Bộ đề lí Luận văn học Lớp 8 - Phần Truyện

docx 25 trang Thu Mai 06/03/2023 3361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề lí Luận văn học Lớp 8 - Phần Truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_li_luan_van_hoc_lop_8_phan_truyen.docx

Nội dung text: Bộ đề lí Luận văn học Lớp 8 - Phần Truyện

  1. BỘ ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC- LỚP 8 PHẦN TRUYỆN Đề 1: Một người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Chekhov) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố I. Mở bài - Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời . - Chính vì vậy, Chekhov khẳng định: Một người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy - Đọc và tìm hiểu đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố chúng ta hiểu rõ hơn nhận định ấy. II. Thân bài 1. Giải thích: - Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. - Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lòng nhân ái, yêu thương con người. Hơn thế, Sê- khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu “ từ trong cốt tủy” chứ không phải tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình cảm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Nếu không có tấm lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính. Nhân đạo chính là cái tâm của người nghệ sĩ. -> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người. 2. Bàn luận - Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. - Bởi vì: + Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà văn sáng tác các tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là tình yêu thương. + Tình cảm không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩ nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Một nghệ sĩ chân chính khi bắt đầu cầm bút sáng tác, cái đầu tiên anh đưa vào tác phẩm của mình phải là vấn đề nhân sinh- “nghệ thuật vị nhân sinh”. Ở đó con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của nhà văn. + Nhà văn viết một tác phẩm để gửi vào đó cách nhìn sâu sắc về con người- nghĩa là một phát hiện, khám phá mới mẻ, độc đáo, đầy ý nghĩa riêng của nhà văn về thế giới nhân sinh. Cách nhìn ấy, phát hiện ấy trước hết là cách cảm về con người trong nỗi khổ, cả niềm vui và cái đẹp. Bày tỏ tình thương, lòng trắc ẩn trước đớn đau của cuộc đời và ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống, đó là thiên chức của nhà văn. + Một nhà văn đích thực đồng thời là nhân đạo chủ nghĩa lớn và phải đặt cái tâm của mình lên trang giấy. Thiếu lòng yêu thương, tác phẩm văn học chỉ còn là một cái hồ chết, tù hãm và đầy
  2. bùn lầy nước đọng. Nhà văn giống như nhà giải phẫu tâm hồn đầy tài năng, mỗi trăng văn, trang thơ đều là trang lòng trải trên mặt giấy. + Thực tế văn học cho thấy những tác phẩm văn học có giá trị đều mang tấm lòng nhân văn cao cả, như Trong đó, không thể không kể đến 3. Chứng minh 3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm -Tác giả Ngô Tất Tố quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông sinh ra trong gia đình nông dân nhưng lại có tinh thần tiến bộ và giàu tinh thần chiến đấu. – Ngô Tất Tố đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay đặc sắc. Tuy nhiên, tác phẩm “Tắt đèn” của ông là một tác phẩm kinh điển gây một tiếng vang lớn. Tiểu thuyết này viết năm 1936, trong xã hội thực dân nửa phong kiến, người nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức. Qua lời văn sắc sảo của mình tác giả không chỉ thể hiện niềm cảm thông, thương xót trân trọng, ngợi ca trước những người nông dân trong chế độ cũ mà còn muốn họ hãy vùng lên tìm lối thoát cho cuộc đời mình, không nên sống tăm tối mãi. Bởi thế, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn”. 3.2. Chứng minh a. Luận điểm 1: Trước hết, truyện ngắn đã phản ánh cuộc đời đau khổ, bế tắc của những người nông dân xưa qua niềm cảm thông, thương xót của nhà văn. - Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp Lấy đâu ra tiền nộp sưu bây giờ? Không có tiến, nhất định chống chị lại bị lôi ra đình đánh đập, anh sống sao nổi? -> Đó là giai đoạn với bao nỗi kinh hoàng khi bọn thực dân phong kiến ra sức bóc lột nông dân với đủ mọi thứ thuế. Chị Dậu cũng như bao người nông dân bấy giờ là nạn nhân trong xã hội ấy. Ta đọc được trong trang văn của ngô Tất Tố niềm cảm thông, yêu thương, xót xa đến tê tái cõi lòng của một trái tim nghệ sĩ. b. Luận điểm 2: Đồng thời, nhà văn còn phát hiện, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của những người nông dân ấy. Trong hoàn cảnh cùng quẫn nhất ta vẫn thấy biết bao vẻ đẹp tỏa sáng từ tâm hồn của chị Dậu * Luận cứ 1: Chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương. - Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. - Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo + Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuống từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". + Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. + Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe dọa. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu.
  3. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương. * Luận cứ 2: Chị Dậu còn là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng. Có lẽ, chính tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ. Để rồi khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng. - Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc với ông Lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. + Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe dọa, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". - Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch "rồi" tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên đối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được". -> Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu bản chất của chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra ". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh". c. Luận điểm 3: Không những thế, nhà văn còn “bênh vực cho những người không còn được ai bênh vực, nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ” thông qua tiếng nói lên án thế lực đen tối chà đạp lên con người. - Cai lệ là hình ảnh tiêu biểu của bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa hung hãn, dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hắn là hình ảnh tượng trưng và tiêu biểu của chính quyền thực dân phong kiến, hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. - Hắn sầm sập tiến vào nhà kẻ thiếu sưu đang ốm nặng với bộ mặt hằm hằm, với roi song, tay thước và dây thừng. Bất chấp tình trạng anh Dậu vừa thoát khỏi bàn tay tử thần, còn đang ốm lê
  4. bê lệt bệt, bỏ ngoài tai mọi lời van xin tha thiết của chị Dậu, hắn cứ xông vào để trói anh Dậu. Trong tiềm thức của hắn, hình như hắn chỉ nghĩ đến việc ra tay đánh trói kẻ thiếu sưu. Hắn đáp lại lời van xin tha thiết của chị Dậu bằng những tiếng chửi rủa “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm ra khất!,”, “ nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chứ chửi mắng thôi à!”. - Những hành động tàn bạo vừa nói hắn vừa “bịch” luôn vào ngực chị Dậu máy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu, cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh “bốp” rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu -> Có thể nói, cai lệ tàn bạo, không chút tính người, hiện nguyên hình là một con thú dữ, chỉ biết sủa, rít, gầm; chỉ biết lăn xả vào cắn xé người lương thiện, cắn xé những kẻ khốn khổ. Hắn là hiện thân của cái nhà nước bất nhân lúc bấy giờ. Chính xã hội thực dân phong kiến đã nhào nặn nên hắn, nuôi dưỡng hắn, biến hắn thành một công cụ đắc lực để phục vụ cho những thủ đoạn thống trị, bóc lột tàn bạo của chúng. Thông qua việc xây dựng nhân vật cai lệ và vạch trần bản chất xấu xa, độc ác, bĩ ổi của hắn, Ngô Tất Tố đã viết một bản cáo trạng đanh thép cái xã hội thực dân phong kiến tàn bạo, bất nhân ấy. Dường như bao nhiêu sự căm giận của ông đều trào ra ngòi bút thành những trang văn bất hủ. 4. Đánh giá, mở rộng - Ý kiến của Sê- khốp đã đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn. - Mở rộng: + Bài học cho người sáng tác: Nhận thức rõ sứ mệnh, thiên chức cao cả của mình, biết gửi gắm cái tài, cái tâm vào tác phẩm. Nhà văn phải sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều sốp hận, cảnh ngộ, phải hòa mình vào cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm của mình trong sáng. + Đối với người tiếp nhận: Cần đọc, hiểu được tình cảm, nỗi niềm trăn trở củ nhà văn trong một tác phẩm văn chương. 3. Kết bài: Quả thực, Nguyễn Minh Châu đã đem đến một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc về yếu tố nhân văn của một tác phẩm văn chương. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho một tác phẩm cũng như đánh dấu tên tuổi nhà văn trong nền văn học nước nhà. Ta càng thấm thía hơn quan điểm nghệ thuật cho rằng : “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài”. Tác phẩm kết tinh tài năng và tấm lòng của người cầm sẽ là: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Đề 2: Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, đi bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1. I. Mở bài: - Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời .
  5. - Chính vì thế, có ý kiến cho rằng: “Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, đi bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực.” - Đọc và tìm hiểu truyện ngắn “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố chúng ta hiểu rõ hơn nhận định ấy. II. Thân bài 1. Giải thích - “Những người cùng đường tuyệt lộ” hay “những con người không còn được ai bênh vực”: là những người có số phận bất hạnh, có cuộc đời khổ đau, bế tắc. (Đau khổ ấy hoặc là do “cái ác”, hoặc là do “số phận đen đủi” mà phải rơi vào cảnh “bước đường cùng”). - Nhà văn là “kẻ nâng giấc” cho những số phận ấy: Nghĩa là nhà văn là người an ủi, động viên, chia sẻ, nâng đỡ con người, đặc biệt là những con người đau khổ. - Hơn thế, nhà văn còn phải biết “bênh vực” – tức là biết đấu tranh với nhiều cái xấu, cái ác để bảo vệ con người, nhất là những con người không còn được ai che chở. => Cả ý kiến khẳng định, đề cao vai trò, thiên chức và cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà văn đối với cuộc đời; đồng thời đó cũng là vai trò quan trọng của văn học với con người: Phải có tấm lòng nhân đạo, biết cảm thông, yêu thương và đấu tranh để bênh vực, bảo vệ những cuộc đời bất hạnh. 2. Bàn luận - Đó là một ý kiến đúng đắn xuất phát từ chức năng văn học và sức mệnh của nhà văn. - Bởi vì: + Trước hết, mục đích của sáng tạo nghệ thuật là nâng cao tinh thần con người. Vì thế việc nhà văn dùng ngòi bút để “nâng giấc”, “bảo vệ” con người là điều tất yếu. Hơn thế, “văn học là nhân học”, văn chương không đơn thuần là văn chương mà phải là những trang đời chứa đựng những triết lí nhân sinh cao cả. Nhà văn lúc đó trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa, luôn xót thương đồng cảm, hướng tới khát khao, mơ cho con người một cuộc sống đẹp đẽ hơn, công bình hơn, bác ái hơn. + Thực tế văn học cho thấy những tác phẩm văn học có giá trị đều mang tấm lòng nhân văn cao cả, như Trong đó, không thể không kể đến 3. Chứng minh 3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm -Tác giả Ngô Tất Tố quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông sinh ra trong gia đình nông dân nhưng lại có tinh thần tiến bộ và giàu tinh thần chiến đấu. – Ngô Tất Tố đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay đặc sắc. Tuy nhiên, tác phẩm “Tắt đèn” của ông là một tác phẩm kinh điển gây một tiếng vang lớn. Tiểu thuyết này viết năm 1936, trong xã hội thực dân nửa phong kiến, người nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức. Qua lời văn sắc sảo của mình tác giả không chỉ thể hiện niềm cảm thông, thương xót trước những người nông dân trong chế dộ cũ mà còn muốn họ hãy vùng lên tìm lối thoát cho cuộc đời mình, không nên sống tăm tối mãi. Bởi thế, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn”. 3.2. Chứng minh a. Luận điểm 1: Trước hết, truyện ngắn đã phản ánh cuộc đời đau khổ, bế tắc của những người nông dân xưa qua niềm cảm thông, thương xót của nhà văn. - Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái
  6. lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp Lấy đâu ra tiền nộp sưu bây giờ? Không có tiến, nhất định chống chị lại bị lôi ra đình đánh đập, anh sống sao nổi? -> Đó là giai đoạn với bao nỗi kinh hoàng khi bọn thực dân phong kiến ra sức bóc lột nông dân với đủ mọi thứ thuế. Chị Dậu cũng như bao người nông dân bấy giờ là nạn nhân trong xã hội ấy. Nhà văn đã cất lên tiếng nói đầy thương cảm, xót xa. b. Luận điểm 2: Đồng thời, nhà văn còn “nâng giấc”, “bênh vực” bằng những phát hiện, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của những người nông dân ấy. Trong hoàn cảnh cùng quẫn nhất ta vẫn thấy biết bao vẻ đẹp tỏa sáng từ tâm hồn của chị Dậu * Luận cứ 1: Chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương. - Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. - Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo + Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuống từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". + Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. + Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe dọa. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương. * Luận cứ 2: Chị Dậu còn là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng. Có lẽ, chính tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ. Để rồi khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng. - Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc với ông Lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. + Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe dọa, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". - Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch "rồi" tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến
  7. pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên đối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được". -> Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu bản chất của chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra ". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh". c. Luận điểm 3: Không những thế, nhà văn còn “bênh vực cho những người không còn được ai bênh vực, nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ” thông qua tiếng nói lên án thế lực đen tối chà đạp lên con người. - Cai lệ là hình ảnh tiêu biểu của bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa hung hãn, dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hắn là hình ảnh tượng trưng và tiêu biểu của chính quyền thực dân phong kiến, hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. - Hắn sầm sập tiến vào nhà kẻ thiếu sưu đang ốm nặng với bộ mặt hằm hằm, với roi song, tay thước và dây thừng. Bất chấp tình trạng anh Dậu vừa thoát khỏi bàn tay tử thần, còn đang ốm lê bê lệt bệt, bỏ ngoài tai mọi lời van xin tha thiết của chị Dậu, hắn cứ xông vào để trói anh Dậu. Trong tiềm thức của hắn, hình như hắn chỉ nghĩ đến việc ra tay đánh trói kẻ thiếu sưu. Hắn đáp lại lời van xin tha thiết của chị Dậu bằng những tiếng chửi rủa “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm ra khất!,”, “ nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chứ chửi mắng thôi à!”. - Những hành động tàn bạo vừa nói hắn vừa “bịch” luôn vào ngực chị Dậu máy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu, cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh “bốp” rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu -> Có thể nói, cai lệ tàn bạo, không chút tính người, hiện nguyên hình là một con thú dữ, chỉ biết sủa, rít, gầm; chỉ biết lăn xả vào cắn xé người lương thiện, cắn xé những kẻ khốn khổ. Hắn là hiện thân của cái nhà nước bất nhân lúc bấy giờ. Chính xã hội thực dân phong kiến đã nhào nặn nên hắn, nuôi dưỡng hắn, biến hắn thành một công cụ đắc lực để phục vụ cho những thủ đoạn thống trị, bóc lột tàn bạo của chúng. Thông qua việc xây dựng nhân vật cai lệ và vạch trần bản chất xấu xa, độc ác, bĩ ổi của hắn, Ngô Tất Tố đã viết một bản cáo trạng đanh thép cái xã hội thực dân phong kiến tàn bạo, bất nhân ấy. Dường như bao nhiêu sự căm giận của ông đều trào ra ngòi bút thành những trang văn bất hủ. 4. Đánh giá, mở rộng - Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã khai quát một trong những chức năng quan trọng của văn học: văn học phải vì cuộc sống của con người, phải góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. - Mở rộng: + Bài học cho người sáng tác: Nhận thức rõ sứ mệnh, thiên chức cao cả của mình, biết gửi gắm cái tài, cái tam vào tác phẩm.
