Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 - Chương IV: Từ trường (Có đáp án)

doc 21 trang hoanvuK 10/01/2023 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 - Chương IV: Từ trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_vat_ly_11_chuong_iv_tu_truong_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 - Chương IV: Từ trường (Có đáp án)

  1. Chương IV. Từ trường I. Hệ thống kiến thức trong chương 1. Từ trường. Cảm ứng từ - Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện đặt trong nó. - Vectơ cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ. Đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T). - Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong không khí: I B 2.10 7 r r là khoảng cách từ điểm khảo sát đến dây dẫn. - Từ trường tại tâm của dòng điện trong khung dây tròn: NI B 2 .10 7 R R là bán kính của khung dây, N là số vòng dây trong khung, I là cường độ dòng điện trong mỗi vòng. - Từ trường của dòng điện trong ống dây: B 4 .10 7 nI n là số vòng dây trên một đơn vị dài của ống. 2. Lực từ - Lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện ngắn: F = Bilsinα α là góc hợp bởi đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ. - Lực từ tác dụng trên mỗi đơn vị dài của hai dòng điện song song: I I F 2.10 7 1 2 r r là khoảng cách giữa hai dòng điện. 3. Mômen ngẫu lực từ Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện: M = IBS.sinθ, trong đó S là diện tích phần mặt phẳng giới hạn bởi khung, θ là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của khung và vectơ cảm ứng từ 4. Lực Lorenxơ Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động: f q Bv sin , trong đó q là điện tích của hạt, α là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 26. Từ trường 4.1 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì: A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó. B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó. 4.2 Tính chất cơ bản của từ trường là: A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
  2. 4.3 Từ phổ là: A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường. B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau. C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm. D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song. 4.4 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. D. Các đường sức từ là những đường cong kín. 4.5 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B. 4.6 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ. C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường. D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ. 4.7 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ. B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau. C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín. D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ. 4.8 Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên. C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động. 27. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện 4.9 Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi A. đổi chiều dòng điện ngược lại. B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ. 4.10 Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều A. thẳng đứng hướng từ trên xuống. B. thẳng đứng hướng từ dưới lên. C. nằm ngang hướng từ trái sang phải. D. nằm ngang hướng từ phải sang trái. 4.11 Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc: A. vặn đinh ốc 1. B. vặn đinh ốc 2. C. bàn tay trái. D. bàn tay phải. 4.12 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện. B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ. C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
  3. D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ. 4.13 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện. B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ. C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện. D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ. 28. Cảm ứng từ. Định luật Ampe 4.14 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực F B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và Il sin chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường F C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B không phụ thuộc vào cường độ dòng Il sin điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ 4.15 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây. B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây. C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây. 4.16 Phát biểu nào dưới đây là Đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. 4.17 Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10 -2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là: A. 0,4 (T). B. 0,8 (T). C. 1,0 (T). D. 1,2 (T). 4.18 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. 4.19 Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10 -2(N). Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là: A. 0,50 B. 300 C. 600 D. 900 4.20 Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có A. phương ngang hướng sang trái. B. phương ngang hướng sang phải. C. phương thẳng đứng hướng lên. D. phương thẳng đứng hướng xuống.
  4. 29. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản 4.21 Phát biểu nào dưới đây là Đúng? A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song cách đều nhau D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn 4.22 Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì 1 1 A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. B B D. B B M 2 N M 4 N 4.23 Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là: A. 2.10-8(T) B. 4.10-6(T) C. 2.10-6(T) D. 4.10-7(T) 4.24 Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Đường kính của dòng điện đó là: A. 10 (cm) B. 20 (cm) C. 22 (cm) D. 26 (cm) 4.25 Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau. B. M và N đều nằm trên một đường sức từ. C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau. D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau. 4.26 Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm) 4.27 Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có độ lớn là: A. 8.10-5 (T) B. 8π.10-5 (T) C. 4.10-6 (T) D. 4π.10-6 (T) 4.28 Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là: A. 10 (A) B. 20 (A) C. 30 (A) D. 50 (A) 4.29 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I 2. Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 8 (cm). Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 có A. cường độ I2 = 2 (A) và cùng chiều với I1 B. cường độ I2 = 2 (A) và ngược chiều với I1 C. cường độ I2 = 1 (A) và cùng chiều với I1 D. cường độ I2 = 1 (A) và ngược chiều với I1 4.30 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I 1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là: A. 5,0.10-6 (T) B. 7,5.10-6 (T) C. 5,0.10-7 (T) D. 7,5.10-7 (T) 4.31 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8 (cm). Cảm ứng từ tại M có độ lớn là: A. 1,0.10-5 (T) B. 1,1.10-5 (T) C. 1,2.10-5 (T) D. 1,3.10-5 (T) 4.32 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 (cm). Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = 100 (A), cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 10 (cm), cách dòng I2 30 (cm) có độ lớn là: A. 0 (T) B. 2.10-4 (T) C. 24.10-5 (T) D. 13,3.10-5 (T) 30. Bài tập về từ trường 4.33 Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây là:
