ cứ ăn hết lại đầy làm quân sĩ 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu, nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục. + Niêu cơm thần đã cảm hóa được những kẻ xâm lược tham lam và khiến họ hoàn toàn khuất phục. Niêu cơm thần tượng trưng cho tình yêu thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Sức mạnh đó có thể cảm hóa con người, thêm bạn bớt thù, đẩy lùi chiến tranh. + Ngoài ra, chi tiết niêu cơm còn mang ước mơ khát vọng về sự no đủ của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Đó là ước mơ chính đáng của con người lao động về cuộc sống no đủ, hạnh phúc Câu 3 (10 điểm) Phần Đáp án Điểm *Yêu cầu về kĩ năng : - Học sinh biết xây dựng một văn bản tự sự, trình bày các sự việc chân thực, rõ ràng, trình tự hợp lí. - Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp. Từ tình huống nảy sinh cho đến sự phát triển và kết thúc truyện phải hợp lý, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. - Học sinh phải dùng ngôn ngữ kể của mình. Không học thuộc sách, sao chép. - Đề bài tương đối mở, tuy nhiên học sinh phải biết xây dựng nhân vật, cốt truyện sao cho phù hợp. *Yêu cầu về nội dung : - Qua câu chuyện phải thể hiện được một nội dung ý nghĩa, một bài học đạo đức nào đó về con người, cuộc sống. * Về hình thức, bài viết trình bày sạch, đẹp, đủ bố cục. Bài viết có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: Mở - Giới thiệu được khái quát hoàn cảnh xuất hiện, những nhân vật chính liên 1 bài quan đến câu chuyện về giọt nước mắt của mẹ. - Giọt nước mắt của mẹ xuất hiện trong hoàn cảnh (tình huống) cụ thể như: 1 + Khi đau buồn + Khi quá vui mừng và xúc động. - Lí giải về hoàn cảnh khiến mẹ rơi nước mắt: Thân + Khi thương xót và muốn chia sẻ với một ai đó. 3 bài + Khi mẹ gặp chuyện đau buồn + Khi mẹ bị hiểu lầm, không được cảm thông chia sẻ. + Khi mình làm được một điều gì đó khiến mẹ tự hào, hạnh phúc. + Khi mình làm điều gì đó khiến mẹ lo lắng, buồn, giận
- - Diễn biến câu chuyện: (kể và miêu tả tỉ mỉ hình ảnh của mẹ với những giọt nước mắt trong tình huống đó) : + Khi đó những cử chỉ, hành động, cảm xúc của mẹ như thế nào? + Bản thân em và những người chứng kiến có hành động, thái độ, cảm 4 xúc gì? + Những giọt nước mắt ấy của mẹ có khơi dậy hay làm thức tỉnh điều gì không? + Em đã và sẽ phải làm gì sau khi chứng kiến những giọt nước mắt ấy của mẹ. - Khái quát lại câu chuyện mà em vừa kể Kết - Gửi gắm đến cho người đọc một lời nhắn nhủ hoặc một thông điệp nào đó 1 bài qua câu chuyện (về tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng ) Đề 11: ĐỀ BÀI Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.” a) Nêu xuất xứ của đoạn văn trên ? b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? c) Xác định nghĩa của từ "mũi" trong cụm từ “mũi Cà Mau” ? Từ “mũi” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? d) Từ việc so sánh hai cách viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau” và “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau”, hãy cho biết từ “mũi” khiến cách giới thiệu của tác giả về vùng Cà Mau gợi hình, gợi cảm như thế nào? Câu 2:(2,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau sau: "Mùa hè nắng ở nhà ta Mùa đông nắng đi đâu mất Nắng vào quả cam nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em Nắng lặn vào trong mùi thơm Cả trăm ngàn bông hoa cúc ” (Trích Mùa đông nắng ở đâu - Xuân Quỳnh)
- Câu 3: (6,0 điểm) Tưởng tượng em được gặp và trò chuyện cùng chàng Lang Liêu trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy”. Cuộc gặp gỡ đã giúp em hiểu thêm được nhiều điều đáng quý về những phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hãy kể lại cuộc gặp đó của em. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2.0 điểm) Phần Đáp án Điểm Đoạn văn trên trích từ văn bản “Sông nước Cà Mau, trích trong “Đất rừng 0,25 a phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. b Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: miêu tả 0,5 Nghĩa của từ “mũi” trong cụm từ “mũi Cà Mau”: chỉ vùng đất nhô ra phía 0,25 c trước Từ “mũi” được tác giả Đoàn Giỏi dùng với nghĩa chuyển. 