Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 8 (Có đáp án)

docx 22 trang hoanvuK 10/01/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Hãy chọn những phương án trả lời đúng và ghi đầy đủ vào giấy thi. Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây là xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đông dân cư? (1,0 điểm) A. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình. B. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm. C. Trẻ em tụ tập quán xá, la cà ngoài đường. D. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm. Đ. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm. E. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường. G. Chữa bệnh bằng bùa phép, cúng bái. H. Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em. Câu 2: Trong gia đình, con cái có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây? (0,5 điểm) A. Được chăm sóc nuôi dưỡng và học tập, không cần tham gia làm bất cứ việc gì. B. Chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. C. Được chăm sóc, nuôi dưỡng trở thành công dân tốt, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, được thương yêu và đối xử công bằng. D. Được quyền bàn bạc, quyết định tất cả mọi việc của gia đình. Câu 3: Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào sau đây? (1,5 điểm) A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. B. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. C. Thành công dựa trên sự nâng đỡ, bao che của người khác không thể bền vững. D. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Đ. Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. E. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của người khác khi gặp khó khăn. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Nêu những biểu hiện của tự lập? Học sinh cần rèn luyện tính tự lập như thế nào? Câu 2 (2.5 điểm): Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm những công việc gì? Nhận xét về nếp sống văn hoá ở nơi em ở? (Những điều tốt, chưa tốt) Câu 3 (2.5 điểm): Hãy tự nhận xét bản thân em về những việc đã làm được và chưa làm được để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình? Nêu biện pháp khắc phục những điều chưa tốt? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
  2. I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1 (1điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Đáp án đúng là: B, Đ, E, H Câu 2 (0,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Đáp án đúng là: B, C. Câu 3 (1,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu A B C D Đ E Đáp án S S Đ Đ Đ Đ II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) - HS nêu được ít nhất 04 biểu hiện của tính tự lập (1,0đ) + Tự làm lấy bài tập, kể cả bài tập khó, không nhìn sách giải bài tập. + Tự lo liệu cuộc sống sinh hoạt của bản thân, không phụ thuộc vào người khác. + Tự khắc phục hoàn cảnh, đi học đầy đủ, đúng giờ, không chờ đợi bố mẹ đưa đến trường + Tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân, không trông chờ, không phụ thuộc vào người khác + Tự nấu cơm, chăm sóc em khi mẹ vắng nhà - HS cần rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập (1,0đ) Câu 2 (2,5 điểm) - Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh phong phú (0,5đ) VD: (1,5đ) + Giữ gìn an ninh trật tự. + Vệ sinh nơi ở. + Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp. + Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng. + Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan. + Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. - Nhận xét về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (0,5đ) Câu 3 (2,5 điểm) - HS tự nhận xét về những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được của bản thân. ( Đối với quyền và nghĩa vụ trong gia đình: Tham gia xây dựng đời sống vật chất và tinh thần, trách nhiệm, bổn phận của người con ) ( 2,0 đ) - Biện pháp khắc phục: HS nêu các biện pháp phù hợp (0,5đ) ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) Khoanh tròn vào câu đúng nhất. ( mỗi câu 0.5 điểm) Câu 1: Em đồng ý với việc làm nào sau đây? A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.