  8. + Đối với người tiếp nhận: Cần nhận diện được dấu ấn cuộc sống, tâm hồn, tài năng của nghệ sĩ trong tác phẩm để cảm nhận trọn vẹn giá trị của một tác phẩm văn chương. 3. Kết bài: Quả thực, Nguyễn Minh Châu đã đem đến một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc về yếu tố nhân văn của một tác phẩm văn chương. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho một tác phẩm cũng như đánh dấu tên tuổi nhà văn trong nền văn học nước nhà. Ta càng thấm thía hơn quan điểm nghệ thuật cho rằng : “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài”. Tác phẩm kết tinh tài năng và tấm lòng của người cầm sẽ là: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Đề 3: Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1. I. Mở bài: - Huy gô từng nói: Có một cảnh tượng rộng lớn hơn đại dương đó là bầu trời, có một cảnh tượng rộng lớn hơn bầu trời đó là thế giới tâm hồn con người. Có thể nói, thế giới tâm hồn con người đầy phức tạp và bí ẩn bởi mỗi người là một tiểu vũ trụ riêng không lặp lại bao giờ. Cho nên, thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người, cũng từ đó cho người đọc một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức. - Chính vì vậy, bàn về thiên chức của nhà văn, Nguyễn Minh Châu khẳng định:Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. - Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ nhận định trên. II. Thân bài 1. Giải thích: - Những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người – là nét đẹp khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn con người mà ta mới nhìn không thể thấy được, thường ẩn mình trong bề ngoài thô kệch, xấu xí . + Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của một tình yêu thương gia đình, yêu thương chồng con. + Đó là vẻ đẹp của một nhân cách sống, một khát khao sống, nghị lực sống cao đẹp. Cả ý kiến khẳng định: Những vẻ đẹp ấy trong văn học thường rất bình dị, thường bị khuất lấp đi sau những cuộc đời, những số phận, những hoàn cảnh bất hạnh. Nhiêm vụ của nhà văn là phải phát hiện, khám phá ra điều đó để nó luôn đẹp đẽ, sáng trong như những hạt ngọc. 2. Bàn luận - Đó là một ý kiến đúng đắn khi đánh giá về thiên chức của nhà văn, chức năng của văn học. - Bởi vì: + Xuất phát từ chức năng của văn học: Văn học là nhân học nên văn học luôn muốn hướng con người đến những gì cao đẹp nhất. Thế giới tâm hồn con người phong phú, cao đẹp nhưng không dễ nhận ra. Vì vậy, nhà văn, bằng năng lực của mình cần khám phá, phát hiện và đưa cái đẹp ấy vào tác phẩm nghệ thuật, giúp người đọc rung động, cảm nhận và hướng tới chân, thiện, mĩ.
  9. + Thực tế những tác phẩm văn học có giá trị đều là những tác phẩm mà nhà văn đã phát hiện và khám phá ra vẻ đẹp khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn con người, như Trong đó, không thể không kể đến 3. Chứng minh: 3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm - Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng (1930- 1945), là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam, chuyên viết về người nông dân và tri thức nghèo. - “Lão Hạc” sáng tác năm 1943, là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Qua cuộc đời và nhân phẩm của Lão Hạc- nhân vật chính, tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ. - Trong truyện ngắn “Lão Hạc” nhà văn Nam Cao đã giúp người đọc khám phá và rung động trước những “vẻ đẹp khuất lấp” của những con người lam lũ, đói khổ, đặc biệt là nhân vật lão Hạc và ông giáo. 3.2. Chứng minh a. Luận điểm 1: Nhà văn Nam Cao đã gắng tìm và phát hiện ra hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của những người nông dân nghèo. Lão Hạc là nhân vật chính của truyện. Đó là một người nông dân cả cuộc đời vật lộn trong đói nghèo và cô đơn, chết vật vã đớn đau. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình. * Luận cứ 1: Lão là người cha yêu thương con rất mực, giàu đức hi sinh: - Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. - Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn, là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình. - Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy! * Luận cứ 2: Lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng . - Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. - Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con! - Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
  10. -> Trong cái đói, vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình. * Luận cứ 3: Lão là người nhân hậu, trung thực. Cách đối đãi với cậu Vàng và nỗi đau khi bán con chó Vàng thể hiện rõ phẩm chất ấy. - Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý : + Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu ; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn + Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó + Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu + Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm - Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng ⇒ đắn đo, do dự, suy tính mãi - Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó : + Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước + Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, + Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít + Lão hu hu khóc. -> Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp ⇒ vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào. Tiếng khóc “hu hu” của lão tuy thê thảm nhưng lại có sức toả sáng vẻ đẹp của một bậc chí thiện. => Nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Có thể xem Lão Hạc là nhân vật đẹp nhất đời văn Nam Cao. Bởi lão còm cõi, xơ xác, chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hóa, thay đổi bản chất tốt đẹp, lương thiện của mình. Lão Hạc tiêu biểu cho người nông dân nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng. a. Luận điểm 2: Nhà văn Nam Cao còn tìm và phát hiện ra hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của những người trí thức nghèo . Ông giáo trong là người trí thức nghèo. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng rồi cũng phải tự tay mình bán đi vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Nhưng dù nghèo khổ, ông giáo vẫn tỏa sáng lòng yêu thương. - Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc – người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo vói tâm trạng tột cùng đau khổ, thì ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gửi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão : “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả. - Những trăn trở, nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. Ông buồn khi vợ ích kỉ không muốn giúp lão Hạc mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác, ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy thất vọng khi nghe lời Binh Tư tưởng rằng lão Hạc bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi ! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì vẫn có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy : “nhưng cuộc đời lại dáng buồn theo ruột nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thê nhưng cuối cùng vẫn hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất,
  11. như là sự giải thoát lự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vì không phải ai cũng hiếu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc. 4 Tổng hợp, mở rộng - Tổng hợp: Như vậy, qua tài năng và tấm lòng của một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, Nam Cao đã tìm thấy hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn những người nông dân và trí thức. Với việc khám phá, ngợi ca những vẻ đẹp khuất lấp tiềm ẩn của tâm hồn con người lao động bình dị, lam lũ, hai nhà văn đã góp phần tạo nên những giá trị nhân đạo mới mẻ và sâu sắc. - Mở rộng: + Tác phẩm văn học có giá trị cần khám phá, phát hiện và đem đến cho người đọc vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn con người. + Vấn đề đặt ra với người cầm bút là phải luôn , Vì thế người đọc cần III. Kết bài - Nhận định đã đề cập đến thiên chức của nhà văn, chức năng của tác phẩm văn học. - “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay, góp phần làm sáng tỏ ý kiến rất đúng của Nguyễn Minh Châu. Nó sẽ còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc. Hiểu hơn về thiên chức nhà văn, chức năng văn học thôi thúc chúng ta tìm đọc nhiều hơn nữa những tác phẩm văn học để khám phá, phát hiện, trân trọng những vẻ đẹp lẩn khuất trong bề sâu tâm hồn con người. Bởi đó là: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Đề 4: Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng. Từ kết thúc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri, liên hệ kết thúcc truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao để làm sáng tỏ nhận định trên. I. Mở bài: - “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối". Có thể xem kết thúc là cái đích nội dung của truyện, thể hiện nghệ thuật khép truyện của nhà văn. - Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng. - Từ kết thúc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri, liên hệ kết thúcc truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao chúng ta hiểu rõ hơn nhận định trên. II. Thân bài 1. Giải thích: - “Kết thúc bất ngờ, chứa đựng kịch tính”: cái kết đem lại ngạc nhiên, ngỡ ngàng, không ngờ tới. - “Kết thúc gây ấn tượng sự liên tưởng sâu xa, vang hưởng”: Trang văn khép lại nhưng nó vẫn có dư ba, ám ảnh, day dứt; người đọc vẫn không thôi suy nghĩ, trăn trở. -> Nhận định đề cập đến vai trò của kết thúc câu chuyện đem lại cho người thưởng thức. Kết thúc truyện ngắn không phải chỉ có ý nghĩa là dừng lại hay là sự kết thúc câu chuyện, kết thúc số phận nhân vật, kết thúc mâu thuẫn mà kết thúc truyện còn gợi mở ra nhiều vấn đề, nghĩa là tạo cho tác phẩm chó dư ba, vang hưởng. 2. Bàn luận - Đó là một ý kiến đúng đắn và sâu sắc.