0,25 Cách viết của tác giả có thêm từ “mũi”: - Nhà văn không viết “càng đổ dần về hướng Cà Mau” một cách chung chung (về tỉnh Cà Mau) mà viết “càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau”. Đoàn d Giỏi dùng từ “mũi” theo nghĩa chuyển để giới thiệu vừa cụ thể, vừa tạo hình 0,75 về một vùng đất có hình dáng nhô ra phía trước vừa gợi ấn tượng về hình dáng mảnh đất cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc. Câu 2: (2.0 điểm) Phần Đáp án Điểm Yêu cầu: Học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn). Nội dung đoạn nêu được cái hay của các hình thức nghệ thuật và vẻ đẹp của nội dung ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong đoạn thơ. Cụ thể HS cần nêu được những ý chính như sau: - Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trích từ bài thơ " Mùa đông nắng ở 0,25 Mở đâu" của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đoạn thơ là những lý giải thật đáng yêu về nắng mùa đông. - Hai câu đầu đoạn thơ nêu hình ảnh của nắng và một sự thắc mắc về nắng "Mùa đông nắng đi đâu mất". Để rồi những câu thơ sau chính là sự lý giải cho thắc mắc đó. Tác giả đã dùng điệp ngữ "nắng" cùng biện pháp nhân 0,75 hóa " nắng vào", "nắng lặn" làm cho hình ảnh nắng trở lên thật sống Thân động, có hồn giống như con người. - Cái hay của đoạn thơ chính là ở hình ảnh ẩn dụ " nắng ngọt", "nắng lặn” vào trong mùi thơm". Ẩn dụ đó đã diễn tả thật tinh tế vẻ đẹp và sức hấp dẫn đáng yêu của nắng mùa đông. Cái nắng ấm áp của đông cũng đủ
- làm cho hoa kết trái ngọt, hương thơm, tạo nên một bức tranh thiên nhiên ngày đông không hề lạnh lẽo. Màu sắc rực rỡ của "trăm ngàn bông hoa cúc", 0,75 hương vị ngọt thơm của trái chín trong vườn được tạo nên là nhờ nắng - Với giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, biện pháp điệp từ, nhân hóa, ẩn 0,25 Kết dụ tác giả gửi gắm tới người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu nắng mùa đông Câu 3: (6,0 điểm) Phầ Đáp án Điể n m Yêu cầu: - Về kỹ năng: Học sinh biết cách xây dựng bài tự sự, mạch kể hấp dẫn, logic các sự việc. Tạo dựng tình huống truyện, lời kể lưu loát rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt - Về kiến thức: Học sinh biết làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, có những sáng tạo nhân vật, sự việc, tình huống truyện hợp lý. Chọn ngôi kể phù hợp. Bài văn toát lên nội dung về nguồn gốc phong tục gói bánh chưng và sự tiếp nối truyền thống đó trong cuộc sống hôm nay. Đó cũng là nét đẹp về văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy. - Mỗi em sẽ có những sáng tạo của riêng mình, Giám khảo cần trân trọng những sáng tạo đó trên cơ sở bài làm có sự sắp xếp sự việc hợp lý, đúng chủ đề. Sau đây là một số gợi ý các ý chính trong bài làm: Mở - Nêu được tình huống gặp gỡ với nhân vật Lang Liêu 0,5 bài - Cảm xúc về cuộc gặp đó. Học sinh cần kể theo đúng trình tự sự việc, giữa các sự việc có sự liên kết, tạo sự việc cao trào để nêu lên suy ngẫm, bài học. - Sự việc mở đầu: Gặp gỡ nhân vật Lang Liêu, nhận ra Lang Liêu 0,5 - Sự việc phát triển: + Trò chuyện cùng Lang Liêu với tất cả sự vui mừng, kính trọng. Hỏi chuyện 1,0 Thâ về việc làm bánh chưng, bánh giày. Lang Liêu kể cho nghe về việc quyết tâm n sáng tạo hai loại bánh dâng vua cha, về quá trình lên làm vua trị vì đất nước, bài mở mang nghề nông, phát triển sản xuất, chăn nuôi; dạy dân cách làm bánh chưng thể hiện sự đề cao sản xuất nông nghiệp, trân quý hạt gạo, kính trọng và biết ơn công lao của tổ tiên + Bản thân cũng nói chuyện với Lang Liêu về việc học ở trường, về cuộc sống 1,0 gia đình, về phong tục gói bánh chưng, thờ bánh chưng mà Lang Liêu đã tạo dựng, về thay đổi của cuộc sống hôm nay, sở thích của giới trẻ Sự việc cao trào: - Được Lang Liêu dạy gói bánh nhưng gói không thành, khi luộc xong thì bánh 1,0 có hình dáng méo mó, nhân bên trong bị đảo lộn. 1,0
- - Thấy mình còn vụng về, cần học sự khéo léo trong công việc, nhận thức được cần thiết phải gìn giữ truyền thống văn hóa của tổ tiên để lại. Đó cũng là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, không nên bắt chước văn hóa ngoại lai không phù hợp với mình Sự việc kết thúc: - Chia tay với Lang Liêu, trong lòng thấy lưu luyến, tiếc nuối, mong có ngày 0,5 gặp lại. - Những suy nghĩ, mong ước của bản thân Kết - Bài học thấm thía từ cuộc gặp gỡ: Càng nhớ công ơn của các vua Hùng, thấy bài trách nhiệm của người học sinh phải học tập, tu dưỡng để trở thanh những con 0,5 người tài đức, góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Đề 12: ĐỀ BÀI Câu I (3,5 điểm): 1. Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có từ đầu mang nghĩa gốc, thành ngữ nào có từ đầu mang nghĩa chuyển? Đầu đường xó chợ, đầu bạc răng long, đầu xuôi đuôi lọt, dấu đầu hở đuôi. 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu (1) của da trời, màu (2) của cây lá, màu (3) của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. (Theo Đất nước ngàn năm) a. Hãy điền các tính từ xanh biếc, xanh non,xanh thẳm vào những chỗ trống có dấu ( ) cho phù hợp. b. Nêu tác dụng của các tính từ đó trong đoạn văn. Câu II (6,5 điểm): Cho đoạn văn sau: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thach Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh. (Trích truyện Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