  5. A. 250 B. 320 C. 418 D. 497 4.34 Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là: A. 936 B. 1125 C. 1250 D. 1379 4.35 Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là: A. 6,3 (V) B. 4,4 (V) C. 2,8 (V) D. 1,1 (V) 4.36 Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6 (cm), tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 (A). Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là: A. 7,3.10-5 (T) B. 6,6.10-5 (T) C. 5,5.10-5 (T) D. 4,5.10-5 (T) 4.37 Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 (A) và I2 = 9 (A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 (cm) trong chân không I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I 1 6 (cm) và cách I2 8 (cm) có độ lớn là: A. 2,0.10-5 (T) B. 2,2.10-5 (T) C. 3,0.10-5 (T) D. 3,6.10-5 (T) 4.38 Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5 (A) ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 (cm) có độ lớn là: A. 1.10-5 (T) B. 2.10-5 (T) C. 2 .10-5 (T) D. 3 .10-5 (T) 31. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa ampe 4.39 Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai dòng điện. B. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau. C. Hai dòng điện thẳnh song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau. D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện. 4.40 Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên: A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 12 lần 4.41 Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 (cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 (A) và I2 = 5 (A). Lực từ tác dụng lên 20 (cm) chiều dài của mỗi dây là: A. lực hút có độ lớn 4.10-6 (N) B. lực hút có độ lớn 4.10-7 (N) C. lực đẩy có độ lớn 4.10-7 (N) D. lực đẩy có độ lớn 4.10-6 (N) 4.42 Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1 (A). Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10-6(N). Khoảng cách giữa hai dây đó là: A. 10 (cm) B. 12 (cm) C. 15 (cm) D. 20 (cm) 4.43 Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I 1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là: I I I I I I I I A. F 2.10 7 1 2 B. F 2 .10 7 1 2 C. F 2.10 7 1 2 D. F 2 .10 7 1 2 r 2 r 2 r r 2 4.44 Hai vòng dây tròn cùng bán kính R = 10 (cm) đồng trục và cách nhau 1(cm). Dòng điện chạy trong hai vòng dây cùng chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 5 (A). Lực tương tác giữa hai vòng dây có độ lớn là A. 1,57.10-4 (N) B. 3,14.10-4 (N) C. 4.93.10-4 (N) D. 9.87.10-4(N) 32. Lực Lorenxơ 4.45 Lực Lorenxơ là: A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
  6. B. lực từ tác dụng lên dòng điện. C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường. D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia. 4.46 Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng: A. Qui tắc bàn tay trái. B. Qui tắc bàn tay phải. C. Qui tắc cái đinh ốc. D. Qui tắc vặn nút chai. 4.47 Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào A. Chiều chuyển động của hạt mang điện. B. Chiều của đường sức từ. C. Điện tích của hạt mang điện. D. Cả 3 yếu tố trên 4.48 Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức A. f q vB B. f q vBsin C. f qvB tan D. f q vBcos 4.49 Phương của lực Lorenxơ A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ. B. Trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện. C. Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. D. Trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. 4.50 Chọn phát biểu đúng nhất. Chiều của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ trường A. Trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn. B. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện dương. C. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện âm. D. Luôn hướng về tâm quỹ đạo không phụ thuộc điện tích âm hay dương. 4.51 Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T) với vận tốc ban đầu v 0 = 2.105 (m/s) vuông góc với B . Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là: A. 3,2.10-14 (N) B. 6,4.10-14 (N) C. 3,2.10-15 (N) D. 6,4.10-15 (N) -4 4.52 Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10 (T) với vận tốc ban đầu v 0 = 3,2.106 (m/s) vuông góc với B , khối lượng của electron là 9,1.10 -31(kg). Bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường là: A. 16,0 (cm) B. 18,2 (cm) C. 20,4 (cm) D. 27,3 (cm) 4.53 Một hạt prôtôn chuyển động với vận tốc 2.10 6 (m/s) vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 (T) theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 30 0. Biết điện tích của hạt prôtôn là 1,6.10 -19 (C). Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là. A. 3,2.10-14 (N) B. 6,4.10-14 (N) C. 3,2.10-15 (N) D. 6,4.10-15 (N) 4.54 Một electron bay vào không gian có từ trường đều B với vận tốc ban đầu v0 vuông góc cảm ứng từ. Quỹ đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm ứng từ lên gấp đôi thì: A. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên gấp đôi B. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi một nửa C. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên 4 lần D. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi 4 lần 33. Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường 4.55 Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền
  7. 4.56 Một khung dây dẫn phẳng, diện tích S, mang dòng điện I đặt trong từ trường đều B, mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây là: A. M = 0 B. M = IBS C. M = IB/S D. M = IS/B 4.57 Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây A. bằng không B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung 4.58 Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục 00' thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng? A. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không B. lực từ tác dụng lên cạnh NP & QM bằng không C. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng D. lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục 00' 4.59 Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là: A. 0 (Nm) B. 0,016 (Nm) C. 0,16 (Nm) D. 1,6 (Nm) 4.60 Chọn câu sai Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều A. tỉ lệ thuận với diện tích của khung. B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. C. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ. D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung. 4.61 Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ: A. không đổi B. tăng 2 lần C. tăng 4 lần D. giảm 2 lần 4.62 Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -2 (T). Cạnh AB của khung dài 3 (cm), cạnh BC dài 5 (cm). Dòng điện trong khung dây có cường độ I = 5 (A). Giá trị lớn nhất của mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là: A. 3,75.10-4 (Nm) B. 7,5.10-3 (Nm) C. 2,55 (Nm) D. 3,75 (Nm) 4.63 Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2 (cm) x 3 (cm) đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2 (A) đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10-4 (Nm). Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là: A. 0,05 (T) B. 0,10 (T) C. 0,40 (T) D. 0,75 (T) 34. Sự từ hoá, các chất sắt từ 4.64 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất thuận từ là chất bị nhiễm từ rất mạnh, chất nghịch từ là chất không bị nhiễm từ B. Chất thuận từ và chất nghịch từ đều bị từ hóa khi đặt trong từ trường và bị mất từ tính khi từ trường ngoài mất đi. C. Các nam châm là các chất thuận từ. D. Sắt và các hợp chất của sắt là các chất thuận từ. 4.65 Các chất sắt từ bị nhiễm từ rất mạnh là do: A. trong chất sắt từ có các miền nhiễm từ tự nhiên giống như các kim nam châm nhỏ B. trong chất sắt từ có các dòng điện phân tử gây ra từ trường C. chất sắt từ là chất thuận từ D. chất sắt từ là chất nghịch từ
  8. 4.66 Chọn câu phát biểu đúng? A. Từ tính của nam châm vĩnh cửu là không đổi, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài B. Nam châm điện là một ống dây có lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ, khi ngắt dòng điện qua ống dây từ tính của lõi sắt không bị mất đi C. Nam châm điện là một ống dây có lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ rất mạnh, khi ngắt dòng điện qua ống dây từ tính của lõi sắt bị mất đi D. Nam châm vĩnh cửu là các nam châm có trong tự nhiên, con người không tạo ra được 4.67 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo ra các nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. B. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo lõi thép của các động cơ, máy biến thế. C. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo băng từ để ghi âm, ghi hình. D. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo ra các dụng cụ đo lường không bị ảnh hưởng bởi từ trường bên ngoài. 35. Từ trường Trái Đất 4.68 Độ từ thiên là A. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng nằm ngang B. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng xích đạo của trái đất C. góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý D. góc lệch giữa kinh tuyến từ và vĩ tuyến địa lý 4.69 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ từ thiên dương ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía đông, độ từ thiên âm ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía tây B. Độ từ thiên dương ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía tây, độ từ thiên âm ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía đông C. Độ từ thiên dương ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía bắc, độ từ thiên âm ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía nam D. Độ từ thiên dương ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía nam, độ từ thiên âm ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về phía bắc 4.70 Độ từ khuynh là: A. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng nằm ngang B. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng thẳng đứng C. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và kinh tuyến địa lý D. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng xích đạo của trái đất 4.71 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm dưới mặt phẳng ngang, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm phía trên mặt phẳng ngang B. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm trên mặt phẳng ngang, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm phía dưới mặt phẳng ngang C. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng bắc, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng nam D. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng đông, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng nam 4.72 Chọn câu phát biểu không đúng. A. Có độ từ thiên là do các cực từ của trái đất không trùng với các địa cực B. Độ từ thiên và độ từ khuynh phụ thuộc vị trí địa lý C. Bắc cực có độ từ khuynh dương, nam cực có độ từ khuynh âm D. Bắc cực có độ từ khuynh âm, nam cực có độ từ khuynh dương 4.73 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện nay cực từ bắc của trái đất nằm tại bắc cực, cực từ nam của trái đất nằm tại nam cực
  9. B. Hiện nay cực từ bắc của trái đất nằm tại nam cực, cực từ nam của trái đất nằm tại bắc cực C. Hiện nay cực từ bắc của trái đất nằm gần bắc cực, cực từ nam của trái đất nằm gần nam cực D. Hiện nay cực từ bắc của trái đất nằm gần nam cực, cực từ nam của trái đất nằm gần bắc cực 4.74 Chọn câu phát biểu không đúng. A. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài B. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn C. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất trên qui mô hành tinh D. Bão từ mạnh ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên hành tinh 36. Bài tập về lực từ 4.75 Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông cân MNP. Cạnh MN = NP = 10 (cm). Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 10-2 (T) có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 (A) vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là -2 A. FMN = FNP = FMP = 10 (N) -2 -2 B. FMN = 10 (N), FNP = 0 (N), FMP = 10 (N) -2 -2 C. FMN = 0 (N), FNP = 10 (N), FMP = 10 (N) -3 -3 D. FMN = 10 (N), FNP = 0 (N), FMP = 10 (N) 4.76 Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông MNP. Cạnh MN = 30 (cm), NP = 40 (cm). Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 10 -2 (T) vuông góc với mặt phẳng khung dây có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 (A) vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là A. FMN = 0,03 (N), FNP = 0,04 (N), FMP = 0,05 (N). Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng nén khung B. FMN = 0,03 (N), FNP = 0,04 (N), FMP = 0,05 (N). Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng kéo dãn khung C. FMN = 0,003 (N), FNP = 0,004 (N), FMP = 0,007 (N). Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng nén khung D. FMN = 0,003 (N), FNP = 0,004 (N), FMP = 0,007 (N). Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng kéo dãn khung khung 4.77 Thanh MN dài l = 20 (cm) có khối lượng 5 (g) treo nằm ngang bằng hai sợi chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,3 (T) nằm ngang vuông góc với thanh có chiều như hình vẽ. Mỗi sợi chỉ treo thanh có thể chịu được lực kéo tối đa là 0,04 (N). Dòng điện chạy qua thanh MN có cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu thì một trong hai sợi chỉ treo thanh bị đứt. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8 (m/s2) A. I = 0,36 (A) và có chiều từ M đến N B. I = 0,36 (A) và có chiều từ N đến M C. I = 0,52 (A) và có chiều từ M đến N D. I = 0,52 (A) và có chiều từ N đến M 4.78 Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức 6 -6 từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v 1 = 1,8.10 (m/s) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị f 1 = 2.10 7 (N), nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.10 (m/s) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là -5 -5 -5 -5 A. f2 = 10 (N) B. f2 = 4,5.10 (N) C. f2 = 5.10 (N) D. f2 = 6,8.10 (N) 4.79 Hạt α có khối lượng m = 6,67.10 -27 (kg), điện tích q = 3,2.10 -19 (C). Xét một hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U = 10 6 (V). Sau khi được tăng tốc nó bay vào vùng không gian có từ trường đều B = 1,8 (T) theo hướng vuông góc với đường sức từ. Vận tốc của hạt α trong từ trường và lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là A. v = 4,9.106 (m/s) và f = 2,82.110-12 (N) B. v = 9,8.106 (m/s) và f = 5,64.110-12 (N) C. v = 4,9.106 (m/s) và f = 1.88.110-12 (N) D. v = 9,8.106 (m/s) và f = 2,82.110-12 (N) -27 4.80 Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc. Hạt thứ nhất có khối lượng m 1 = 1,66.10 (kg), -19 -27 -19 điện tích q1 = - 1,6.10 (C). Hạt thứ hai có khối lượng m 2 = 6,65.10 (kg), điện tích q2 = 3,2.10 (C). Bán kính quỹ đạo của hạt thứ nhât là R1 = 7,5 (cm) thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ hai là A. R2 = 10 (cm) B. R2 = 12 (cm) C. R2 = 15 (cm) D. R2 = 18 (cm) 37. Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất
  10. 4.81 Một khung dây tròn bán kính R = 10 (cm), gồm 50 vòng dây có dòng điện 10 (A) chạy qua, đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là: A. B = 2.10-3 (T). B. B = 3,14.10-3 (T). C. B = 1,256.10-4 (T). D. B = 6,28.10-3 (T). 4.82 Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có vectơ cảm ứng từ B1 , do dòng điện thứ hai gây ra có vectơ cảm ứng từ B2 , hai vectơ B1 và B2 có hướng vuông góc với nhau. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp được xác định theo công thức: 2 2 A. B = B1 + B2. B. B = B1 - B2. C. B = B2 – B1. D. B = B1 B2 4.83 Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có vectơ cảm ứng từ B1 , do dòng điện thứ hai gây ra có vectơ cảm ứng từ B2 , hai vectơ B1 và B2 có hướng vuông góc với nhau. Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ tổng hợp B với vectơ B1 là α được tinh theo công thức: B B B B A. tanα = 1 B. tanα = 2 C. sinα = 1 D. cosα = 2 B2 B1 B B 4.1. D 4.29. D 4.57. C 4.2. A 4.30. B 4.58. D 4.3. A 4.31. C 4.59. C 4.4. B 4.32. C 4.60. B 4.5. C 4.33. D 4.61. B 4.6. C 4.34. C 4.62. A 4.7. C 4.35. B 4.63. B 4.8. C 4.36. C 4.64. B 4.9. C 4.37. C 4.65. A 4.10. D 4.38. A 4.66. C 4.11. C 4.39. C 4.67. D 4.12. D 4.40. C 4.68. C 4.13. C 4.41. A 4.69. A 4.14. B 4.42. D 4.70 A 4.15. C 4.43. C 4.71. A 4.16. A 4.44. B 4.72. D 4.17. B 4.45. A 4.73. D 4.18. B 4.46. A 4.74. A 4.19. B 4.47. D 4.75. B 4.20. A 4.48. B 4.76. A 4.21. D 4.49. C 4.77. D 4.22. C 4.50. D 4.78. C 4.23. C 4.51. D 4.79. B 4.24. B 4.52. B 4.80. C 4.25. A 4.53. C 4.81. D 4.26. D 4.54. B 4.82. D 4.27. A 4.55. A 4.83. B 4.28. A 4.56. B
  11. Đáp án CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG Câu 1: Chọn câu đúng. A. Khi quay từ vectơ dòng điện sang vectơ cảm ứng từ thì chiều tiến là chiều của vectơ lực từ. B. Khi quay từ vectơ dòng điện sang vectơ lực từ thì chiều tiến là chiều của cảm ứng từ. C. Khi quay từ vectơ lực từ sang vectơ cảm ứng từ thì chiều tiến là chiều của vectơ dòng điện. D. Khi quay từ vectơ cảm ứng từ sang vectơ dòng điện thì chiều tiến là chiều của vectơ lực từ. Câu 2: Đoạn dây dẫn khối lượng m = 5g treo nằm ngang bởi hai dây cách điện mảnh. Đoạn dây được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc đoạn dây như hình vẽ Biết đoạn dây dài 20cm, cảm ứng từ B = 0,3T và lấy g = 10m/s2. Lực căng dây tối đa là Tmax = 0,04N. Tính cường độ dòng điện tối đa để dây không bị đứt? A. I = 0,5A. B. 0,2A. C. 0,3A. D. 1A. Câu 3: Hai dây dẫn thẳng rất dài đặt song song, cách nhau 20cm trong không khí. Dòng điện qua một dây dẫn là 4A và lực từ tác dụng lên 0,1m chiều dài mỗi dây là 4.10-6N. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn còn lại? A. 10A. B. 1A. C. 20A. D. 100A. Câu 4: Một hạt prôtôn bay vào theo phương vuông góc với từ trường đều B có cảm ứng từ B = 0,5T. Biết vận tốc của hạt là 1,2.10 6m/s. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Hỏi khi đi ra khỏi vùng từ trường này thì vận tốc của hạt là bao nhiêu? A. 5,8.106m/s. B. 4.106m/s. C. 1,2.106m/s. D. 2,4.106m/s. Câu 5: Một sợi dây dẫn căng thẳng, có dòng điện với cường độ I chạy qua, đoạn ở giữa được uốn thành vòng tròn đồng phẳng với các đoạn dây thẳng. Ở tâm O của vòng dây, vector cảm ứng từ tổng hợp có hướng như thế nào? (xem hình). A. Hướng sang trái của mặt phẳng tờ giấy. B. Hướng vào trong mặt phẳng tờ giấy. C. Hướng sang phải của mặt phẳng tờ giấy. D. Hướng ra ngoài mặt phẳng tờ giấy. Câu 6: Lực Lorenzơ tác dụng lên một hạt điện tích chuyển động trong từ trường có phương thế nào? A. Song song với vectơ cảm ứng từ. B. Song song với vectơ vận tốc. C. Vuông góc với vectơ cảm ứng từ và song song với vectơ vận tốc. D. Vuông góc với vectơ vận tốc. Câu 7: Chọn câu sai. A. Tương tác giữa dòng điện với nam châm thử là tương tác từ. B. Tương tác của từ trường với êlectron chuyển động trong nó không phải là tương tác từ. C. Tương tác giữa nam châm chữ U và nam châm thẳng là tương tác từ. D. Tương tác giữa nam châm chữ U và nam châm thử là tương tác từ. Câu 8: Định nghĩa đơn vị cảm ứng từ như thế nào là đúng? 1N.1m2 1N 1N.1m A. 1T = B. 1T = 1A.1N C. 1T = D. 1T = 1A 1A.1m 1A Câu 9: Hai êlectron chuyển động trên hai đường thẳng song song với vận tốc như nhau. Khoảng cách giữa chúng là r. Lực tương tác giữa chúng so với khi chúng đứng yên sẽ: A. còn tùy thuộc vào vận tốc của chúng. B. nhỏ hơn. C. bằng nhau. D. lớn hơn. Câu 10: Chọn câu đúng. A. Nơi các đường sức từ vẽ mau thì cảm ứng từ lớn, vẽ thưa thì cảm ứng từ nhỏ. B. Khi hai đường sức từ của một từ trường cắt nhau thì tại đó cảm ứng từ có cùng giá trị. C. Từ phổ là tổng hợp của tất cả các đường sức từ. D. Chiều của đường sức từ được quy ước là chiều từ cực Bắc sang cực Nam của nam châm thử nằm cân bằng trong từ trường.