  12. - Bởi vì: + Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nhưng lại miêu tả cuộc sống ở bề sâu, bề xa. Bởi vậy trong nghệ thuật viết truyện ngắn, các nhà văn luôn chú ý phần mở đầu và kết thúc. Kết thúc truyện cũng bộc lộ tài năng của nhà văn trong việc dẫn dắt tình huống truyện, chọn điểm đứng đúng lúc, chứa đựng sự bất ngờ, kịch tính đưa đến chơ người đọc những sự bất ngờ, vỡ lẽ, ngạc nhiên, sự xót xa, ám ảnh . Kết thúc truyện còn gợi mở nhiều vấn đề, nghĩa là tạo cho tác phẩm có dư ba, vang hưởng ; là quá trình đồng sáng tạo ở độc giả, khơi dậy ở người đọc nhiều liên tưởng sâu xa về ý nghãi của truyện và tư tưởng của nhà văn Có thể xem kết thúc là cái đích nội dung của truyện, thể hiện nghệ thuật khép truyện của nhà văn. “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối". + Thực tế những tác phẩm văn học có giá trị đều có kết thúc bất ngờ, vang hưởng, như Trong đó, không thể không kể đến 3. Chứng minh: Kết thúc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri, liên hệ kết thúcc truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao 3.1. Kết thúc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri a. Giới thiệu về nhà văn O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”: - O Hen- ri là một nhà văn nổi tiếng của Mĩ. Các tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, sâu lắng, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn. - “Chiếc lá cuối cùng” là một truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn. Câu chuyện là bài thơ về tình bạn, tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Nhà văn đã mang tới cho người đọc bức thông điệp màu xanh: hãy luôn thắp sáng trong mình ngọn lửa của niềm tin, hãy luôn biết quan tâm, giúp đỡ với tất cả người sống quanh ta bằng tình yêu thương, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người. Nghệ thuật chân chính, lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới ocn người, vì con người. - Kết thúc truyện ngắn có thể xem là một kết thúc bất ngờ và thú vị, đặc biệt gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng. b. Kết thúc truyện bất ngờ và chứa đựng kịch tính. - Truyện khép lại ở đoạn Xiu kể cho Giôn-xi nghe sự thật: “Cụ Bơ-men đã chết vì sung phổi , em hãy nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy lạ là tại sao chẳng bao giờ bó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men, - cụ đã vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” - Cái kết làm cho nhân vật trong truyện và người đọc rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi nhận ra: + Chiếc lá thường xuân đeo bám trên tường gạch kia lại là một bức họa được vẽ lên từ các gam màu của họa sĩ Bơ- men. + Người đọc còn vô cùng ngạc nhiên trước sự đảo ngược tình huống: Giôn-xi khỏi bệnh, vui vẻ đan khăn, xem Xiu nấu nướng, ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ. Chính sự tồn tại của chiếc lá đã cứu cô khỏi bàn tay tử thần. Đây là sự kiện đảo ngược tình thế đem đến cho người đọc niềm vui, sự xúc động về tinh thần lạc quan chiến thắng bẹnh tật của cô họa sĩ trẻ. Còn cụ Bơ- men thì từ một người khỏe mạnh lại ốm rồi mất một cách đột ngột. Điều này đã đem đến cho người đọc một cú sốc. Sau đó độc giả và hai cô gái mới vỡ lẽ ra rằng, cụ Bơ- men đã mất vì lòng thương vô hạn với Giôn- xi. c. Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang hưởng. - Truyện khép lại để Giôn-xi im lawngjcho sự cảm động thật sâu xa, thấm thía, thấm vào tâm hồn Giôn- xi, thấm vào tâm hồn người đọc làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. - Kết thúc truyện làm người đọc suy nghĩ, vỡ lẽ ra:
  13. + Giá trị của nghệ thuật chân chính: nghệ thuật hướng đến con người, vì con người, nghệ thuật cứu sống con người. + Cái giá của sáng tạo nghệ thuật: con người cũng phải đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí hi sinh cả mạn sống của mình. + Giá trị thiêng liêng, cao đẹp của đức hi sinh, của tình người. Phần kết truyện làm nổi bật bức thông điệp màu xanh về tình người và sự sống của con người. Truyện nhắn nhủ nhân loại: hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao, hi vọng, hãy luôn yêu thương, hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người. Đó là giá trị nhân văn cao cả mà nhà văn gửi gắm qua phần kết của truyện nói riêng và toàn bộ thiên truyện nói chung. => Như vậy đoạn kết của câu chuyện có kết cấu đảo ngược, đối lập, bất ngờ rất hay đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc. Trang văn khép lại mà những dư âm của nó vẫn còn đọng mãi trong tâm hồn người đọc. d. Nghệ thuật kết truyện - Tài năng viết truyện điêu luyện, đặc biệt thành công với nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần; nghệ thuật trần thuật lôi cuốn; nghệ thuật sắp xếp chi tiết khéo léo, ém, giữ bí mật đến tận cuối cùng, bất ngờ cho nhân vật và cho độc giả, tăng sức hấp dẫn, khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. 3.2. Kết thúc truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao a. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm - Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng (1930- 1945), là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam, chuyên viết về người nông dân và tri thức nghèo. - “Lão Hạc” là truyện nagwns tiêu biểu của ông, ra đời năm 1943. Qua cuộc đời và nhân phẩm của Lão Hạc- nhân vật chính, tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ. - Đoạn kết thúc truyện ngắn miêu tả cái chết của lão Hạc và những lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. 3.2. Chứng minh a. Luận điểm 1. Kết thúc truyện bất ngờ và chứa đựng kịch tính - Kết thúc truyện tạo ra kịch tính, mâu thuẫn: giữa lời nói bên ngoài (xin bả chó về bẫy chó hàng xóm) với ý định bên trong (dùng bả chó tự sát); giữa phán đoán của người khác về lão (bị cái đói đẫn đến đường cùng đã bị tha hóa nhân cách) với hành động thực tế của lão (lão chết để giữ nhân cách). - Cho đến cuối truyện, người đọc mới nhận ra rằng cả câu chuyện này là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người. Lão Hạc cứ âm thầm sắp xếp, lo liệu những việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát mà ông giáo và người đọc không hề hay biết. -> Cách kết thúc tạo ra một quá trình chuyển biến trong nhận thức, ngộ nhận rồi vỡ lẽ , không chỉ đối với nhân vật trong truyện mà đối với cả người đọc. b. Luận điểm 2. Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang hưởng. - Luận cứ 1: Ấn tượng trong cách miêu tả cái chết của lão Hạc: vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh, nhảy lên; hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết Cái chết thật là dữ dội. + Có bấy nhiều cách chết nhưng lão lại chọn cái chết dữ dội, chết bằng cách tự đánh bả bản thân mình, chết thê thảm như một con chó, cũng như cách cậu Vàng đã chết trước đó. Một người như
