Bài tập môn Toán học Lớp 7 - Bài: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu (Có lời giải)

docx 3 trang Thu Mai 04/03/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán học Lớp 7 - Bài: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_hoc_lop_7_bai_bang_tan_so_cac_gia_tri_cua_d.docx

Nội dung text: Bài tập môn Toán học Lớp 7 - Bài: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu (Có lời giải)

  1.  BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Từ bảng thống kê ban đầu có thể lập bảng “tần số” (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu) . Bảng “tần số” thường được lập như sau: + Vẽ khung hình chữ nhật gồm hai dòng. + Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần. + Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó. Bảng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này. II. BÀI TẬP Bài 1: Kết quả môn nhảy cao (tính theo cm) của học sinh lớp 7A được giáo viên thể dục ghi lại như sau: 95 95 100 105 105 110 100 100 105 95 105 110 115 100 105 100 95 105 90 90 120 100 90 100 100 100 100 105 115 100 a) Dấu hiệu quan tâm là : . b) Có bao nhiêu học sinh tham gia kiểm tra?  Có . học sinh tham gia. c) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Giá trị x Tần số n N Nhận xét: Bài 2: Số con trong mỗi hộ gia đình ở một khu vực được ghi lại trong bảng sau: 2 2 1 1 4 3 2 2 2 2 1 2 1 4 1 3 4 5 1 1 2 1 5 3 2 2 1 2 2 0 a) Dấu hiệu quan tâm là : .
  2. b) Có bao nhiêu hộ gia đình được điều tra?  Có hộ gia đình được điều tra. c) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Giá trị x Tần số n N Nhận xét: Bài 3: Số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của mỗi học sinh ở lớp 7C được giáo viên ghi lại trong bảng sau: 1 4 2 4 4 3 5 5 4 4 3 6 3 5 4 4 10 4 4 6 6 6 2 4 2 5 3 9 6 4 6 5 3 2 6 3 4 6 7 5 a) Dấu hiệu quan tâm là : . b) Có bao nhiêu học sinh làm bài?  Có . học sinh làm bài. c) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Giá trị x Tần số n N Nhận xét: Bài 4: Cho bảng “tần số”: Giá trị (x) 125 130 132 140 141 Tần số (n) 3 8 10 7 2 N = 30 Từ bảng này, hãy viết lại một bảng số liệu thống kê ban đầu. HDG:
  3. Bài 1: a) Dấu hiệu quan tâm là kết quả môn nhảy cao (tính theo cm) của mỗi học sinh lớp 7A . a) Có 30 học sinh tham gia kiểm tra. b) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Giá trị x 90 95 100 105 110 115 120 Tần số n 3 4 11 7 2 2 1 N 30 - Các giá trị của dấu hiệu là 30 nhưng chỉ có 7 giá trị khác nhau. - Nhảy thấp nhất là 90cm , cao nhất là 120cm và tập trung nhiều ở 100cm . Bài 2: a) Dấu hiệu quan tâm là số con trong mỗi hộ gia đình ở một khu vực. b) Có 30 hộ gia đình được điều tra. c) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Giá trị x 0 1 2 3 4 5 Tần số n 1 9 12 3 3 2 N 30 - Các giá trị của dấu hiệu là 30 nhưng chỉ có 6 giá trị khác nhau. - Số con thấp nhất là 0 con, cao nhất là 5 con cho mỗi hộ và số con chủ yếu mỗi hộ là từ 1con đến 2 con. Bài 3: a) Dấu hiệu quan tâm là số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của mỗi học sinh ở lớp 7C a) Có học sinh tham gia kiểm tra. b) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Giá trị x 1 2 3 4 5 6 7 9 10 Tần số n 1 4 6 12 6 8 1 1 1 N 40 - Các giá trị của dấu hiệu là 40 nhưng chỉ có 9 giá trị khác nhau. - Học sinh có lỗi thấp nhất là 1 lỗi, cao nhất là 10 lỗi và tập trung nhiều ở 4 lỗi. Bài 4: Bảng số liệu thống kê ban đầu có thể là: 125 130 132 132 130 132 141 140 130 132 130 132 140 125 132 130 130 125 132 140 132 140 130 132 140 140 132 141 140 130