  12. Câu 11: Hạt nhân Hêli (hạt ) được tăng tốc dưới hiệu điện thế U = 10 6V từ trạng thái nghỉ. Sau khi được tăng tốc, hạt bay vào từ trường đều B = 1,8T theo phương vuông góc với đường sức từ. Hạt này có khối lượng m = 6,67.10-27kg, điện tích q = 2e. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên hạt? A. 6,85.10-12N. B. 3,14.10-12N. C. 5,64.10-12N. D. 5,65.10-10N. Câu 12: Một khung dây hình tam giác vuông tại đỉnh A có hai cạnh góc vuông là AB = 6cm, AC = 8cm. Khung được đặt vuông góc với từ trường đều B với cảm ứng từ B = 0,2T. Dòng điện chạy qua khung là I = 5A. Tính lực từ tác dụng lên cạnh huyền BC? A. 0,2N. B. 0,1N. C. 1N. D. 0,5N. Câu 13: Một khung dây hình chữ nhật có kích thước là a = 4cm, b = 5cm đặt trong từ trường đều B = 0,2T. Khi khung ở vị trí mà pháp tuyến của khung tạo với vectơ cảm ứng từ một góc 30 0 thì lực từ gây ra mômen là M = 2.10-3N.m. Tính cường độ dòng điện chạy qua khung? A. 2,5(A) B. 5A. C. 12,5A. D. 10A. Câu 14: Cảm ứng từ bên trong ống dây được xác định bằng công thức nào? I I A. B = 2.10-7. B. B = 4 .10-7. C. B = 4 .10-7.nR D. B = 4 .10-7.nI r r Câu 15: Một ống dây có 500 vòng, dài 50cm. Biết từ trường đều trong lòng ống dây có độ lớn B = 2,5.103T. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây có giá trị xấp xỉ bằng: A. 0,2A. B. 10A. C. 2A. D. 20A. Câu 16: Chọn câu đúng. A. Chất thuận từ là chất bị từ hóa mạnh, chất nghịch từ là chất bị từ hóa yếu. B. Sắt là chất sắt từ, côban là chất thuận từ. C. Mỗi miền từ hóa chứa khoảng 1016 đến 1019 nguyên tử. D. Chất sắt từ được ứng dụng để làm nam châm điện trong rơ le điện từ, cần cẩu điện, ổ cắm điện. Câu 17: Cho một vòng dây dẫn tròn cách điện, bán kính R = 10cm mang điện tích Q = 10 -5C. Cho vòng dây quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút quanh một trục vuông góc với mặt phẳng vòng dây và đi qua tâm của vòng dây. Tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây khi vòng dây đặt trong không khí? A. 3,14.10-9T. B. 6,28.10-7T. C. 12,56.10-9T. D. 3,14.10-7T. Câu 18: Điểm nào sau đây có từ trường bị triệt tiêu? Cho biết: M1A = AM2 = M2B = BM3 = M3M4 và I2 = 3I1. A. Điểm M3 B. Điểm M2 C. Điểm M1 D. Điểm M4 Câu 19: Chọn câu đúng. A. Độ từ khuynh dương khi la bàn từ khuynh ở Nam bán cầu. B. Độ từ khuynh dương khi cực Bắc kim la bàn lệch về phía Đông. C. Độ từ thiên dương khi cực Bắc ở trên mặt phẳng nằm ngang. D. Độ từ thiên âm khi cực Bắc kim la bàn lệch sang phía Tây. Câu 20: Ba dây dẫn thẳng dài đặt cách đều nhau lập thành một tam giác đều có cạnh 5cm. Dòng điện qua các dây là như nhau và cùng chiều. Biết lực từ tác dụng lên 1m chiều dài của mỗi dòng điện là 4 3 .10-4N. Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây? A. 10A. B. 2A. C. 1A. D. 5A. Câu 21: Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song với nhau trong chân không cách nhau một khoảng 10cm. Trong hai dây có hai dòng điện ngược chiều chạy qua và có cùng cường độ 16A. Xác định cảm ứng từ tại điểm cách dây thứ nhất 2cm, cách dây thứ hai 8cm? A. 10-4T. B. 2.10-4T. C. 5.10-4T. D. 2.10-5T. Câu 22: Các hình dưới đây biểu diễn đường cảm ứng từ của dòng điện thẳng. Hình nào đúng nhất? A. _ B. _ C. _ D. _ Câu 23: Cảm ứng từ do dòng điện thẳng có cường độ 10(A) gây ra tại một điểm cách dây dẫn 10(cm) có độ lớn là: A. 0,2.10-5(T) B. 20.10-7(T) C. 2.10-7(T) D. 20.10-6(T)
  13. Câu 24: Hai hạt có khối lượng lần lượt là m1, m2 với m2 = 4m1 và có điện tích là q1 = - 0,5q2. Biết hai hạt bay vào vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều B với cùng một vận tốc và bán kính quỹ đạo của hạt 1 là R1 = 4,5cm. Tính bán kính quỹ đạo của hạt thứ 2? A. 1,125cm. B. 9,0cm. C. 2,25cm. D. 90cm. Câu 25: Khung dây hình chữ nhật có diện tích 15cm 2 gồm 200 vòng dây nối tiếp có cường độ 0,5A đi qua mỗi vòng dây. Khung dây đặt trong từ trường đều B nằm ngang độ lớn cảm ứng từ là B = 0,3T. Tính mômen ngẫu lực từ cực đại tác dụng lên khung? A. 4,5N.m B. 0,045N.m. C. 2,25N.m D. 7,5N.m. HẾT PhÇn VI: tõ tr­êng Bài 401 Một dòng điện 20A chạy trong một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. a. Tính cảm ứng từ tại những điểm cách dây dẫn 10cm. b. Tìm những điểm tại đó cảm ứng từ lớn gấp đôi, nhỏ bằng nửa giá trị của B tính ở câu a. Bài 402 Hai dây dẫn dài song song nhau nằm cố định trong mặt phẳng P và cách nhau một khoảng d. Dòng điện trong hai dây dẫn có cùng cường độ I. Tính cảm ứng từ tại những điểm nằm trong mặt phẳng P và cách đều hai dây dẫn trong hai trường hợp: a. Dòng điện trong hai dây dẫn cùng chiều. b. Dòng điện trong hai dây dẫn ngược chiều. Cho I = 10A, d = 8 cm. Các dây dẫn đặt trong không khí. Bài 403 Một khung dây tròn, bán kính 30cm gồm 10 vòng dây. Cảm ứng từ tại tâm của khung dây B = 3,14.10-5T. Xác định cường độ dòng điện qua khung dây. Bài 404 Một sợi dây dẫn rất dài căng thẳng, ở khoảng giữa được uốn thành một vòng tròn như hình. Bán kính vòng tròn R = 6cm. Cho cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I = 3,75A. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn. Bài 405 Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn trùng với hai trục toạ độ vuông góc xOy. Dòng điện qua dây Ox, Oy lần lượt là I1 = 2A; I2 = 5A. Hãy xác định: a. Cảm ứng từ tại điểm A có toạ độ x = 2cm; y = 4cm. b. Tập hợp các điểm có cảm ứng từ bằng 0.