  3. B. Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người. C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình. D. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán. Câu 2: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có tình cảm và thiện chí A. từ một phíaB. người có địa vị cao hơn C. từ hai phía D. người có địa vị thấp hơn Câu 3: Câu "Thêm bạn, bớt thù" có nghĩa là A. càng thêm bạn càng thêm thù. B. càng thêm bạn càng không tốt. C. càng thêm bạn càng tốt. D. càng thêm bạn càng mất nhiều thời gian. Câu 4: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai? A.Thanh niên.B. Học sinh, sinh viên. C. Người già. D. Tất cả mọi người. Câu 5: Biểu hiện không tôn trọng người khác là? A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác. B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ. C. Không công kích, chê bai người khác. D. Luôn công kích, chê bai người khác. Câu 6: Pháp luật là A. các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành. B. các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. D. quy định của một tổ chức. Câu 7: “Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở Pác Bó để làm quà cho em” đã nói lên phẩm chất gì? A. Tôn trọng lẽ phải. C. Giữ chữ tín. B. Liêm khiết. D. Trung thực. Câu 8: Em tán thành thái độ, hành vi nào sau đây? A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài. B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng nội. D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
  4. Câu 9: Nội dung nào không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.? A. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động. B. Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người. C. Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung. D. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo. Câu 10: Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học. Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ Nghiêm cấm các con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 : Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh ? Em hãy nói lên cảm xúc của em tại sao có được tình bạn đó? ( 2 điểm) Câu 2 : Là học sinh em phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? ( 1 điểm) Câu 3 : ( 2 điểm) Tình huống: Tuấn sinh ra trong một gia đình khá giả, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Nhưng gần đây, Tuấn trốn học đi chơi điện tử. Bố mẹ đã nhiều lần nhắc nhở, Tuấn không những không nghe mà còn cãi lại khiến bố mẹ rất buồn phiền và lo lắng. a. Em có đồng tình với hành vi của Tuấn không ? Vì sao? b. Từ tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM A, Trắc nghiệm (5 đ): Đúng một câu 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp B C C D D C C B D chăm sóc, nuôi án dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu B. PHẦN TỰ LUẬN (5điểm) Câu 1 : ( 2 điểm) - Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống ( 1 điểm) - Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người ấm áp, tự tin hơn, yêu con người và cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn. ( 1 điểm) Câu 2 : ( 1 điểm) Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư HS cần làm:
  5. - Chăm chỉ học tập, trau dồi đạo đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi ( 0.5 điểm) - Tránh xa các tệ nạn xã hội. Có cuộc sống lành mạnh ( 0.5 điểm) Câu 3 : ( 2 điểm) a. Hành vi của Tuấn là sai, đáng phê phán. Vì: ( 0.25 điểm) - Tuấn không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cái. ( 0.25 điểm) - Không yêu quý kính trọng, biết ơn, yêu quý cha mẹ. ( 0.25 điểm) - Không chăm chỉ học tập. ( 0.25 điểm) b. Bài học: Cần chăm chỉ học tập, yêu quý, kính trọng, biết ơn, cha mẹ, biết nhận lỗi sai và sữa chữa ( 1 điểm) Hết ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút I/ Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm). A. Chọn câu trả lời đúng nhất. (3,0 điểm). Câu 1: Câu nào sau đây nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải: A. Vàng thật không sợ lửa.B. Gió chiều nào, theo chiều đó. C. Đứng núi này trong núi nọ.D. Ngậm miệng ăn tiền. Câu 2: Câu nào sau đây nói về tính liêm khiết: A. Ăn vóc học hay.B. Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. C. Không tham không giàu.D. Tham sinh úy tử. Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây: A. Pháp luật và kỉ luật giống nhau.B. Kỉ luật phải tuân theo pháp luật. C. Pháp luật và kỉ luật hoàn toàn khác nhau. D. Cả A, B, C không chính xác. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là không tôn trọng người khác: A. Tôn trọn ý kiến của mọi người.B. Đặt lợi ích tập thể lên trên. C. Nói xấu người khác.D. Luôn vâng lời thầy, cô. Câu 5: Ý nào sau đây em không đồng tình: A. Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ nhau. B. Học tập là loại lao động trí tuệ đặc biệt. C. Tự giác và sáng tạo là do ý thức của mỗi người, không cần phải rèn luyện. D. Lao động là điều kiện và phương tiện cho con người và xã hội phát triển. Câu 6: Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được: A. Văn hóa dân tộc.B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. C. Lòng tự tôn dân tộc.D. Truyền thống sẵn có của dân tộc mình. B. Hãy nối mỗi thông tin ở cột A sao cho tương ứng với mỗi thông tin ở cột B. (1,0 điểm)