  14. lão Hạc, phải đánh lừa một con chó cũng có nghĩa là đã từ bỏ tư cách làm người lương thiện, do vậy lão đã chết như là sự chuộc tội, thanh minh với cậu Vàng của lão. - Luận cứ 2: Cái chết của lão Hạc gợi rất nhiều liên tưởng sâu xa về thân phận và vẻ đẹp của người nông dân. Cái chết là sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật: muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha, muốn trọn đaọ làm cha thì phải chết. Muốn sống thì phải tha hóa nhân cách, muốn bảo toàn nhân cách thì phải chết. - Luận cứ 2: Cái chết của lão Hạc cũng giúp Nam Cao kí thác nhiều tư tưởng sâu sắc về con người. Điều này được bộc lộ qua dòng suy nghĩ độc thoại nội tâm của ông giáo ở đoạn cuối truyện. Đó là kết thúc gợi nhiều liên tưởng cho người đọc: + Niềm tin của Nam Cao về vẻ đẹp của phẩm chất người không mất đi trọn người. Dù xã hội có đầy rẫy bất công, bao nhiêu người đã bị đánh mất nhân tính vì sinh tồn thì vẫn còn có người như lão Hạc, sẵn sàng tử bỏ sự sống của bản thân để giữ được thiên lượng thuần khiết (cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn). Đây là một biểu hiện quen thuộc của cảm hứng truy tìm nhân tính trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao. + Nỗi đau đớn xót xa của Nam Cao trước bi kịch của con người trong xã hội cũ: bị bần cùng hóa, bị cái đói và những thế lực của xã hội chèn ép khiến họ buộc phải tìm đến cái chết bi thương, bế tắc (Cuộc đời vẫn đáng buồn nhưng theo một nghĩa khác) + Đoạn kết cũng thể hiện triết lý tình thương của Nam Cao: Nếu chỉ nhìn người bằng đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ thì chỉ thấy con người đáng khinh, đáng ghét: xấu xa, ngu ngốc, bần tiện, bị ối Phải biết nhìn người bằng đôi mắt của tình thường mới phát hiện những vẻ đẹp nội tâm nhiều khi chỉ tồn tại như những bí mật thâm sâu của họ.=> Tư tưởng nhân văn sâu sắc. c. Vài nét về nghệ thuật kết truyện - Nghệ thuật xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc (cái chết của lão Hạc) bằng hệ thống các từ tượng thanh, tượng hình giàu giá trị biểu cảm. - Ngôi kể thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện) mang điểm nhìn của nhà văn, bộc lộ tư tưởng, quan điểm của Nam Cao. d. Đánh giá, mở rộng - Cả hai tác phẩm đều là thể loại truyện ngắn, sáng tạo được phần kết truyện bất ngờ, kịch tính, hấp dẫn. Hai tác phẩm đều hướng tới phát hiện, khám phá bất ngờ về con người, là bài ca ca ngợi vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người. Nhưng “Lão Hạc” là truyện ngắn của Nam Cao, ra đời năm 1943, khám phá, phát hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Còn “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri lại lấy đề tài từ những con người nhỏ bé nơi đấtn ước Mĩ cuối thế kỉ XĨ, đầu thế kỉ XX. Có điểm tương đồng và khác biệt đó là bởi hoàn cảnh đất nước, thời đại và phong cách sáng tạo của từng nhà văn. - Từ ý kiến nhận định Bùi Việt Thắng, rút ra bài học đối với người cầm bút: Cần không ngừng sáng tạo, luôn trau dồi vốn sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ, xây dựng nhân vật, chọn lọc chi tiết , đặc biệt cần trăn trở để sáng tạo những cái kết bất ngờ, kịch tính, dư ba, vang hưởng, để tạo ra những trang viết thực sự giá trị - Người đọc cần sống với tác phẩm, đồng sáng tạo để trang viết thực sự được sống với đời sồng, sống trong tâm hồn con người. 3. Kết bài : - Ý kiến nhận định Bùi Việt Thắng hoàn toàn chính xác, khẳng định tài năng bậc thầy về truyện ngắn; đồng thời đánh giá vai trò, tầm quan trọng của phần kết thúc truyện ngắn nhằm tọa sức lôi cuốn, hấp dẫn cho trang văn, đồng thời thể hiện tính cách của nhân vật cũng như chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
  15. - Ta càng thấm thía hơn kết thúc truyện ngắn làm nên sức sống, sự vang hưởng nơi người đọc, để rồi: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Đề 5: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua một truyện kí Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 8. I. Mở bài - Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời . Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. - Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. - Đọc và tìm hiểu truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao chúng ta hiểu rõ hơn nhận định ấy. II. Thân bài 1. Giải thích: - Cái đẹp mà văn học đem lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu được thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. - Cái đẹp của sự thật cuộc sống: bắt nguồn từ hiện thực, là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực. - Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đem lại giá trị thẩm mĩ cao đẹp. -> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định vẻ đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn với việc khám phá, sáng tạo cái đẹp. 2. Bàn luận - Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc. - Bởi vì: + Xuất phát từ đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: Lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống. Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mĩ: Khả năng văn học phát hiện và miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó. Giá trị thẩm mĩ của văn học thể hiện ở nội dung: mang lại cho con người vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người Cái đẹp nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu tượng qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo yếu tố nghệ thuật phong phú
  16. + Thực tế văn học cho thấy những tác phẩm văn học có giá trị đều mang tấm lòng nhân văn cao cả, như Trong đó, không thể không kể đến 3. Chứng minh 3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm 3.2. Chứng minh a. Luận điểm 1: Cái đẹp của truyện ngắn đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống. - Luận cứ 1: Hiện thực cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám được miêu tả chân thực, tinh tế, gợi cảm: + Cuộc sống đói khổ, cùng đường của người nông dân; sự lay lắt trong túng quẫn của tầng lớp trí thức nghèo (Nỗi khổ của người nông dân: Lão Hạc, con trai, vợ ông giáo, Binh Tư; ông giáo ) + Trong khổ đau con người vẫn sáng ngời vẻ đẹp của nhân cách, phẩm chất đáng kính: Ông giáo, Lão Hạc - Luận cứ 2: Bộc lộ tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và con người, thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả: + Cảm thông thương xót trước nỗi đau của con người: + Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp: + Tố cáo xã hội b. Luận điểm 2: Cái đẹp của cuộc sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sáng tạo độc đáo, mới lạ của nhà văn. - Đề tài, nhan đề. - Cách xây dựng tình huống truyện, nhân vật sáng tạo độc đáo, mới lạ - Ngôn ngữ - Nghệ thuật xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc (cái chết của lão Hạc) bằng hệ thống các từ tượng thanh, tượng hình giàu giá trị biểu cảm. - Cách kể chuyện linh hoạt, ngôi kể thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện) mang điểm nhìn của nhà văn, bộc lộ tư tưởng, quan điểm của Nam Cao. 4. Đánh giá, mở rộng - Ý kiến đã nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của một tác phẩm. - Ý kiến còn định hướng đúng đắn cho cả người sáng tác và người tiếp nhận tác phẩm văn học. + Bài học cho người sáng tác: Nhà văn phải sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa mình vào cuộc đời và khám phá, phát hiện, miêu tả một cách chân thực và sáng tạo vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống trong tác phẩm. + Đối với người tiếp nhận: Cần đọc, hiểu được hiện thực cuộc sống; khám phá sự sáng tạo mới mẻ của nhà văn cả nội dung và nghệ thuật tác phẩm; thấu được tình cảm, nỗi niềm trăn trở của nhà văn gửi gắm. 3. Kết bài: Quả thực, ý kiến đã đem đến một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng cũng phải sáng tạo cái đẹp, gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho một tác phẩm cũng như đánh dấu tên tuổi nhà văn trong nền văn học nước nhà. Tác phẩm kết tinh tài năng và tấm lòng của người cầm sẽ là: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”.