  14. Bài 406 Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song cách nhau 50cm có dòng điện lần lượt là I1 = 3A; I2 = 2A. Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I1 30 cm, cách dòng I2 40 cm. Bài 407 Một vòng dây hình tròn được nối với hai dây dẫn thẳng dài vô hạn vào nguồn điện như hình vẽ. Biết hai đường thẳng AM và Mn qua tâm O của vòng dây. Tính cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm O của vòng dây. Bài 408 Một dây đồng có đường kính d = 0,8 mm được phủ sơn cách điện rất mỏng. Người ta dùng dây này để quấn ống dây có đường kính D = 2cm dài l = 40 cm. Nếu muốn từ trường trong ống dây có cảm ứng tfw B = 6,28.10-3T thì phải đặt ống dây vào hiệu điện thế bao nhiêu? Bài 409 Ba dây dẫn thẳng, song song dài vô hạn cùng nằm trong một mặt phẳng, hai dây liên tiếp cách nhau một đoạn a = 6cm, đường độ I1 = I2; I3 = 2I. Dây có I3 nằm ngoài I1, I2 và dòng I3 ngược chiều I1, I3. Tìm vị trí các điểm có cảm ứng từ bằng 0. Bài 410 Cho hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, đặt cách nhau một khoảng 2a = 20 cm trong chân không. Hai dòng điện cùng chiều và cùng cường độ I = 10A đi qua hai dây. Một mặt phẳng P vuông góc với hai dây và cắt chúng tại A1, A2. M là một điểm trên đường trung trực ox của A1A2. Đặt OM = x. a. Xác định cảm ứng từ tạo bở hai dòng điện trên tại M. Xtes trường hợp x = 20cm. b. Tìm điểm M0 trên ox mà tại đó cảm ứng từ là cực đại và tính cực đại ấy. Bài 411 Cho một đoạn dây dẫn đồng chất có khối lượng m = 10g, dài l = 30cm. Đầu trên của đoạn dây được treo vào điểm O và có thể quay tự do chung quanh O. Đầu dưới của đoạn dây chạm vào thuỷ ngân đựng trong một chiếc chậu. Khi cho dòng điện có cường độ I = 8A chạy qua đoạn dây và đặt toàn bộ đoạn dây trong từ trường đều có phương năm ngang thì đoạn dây lực ra khỏi phương thẳng đứng một góc = 50. Hãy xác định cảm ứng từ B. Lấy g = 9,8 m/s2. Bài 412 ĐOạn dây dẫn MN có chiều dài l = 20cm, khối lượng m = 10g được treo nằm ngang bằng hai dây mảnh AM, BN. Thanh MN đặt trong từ trường đềuB thẳng đứng hướng lên với B = 0,5T. Khi cho dòng điện I chạy qua, đoạn dây MN dịch chuyển đến vị trí cân bằng mới, lúc đó hai dây treo AM, BN hợp với phương đứng một góc = 300. Xác định I và lực căng dây treo. Lấy g = 10 m/s2. Bài 413
  15. Khung dây ABCD hình vuông cạnh a có thể quay dễ dàng quanh cạnh AB cố định nằm ngang. Khing được đặt trong từ trường đều B có phương thẳng đứng hướng lên. Cho dòng điện I chạy qua khung dây, khi cân bằng mặt phẳng khung hợp với phương đứng một góc . Tính biết tiết diện dây làm khung là S, có khối lượng riêng D. Bài 414 Một khung dây dẫn có dạng tam giác vuông cân ADC như hình vẽ. Khung dây đặt vào từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T, B vuông góc với mặt phẳng ABC. Cho AD = AC = 20 cm, dòng điện chạy qua khung I = 5A theo chiều CADC. Xác định lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây. Hệ lực này làm khung chuyển động ra sao khu khung tự do. Bỏ qua trọng lượng của khung dây. Bài 415 Một khung dây hình vuông cạnh a = 10cm có dòng điện I = 1A chạy qua. Khung đặt cạnh một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I1 = 2A cách cạnh gần nhất của khung dây một đoạn a như hình vẽ. a. Xác định lực từ tổng hợp lên khung dây. b. Đặt thêm một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I1 cùng nằm trong mặt phẳng khung dây (vuông góc với dây ban đầu) sao cho đường chéo BD của khung di qua giao điểm của hai dây này. Xác định từ tổng hợp lúc này. Bài 416 Một vòng dây dẫn bán kính R = 20cm nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. ở tâm vòng dây có đặt một kim nam châm nhỏ có thể quay tự do quanh trục thẳng đứng trên một mặt chia độ. Ban đầu kim nam châm nằm theo phương Nam - Bắc của từ trường Trái Đất, mặt phẳng vòng dây song song với trục kim. 0 a. Cho dòng điện I1 = 4,5A qua dây, kim châm quay một góc 1 = 30 . Tìm cảm ứng từ BĐ của từ trường Trái đất tại nơi làm thí nghiệm. 0 b. Để kim lệch một góc 2 = 60 thì phải cho dòng điện qua vòng dây I2 là bao nhiêu? Bài 417 Khung dây hình chữ nhật diện tích S = 20 cm2 gồm 50 vòng dây. Khung dây đặt thẳng đứng trong từ trường đều có B nằm ngang, B = 0,2T. Cho dòng điện I = 1A qua khung. Tính momen lực đặt lên khung khi: a. B song song mặt phẳng khung dây. b. B hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Bài 418
  16. Hai thanh ray nằm ngang và cách nhau một khoảng l = 20cm. Một thanh kim loại MN, khối lượng m = 100g đặt lên trên, vuông góc với thanh ray. Dòng điện qua thanh MN là I = 5A. Hệ thống đặt trong từ trường đều B thẳng đứng, hướng lên, với B = 0,2T. Thanh ray MN nằm yên. Xác định hệ số ma sát giữa thanh MN và hai thanh ray, lấy g = 10 m/s2. Bài 419 Hai thanh kim loại AB, CD đặt nằm ngang, song song, cách nhau l = 20 cm, hai đầu thanh được nối với nguồn điện có  = 12V, r = 1 . Thanh MN có điện trở R = 2 , khối lượng m = 100 g đặt vuông góc với hai thanh AB, CD và có thể trượt trên hai thanh này với hệ số ma sát k = 0,2. Hệ thống đặt trong từ trường đều thẳng đứng, hướng lên với B = 0,4T như hình vẽ. Bỏ qua điện trở các thanh ray. a. Tính gia tốc chuyển động của ray MN, lấy g = 10 m/s2. b. Cần phải nâng hai đầu BD của thanh hợp với phương ngang một