  6. Cột A Cột B 1/ Gia đình là A/ Phải thương yêu, chung thủy, tôn trọng nhau. 2/ Pháp luật qui định cha, mẹ B/ Tế bào của xã hội. 3/ Vợ, chồng C/ Có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. 4/ Các thànhviên trong gia đình D/ Không được phân biệt đối xử giữa các con. Nối : 1 ; 2 ; 3 ; 4 II/ Phần tự luận : (6,0 điểm) Câu 1: Thế nào là tự lập? Biểu hiện của tự lập? Tại sao trong cuộc sống chúng ta cần phải tự lập? (2,0 điểm). Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào? (2,0 điểm). Câu 3: (2,0 điểm). - Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao? - Điều gì sẽ xãy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà và anh chị em? ĐÁP ÁN Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm; Phần A. 3,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 (Mỗi câu đúng Đáp án A B D C C D được 0,5 đ) Phần B. Nối: 1 với B; 2 với D ; 3 với A; 4 với C 1,0 điểm Mỗi ý nối đúng 0,25 điểm. II. Tự luận. 6,0 điểm 1 * Khái niệm: (2,0 đ) Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, 1,0 điểm tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. * Biểu hiện: Tự lập thể hiện sự tự tin bản lĩnh, dám đương đầu với 0,5 điểm những khó khăn, thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống. * Ý nghĩa: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người. 0,5 điểm 2 * Khái niệm: (2,0 đ) Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích 1,0 điểm của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. * Ý nghĩa. 0,5 điểm
  7. - Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự ton trọng của người khác đôi với mình. 0,5 điểm - Là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. 3 Học sinh trả lời được vào trọng tâm 2 ý chính sau: (2,0 đ) - Nhận xét: Nếu như không có tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ thì cuộc 1,0 điểm đời em sẽ nhiều bất hạnh, vất vả và đau khổ. - Nhận xét: Nếu như em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha 1,0 điểm mẹ, ông bà và anh chị em thì em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình sẽ bất hạnh, người đời sẽ chê cười. Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập. Câu 2: (2 điểm) Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ? Kể những việc làm của em để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này? Câu 3: (3 điểm) a. So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? Học sinh có cần tôn trọng pháp luật và kỉ luật không? Vì sao? b. Hãy nêu 4 biểu hiện của người học sinh thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường. Câu 4: (1 điểm) Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì? Câu 5: (2 điểm) Tình huống: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được việc đó với lí do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. a. Hãy nhận xét hành vi của Vân. b. Em sẽ khuyên Vân như thế nào? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điể m * Vì:
  8. - Tiếp thu được kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục 0.5 - Phẩm chất năng lực cá nhân được hoàn thiện phát triển 0.25 - Chất lượng, hiệu quả học tập lao động nâng cao 0.25 1 * Hai việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học (2.0 tập: 0.5 điểm - Cải tiến phương pháp học tập của mình để phù hợp với bộ 0.5 ) môn - Trao đổi kinh nghiệm với người khác, bạn bè để cùng tiến bộ. * Pháp luật quy định: - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, 1.0 2 đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau già yếu. Nghiêm cấm con (2.0 cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. điểm * Những việc làm của em để thực hiện tốt quyền và nghĩa ) vụ này: - Em luôn thương yêu, kính trọng cha mẹ, ông bà và người 0.5 lớn tuổi trong gia đình - Biết vâng lời và làm những việc mà cha mẹ giao cho, không 0.5 ham chơi, tự giác học tập và chăm lo công việc gia đình như: dọn dẹp nhà ở gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. a. So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật: Pháp luật Kỉ luật - Là các quy tắc xử sự - Quy định, quy ước của một 0.5 chung; cộng đồng, tập thể ; - Có tính bắt buộc ; - Do cơ quan, tập thể, tổ chức 0.5 - Đảm bảo thực hiện bằng đề ra ; 3 biện pháp giáo dục, thuyết - Đảm bảo hành động thống 0.5 (3.0 phục, cưỡng chế. nhất, chặt chẽ. điểm * HS cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Vì: ) - Mỗi cá nhân HS biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt, nề nếp học tập sẽ đạt được kết quả 0.5 tốt, có chất lượng. - HS biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội bình 0.5 yên, có trật tự, kỉ cương. b. Nêu đúng 4 biểu hiện của người HS thể hiện tính kỉ 0.5 luật : (Mỗi - Ví dụ: Thực hiện tốt nội quy, làm tốt những việc được phân ý công, đúng 0.25 Cần nêu được các ý: 4 - Không đứng nhìn, không tham gia hoặc cổ vũ các bạn đánh 0.25 (1.0 nhau. 0.25 điểm - Can ngăn không cho các bạn đánh nhau nữa. 0.5 )
  9. - Nếu không can ngăn được thì báo ngay cho thầy cô giáo hoặc người lớn khác để ngăn chặn, xử lí. a. Nhận xét hành vi của Vân: - Hành vi của Vân thể hiện không giữ chữ tín. 0.25 - Lí do Vân đưa ra không chính đáng. 0.25 5 - Làm giảm sút lòng tin của các bạn và cô giáo đối với Vân 0.5 (2.0 b. Em sẽ khuyên Vân: điểm - Khi đã nhận lời, đã hứa điều gì thì phải vượt qua khó khăn, 0.5 ) quyết tâm thực hiện cho bằng được - Vân nên xin lỗi cô giáo và các bạn, tiếp tục thực hiện lời hứa 0.5 của mình (nếu Lan còn ốm phải nghỉ học) và giữ đúng lời hứa trong những lần khác. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập. Câu 2: (2 điểm) Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ? Kể những việc làm của em để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này? Câu 3: (3 điểm) a. So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? Học sinh có cần tôn trọng pháp luật và kỉ luật không? Vì sao? b. Hãy nêu 4 biểu hiện của học sinh thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường. Câu 4: (1 điểm) Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì? Câu 5: (2 điểm) Tình huống: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được việc đó với lí do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. a. Hãy nhận xét hành vi của Vân. b. Em sẽ khuyên Vân như thế nào? ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm). Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.5 đ/câu) Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là :