- 1. Hãy chỉ ra các chi tiết thần kỳ trong đoạn văn và phân tích ý nghĩa của các chi tiết thần kỳ đó. 2. Kể lại hai chi tiết thần kỳ trong các truyện cổ tích khác mà em biết. Theo em, chi tiết thần kỳ có vai trò gì trong các câu chuyện cổ tích? Câu III (10,0 điểm): Một thời gian sau khi lên ngôi, Thạch Sanh đã tìm về gốc đa xưa. Hãy tưởng tượng và kể lại lần trở về đó của Thạch Sanh. HẾT ĐÁP ÁN II. Yêu cầu cụ thể: Câu Nội dung Điểm Câu I Trả lời câu hỏi tiếng Việt 3,5 1. - Các từ đầu mang nghĩa gốc: Đầu bạc răng long. 2,0 - Các từ đầu mang nghĩa chuyển: Đầu đường xó chợ, đầu xuôi đuôi lọt, dấu đầu hở đuôi. Mỗi từ xác định đúng cho 0,5 điểm. 2. a. Điền các tính từ vào những chỗ trống có dấu ( ): 0,75 (1) xanh thẳm;(2) xanh biếc;(3) xanh non. Mỗi từ xác định đúng cho 0,25 điểm. b. Tác dụng của các tính từ đó trong đoạn văn: 0,75 - Tô đậm màu xanh của da trời (xanh thẳm), cây lá (xanh biếc), những bãi ngô, thảm cỏ (xanh non) in trên mặt nước Sông Hương, đó là những vẻ xanh riêng, trong trẻo, đầy sức sống hòa vào màu xanh chung đẹp đẽ, độc đáo của Sông Hương. Câu Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi: 6,5 II 1. Các chi tiết thần kỳ trong đoạn văn: Tiếng đàn thần kì và niêu cơm thần kì. 1,0 Mỗi chi tiết nêu đúng cho 0,5 điểm. *Phân tích ý nghĩa của các chi tiết thần kỳ: - Chi tiết tiếng đàn: 2,0 + Giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và giải thoát cho Thạch Sanh; nhờ đó mà Lý Thông cũng bị vạch mặt; Làm quân mười tám nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng + Tiếng đàn thần là thể hiện ước mơ về công lý, chính nghĩa; đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân (là “vũ khí” đặc biệt để cảm hóa kẻ thù). - Chi tiết niêu cơm: 2,0 + Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng lạ kì là cứ ăn hết lại đầy, làm quân mười tám nước chư hầu lúc đầu bĩu môi coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục và phải chịu thua cuộc trước lời thách đố của Thạch Sanh
- + Chi tiết niêu cơm thần kì chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh; tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình, khát vọng ấm no hạnh 0,5 phúc của nhân dân ta. 2. - Kể lại hai chi tiết thần kỳ trong các truyện cổ tích khác mà em biết. 1,0 Kể đúng mỗi chi tiết thần kỳ trong các truyện cổ tích khác cho 0,25 điểm. - Vai trò của chi tiết thần kỳ trong các câu chuyện cổ tích: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với bất công. Câu Một thời gian sau khi lên ngôi, Thạch Sanh đã tìm về gốc đa xưa. Hãy 10,0 III tưởng tượng và kể lại lần trở về đó của Thạch Sanh. Yêu cầu: - Về kỹ năng: Cần viết đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng. Dựa trên một phần sự thực nhất định nào đó, người kể phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫn người đọc, thể hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực. Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc; Bố cục bài viết rõ ràng. - Về kiến thức:HS có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau: A. Mở bài: 0,5 Giới thiệu chung về câu chuyện. (HS cũng có thể mở bài không theo trình tự thời gian, miễn sao hợp lý). B. Thân bài: 9,0 1. Câu chuyện xảy ra vào thời gian, không gian như thế nào? 1,5 Một thời gian sau khi lên ngôi, Thạch Sanh đã tìm về gốc đa xưa (nêu rõ thời gian, lý do trở về, Thạch Sanh có đi cùng ai ). 2. Câu chuyện đã diễn ra như thế nào? (Mở đầu; Diễn biến; Kết quả). 7,5 Trọng tâm là cảnh Thạch Sanh khi về gốc đa xưa. Cảnh thay đổi như thế nào, con người ra sao; Thạch Sanh đã kể lại những chuyện gì trong quá khứ (gắn với các chi tiết trong truyện) C. Kết bài: 0,5 Nêu kết thúc truyện. Đề 13: ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II) qua đoạn văn sau: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
- Câu 2 (6,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ – Trần Quốc Minh) a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào? b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những phép so sánh ấy. Câu 3 (10,0 điểm) Chiếc bình nứt Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM THI Câu Nội dung Điểm Câu Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật 1 người anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp (4,0 6, Tập II) qua đoạn văn. đ ) * Về hình thức: Viết đúng yêu cầu 1 đoạn văn. 1,0 * Về nội dung: Bài viết đảm bảo các ý sau: 0,5 - Người anh không trả lời mẹ vì quá ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp của bức tranh và tài năng của em gái mình. - Người anh muốn khóc vì quá xúc động và xấu hổ với sự đố kỵ, cố tình xa 0,5 lánh của mình đối với em gái trước đây. 0,5 - Người anh cảm thấy đó không phải là bức tranh vẽ mình vì hình ảnh trong bức tranh quá đẹp, trong sáng và ngoài sức tưởng tượng của người anh. 0,5 - Người anh hiểu rằng chính lòng nhân hậu của em gái là cơ sở để tạo nên tài năng.