góc bằng bao nhiêu để thanh MN trượt xuống hai đầu A, C với gia tốc như câu a. Bài 420 Một điện tích chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường 6 -6 cảm ứng từ. Nếu điện tích chuyển động với vận tốc v1 = 10 Lorentz tác dụng lên điện tích là f1 = 3.10 6 N. Hỏi nếu điện tích chuyển động với vận tốc v2 = 2,5.10 m/s thì lực f2 tác dụng lên điện tích là bao nhiêu? Bài 421 -27 Một điện tích có khối lượng m1 = 1,60.10 kg, có điện tích q1 = -e chuyển động vào từ trường 6 đều B = 0,4T với vận tốc v1 = 10 m/s. Biết v  B . a. Tính bán kính quỹ đạo của điện tích -27 b. Một điện tích thứ hai có khối lượng m2 = 9,60.10 kg, điện tích q2 = 2e khi bay vuông góc vào từ trường trên sẽ có bán kính quỹ đạo gấp 2 lần điện tích thứ nhất. Tính vận tốc của điện tích thứ hai. Bài 422 Một electron trong đèn hình của máy thu hình có năng lượng W = 12kev. ống được đặt sao cho electron chuyển động nằm ngang theo hướng Nam - Bắc địa lý. Cho biết thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất có cảm ứng từ B = 5,5.10-5 T và hướng xuống. a. Dưới tác dụng của từ trường Trái đất, electron bị lệch về phía nào? Tính gia tốc a của electron dưới tác dụng của lực từ. b. Sauk hi bay được một đoạn l = 20cm trong ống, tia electron bị lệch đi một khoảng S bằng bao nhiêu? Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Bài 423
  17. Một dòng điện I chạy qua thanh dẫn bằng đồng có tiết diện hình chữ nhật (a = 1mm; b = 2mm). Thanh đặt trong từ trường đều có B = 0,2T; B  b và dòng điện. Cho vận tốc chuyển động của electron là .10-4 m/s. Tính hiệu điện thế xuất hiện giữa các cạnh của thanh dẫn, cho thời gian đủ lớn. Phần VII: Cảm ứng điện từ Bài 424 Tìm chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các trường hợp sau: 1. Đưa thanh nam châm ra xa khung dây. (h.a) 2. Tăng dòng điện qua dây dẫn. (h.b) 3. Cho khung chuyển động theo chiều v . (h.c) Bài 425 Một vòng dây đồng có đường kính D = 20cm, tiết diện dây s = 0,5 mm2 đặt vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc mặt phẳng vòng dây. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ qua vòng dây để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là 2A. Cho điện trở suất của đồng = 1,75.10-8  m. Bài 426 Một vòng dây tròn có bán kính R = 10cm, đặt trong từ trường đều B = 10-2T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường cảm ứng. Sau thời gian t = 10-2 s, từ thông giảm đều đến 0. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây. Bài 427 Một vòng dây tròn đường kính D = 10cm, điện trở R = 0,1 đặt nghiêng một góc 600 với cảm ứng từ B của từ trường đều như hình. Xác định suất điện động cảm ứng, độ lớn và chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây nếu trong thời gian t = 0,029 s. a. Từ trường giảm đều từ B = 0,4T xuống 0 b. Từ trường tăng đều từ B1 = 0,1T đến B2 = 0,5T. c. Từ trường không đổi B = 0,4T nhưng quay đều vòng dây đến vị trí mà cảm ứng từ B trùng với mặt phẳng vòng dây. Bài 428 Một cuộn dây có 500 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10 cm2 có trục song song với B của từ trường đều. Tính độ biến thiên của cảm ứng từ trong thời gian t = 10-2 s nếu suất điện động cảm ứng có độ lớn 5V.
  18. Bài 429 Khung dây ABCD đặt thẳng đứng, một phần khung nằm trong từ trường đều B như hình. B = 1T trong khoảng MNPQ, B = 0 ngoài khoảng đó. Cho AB = l = 5cm, khung có điện trở R = 2 . Khung di chuyển đều xuống dưới với vận tốc 2 m/s. Tính dòng điện cảm ứng qua khung và nhiệt lượng toả ra trong khung khi nó di chuyển một đoạn x = 10cm (cạnh AB chưa ra khỏi từ trường). Bài 430 Một khung dây hình vuông, ABCD, cạnh a = 20cm, điện trở tổng cộng R = 0,8 , trên đó có các nguồn E1 = 12V; r1 = 0,1 ; E2 = 8V; v2 = 0,1 mắc như hình vẽ. Mạch được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng của khung. a. Cho B tăng theo thời gian bằng quy luật B = k.t (k = 40 T/s). Tính I chạy qua khung dây. b. Để dòng điện qua khung dây bằng 0, từ trường phải thay đổi thế nào? Bài 431 Một vòng dây có điện tích S = 100 cm 2, hai đầu nối với tụ có điện dung C = 5  F. Mặt phẳng vòng dây đặt vuông góc với các đường cảm ứng của từ trường B = kt; (k = 0,5 T/s). a. Tính điện tích trên tụ. b. Nếu không có tụ thì công suất toả nhiệt trên vòng dây là bao nhiêu? Cho điện trở của vòng dây R = 0,1 . Bài 432 Một thanh kim loại dài l = 1,2 m quay trong từ trường đều có B vuông góc với thanh (B = 0,2T). Tìm hiệu điện thế ở hai đầu thanh khi thanh quay quanh trục với tần số góc n = 120 vòng/phút khi: a. Trục quay qua một đầu thanh. b. Trục quay qua một điểm trên thanh, cách một đầu một qua l = 20cm. Bài 433 Một cuộn dây có 100 vòng, bán kính 10 cm. Trụ của cuộn dây song song với cảm ứng từ B của một từ trường đều B = 0,2T. Ta quay đều cuộn dây sao cho sau 0,5s trục của nó vuông góc với vectơ B . Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. Bài 434 Một đoạn dây MN dài l = 10 cm được treo nằm ngang bằng hai dây dẫn mảnh, nhẹ, thẳng đứng, dài L = 0,9m. Hệ thống được đặt trong từ trường đều B thắng đứng hướng xuống, B = 0,2T. Kéo lệch dây MN 0 để dây treo hợp với phương đứng một góc 0 = 60 rồi buông ra. a. Tìm biểu thức suất điện động cmar ứng xuất hiện trong dây MN khi dây treo lệch một góc với phương đứng.