  10. A. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí. B. Thích việc gì làm việc đó. C. Không dám đưa ra ý kiến của mình. D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy. Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là : A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích. B. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình. C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì. D.Việc gì có lợi cho mình thì làm. Câu 3: Câu tục ngữ nào không nói về tình bạn là: A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. B. Học thầy không tày học bạn. C. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. D. Không thầy đố mày làm nên. Câu 4: Chúng ta học tập, tiếp thu ở các dân tộc khác, về : A. Phát triển kinh tế bằng mọi giá, không chú ý tới môi trường. B. Lối sống thực dụng. C. Trình độ quản lí. D. Cách sống chỉ trọng lí, không trọng tình. Câu 5: Việc làm nào thể hiện đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh: A. Có bạn tốt sẽ giúp mình khắc phục khó khăn, học hỏi những điều hay,lẽ phải. B. Là bạn thân thiết thì cần phải bao che cho nhau. C. Dành nhiều thời gian để tụ tập, đàn đúm, hội hè. D. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn. Câu 6: Câu ca dao : “ Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê” Thể hiện đức tính nào: A. Giản dị. B. Liêm khiết. C. Khiêm tốn. D. Giữ chữ tín. Câu 7: Để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, chúng ta cần phải : A. Cóù thái độ kỳ thị đối với người nước ngoài. B. Ra nước ngoài để học tập. C. Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới D. Làm việc với công ty nước ngoài vì lương cao. Câu 8: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải: A. Tin cậy lẫn nhau. B. Xây dựng mối quan hệ tốt. C. Hợp tác với nhau. D. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật? A. Giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến. B. Trao đổi bằng giấy với bạn trong giờ học. C. Nhét giấy rác vào ngăn bàn cho lớp đỡ bẩn. D. Chỉ đeo khăn quàng đỏ khi thầy, cô vào lớp. Câu 10: Hành vi nào thể hiện không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh :
  11. A. Cho bạn xem bài trong kiểm tra, thi cử. B. Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. C. Trung thực, nhân ái, vị tha D. Tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy, B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 11 : Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh ? Em hãy nói lên cảm xúc của em khi có được tình bạn đó ? ( 2 đ ) Câu 12 : Là học sinh em phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? ( 3 đ ) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC MÔN: GDCD Lớp 8 A, Trắc nghiệm (5 đ): Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm. Câu ĐA 1 A 2 B 3 D 4 C 5 A 6 D 7 C 8 D 9 A 10 A B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 11 : - Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lí tưởng sống. ( 1 đ ) - Cảm thấy ấm áp, tự tin hơn, yêu con người và yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn. ( 1 đ ) Câu 12 : - Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư em cần làm : + Chăm chỉ học tập, trau dồi đạo đức để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi. ( 1 đ ) + Có ý thức tham gia các hoạt động chính trị xã hội, quan tâm giúp đỡ mọi người những lúc khó khăn. ( 1 đ ) + Tránh xa các tệ nạn xã hội. Có cuộc sống lành mạnh. ( 0,5 đ ) + Đấu tranh với những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu. ( 0,5 đ ) ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút
  12. I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Câu ca dao tục ngữ “Ăn ngay nói thẳng” nói lên phẩm chất đạo đức gì? A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Tôn trọng người khác Câu 2: Câu ca dao tục ngữ “Xã hội kỉ cương, quê hương giàu đẹp” nói lên phẩm chất đạo đức gì? A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Pháp luật và kỉ luật Câu 3: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức gì? A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Pháp luật và kỉ luật Câu 4: Câu ca dao: "Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ? A. Tôn trọng lẽ phải B. Liêm khiết C. Giữ chữ tín D.Tôn trọng người khác Câu 5: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Pháp luật D. Kỉ luật Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Nói phải củ cải cũng nghe C. Phép vua thua lệ làng D. Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê. Câu 7: (0,5đ). Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để được câu đúng về quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà: “Con cháu có yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. II. Tự luận (8đ) Câu 1: (2,0đ). Tự lập là gì? Để trở thành người tự lập, học sinh cần rèn luyện như thế nào? Câu 2: (3,0đ). Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo? Nêu 1 ví dụ biết tự giác trong học tập? Lấy 1 ví dụ biết sáng tạo trong học tập? Câu 3: (3,0đ). Cho tình huống: Được bố mẹ nuông chiều từ bé, càng ngày Chiến càng hư. Chiến học kém, hay trốn học, lại hay la cà ngồi quán nước, phì phèo hút thuốc theo mấy đứa trẻ hư khác. Có người hỏi tại sao bố mẹ Chiến lại chiều con quá như vậy thì bố Chiến phản bác lại rằng cha mẹ không có lỗi gì trong việc trở thành một đứa trẻ hư, mà đó là tại xã hội có nhiều tệ nạn.
  13. Hải sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một của gia đình. Nên được cha, mẹ nuông chiều và thỏa mãn mọi điều cho Hải, Hải lơ là ăn chơi, đua đòi, hút thuốc, rồi nghiện ngập ma túy. Hỏi: a. Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến không? Vì sao ? b. Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao ? c. Nếu là Hải, em nên xử sự như thế nào? PhÇn II: Tù luËn (8 ®iÓm) Câu Đáp án Điểm - Khái niệm: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, 1,0 tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình. Không trông chờ 1 dựa dẫm, phụ thuộc người khác. (2 điểm) - Cách rèn luyện: Học sinh cần phải tích cực, tự giác học bài 0,5 và làm bài tập ở nhà, không đợi thầy cô hoặc ba mẹ giúp đỡ. - Biết tự tham gia làm các công việc vừa sức để giúp đỡ cha, 0,5 mẹ như nấu cơm, giặt quần, áo, trông em, quét nhà - Lao động tự giác là tích cực, chủ động làm việc, không 1,0đ đợi nhắc nhở hoặc có áp lực từ bên ngoài. 2 Ví dụ: Chăm chỉ học bài và làm bài khi đến lớp 0,5 (3 điểm) ( 0,5 đ ) Hoặc trời mưa, vẫn đi học đúng giờ. - Lao động sáng tạo: là quá trình lao động, luôn suy nghĩ tìm tòi cải tiến phương pháp cách làm mới, để không ngừng 1,0 nâng cao chất lượng hiệu quả lao động. Ví dụ: Cải tiến phương pháp học tập của mình Hoặc trao đổi học hỏi kinh nghiệm cùng bạn bè. 0,5 a. NhËn xÐt: - Không đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến, 0,5 vì: Quá nuông chiều con, cái, buông lỏng sự quản lí giáo dục 0,5 3 con. (3 ®iÓm) 0,5 b. Cha, mẹ Chiến có lỗi: Quá nuông chiều con, cái, buông lỏng sự quản lí giáo dục con. 0,5 Hải lỗi : ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập ma túy. c.Nếu là Hải, em sẽ: 0,5 - Vâng lời cha, mẹ, không ăn chơi, đua đòi, la cà với bọn bè 0,5 xấu; - Cố gắng học tập tốt để không phụ lòng công ơn cha, mẹ. ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút
  14. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1 (0,25 điểm) (Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất) Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện tôn trọng lẽ phải? a. Phê phán những việc làm sai trái. b. Chỉ làm những việc mà mình thích. c. Nam chưa chấp hành nội qui của lớp. d. Vi phạm luật giao thông đường bộ. Câu 2 (0,25 điểm) (Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất) Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống không liêm khiết? a. Sống lành mạnh. b. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. c. Làm giàu bằng chính tài năng của mình. d. Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích. Câu 3 (0,75 điểm) Em hãy chọn cụm từ để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học: “Tôn trọng người khác là sự , coi trọng danh dự, .và lợi ích của người khác; thể hiện của mọi người”. Câu 4 (1,75 điểm) Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với những thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp: A B 1. Những cơ sở của tình bạn a. Những tình cảm chân thành, ấm áp. 2. Những đặc điểm của tình bạn trong b. Là người luôn sẳn sàng lắng nghe, cảm sáng, lành mạnh. thông và chia sẻ vui buồn với chúng ta. 3. Những giá trị mà tình bạn mang lại c. Có cùng lí tưởng sống. cho con người. 4. Người bạn tốt. d. Đối xử bình đẳng, tôn trọng nhau. e. Hợp nhau về tính cách, giống nhau về sở tích. g. Là người bạn luôn thủy chung sau trước. h. Niềm tin và tình yêu. i. Có trách nhiệm với nhau, đồng cảm sâu sắc với nhau. k. Chân thành, tin tưởng nhau. l. Làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1 điểm) Em hãy cho biết vì sao chúng ta phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Câu 2 (3 điểm) Em hãy cho biết con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ? Nêu 4 việc mà em có thể làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình? Câu 3 (3 điểm) Tình huống:
  15. Các bạn trong lớp đến rủ Lan đi học nhóm. Lan từ chối không tham gia. Vì bạn cho rằng, học nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, do đó sẽ không rèn luyện được tính tự lập của mỗi người. Câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm của Lan hay không? Tại sao? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn: GDCD 8 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 (0,25 điểm) Chọn câu a. Câu 2 (0,25 điểm) Chọn câu d. Câu 3 (0,75 điểm) Điền những cụm từ theo thứ tự như sau: - đánh giá đúng mức vào đoạn trống thứ nhất. (0,25 điểm) - phẩm giá vào đoạn trống thứ hai. (0,25 điểm) - lối sống có văn hóa vào đoạn trống thứ ba. (0,25 điểm) Câu 4 (1,75 điểm) - Ý đúng 1, 3, 4: mỗi ý 0,25 điểm. - Ý đúng 2: 1 điểm. Yêu cầu kết nối như sau: Nối: 1 – c, e; 2 – d, i, k; 3 – a, l; 4 – b, g. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 1 điểm Ý nghĩa của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: - Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống 0,5 đ quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. - Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh 0,5 đ trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. 2 3 điểm Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Con ch¸u cã bæn phËn yªu quý, kÝnh träng, biÕt ¬n cha mÑ, «ng bµ. Cã quyÒn vµ nghÜa vô ch¨m sãc, nu«i d­ìng cha mÑ, «ng bµ. §Æc biÖt khi cha 1 đ mÑ, «ng bµ èm ®au, giµ yÕu, nghiªm cÊm con ch¸u cã hµnh vi ng­îc ®·i, xóc ph¹m «ng bµ, cha mÑ. - Ví dụ những việc sau: + Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ. 0,5 đ + Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức để ông bà, cha mẹ vui lòng. 0,5 đ + Anh chị em hòa thuận, giúp đỡ nhau trong gia đình. 0,5 đ + Tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. 0,5 đ + .
  16. 3 3 điểm Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Em không đồng ý với quan điểm của Lan. 0,5 đ - Bởi vì, học nhóm là hình thức học tập mà bạn bè có thể chia sẻ, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập, qua đó giúp bổ sung cho nhau. 1 đ - Chỉ có chép bài của nhau trong học nhóm mới dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm. 0,5 đ - Hơn nữa, học nhóm còn có thể giúp chúng ta đạt được những kết quả tốt 1 đ mà nếu chỉ học một mình chưa chắc có được. ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lẽ phải là gì ? A. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn. B. Lẽ phải là những điều được coi là phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. C. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. D. Là việc làm tốt. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không tôn trọng lẽ phải? A. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. B. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. C. Không chấp nhận và làm những việc sai trái. D. Gió chiều nào che chiêù ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. Câu 3: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa? A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp., làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Câu 4: Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua: A. Thái độ B. Hành động. C. Lời nói. D. Thái độ, lời nói, hành động. Câu 5: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người? A. Thanh thản. B. Nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. C. Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
  17. D. Thanh thản, nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. Câu 6: Em đồng ý với việc làm nào sau đây? A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình. B. Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình. D. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán. Câu 7: Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Trung thực. C. Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi người. D. Mình vì mọi người. . Câu 8 : Biểu hiện không tôn trọng người khác là? A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác. B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ. C. Không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình. D. Luôn công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình. Câu 9: Tôn trọng người khác phải thể hiện A. Trong suy nghĩ.B. Trong hành động. C. Trong lời nói.D. Cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Câu 10: Hành vi nào không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng, đùa nghịch trong giờ học. C. Lắng nghe ý kiến của mọi người. D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh. Câu 11: Pháp luật là gì? A. Là các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành. B. Là các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. Là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. D. Là quy định của một tổ chức. Câu 12: Kỉ luật là gì ? A. Là những quy định, quy ước của một tập thể về những hành vi cần tuân theo, nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất. B. Là quy định của một người.
  18. C. Là quy định, quy ước của cá nhân và tập thể. D. Là quy định của tập thể đưa ra để phạt người khác. Câu 13: Tôn trọng lẽ phải trái với : A. ủng hộ và làm theo những điều sai trái. B. luôn bênh vực những điều đúng đắn. C. suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực. D. luôn lắng nghe ý kiến góp ý của người khác. Câu 14: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ làm gì? A. Ủng hộ và bảo về ý kiến của bạn ấy. B. Ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông các bạn. C. Không dám đưa ra ý kiến của mình. Câu 15: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn quay cóp thì em sẽ: A. ủng hộ bạn. B. thể hiện thái độ không đồng tình. C. im lặng. Câu 16: Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm, em sẽ A. bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn. B. xa lánh, không chơi với bạn. C. chỉ rõ cái sai của bạn để giúp bạn. D. rủ các bạn khác cùng xa lánh bạn. Câu 17: Biểu hiện nào trái với hành vi liêm khiết? A. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình. B. Không móc ngoặc, hối lộ. C. Không làm ăn gian lận. D. Luôn gọi ý để cấp dưới đem quà biếu tặng mình. Câu 18: Biết giữ chữ tín sẽ có ý nghĩa như thế nào với bản thân, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ hợp tác kinh doanh? A. Sẽ nhận được sự quý trọng của người khác. B. Sẽ được mọi người kính nể. C. Sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. D. Sẽ co lợi cho bản thân mình. Câu 19: “Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở Pác Bó để làm quà cho em” đã nói lên phẩm chất gì? A. Tôn trọng lẽ phải. C. Giữ chữ tín.
  19. B. Liêm khiết. D. Trung thực. Câu 20: Người học sinh cần giữ chữ tín ở ? A. gia đình.C. ngoài xã hội. B. trường, lớp.D. gia đình, trường lớp, ngoài xã hội. Câu 21: Nội dung nào không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.? A. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động. B. Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người. C. Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung. D. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo. Câu 22: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan, có thể coi là pháp luật được không? A. Được. B. Chỉ có quy định của cơ quan. C. Không. D. Chỉ có bản nội quy của nhà trường. Câu 23: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai? A. Tất cả mọi người.B. Học sinh, sinh viên. C. Người già.D. Thanh niên. Câu 24: Có tình bạn trong sáng lành mạnh sẽ giúp cho mỗi người A. khắc phục khó khăn, tự tin hơn.B. vui vẻ, yêu đời hơn. C. tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. D. vui vẻ, tự tin, yêu đời, sống tốt hơn Câu 25: Khi bạn có khuyết điểm, em sẽ ứng xử thế nào? A. Mắng nhiếc bạn . B. Xa lánh bạn. C. Khuyên răn bạn. D. Không nói gì. Câu 26: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có tình cảm và thiện chí từ: A. Ít nhất một phíaB. Phía người có địa vị cao hơn C. Cả hai phia D. Phía người có địa vị thấp hơn Câu 27 : Khi bạn có khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật, em sẽ ứng xử thế nào? A. Mắng nhiếc bạn.B. Xa lánh bạn. C. Khuyên răn bạn. D. Không nói gì. Câu 28 : Câu " Thêm bạn, bớt thù" có nghĩa là A. càng thêm bạn càng thêm thù. B. càng thêm bạn càng không tốt. C. càng thêm bạn càng tốt. D. càng thêm bạn càng mất nhiều thời gian. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm): Trong một số buổi sinh hoạt đội, một số bạn đến chậm. Khi Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó thiếu kỉ luật của đội, thì các bạn giải thích rằng: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến muộn là thiếu kỉ luật.
  20. Em đồng tình với Chi đội trưởng hay theo quan niệm của các bạn đến muộn? Vì sao? Câu 2: (2,0 điểm) Tình huống: Bạn Bình bị ốm, phải mời bác sĩ tới khám bệnh. Khám bệnh xong bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc kèm theo lời dặn một ngày uống thuốc hai lẫn, mỗi lần một viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên Bình đã uống thuốc ba lần một ngày, mỗi lần uống hai viên. Hương hỏi Bình tại sao không uống theo lời dặn của bác sĩ. Bình cười: “Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh, uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn” - Em có đồng ý với Bình không? Tại sao? - Nếu là Hương thì em sẽ nói gì với Bình? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C D D D D B C Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D D B C A A A Câu 15 16 17 18 19 20 21 Đáp án B C D C C D D Câu 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C A D C C C C II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng 0,5 1 Vì Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định thống nhất (1,0 điểm) để hoạt động. Đi họp chậm (không có lí do chính đáng) là thiếu 0,5 kỉ luật Đội. - Em không đồng ý với Bình. Đó không phải là sự sáng tạo mà là sự liều lĩnh, coi thường những chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, 1,0 2 việc uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc điều trị bệnh.