- - Câu nói thầm của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, ăn năn, bị thuyết 1,0 phục, tự nhận thức về bản thân cũng như về em gái của mình. Câu a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc 3,0 những loại so sánh nào? 2 – Chỉ đúng các phép so sánh (6,0 + Những ngôi sao thức ngoài kia 2,0 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con đ) + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời – Xác định đúng kiểu so sánh + Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con: là kiểu so sánh hơn kém + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời: 1,0 là kiểu so sánh ngang bằng b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi 3,0 cảm của những phép so sánh ấy. – Yêu cầu học sinh viết đúng một đoạn văn cảm nhận với nội dung cơ bản sau: + Phép so sánh hơn kém “Những ngôi sao thức ngoài kia”/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” nhấn mạnh thời gian thức vì con nhiều hơn thời gian ” 1,0 thức” của ngôi sao, của thiên nhiên. + Phép so sánh ngang bằng “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” khẳng định tình mẹ, vai trò quan trọng của mẹ với cuộc đời của con. 1,0 + Lòng biết ơn mẹ sâu sắc của con. 1,0 Câu A. Yêu cầu về kĩ năng: 1,0 3 Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện sáng tạo. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. (10,0 Lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài. đ) B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện sáng tạo, các sự việc logic, lời thoại hợp lí, đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, câu chuyện kể thể hiện một ý nghĩa, một bài học nào đó trong cuộc sống. 1. Mở bài: 1,0 Chiếc bình nứt Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Thân bài: 7,0
- Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: * Cách 1: - Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách 1,0 mình vì trong suốt thời gian qua không giúp ích được gì cho ông chủ. Tâm trạng buồn bã, thất vọng về bản thân. - Rất may mắn nó gặp được ông chủ tốt bụng, biết cảm thông chia sẻ, biết cổ 1,0 vũ động viên khích lệ để bình nứt cố gắng. - Ông chủ động viên khích lệ bằng cách: Mở một cuộc thi tài giữa chiếc bình 1,0 nứt và chiếc bình lành. - Diễn biến cuộc thi. 2,0 - Kết quả cuộc thi: Bình nứt luôn cần mẫn, nỗ lực cố gắng vươn lên và chiến 2,0 thắng, bình lành quá tự tin về bản thân nên chủ quan kiêu ngạo và thất bại. * Cách 2: - Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách 1,5 mình vì trong suốt thời gian qua không giúp ích được gì cho ông chủ. - Ông chủ tốt bụng, có mắt tinh tế và óc sáng tạo lãng mạn đã biết cách chuyển điều hạn chế của bình nứt thành thế mạnh bằng cách gieo hạt giống hoa bên 1,5 phía con đường chiếc bình nứt hàng ngày vẫn qua (Hoặc ông chủ trồng hoa trên chính chiếc bình nứt). - Ngày qua ngày, tháng qua tháng những cây hoa mọc lên, đón nắng mai, khí trời rồi kết nụ, nở hoa làm đẹp cho con đường, làm đẹp cho ngôi nhà -> 2,0 bình nứt yêu đời, tự tin, luôn nỗ lực vươn lên, nhận ra vẻ đẹp, ý nghĩa của cuộc sống. - Còn chiếc bình lành luôn tự tin về bản thân, coi mình hoàn hảo, không nỗ lực vươn lên, không cẩn trọng. Một ngày kia gặp tình huống không may bị nứt, 2,0 mẻ, xấu xí. Sống buông xuôi, bất lực, thu mình. 3. Kết bài: 1,0 Mỗi người trong chúng ta đều có những hạn chế riêng, luôn nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đề 14: ĐỀ BÀI Câu 1 (4.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới: “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”. ( Ngô Văn Phú) a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. b) Trình bày giá trị diễn đạt của của những biện pháp tu từ đó.
- Câu 2 ( 6.0 điểm) Trong văn bản “ Buổi học cuối cùng” của An- phông -xơ Đô - đê ( SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”. Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn. Câu 3 ( 10.0 điểm) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng,Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM THI CÂU NỘI DUNG ĐIỂ M Câu a)Yêu cầu chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: 2.0 1 - So sánh: (măng trồi lên như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy; ủ kĩ 1.0 ( 4.0 như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt) đ) - Nhân hóa ( áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt) 1.0 b)Trình bày được giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật như sau: 2.0 - Khơi gợi được hình ảnh mầm măng mạnh mẽ, đầy sức sống 0.75 - Làm cho hình ảnh mầm măng hiện lên sống động, có hồn . 0.75 - Thể hiện rõ tình cảm của người miêu tả: Không chỉ quan sát mầm măng 0.5 bằng thị giác mà còn cảm nhận nó bằng sự rung động của một tâm hồn đồng cảm . * Lưu ý: - Thí sinh có thể trình bày giá trị diễn đạt của từng biện pháp tu từ hoặc có thể trình bày chung. Giám khảo linh hoạt cho mức điểm phù hợp. - Khuyến khích những bài làm thí sinh chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật khác như: sử dụng từ ngữ giàu giá trị gợi tả, sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ Câu * Yêu cầu về kĩ năng: 0.5 2 - Thí sinh phải biết xây dựng thành một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, trôi ( 6.0 chảy, ít mắc lỗi về dùng từ, đặt câu đ) - Nếu học sinh không viết thành một đoạn văn thì giám khảo không cho điểm. * Yêu cầu về kiến thức: 5.5 Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau: 1.5
- - Đây chính là điều tâm niêm của thầy Ha- men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc ). 2.0 - Khẳng định một chân lí: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập, tự do còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do. 1.0 - Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha- men đối với tiếng nói dân tộc: giữ gìn, nâng niu, tự hào 1.0 - Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình. Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình . Câu * Yêu cầu chung: 1.0 3 - Thí sinh cần viết đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng, có bố (10.0 cục rõ ràng, lời văn trong sáng, mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; cách đ) kể chuyện tự nhiên, lời thoại hợp lí - Thí sinh phải kể được câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên với sự xuất hiện của các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân . * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: 0.5 Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể. + Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Ấn tượng chung về câu chuyện đó. 2. Thân bài: 8.0 Kể lại diễn biến của câu chuyện: - Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét 2.0 như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ - Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ 1.5 từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ - Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây 1.5 - Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui 2.0 mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc .Cây Bàng đâm chồi nảy lộc .Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống . 1.0 - Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân Kết bài: 0.5 - Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể. - Bài học từ câu chuyện (Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).