  17. Đề 6: Bàn về văn học, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Ngoài việc phản ánh đầy đủ sự thật đời sống, văn học còn có nhiệm vụ buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu sâu sắc hơn sự thật về bản thân mình.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua “Lão Hạc” của Nam Cao. Giải thích: - Văn học phản ánh đầy đủ sự thật đời sống: Đây là mục đích và đối tượng quan trọng nhất của văn học. Văn học nhận thức, khám phá bản chất quy luật của hiện thực cuộc sống con người. - Văn học còn có nhiệm vụ buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu sâu sắc hơn sự thật về bản thân mình: Nhiệm vụ, sứ mạng của văn học là giúp cho con người hiểu được ý nghĩa, giá trị của cuộc sống: tốt - xấu, đúng - sai, thật - giả, thiện - ác để có thể nhìn thấy và nhìn thấu, nhìn chăm chú hơn vào bản thân, để không chỉ biết phân biệt mà còn biết lựa chọn, không chỉ đi theo mà còn biết hành động. → Ý kiến đề cập đến chức năng nhận thức của văn học. Văn học không chỉ nhận thức, khám phá bản chất quy luật của hiện thực cuộc sống con người mà còn nâng cao năng lực nhận thức và tự nhận thức cho người đọc. * Bàn luận: - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói - Lí gải vì sao văn học còn có nhiệm vụ buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu sâu sắc hơn sự thật về bản thân mình? + Sáng tạo văn học là hoạt động nhận thức về con người và cuộc sống xung quanh. Tác phẩm văn học phản ánh quá trình khám phá và lí giải cuộc sống, rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào trong tác phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người. + Tác phẩm văn học giúp con người nâng cao nhận thức, giúp người đọc có một cái nhìn phong phú, đa dạng, chính xác về cuộc sống. Hơn thế nữa, văn học giúp cho người đọc
  18. hiểu về con người, cuộc đời để từ đó liên hệ, so sánh, đối chiếu, nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình mà hiểu được chính mình. Đó chính là quá trình tự nhận thức của người đọc. * Vận dụng vào tác phẩm: - Thí sinh có thể chọn một đoạn trích hoặc một tác phẩm thơ trong chương trình đạt tới những yêu cầu mà nhận định nêu ra. - Thí sinh có thể phân tích đoạn trích, tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau nhưng không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận - Sau đây là một vài gợi ý có tính chất định hướng: + Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. + Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích) để thấy được tác phẩm, đoạn trích đó không chỉ phản ánh đầy đủ sự thật đời sống mà còn nâng cao năng lực nhận thức và tự nhận thức cho người đọc. ++ Cần làm rõ những biểu hiện của quá trình nhận thức, khám phá về một vấn đề nào đó của đời sống mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc. ++ Đồng thời cần phân tích nổi bật tác phẩm (đoạn trích) ấy đã soi rọi ánh sáng gì đến người đọc, giúp người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu sâu sắc hơn sự thật về bản thân mình. ++ Những sự nhận thức và tự nhận thức ấy đều mang tính thẩm mĩ và được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc. + Đánh giá được vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học. Chỉ ra những đóng góp của tác giả, tác phẩm đó trong việc thể hiện con người, cuộc sống; thực hiện chức năng nhận thức và tự nhận thức. * Đánh giá: Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận: - Với người sáng tác: Nhà văn phải có ý thức sâu sắc về chức năng nhận thức và tự nhận thức của văn học. Không chỉ phản ánh đầy đủ sự thật đời sống mà cần tạo cho tác phẩm
  19. những chiều sâu chưa nói hết, những chân trời chờ đợi để độc giả khám phá, từ đó hiểu sâu sắc hơn sự thật về bản thân mình. - Với người người tiếp nhận: Nhận định của Hoàng Ngọc Hiến định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học, là tiêu chí giúp họ đánh giá được giá trị của những tác phẩm văn học chân chính. Từ đó, người đọc hướng người đọc đến cái nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, sự tự nhận thức đúng đắn về bản thân mình. Đề 6: Trong cuốn sổ tay viết văn, nhà văn Tô Hoài tâm sự: Tôi cho rằng ngày trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua một truyện kí đã học trong chương trình Ngữ văn 8. Đề 11: Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai-ma-tốp) Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2004). 1. Mở bài: - Văn học là nhân học. Mỗi tác phẩm văn học là sáng tạo kì diệu của người nghệ sĩ. Và bao giờ cũng thế, nhà văn qua tác phẩm - nơi kết tinh tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, sẽ khơi lên ở người đọc những tình cảm tốt đẹp. - Chính vì vậy, Ai-ma-tốp khẳng định: Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ nhận định trên. 2. Thân bài a. Giải thích: Nhà văn qua tác phẩm - nơi kết tinh tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, sẽ khơi lên ở người đọc: - “Niềm trắc ẩn”: sự đồng điệu, đồng cảm để có thể hiểu, chia sẻ, thương xót trước nỗi đau của người khác. - ý thức phản kháng cái ác khi nhà văn phô bày, lên án cái xấu, cái ác; - sự tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, từ đó nảy sinh khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. => Ý nghĩa câu nói của Ai-ma-tốp: Vai trò của nhà văn, của tác phẩm văn học trong việc nhân đạo hóa con người. b. Bàn luận - Đó là một ý kiến đúng đắn. - Bởi vì: + Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống của con người (văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có).