  21. (2,0 điểm) - Nếu là Hương em sẽ giải thích cho Bình hiểu rằng không phải bất cứ việc làm khác đi so với chỉ dẫn nào cũng là sáng 1,0 tạo. Sáng tạo là không ngừng cải tiến để làm ra cái mới nhưng phải mang lại chất lượng và hiệu quả tốt hơn. ĐỀ 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước câu trả lời đúng nhất - từ câu 1-> câu 4 (2 đ) Câu 1: Biểu hiện nào thể hiện tính tự lập? A. Nhờ người khác làm hộ khi gặp bài tập khó. B. Tự học đúng giờ qui định, không đợi nhắc nhở. C. Không thể tự lo cho bản thân khi bố, mẹ vắng nhà. D. Cần phải làm việc nhà để giúp đỡ ba, mẹ, anh, chị. Câu 2: Đâu là câu nói tôn trọng lẽ phải? A. Gió chiều nào che chiều nấy B.Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Đói cho sạch,rách cho thơm Câu 3: Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép. B. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý. C. Sinh đẻ có kế hoạch. D. Tổ chức cưới xin tiết kiệm. Câu 4: Hoạt động nào không phải là hoạt động chính trị xã hội? A. Tham quan, du lịch. B.Tham gia hoạt động của Đội, Đoàn. C. Tham gia hoạt động từ thiện D.Tuyên truyền về nếp sống văn hoá. Câu 5: Hãy nối 1 ô ở cột trái ( A) với 1 ô ở cột phải (B) sao cho đúng : (1 đ) A B 1. Thực hiện đúng lời hứa 1 A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 2. Xây dựng đôi bạn học tập B. Hoạt động chính trị - xã hội 3. Tìm hiểu phong tục, tập quán của nước khác. 2 . C. Tôn trọng người khác 4. Tham gia văn nghệ chào mừng ngày thành lập D. Giữ chữ tín Đoàn 26-3 3 Đ. Tình bạn trong sáng, lành mạnh 4 II. TỰ LUẬN (7 Đ) Câu 1: (2đ) Vì sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? Để rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo,học sinh cần phải làm gì? Câu 2: (2 điểm) Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình ? Bản thân em đã làm gì để thực hiện tôt nghĩa vụ đó? Câu 3 : (3 điểm) Cho tình huống : Thắng nói với Tùng: - Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được. -Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi !
  22. Hỏi : a) Em đồng ý với hai bạn không? Vì sao ? b) Hãy cho biết ý kiến riêng của riêng em về vấn đề trên? HẾT ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM ( 3 đ ) Câu 1-4 Mỗi câu ñuùng 0,5 ñieåm Caâu 1 2 3 4 Ñaùp aùn B-D B C-D A Caâu 5( 1 ñieåm ) Moãi yù ñuùng 0,25 ñieåm 1-D .2-Đ .3-A. 4.B II. TỰ LUẬN (7 Đ) Caâu 1/.(2ñ) - Hoïc sinh giaûi thích ñöôïc lyù do(1ñ) -Ñeå coù yù thöùc lao ñoäng töï giaùc, saùng taïo, hoïc sinh caàn - Tích cöïc reøn luyeän tính lao ñoäng töï giaùc vaø lao ñoäng saùng taïo trong hoïc taäp .Neâu caùc bieåu hieän cuï theå (1ñ) Caâu 2(2 ñieåm ) - Neâu ñöôïc quyeàn vaø nghóa vuï cuûa con chaùu trong gia ñình(1ñieåm) - Tuy khaû naêng hoïc sinh trình baøy lieân heä ñeå giaùo vieân cho ñieåm như: Hieáu thaûo, kính troïng, bieát ôn, chaêm soùc, phuïng döôõng oâng baø, cha meï. Khoâng ngöôïc ñaõi, xuùc phaïm oâng baø, cha meï (1ñieåm) Câu 3: (3 điểm). Xử lý tình huống: Nêu được a) Không đồng ý với ý kiến của hai bạn. (0,5 đ) b) Vì cả hai ý kiến đều sai. (0,5 đ) - Ý kiến riêng của em: + Con người bình thường ai cũng có khả năng sáng tạo. (1 đ) + Học sinh lực học trung bình, thậm chí học lực yếu, nếu biết cách rèn luyện cũng có thể có được sự sáng tạo trong học tập. (1 đ)