Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (Có đáp án)

docx 4 trang hoanvuK 09/01/2023 3910
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_11_bai_22_xa_hoi_viet_nam_tr.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh vực: A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. B. công nghiệp, giao thông vận tải. C. thương nghiệp, giao thông vận tải. D. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Câu 2: Để tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp đã phải: A. chuẩn bị thật nhiều vốn và công nhân làm thuê. B. thực hiện quá trình xâm lược và bình định Việt Nam. C. đưa giai cấp tư sản cùng với máy móc từ Pháp sang Việt Nam. D. ổn định kinh tế, chính trị ở chính quốc. Câu 3: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong nông nghiệp là: A. cướp đất lập đồn điền B. phát canh thu tô C. đầu tư máy móc vào sản xuất D. độc canh cây lúa Câu 4: Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương? A. Rivie B. Gácniê C. Pôn Đume D. Bôlaéc Câu 5: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển B. Xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng mong muốn và lệ thuộc vào Pháp C. Thương nghiệp phát triển D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng Câu 6: Trước cuộc khi thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản B. Địa chủ phong kiến và tư sản C. Địa chủ phong kiến và nông dân D. Công nhân và nông dân Câu 7: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong công nghiệp chú trọng vào ngành: A. công nghiệp chế biến. B. khai thác mỏ. C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp nặng. Câu 8: Ý nào sau đây không phải là chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong giao thông vận tải? A. Đường sắt. B. Đường thủy. C. Đường bộ. D. Đường hàng không. Câu 9: Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam là: A. Ri-vi-e. B. Gác-ni-ê. C. Pôn-đu-me. D. An-be Xa-rô. Câu 10: Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là: A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. B. tư sản, tiểu tư sản. C. tư sản, công nhân. D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản. Câu 11: Giai cấp xã hội mới ra đời gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là: A. tiểu tư sản. B. công nhân. C. tư sản, công nhân. D. tư sản, tiểu tư sản. Câu 12: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì? A. Đòi quyền lợi kinh tế B. Đòi quyền lợi giai cấp C. Đòi quyền lợi dân tộc D. Đòi quyền tự do, dân chủ Câu 13: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? A. Chính sách “chia để trị” B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt” C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối
  2. Câu 14: Giai cấp hay tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Tầng lớp tư sản dân tộc B. Tầng lớp tiểu tư sản C. Giai cấp công nhân D. Giai cấp nông dân Câu 15: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào: A. phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, tài chính. B. nông nghiệp. công nghiệp. quân sự. C. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế, giao thông. D. công nghiệp, thương nghiệp. quân sự. Câu 16: Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gi? A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất. B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất. C. Là tay sai của đế quốc Pháp. D. Chiếm đa số, ít ruộng đất. Câu 17: Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là: A. tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. B. tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, công chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên. C. nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn. D. viên chức, công chức, phú nông, trung nông. Câu 18: Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào? A. Công nghiệp nặng B. Công nghiệp nhẹ C. Khai thác mỏ D. Luyện kim và cơ khí. Câu 19: Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta khi: A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam. B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự. C. triều đình Huê kí hiệp ước đầu hàng. D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Câu 20: Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm: A. phát triển kinh tế Việt Nam. B. khai hoá văn minh cho dân tộc Việt Nam. C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam. Câu 21: Ý nào sau đây không phản ánh đúng mục đích chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam? A. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. B. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Cam-pu-chia. C. Làm giàu cho kinh tế chính quốc. D. Phát triển kinh tế Việt Nam. Câu 22: Pôn đu-me là người đã tiến hành: A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (Đông Dương). B. cuộc chiến tấn công ra Bắc Kì lần thứ 2. C. kí Hiệp ước Patơnót với nhà Nguyễn, hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. D. cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ I. Câu 23: Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải: A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự. B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta. D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi. Câu 24: Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam. B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nên kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. D. Tính chất nền kinh tê Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Câu 25: Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Khai thác quy mô lớn, toàn diện. B. Tốc độ nhanh, quy mô lớn.
  3. C. Khai thác toàn diện. D. Vốn đầu tư khai thác lớn. Câu 26: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ A. Tầng lớp tư sản B. Giai cấp nông dân C. Tầng lớp tiểu tư sản D. Tầng lớp địa chủ nhỏ. Câu 27: Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. Nền kinh tế phát triển rõ rệt B. Công nghiệp phát triển C. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh. Câu 28: Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam? A. Phương thức sản xuất phong kiến B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp C. Phương thức sản xuất thực dân D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Câu 29: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa B. Phương thức bóc lột phong kiến C. Phương thức bóc lột thực dân D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa Câu 30: Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất là: A. nền kinh tế phong kiến phát triển. B. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. C. nền kinh tế thuộc địa hoàn toàn. D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 31: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là: A. đòi quyền lợi kinh tế, chính trị. B. chỉ đòi quyền lợi về kinh tế C. chỉ đòi quyền lợi về chính trị D. đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 32: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là A. Địa chủ nhỏ và công nhân B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản Câu 33: Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng? A. Tư sản dân tộc B. Công nhân C. Nông dân D. Tiểu tư sản Câu 34: Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Nông dân B. Công nhân C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị D. Sĩ phu yêu nước Câu 35: Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì? A. du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. B. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. góp phần xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến. D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam. Câu 36: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến như thế nào? A. Phát triển phương thức sản xuất phong kiến. B. Phá vỡ thế độc canh cây lúa. C. Phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.D. Làm cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh. Câu 37: Tác động tích cực của chính sách khai thác nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay là gì? A. Các đồn điền cao su, cà phê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao. B. Pháp đã đưa các giống cây công nghiệp làm cho nông nghiệp Việt Nam phong phú đa dạng. C. Các cây công nghiệp Pháp đưa vào Việt Nam trước đây đã mang lại giá trị kinh tế cao. D. Đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới.
  4. Câu 38: Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam? A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á B. Nhật Bản và Trung Quốc C. Anh và Pháp D. Ấn Độ và Trung Quốc Câu 39: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát? A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế C. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp HẾT ĐÁP ÁN CÂU ĐA CÂU ĐA CÂU ĐA CÂU ĐA 1 D 11 B 21 D 31 B 2 B 12 A 22 A 32 B 3 A 13 A 23 A 33 C 4 C 14 D 24 C 34 C 5 B 15 C 25 C 35 A 6 C 16 A 26 B 36 C 7 B 17 B 27 C 37 A 8 D 18 C 28 D 38 B 9 C 19 B 29 B 39 B 10 B 20 C 30 B