  20. + Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là “cứu vớt” con người. Vì vậy, nhà văn, bằng năng lực của mình cần thông qua mỗi tác phẩm văn học nhà văn cần giúp người đọc nhận ra cái tốt- cái xấu, từ đó khơi lên ở họ những tình cảm tốt đẹp (cảm thông với nỗi đau, căm ghét cái xấu, trân trọng và muốn bảo vệ cái đẹp). + Thực tế văn học c. Chứng minh: - Hoàn cảnh ngặt nghèo, bế tắc của gia đình chị Dậu (dẫn chứng) => gợi lên sự đồng cảm, xót thương của người đọc về nỗi thống khổ của gia đình chị Dậu, của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Bọn tay sai: hống hách, hung hãn, thô tục nhưng hèn kém, yếu ớt (dẫn chứng) -> vạch trần, lên án sự tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị Dậu: phản kháng khi bị đẩy đến đường cùng (đấu lí, đanh thép cảnh cáo, chống trả) (dẫn chứng). -> Khơi dậy cảm xúc căm giận trước cái xấu đồng thời thôi thúc, cổ vũ con người hành động chống lại cái xấu, cái ác như hành động của người phụ, người nông dân vốn yếu thế trong xã hội cũ. - Những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu - người phụ nữ, người nông dân Việt Nam (dẫn chứng) => từ sự cảm thương, căm giận và khâm phục, người đọc có mong muốn, khát vọng chân chính là khôi phục, gìn giữ và bảo vệ những điều tốt đẹp ấy. => Giá trị nhân đạo của tác phẩm, tinh thần nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố. d. Tổng hợp, mở rộng - Tổng hợp: - Đánh giá- Mở rộng: + Khẳng định lại vai trò, trách nhiệm, phẩm chất của một nhà văn chân chính (kết hợp giữa tâm và tài ); khẳng định giá trị của tác phẩm Tắt đèn. + Bài học cho người đọc 3. Kết bài - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định - Cảm nghĩ: Đề 12: Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc” Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Đề 13: Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Đề 14: Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao cho rằng: Một tác phẩm có giá trị “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái Nó làm cho người gần người hơn.” Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O.Henri đã học trong chương trình Ngữ văn 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình người trong cuộc sống. Đề 15: Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: tình yêu thương con người.”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một truyện kí Việt Nam đã học ở kì I lớp 8 để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 1 : Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy viết về xứ sở cái đẹp mà Lê Minh Khuê mang đến cho bạn đọc qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. A. Mở bài:
  21. - Giới thiệu khái quát về sứ mệnh cao cả của nhà văn chân chính. - Trích dẫn ý kiến của K. Pautopxki và giới hạn phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. B. Thân bài I. Khái quát: 1. Giải thích - Nhà văn chân chính: Nhà văn có thái độ nghiêm túc trong lao động và sáng tạo nghệ thuật; có lương tâm, có trách nhiệm với nghề; tạo ra tác phẩm văn chương có giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. - Người dẫn đường: Là người định hướng tư tưởng, cảm xúc cho bạn đọc. - Xứ sở cái đẹp: Là vẻ đẹp của một tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, chiến đấu mà nhà văn mang tới cho người đọc. + Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn, là khả năng kết cấu chặt chẽ, xây dựng tình huống hợp lí, khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện -> Ý kiến nhấn mạnh vai trò của nhà văn trong việc dẫn dắt, định hướng và bồi đắp tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ cho bạn đọc khi tiếp cận một tác phẩm văn chương. 2. Bàn luận: - Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp. - Thiên chức cao cả của nhà văn là thông qua tác phẩm của mình để hướng con người tới các giá trị chân – thiện – mĩ. Nhà văn bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời, vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. - Giá trị thẩm mĩ là một trong ba giá trị cơ bản của văn học, là khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp. II. Chứng minh: 1. “Xứ sở cái đẹp” được thể hiện ở phương diện nội dung: 2. “Xứ sở cái đẹp” được thể hiện ở phương diện nghệ thuật: III. Đánh giá - Nhận định của Pautopxki là một ý kiến xác đáng khi khẳng định sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc truyền tải cái đẹp của cuộc sống đến với người đọc. Điều này không chỉ đúng với tác phẩm mà còn đúng với văn học và nghệ thuật nói chung. - Nhà văn phải thâm nhập thực tế, trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật để có thể tái hiện cái đẹp chân thực của đời sống trong tác phẩm của mình. - Ý kiến cũng là một định hướng ý nghĩa cho việc chọn lọc và tiếp nhận văn chương của người đọc. C. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. - Liên hệ bản thân.
  22. Đề: Nhận định về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một truyện ngắn tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? 1. Mở bài: Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người thưởng thức. Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc đáo của nó. - Chính vì vậy, nhận định về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”. - Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ nhận định trên. 2. Thân bài a. Giải thích: - Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, với một dung lượng hiện thực, số lượng nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian tương đối hạn chế. – Nói truyện ngắn là “một kì quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường” là cách nói có tính liên tưởng, so sánh: + Kì quan nghệ thuật: công trình nghệ thuật độc đáo, có sức hấp dẫn đặc biệt.
  23. + Kì quan nghệ thuật bé nhỏ: quy mô nhỏ bé, có tính giới hạn. + Có sức chấn động phi thường: Có giá trị và sức tác động, ảnh hưởng rộng lớn tới người đọc. => Nhận định vừa nêu lên đặc trưng cơ bản của truyện ngắn: một thể loại bị giới hạn về thế giới nghệ thuật nhưng có sức khái quát cao về giá trị tư tưởng vừa khẳng định và đề cao vị trí cũng như sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này. b. Bàn luận - Đó là một ý kiến đúng đắn. - Bởi vì: + Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là tác phẩm có bề sâu nhưng lại không được dài. + Thực tế văn học đã chứng minh những truyện ngắn có giá trị đều là công trình nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, dù quy mô “bé nhỏ” nhưng giàu ý nghĩa như: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, “Cô bé bán diêm” của An-dec-xen, “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri Trong đó không thể không kể đến “Lão Hạc” của Nam Cao. c. Chứng minh: Có thể nói, truyện ngắn “Lão Hạc” (Nam Cao) tuy bé nhỏ nhưng “có sức chấn động phi thường”. * LĐ 1: Trước hết truyện ngắn là một kì quan nghệ thuật bé nhỏ. - Công trình nghệ thuật độc đáo, có sức hấp dẫn đặc biệt với người đọc nhiều thế hệ: + Tình huống truyện kịch tính: Nam Cao đặt Lão Hạc- nhân vật chính, vào hai tình thế phải lựa chọn (bán hay không bán cậu vàng, sống hay chết)-> Câu chuyện hấp dẫn, bất ngờ. + Cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, vừa thấm đượm chất trữ tình vừa đậm đà tính triết lí: Ông giáo là người kể chuyện, đan xen suy nghĩ nội tâm sâu sắc. + Kết truyện đầy dư âm. + Xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy. - Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ bé, có giới hạn: + Dung lượng: khoảng 7 trang giấy. + Cả truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính- Lão Hạc, một người nông dân trước cách mạng. Nhân vật cũng chủ yếu hiện lên trong cuộc trò chuyện với ông giáo và trong