  19. b. Tìm giá trị suất điện động cực đại. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Bài 435 Cho mạch điện như hình vẽ, E = 1,2V, r = 1  , MN = l = 40cm; RMN = 3 , LINK Word.Document.8 "F:\\Thanh (Bài tập vật lý).doc" OLE_LINK3 \a \r \* MERGEFORMAT Error! Not a valid link. vuông góc với khung dây, B = 0,4T. Bỏ qua điện trở các phần còn lại của khung dây. Thanh MN có thể trượt không ma sát trên hai thanh ray. a. Thanh MN chuyển động đều sang phải với vận tốc v = 2m/s. Tìm dòng điện qua mạch và lực từ tác dụng vào thanh MN. b. Để không có dòng điện qua mạch, MN phải chuyển động theo hường nào? Với vận tốc bao nhiêu? Bài 436 Một dẫy dẫn được uốn thành mạch điện thẳng có dạng hai hình vuông cạnh a = 10cm, b = 20cm như hình vẽ. Mạch đặt trong từ trường đều có B vuông góc với mặt phẳng hai khung, B = 3,6.10-2T. Cho dây dẫn có tiết diện 1 mm2, điện trở suất =1,5.10-6  m. a. Người ta cho từ trường giảm đều xuống O trong thời gian t = 10-2 s. Tính dòng điện chạy qua mạch. b. Giữ nguyên từ trường, mở khung cạnh b bằng cách xoay ngược lại, sau đó dãn khung ra thành hình vuông mới với cùng thời gian. Tính dòng điện qua mạch lúc này. Bài 437 H thống dây dân đặt nằm ngang như hình. Thanh Hz trượt trên cách cạnh õ, oy và luôn vuông góc với phân giác OH, Hz tiếp xúc với Oxx, Oy tại M và N. Góc xOy = 2 . Thanh Hz chuyển động với vận tốc không đổi v. Các dây dẫn đồng chất, cùng tiết diện, có điện trở cho một đơn vị chiều dài là r. Bỏ qua điện trở tiếp xúc tại M, N. Hệ thống đặt trong từ trường đều B thẳng đứng, có độ lớn B. Xác định chiều và độ lớn dòng điện chạy qua MN khi Hz trượt đều. Bài 438 Vòng dây tròn, bán kính a, điện trở 1 đơn vị chiều dài r. Một thanh cùng loạt trượt trên vòng tròn với vận tốc v. Hệ thống đặt trong từ trường đều, B vuông góc với mặt phẳng vòng dây như hình. Tính dòng điện qua khung theo góc . Bỏ qua điện trở tiếp xúc tại M, N. Bài 439 Cho khung dây dẫn có kích thước như hình, điện trở một đơn vị chiều dài là R0 = 1  /m. Khung đặt trong từ trường đều B vuông góc mặt phẳng khung. Cho B tăng theo quy luật B = kt (k = 10 T/s). Tính cường độ dòng điện qua các đoạn của khung. Cho a = 50cm, 2 =1,4.
  20. Bài 440 Cho hệ thống như hình vẽ, thanh kim loại MN = l = 20cm, khối lượng m = 20g; E = 1,5v, r = 0,1  . Cảm ứng từ B thẳng đứng hướng xuống, B = 0,4T. Do lực từ cân bằng với lực ma sát nên thanh MN trượt đều với vận tốc 5 m/s. Cho điện trở của hệ thống là R = 0,9 và không đổi. Lấy g = 10m/s2. a. Tính độ lớn và chiều dòng điện trong mạch. b. Hệ số ma sát giữa MN và các ray. c. Để dòng điện chạy từ N đến M với độ lớn 0,5A thì phải kéo MN sang phía nào? Vận tốc và lực kéo bao nhiêu? Bài 441 Hai thanh kim loại thẳng đứng, điện trở không đáng kể, hai đầu nối nhau bằng điện trở R. Một thanh kim loại MN = l, khối lượng m được thả cho trượt không ma sát trên hai thanh đứng xuống dưới và luôn luôn năm ngang. Hệ thống đặt trong từ trường đều có B vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. Bỏ qua sức cản không khí. a. Tính vận tốc cực đại của thanh MN. Cho hai thanh đứng thẳng đứng đủ dài. b. Tính như câu a trong trường hợp hai thanh đứng bây giờ hợp với phương ngang một góc . Bài 442 Thay điện trở R bằng tụ có điện dung C. Tính gia tốc chuyển động của thanh MN và cho biết sự biến đổi năng lượng trong mạch. Bài 443 Thanh đồng khối lượng m trượt trên hai thanh ray đặt nghiêng một góc (tg > k); k là hệ số ma sát giữa thanh đồng và hai ray. Phía trên hai đầu thanh ray có nối nhau bằng một điện trở R. Hệ thống đặt trong từ trường đều có B  mặt phẳng của hai ray. Tính vận tốc của thanh đồng có thể đạt được. Cho khoảng cách giữa hai thanh ray là l; bỏ qua điện trở các phần khác. Bài 444 Trong bài 443 nếu thay R bằng tụ có điện dung c. Tìm gia tốc chuyển động của thanh đồng. Bài 445 Một dĩa kim loại cô lập, bán kính a quay quanh trục với vận tốc n. Tính hiệu điện thế giữa tâm và mép dĩa khi: a. Không có từ trường. b. Có từ trường đều, B  mặt dĩa. Bài 446 Thanh kim loại khối lượng m, quay không ma sát quanh O và trượt không ma sát trên một vòng dây kim loại bán kính b. Hệ thống đặt trong từ trường đều, B  mặt phẳng vòng dây. Trục và vòng dây nối với nguồn có suất điện động E.
  21. a. Tìm quy luật của dòng điện i để thanh quay đều với vận tốc góc ω . b. Suất điện động E của nguồn cần để duy trì dòng điện trên. Cho điện trở toàn phần của mạch là R và không đổi. Bài 447 Hai cuộn dây có hệ số tự cảm L1, L2 có điện trở không đáng kể mắc song song và được nối với nguồn (E, r) qua điện trở R (như hình). Đóng K, tìm cường độ dòng điện ổn định trong các cuộn dây và qua điện trở R. Bỏ qua sự hỗ cảm giữa các cuộn dây. Bài 448 Cuộn dây có h số tự cảm K, điện trở không đáng kể mắc với tụ có điện dung C như hình vẽ. Khi K đóng lại và dòng điện qua mạch đã ổn định. Tìm hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ C sau khi K mở. Chọn nguồn có (E, r). Bài 449 Cuộn dây hệ số tự cảm L, điện trở không đáng kể mắc song song với điện trở R vào mạch như hình vẽ. Đầu tiện K mở. Tìm điện lượng chạy qua điện trở R sau khi đóng khoá K. Cho nguồn có (E, r). Bài 450 Cho mạch điện như hình vẽ. Ban đầu tụ C1 được tích điện đến hiệu điện thế U và K mở. Tụ C2 không tích điện. Tìm dòng điện cực đại qua cuộn dây L sau khi đóng khoá K. Cho C1 = C2 = C, bỏ qua điện trở của cuộn dây.