- Đề 15: ĐỀ BÀI Câu 1. (4 điểm) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: a. Mẹ hỏi cây Kơ-nia: - Rễ mày uống nước đâu? - Uống nước nguồn miền Bắc. ( Bóng cây Kơ-nia – Nguyễn Ngọc Anh) b. Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời! (Mẹ Tơm - Tố Hữu) c. Về thăm nhà Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu) d. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh, lúa tốt vấn vương tơ tằm. (Ca dao) Câu 2. (6 điểm) Dựa vào bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, em hãy viết một đoạn văn tả, nêu cảm nghĩ của mình về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. Câu 3. (10 điểm) Quê hương em đang ngày càng tươi đẹp, hãy miêu tả buổi sáng mùa xuân trên quê hương em. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (4 điểm) a - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa – Uống nước nguồn miền Bắc 0,5 - Tác dụng: trả lời thay cho đồng bào Tây Nguyên, lòng luôn nhớ về miền Bắc 0,5 Học sinh có thể chỉ thêm biện pháp tu từ nhân hóa “mày”
- b - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ và so sánh - những trái tim như 0,5 ngọc sáng ngời - Tác dụng: “những trái tim” – chỉ những con người anh dũng kiên cường . 0,5 làm tăng sức gợi hình ảnh, gợi cảm xúc: ngợi ca, trân trọng c - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ - thắp, lửa hồng. 0,5 - Tác dụng: Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã dùng các hình ảnh ẩn dụ thắp, lửa hồng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước nhà Bác Hồ ở làng Sen. Những hình 0,5 ảnh ẩn dụ trên làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. (Đọc câu thơ, người đọc như thấy được những chùm hoa râm bụt khe khẽ đung đưa trong gió như là ngọn lửa đang cháy). d - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - mồ hôi 0,5 - Tác dụng: Mồ hôi đã gợi lên sức lao động của con người, có sức lao động là 0,5 sẽ có Những hình ảnh hoán dụ trên làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. Câu 2 (6 điểm) a. Yêu cầu về hình thức: 1,0 - Học sinh viết thành một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, trong đó phải bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng. - Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp 1,0 b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh dựa vào bài thơ “Lượm” để miêu tả và bộc lộ cảm xúc về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. Đảm bảo các ý cơ bản sau: - Lượm là chú bé liên lạc nhanh nhẹn, dũng cảm, hồn nhiên và đáng yêu. 1,0 - Chuyến đi công tác cuối cùng rất nguy hiểm nhưng Lượm vẫn dũng cảm lao 1,0 qua làn đạn để đưa thư - Lượm hy sinh anh dũng nhưng vẫn mỉm cười thanh thản 1,0 - Học sinh bộc lộ được cảm xúc: yêu mến, cảm phục, là tấm gương sáng để 1,0 noi theo Câu 3 (10 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết xây dựng một bài văn miêu tả có bố cục đầy đủ ba phần, tả cảnh theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, tự nhiên, sinh động; biết dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy và không mắc lỗi chính tả * Yêu cầu về nội dung - Giới thiệu được cảnh được tả là một buổi sáng mùa xuân đẹp trên quê hương em. - Bài viết có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau: Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu buổi sáng mùa xuân đẹp trên quê hương. 0,5 Thân bài: - Cảnh bầu trời: Cao, trong xanh, đám mây trắng bồng bềnh trôi; ông mặt trời 1,0 bắt đầu xuất hiện chiếu những tia nắng ấm áp xuống trần gian . - Cảnh mặt đất: hình ảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân hiện lên 1,0 thật đẹp + Cánh đồng: Rộng bát ngát, mát mắt với màu xanh của lúa, của cỏ non; những 2,0 giọt sương đọng trên lá lúa, trên cỏ non như những hạt kim cương lóng lánh sắc màu dưới ánh ban mai; không khí trong lành, ấm áp thoang thoảng hương hoa cỏ
- dại thánh thót trên các cành cây là tiếng chim hót chào đón nàng xuân duyên dáng đã trở lại + Dòng sông: Dòng sông còn mơ màng trong tấm màn sương mờ ảo. Sông bừng 2,0 tỉnh giấc khi được những tia nắng tinh nghịch đánh thức. Làn nước trong xanh như tấm gương khổng lồ, cánh lục bình xanh biếc Vài chú cá con nghịch ngợm tung mình lên cao rồi đánh tõm xuống mặt sông thật vui mắt, tiếng lanh canh của bác thuyền chài đi cất mẻ cá tôm sớm làm cho cảnh dòng sông quê em càng trở lên sinh động. Cây cối hai bên bờ xanh mượt đu đưa theo làn gió, đùa vui với nắng sớm Hoặc học sinh có thể tả về núi, ao hồ + Con đường: tấp nập, tiếng người gọi nhau đi chợ hoặc ra đồng thăm lúa tiếng 1,0 bíp bíp của những phương tiện giao thông hiện đại có việc phải di chuyển sớm + Khu vườn nhà em: khu vườn đẹp. Ông mặt trời đã lên cao, nắng chan hòa và 2,0 trải rộng khắp khu vườn.Chồi non trên các cành cây cao đua nhau hé mắt ngọc uống nắng xuân cho mau lớn, tiếng chim chuyền cành lảnh lót khắp khu vườn. Thược dược, hồng nhung, cúc vạn thọ đua nhau bung nở. Rau xà lách xanh mướt, su hào căng tròn, bắp cải chắc nịch, cải chíp bụ bẫm, cải ngồng vàng rộm làm khu vườn thật bắt mắt và đầy sức sống; đàn gà con theo mẹ bắt đầu đi tìm mồi, chú mèo mướp cuộn tròn một góc sân tắm nắng; chú cún con ve vẩy cái đuôi lăng xăng đuổi theo những chú bướm đủ màu thật tuyệt diệu biết bao! Kết bài: Cảm xúc của em ( Được ngắm cảnh trong một buổi sáng mùa xuân đẹp 0,5 trời, em càng thêm yêu và gắn bó với quê hương ) - Đề 16: ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC- HIỂU: (4 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, nhà xuất bản Trẻ 2014). 1- Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên? 2- Tìm cụm danh từ có trong câu văn sau: Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. 3- Bài học rút ra từ văn bản trên là gì? PHẦN II: LÀM VĂN
- Câu 1 (6 điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ sau: “Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng”. (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ, Ngữ văn 6- tập 2). Câu 2 (10 điểm): Dượng Hương Thư kể chuyện “Vượt thác” (Ngữ văn 6- tập 2). Hết HƯỚNG DẪN CHẤM II. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Điể m I. PHẦN ĐỌC HIỂU 4,0 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là tự sự. 1.0 Ngôi kể thứ ba 1.0 Câu 2. Cụm danh từ: Ngày nọ, một thung lũng 1,0 Bài học: Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận 1,0 Câu 3. lại tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả giữa cho và nhận trong cuộc sống II. PHẦN LÀM VĂN 16, 0 Câu 1 6.0 a. * Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 - HS biết trình bày bằng một đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) có đầy đủ ba phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn b. HS biết trình bày vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong hai khổ thơ: 5.0 - Vẻ đẹp của người cha được thể hiện ở cử chỉ: đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng , ở biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ: Người Cha - Thể hiện ân cần, chăm sóc, tình yêu thương vô bờ bến của Bác đối với các chiến sĩ - Qua đó thấy được Bác là một con người vừa giản dị gần gũi vừa vĩ đại. c. Khuyến khích cách làm sáng tạo 0,2 5 d. Trình bày đúng chính tả 0,2 5 Câu 2 10
- a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 - HS biết tạo lập một bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng) hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, - Lựa chọn ngôi kể phù hợp (thứ nhất). b. HS biết nhập vai dượng Hương Thư kể chuyện vượt thác: 8.0 - Giới thiệu - Dượng Hương Thư kể trước, trong và sau khi vượt thác: + Trước khi vượt thác: nhổ sào, thuyến tiến đến ngã ba sông cảnh bãi dâu; dọc sông những chòm cây cổ thụ + Đến Phường Rạnh, nấu cơm ăn và bắt đầu vươt thác + Đến chiều tối vượt qua khỏi thác Cổ Cò - Cảm nghĩ của dượng Hương Thư sau khi vượt thác . c. Khuyến khích cách làm sáng tạọ, biết kết hợp yếu tố miêu tả hợp lí 1.0 d. Trình bày đúng chính tả 0.5 Đề 17: ĐỀ BÀI Câu 1(5,0 điểm):Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Bàn tay yêu thương Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những li kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh ”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán :“Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật” Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!” Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc- gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập một) Câu 1(1,0 điểm): Giải nghĩa từ “biểu tượng”. Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. Câu 2(1,0 điểm): Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào? Bức tranh Đắc-gờ-lốt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? Câu 3(1,5 điểm): Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”? Câu 4(1,5 điểm): “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống? Câu 2 (5,0 điểm):
- Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo” và những chương trình truyền hình “Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương” đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 15-20 dòng) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống”. Câu 3 (10,0 điểm): “Suốt đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ giũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưnglòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ nhớ lại .” Từ đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió. Hết HƯỚNG DẪN CHÂM VÀ BIỂU ĐIỂM CÂ NỘI DUNG ĐI U Ể M Câu 1 1 - Giải nghĩa “biểu tượng”: là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa tượng 0,5 trưng. - Đặt câu đúng với yêu cầu 0,5 Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình. 2 - Nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, 0,5 khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. - Các bạn em vẽ những gói quà, li kem hoặc những món đồ chơi mà các bạn 0,5 yêu thích, còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là một bức tranh rất khác lạ gây tò mò cho cả lớp 3 HS có thể viết thành đoạn hoặc thể hiện riêng từng ý, có thể có nhiều cảm nhận nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Bức tranh được coi là biểu tượng của tình yêu thương vì: 1,5 - Bức tranh vẽ điều mà Đắc-gờ-lốt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo; - Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc-gờ-lốt tới cô giáo; - Bức tranh thể hiện tình cảm, sự dìu dắt yêu thương của cô giáo dành cho học sinh của mình. 4 - HS tự do thể hiện điều ý nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện 1,5 - Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh; luôn cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ họ . Câu 2 a, Đảm bảo viết đúng hình thức đoạn văn và đúng câu mở đầu đã cho. 0,5 b, Triển khai nội dung đoạn văn; 4,0
- - Nội dung của các chương trình truyền hình và các cuộc vận động nêu trên là 0,5 nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện truyền thống yêu thương, đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta. - Hiểu được tình yêu thương và sự sẻ chia luôn là điều quý giá nhất trong cuộc 2,0 sống vì: + Yêu thương , chia sẻ mang lại hạnh phúc cho người nhận; giúp họ vượt qua khó khăn, mất mát; + Yêu thương, chia sẻ càng nhiều thì cuộc sống càng tốt đẹp, hạnh phúc; + Biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì bản thân mình cũng thấy hạnh phúc hơn; - Nêu hành động cụ thể: + Bài học: xác định lẽ sống yêu thương, sẻ chia là lẽ sống cao đẹp mà con người cần hướng tới; 1,5 + Phê phán những kẻ sống ích kỉ, vô cảm; + Nêu hành động cụ thể của bản thân với các hoạt động của lớp , của trường trong các phong trào nói trên và các phong trào nhân đạo khác. c, Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,2 vấn đề . 5 d, Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc Tiếng Việt 0,2 5 Câu 3 a, Đảm bảo được cấu trúc bài văn: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 b, Xác định được ngôi kể (thứ nhất hoặc thứ ba); nhân vật chính (là chim mẹ); 0,5 c, Triển khai nội dung câu chuyện thành các sự việc cụ thể: 8,0 *Mở truyện: dùng đúng ngữ liệu đã cho trong đề (nếu là mở truyện khác thì 1,0 không cho điểm) *Thân truyện: 6,0 - Cảnh mưa to, gió lớn trong đêm: bầu trời đen kịt, mưa như trút nước, gió lớn quật từng cơn, sấm chớp dữ dội - Sự mong manh của tổ chim chót vót trên cành cây cao; nỗi lo lắng của chim mẹ, sự sợ hãi của chim con (tập trung kể về hành động, tâm trạng của chim mẹ trong hoàn cảnh nguy hiểm này) - Những nguy hiểm xảy ra với tổ chim trong đêm mưa gió ; sự chống đỡ, bảo vệ chim con của chim mẹ (tập trung kể về hành động, tâm trạng của chim mẹ trong việc bảo vệ chim con) - Nguy hiểm qua đi, chim con ngủ yên trong lòng mẹ, lông cánh vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng thấy hạnh phúc *Kết truyện: Nêu cảm nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện trên 1,0 d, Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,5 vấn đề; vận dụng tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm e, Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc Tiếng Việt 0,5
- Đề 18: ĐỀ BÀI Câu 1: ( 2 điểm): Cho khổ thơ sau: Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (“ Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ) Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật trong khổ thơ trên. Nêu hiệu quả của cách diễn đạt đó? Câu 2 ( 2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn miêu tả chú bé Lượm ( khoảng 10 đến 15 câu) trong đó có sử ít nhất một hình ảnh so sánh, một hình ảnh nhân hóa, một hình ảnh ẩn dụ? Câu 3 ( 6 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn kể lại cuộc chia tay đầy xúc động đó? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Môn:Ngữ văn 6 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Đáp án Điể m 1 Mức độ tối đa: 2,0 đ * Về phương diện nội dung: 1,5 - Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc 0,5 - Hiệu quả của cách diễn đạt: 1,0 + Đây là khổ thơ hay trong bài. + Hình ảnh Người cha mái tóc bạc chính là Bác Hồ. + Thể hiện được tình yêu thương, sự chăm lo mà Bác dành cho các anh, là tình cảm của một người cha luôn dành cho những đứa con yêu quý của mình.Ta cảm nhận được tấm lòng yêu thương bao la của Người. + Ta càng thấy được tình cảm mà người chiến sĩ dành cho Bác. Với anh Bác chính là người cha già đáng kính.
- * Về phương diện hình thức: 0,5 - Biết cách trình bày dưới dạng đoạn văn, trình bày khoa học, sach đẹp, không mắc lỗi chính tả Câu Mức độ tối đa: 2,0 đ 2 * Về phương diện nội dung: 1,75 -Miêu tả chú bé Lượm: 1 + Vóc dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn + Trang phục gọn gàng + Cử chỉ, hành động thể hiện sự nhí nhảnh, vui tươi + Lời nói hồn nhiên + Lòng dũng cảm - Sử dụng được các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ phù hợp với nôi dung. 0,75 * Về phương diện hình thức: - Biết cách trình bày dưới dạng đoạn văn, trình bày khoa học, sach đẹp, không 0,25 mắc lỗi chính tả 3 Mức độ tối đa: 6,0 đ * Về nội dung: 5,0 + Đảm bảo hệ thống ý: + Biết sáng tạo, trong kể chuyện, lý giải các ý + Có dấu ấn cá nhân trong phần lập luận, kiến giải + Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau: a. Mở bài: 0,5 Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng, hoàn cảnh cuộc chia tay. b. Thân bài: 3, 5 - Hoàn cảnh cuộc chia tay: thời gian, không gian, con người 0,5 - Cảnh chia tay xúc động của hai mẹ con: + Tấm lòng của người mẹ Việt Nam: thương con, lo lắng cho sự an nguy của 1,25 con, nhưng lại dũng cảm gạt tình riêng, hướng tới trách nhiệm đối với cộng đồng, nhắc nhở con làm tròn sứ mệnh mà nhân dân, đất nước giao phó + Vẻ đẹp hình tượng Thánh Gióng: thương mẹ, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước 1,25 + Cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn nhưng lại toát lên không khí anh hùng ca 0,5 c. Kết bài: 1,0 Kết thúc cuộc chia tay, suy nghĩ và mong ước của kẻ ở người đi, Nhắn nhủ tới mọi người về lòng yêu nước, ý thức dân tộc, tình mẫu tử * Về hình thức và các tiêu chí khác : 1,0 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm : - Sử dụng ngôn ngữ cổ xưa.
- - Đan xen các mẩu đối thoại. - Kết hợp các yếu tổ miêu tả, biểu cảm phù hợp. - Không nên hiện đại hóa các sự việc, nhân vật Đề 19: ĐỀ BÀI Câu 1:( 4,0 điểm) Xác định và nêu rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau: “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (Khánh Chi, “Biển”) Câu 2:( 6,0 điểm) Làm được điều gì đó Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương. - Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen. - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời. - Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời: - Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này. ( Theo Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh) Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên. Câu 3:( 10,0 điểm) Câu chuyện của mùa xuân quê hương: về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM I. Định hướng chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn và kì thi chọn HSG, bài làm của thí sinh cần được đánh giá linh hoạt.
- 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng nhưng phải thuyết phục. II. Hướng dẫn cụ thể: C Yêu cầu Điể âu m 1. - Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: 1.0 + So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con. Nhân hoá: Vui, buồn, suy 1.0 nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền. - Ý 2: Nêu được tác dụng: 0.5 - + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau. + Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con. 0,5 => Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ 1.0 thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển. 2. Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. 1.0 - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. 1. Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu 1.0 bé là hành động nhỏ nhặt, bình thường chẳng mấy ai quan tâm, để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa: - Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.0 - Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: Không thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết chia sẻ, giúp đỡ vật hoặc người khi gặp hoạn nạn, khó khăn. 2. Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía 1.0 về những kĩ năng sống cần có ở mỗi con người: - Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. 1.0 - Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ. 3. Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra 1,0 đ xung quanh mình. 1. Yêu cầu hình thức: 1.0 - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 2. Yêu cầu cụ thể: 3. - Nhập vai "Mùa xuân" để kể và tả về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống đầm ấm hạnh phúc của con người mỗi khi Tết cổ truyền đến và mùa xuân tới. - Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được những ý sau
- a. Mở bài 0,5 Giới thiệu nhân vật "tôi" - mùa xuân, kể sự việc đến khắp mọi nơi làm cho thiên nhiên và con người thêm tươi đẹp và hạnh phúc. b. Thân bài 2.0 - Tả vẻ đẹp và kể tả việc mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời: + Mỗi khi Mùa xuân (tôi) đến đất trời bừng tỉnh chào đón tôi khơi dậy tô điểm cho thiên nhiên đất trời cỏ cây hoa lá. - Mùa xuân mang lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống con người: + Không khí chuẩn bị đón tết và mùa xuân. Niềm vui hạnh phúc của con người, 2.0 gia đình sum họp sau một năm lao động vất vả. Ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu, con cháu kính trọng thờ tổ tiên trang hoàng bàn thờ ngày tết. + Mùa xuân khơi dậy sức sống tình yêu của con người đối với cảnh vật thiên 1 nhiên làm tâm hồn tình cảm con người trong sáng ấm áp hơn. + Mùa xuân khơi dậy sức sống tình yêu của con người đối với cảnh vật thiên 1 nhiên làm tâm hồn tình cảm con người trong sáng ấm áp hơn. + Mùa xuân đem đến cho con người ấm no hạnh phúc đầy đủ về cuộc sống tinh 1 thần và vật chất rau hoa củ quả +Mùa xuân khơi dậy ước mơ về tương lại tươi sáng, về ngày mai tốt đẹp. 1 c. Kết bài - Mùa xuân là quy luật vĩnh hằng tuần hoàn của trời đất. 0,5đ - Tình cảm của "tôi" (Mùa xuân) đối với thiên nhiên, con người. Mùa xuân lưu truyến mỗi khi tạm biệt các bạn và sẽ trở lại với các bạn, ở mãi trong lòng các bạn Đề 20: ĐỀ BÀI Câu1(4 điểm): Năm 1961, nhà thơ Tố Hữu đã về vùng biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) thăm lại mảnh đất Hanh Cù và gia đình mẹ Tơm (một cơ sở cách mạng đã nuôi giấu ông và nhiều chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945). Đứng trước nấm mồ của mẹ nhà thơ đã thốt lên rằng: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời” (Trích bài thơ “Mẹ Tơm”, Thơ Việt Nam 1945 - 1985, Nhà xuất bản Giáo dục, 1987) a. Em hãy hãy chỉ ra phép tu từ so sánh và hoán dụ có trong khổ thơ trên? b. Cho biết ý nghĩa biểu đạt (biểu cảm) của 2 biện pháp tu từ đó trong khổ thơ? Câu2(6 điểm): Phần cuối truyện “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh có đoạn như sau:
- “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: Anh trai tôi. Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007) a. Hãy cho biết nhân vật tôi trong đoạn trích trên là ai? Tại sao nhân vật nhìn bức tranh lại xấu hổ? b. Hãy chỉ ra quá trình biến đổi tâm trạng của nhân vật tôi? Thể hiện sự biến đổi này nhà văn muốn nói với người đọc ý nghĩa gì của nghệ thuật? c. Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” em đã rút ra cho mình được bài học gì về cách ứng xử với tài năng hoặc thành công của người khác? Câu3(10 điểm): Em hãy tả lại bài cảnh chuyển mùa từ cuối xuân sang hạ. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 a So sánh: Những trái tim như ngọc sáng ngời. 0,5 đ 4 điểm Hoán dụ: Trái tim. 0,5 đ b Trái tim: Thay thế cho con người. 1 đ Trái tim như ngọc sáng ngời: đề cao, ca ngợi vẻ đẹp thánh thiện, bất 1 đ tử của mẹ Tơm. Đó là vẻ đẹp của một bà mẹ cách mạng, vẻ đẹp của lòng yêu nước Việt 1đ Nam trong những năm chiến tranh cứu nước. Câu 2 a - Nhân vật người anh. 0,5 đ 6 điểm - Nhân vật xấu hổ vì hối hận với người em, vì nhận ra những tính xấu 1đ của mình (trước đó người anh có những cách cư xử đố kị, hẹp hòi, ganh ghét với người em) b - Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu 1 đ hổ muốn khóc. - Ý nghĩa thức tỉnh, giáo dục của nghệ thuật. 1,5đ c - Không được đố kị, ghen ghét với tài năng. 1 đ - Trân trọng và chia sẻ, giúp đỡ với tài năng. 1đ Câu 3 1. Yêu cầu về kỹ năng: 1 đ 10 - Nắm vững phương pháp làm bài văn miêu tả. Đảm bảo cấu trúc bài điểm văn có đủ 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài. - Diễn đạt ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; văn viết trôi chảy, thuyết phục; dùng từ, đặt câu phù hợp. - Xác định đúng đối tượng miêu tả, thể hiện được sự lựa chọn, quan sát, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí; thể hiện được cảm xúc của người viết về đối tượng. - Bài viết có ý sáng tạo (nhưng phải phù hợp).