cái chết vật vã cuối truyện. * LĐ 2: Dù bé nhỏ nhưng truyện ngắn “Lão Hạc” có “sức chấn động phi thường”. Giá trị, ý nghĩa của truyện có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng rộng lớn đến người đọc (Trọng tâm) - LC1: Truyện ngắn đã khơi lên ở người đọc niềm cảm thông, thương xót trước số phận bất hạnh của người nông dân và trí thức trước cách mạng: + Lão Hạc cả cuộc đời sống trong đói khổ, đớn đau: vợ mất sớm ở vậy nuôi con, khi con lớn không đủ tiền lấy vợ nó phẫn chí đi phu đồn điền cao su bỏ lão một mình với con chó Vàng; đói kém, bệnh tật lão cùng đường không còn gì để sống và vì muốn giữ trọn mảnh vườn cho con lão phải ăn bả chó để tự vẫn. Cuộc đời lão Hạc thật bi thảm + Vợ ông giáo vì nghèo khổ mà ích kỉ. + Con trai Lão Hạc vì nghèo mà bỏ đi tha hương cầu thực. + Binh Tư vì nghèo mà tha hóa biến chất, sống bằng nghề trộm chó. + Ông giáo phải bán từng cuốn sách mà mình yêu quý -> Người dân nơi làng quê nghèo ấy ai cũng khổ, ai ai cũng đáng thương. Nam Cao miêu tả không chỉ phản ánh chân thực số phận con người, mà trong mỗi lời văn còn thấm đẫm sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu những nỗi cùng cực của người dân Việt Nam trước Cách mạng. - LC2: Không chỉ vậy, truyện ngắn còn thức dậy trong mỗi chúng ta niềm căm phẫn xã hội thực dân phong kiến đẩy người dân nghèo đến bước đường cùng:
  24. + Hủ tục lạc hậu (thách cưới): Khiến con trai Lão Hạc không lấy được người mình yêu, phẫn chí bỏ đi, cha con xa nhau, người cha già phải sống trong cô đơn, mòn mỏi ngóng chờ tin con. + Giai cấp thống trị không chăm lo cho dân nên người nông dân, người trí thức đều vật lộn với miếng cơm manh áo, quàn quại trong đói nghèo. - LC3: Đặc biệt, truyện ngắn giúp người đọc nhận ra, trân trọng vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân, trí thức. Từ đó dấy lên khát vọng muốn bảo vệ, đấu tranh vì những gì tốt đẹp. + Giữa đói khổ, đớn đau tinh thần lão Hac vẫn kiên định, sáng ngời lòng tự trọng và tình yêu thương (d/c) + Ông giáo cũng thấm cái nghèo nhưng vẫn cảm thông, giúp đỡ Lão Hạc - LC4: Qua truyện ngắn, mỗi người còn vỡ lẽ ra những điều sâu xa: + Cần có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương, phải biết nhìn ra và trân trọng nâng niu những điều đáng thương và đáng quí ở họ . + Dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào thì mỗi người cũng cần giữ phẩm chất và nhân cách cao đẹp của mình + Khi đánh giá một con người: Cần biết đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông họ . d. Tổng hợp, mở rộng: - Tổng hợp: - Đánh giá- Mở rộng: + Bài học cho nhà văn: Để có truyện ngắn giàu giá trị cần quan sát, khái quát những vấn đề cuộc sống; chọn lọc chi tiết, xây dựng nhân vật, lựa chọn ngôn ngữ linh hoạt, khéo léo gửi gắm thông điệp, tư tưởng, tình cảm. + Bài học cho người đọc: Để tiếp nhận một truyện ngắn cần có sự tìm tòi, khám phá tư tưởng, thông điệp nhà văn gửi gắm sau lớp vỏ ngôn từ. 3. Kết bài - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định - Cảm nghĩ: Đề: Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”. Từ truyện ngắn Lão Hạc, hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên./. a) Mở bài: ( 1,0 điểm) - Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người thưởng thức. - Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc đáo của nó ( So với các thể loại tự sự khác.) - Chứng minh bằng truyện ngắn Lão Hạc b) Thân bài: (12 điểm) 1. Giải thích ý kiến (2 điểm) -“Một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”: Có tính chất ước lệ nó chỉ cái số ít của truyện ngắn so với thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiểu thuyết. Có nghĩa là truyện ngắn có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện. Nó chỉ là mảnh nhỏ, một lát cắt của đời sống. + Tác giả truyện ngắn thường hướng đến phát hiện và khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn của con người. + Nhân vật trong truyện ngắn không phải là một cá tính điển hình đầy đặn và phức tạp. Nhiều khi đó chỉ là một mảnh đời, một khoảnh khắc của một số phận. + Hành văn của truyện ngắn do đó mang nhiều ẩn ý, cô đọng và hàm súc, tạo ra chiều sâu không nói hết của tác phẩm. 2. Chứng minh “thông qua một truyện ngắn nhà văn bao giờ cũng muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh” (5 điểm)
  25. - Để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật cho một tác phẩm nhà văn phải trải qua bao dằn vặt, trăn trở, hy vọng, đau đớn từ đó hình thành nên một quan niệm, một niềm tin nhất định của mình. - Đằng sau bức tranh cuộc sống được tái hiện, miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một quan niệm, một khát vọng thiết tha muốn bạn đọc đồng tình, sẻ chia , cùng suy ngẫm và sáng tạo. - Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc: + Sự thương cảm đến xót xa đối với người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. + Sự trân trọng, tin tưởng vẻ đẹp tâm hồn đối với người nông dân cho dù hoàn cảnh túng quẫn, bi đát. + Khơi gợi phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. ( Thể hiện rõ qua các ý nghĩ đầy chất triết lí của nhân vật ông Giáo.) C) Kết bài: ( 1,0 điểm)- Nhấn mạnh sức mạnh riêng, kì diệu của truyện ngắn. - Ý nghĩa tác động sâu xa của truyện ngắn đối với tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin của tác giả./. Đề bài: Kết thúc văn bản cổng trường mở ra (Ngữ văn 7, tập một), nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ”. Từ việc cảm nhận về “thế giới kì diệu” ấy, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường. 1. Nhà trường là một môi trường giáo dục với các thể chế, nội quy bền vững, đảm bảo hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu về giáo dục trẻ theo yêu cầu từ xã hội. 2. Vai trò: Vô cùng quan trọng. Đó là nơi chắp cánh ước mơ, cung cấp cho ta kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp cho ta những hoài bão lớn lao. - Nhà trường là một thế giới kì diệu: + Thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết: Nhà trường chính là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người. Từ những kiến thức căn bản trong cuộc sống đến những văn hóa ứng xử hàng ngày tất cả mọi thứ đều có thể học tập được ở nhà trường. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Vì thế Quách Mạc Nhược đã khẳng định: “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi”. + Thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẽ chia: Trong nhà trường, mỗi lớp học là một tập thể. Và mỗi tập thể luôn có sự gắn bó, đoàn kết với nhau. Nhà trường dạy cho chúng ta cách đoàn kết làm một. Cùng nhau vượt qua khó khăn trong học tập để vươn lên. Là cùng nhau sẻ chia những nỗi buồn, niềm vui mà bạn bè mình gặp phải. Là nơi của những tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của mình khi có người gặp khó khăn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp. + Thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin: Cùng nhau thi đua, cùng nhau phấn đấu, và học bạn vươn lên . - Vai trò của giáo dục nhà trường hiên nay: + Đảng và nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Giáo dục đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. + Kỉ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Nhà trường trở thành môi trường tốt đẹp, trong sáng, thân thiện nhất đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. 3. Mở rộng: Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại, và đối với mỗi quốc gia đều có những quyết sách về giáo dục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu xây dựng phát triển đất nước. Song dù đường lối chính sách giáo dục như thế nào đi chăng nữa thì giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng